intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động đồng thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

75
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong luận văn thạc sĩ này, tác giả nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các cú sốc kinh tế khác trong một khuôn khổ SVAR. Xây dựng một mô hình có chứa các biến tài khóa, tiền tệ và các biến vĩ mô khác, trong đó áp đặt các hạn chế ngắn hạn cho các biến phi tài khóa thông qua các hạn chế SVAR truyền thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động đồng thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN MINH TÂN TÁC ĐỘNG ĐỒNG THỜI CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN MINH TÂN TÁC ĐỘNG ĐỒNG THỜI CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP. Hồ Chí Minh, năm 2018
  4. 2
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Tác động đồng thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2018 Nguyễn Minh Tân
  6. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu này ....................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 1.4. Bố cục của luận văn.......................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 6 2.1. Khung lý thuyết về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ .......................... 6 2.1.1 Chính sách Tài Khóa .................................................................................. 6 2.1.2. Chính sách tiền tệ....................................................................................... 8 2.1.3. Tương tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ ....................... 11 2.2. Bằng chứng thực nghiệm................................................................................ 21 2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 21 2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 29 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU .............................. 30 3.1. Mô hình nghiên cứu........................................................................................ 30 3.2. Phương pháp ước lượng ................................................................................. 35
  7. 3.3. Biến nghiên cứu và dữ liệu ............................................................................. 40 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH .................................... 42 4.1. Kết quả ước lượng các hệ số ma trận 𝑩𝟎: ...................................................... 42 4.2. Phân tích hàm phản ứng xung (IRF) .............................................................. 45 4.2.1. Cú sốc chính sách tiền tệ ......................................................................... 45 4.2.2. Cú sốc chính sách tài khóa....................................................................... 47 4.3. Phân rã phương sai ......................................................................................... 51 4.4. Phân tích dài hạn – Mô hình VECM ............................................................. 54 4.4.1. Kiểm định đồng liên kết .......................................................................... 54 4.4.2. Kết quả Mô hình VECM.......................................................................... 56 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc tiếng Anh CSTK Chính sách tài khóa Fiscal policy CSTT Chính sách tiền tệ Monetary policy NHNN Ngân hàng nhà nước Central bank NSNN Ngân sách nhà nước State Budget VAR Mô hình vector tự hồi quy Vector Autoregression SVAR Mô hình vector tự hồi quy cấu trúc Structural Vector Autoregress IRF Hàm phản ứng xung Impulse Response Function GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Production GNE Tổng chi tiêu quốc gia Gross National Expenditure VECM Mô hình vector hiệu chỉnh sai số Vector Error Correction Model Tỷ giá hối đoái có hiệu lực danh nghĩa đa Nominal Effective Exchange NEER phương Rate
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Đường Rahn ........................................................................................................ 33 Hình 4.1: Modulus và vòng tròn đơn vị - độ trễ 2 ............................................................... 44 Hình 4.2: Phản ứng xung của các biến số vĩ mô đến cú sốc lãi suất (shock 11) ................. 46 Hình 4.3: Phản ứng xung của các biến vĩ mô đến cú sốc chi tiêu chính phủ G (shock 4)... 47 Hình 4.4: Phản ứng xung của các biến vĩ mô đến thuế TAX (Shock 5).............................. 49 Hình 4.5: Phản ứng xung của các biến vĩ mô đến cú sốc nợ DEBT (Shock 6) ................... 50 Hình 4.6: Kiểm định tính ổn định của mô hình VECM:...................................................... 58 Hình 4.7: Kiểm định phần dư VECM .................................................................................. 58
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Ước lượng hệ số ma trận Bo ............................................................................... 45 Bảng 4.2: Phân rã phương sai của GDP .............................................................................. 51 Bảng 4.3: Phân rã phương sai lạm phát ............................................................................... 52 Bảng 4.4: Phân rã phương sai lãi suất .................................................................................. 53 Bảng 4.5: Kiểm định đồng liên kết -Kiểm định Trace......................................................... 55 Bảng 4.6: Kiểm định đồng liên kết - Kiểm định Max – Eigen ............................................ 55 Bảng 4.7: Ước lượng mô hình VECM ................................................................................. 56 Bảng 4.8: Hệ số hiệu chỉnh mô hình VECM ....................................................................... 59 Bảng 4.9: Phân rã phương sai biến GDP - mô hình VECM ................................................ 60 Bảng 4.10: Phân rã phương sai biến lãi suất - Mô hình VECM .......................................... 61
  11. 1 CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do thực hiện nghiên cứu này Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô hết sức quan trọng, đóng vai trò to lớn trong việc thực thi chính sách kinh tế ở các quốc gia. Mỗi chính sách có mỗi mục tiêu riêng nhưng cả hai đều hướng đến thực hiện một mục tiêu chung của nền kinh tế là ổn định, tăng trưởng và phát triển. Mỗi chính sách được thực hiện bởi những cơ quan khác nhau, bằng những công cụ khác nhau, nhưng đều tạo ra những tác động ảnh hưởng tương hỗ qua lại để cùng thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế, hay nói cách khác, hai chính sách này luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính sách tài khóa tác động lên định hướng của nền kinh tế thông qua hệ thống thuế và chi tiêu của Chính phủ, trong khi đó chính sách tiền tệ là công cụ của Ngân hàng Nhà Nước, thực hiện điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng cho nền kinh tế. Việc quản lý kinh tế tốt hay không phụ thuộc vào sự hiểu biết bản chất của những cú sốc tác động đến nền kinh tế và tác động kinh tế hỗ tương sau đó của chúng. Đó là sự tương tác hỗ tương của các cú sốc chính sách tiền tệ đối với chính sách tài khóa và các biến khác; của các cú sốc chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các biến khác; và của các cú sốc kinh tế vĩ mô với cả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Các nhà làm chính sách cần phải hiểu và nắm bắt được bản chất các cú sốc sinh ra từ hai chính sách này cùng với các yếu tố khác, chúng gây ra những tác động gì, ở mức độ như thế nào đối với nền kinh tế? Luận văn nghiên cứu “Tác động đồng thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam” sẽ nhận diện và định lượng những cú sốc như vậy. Bài nghiên cứu tập trung nhận diện các cú sốc của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các yếu tố khác thông qua khuôn khổ mô hình SVAR, kết hợp việc nhận diện qua ba yếu tố: Sự giới hạn dấu hiệu (sign restrictions), mối quan hệ đồng liên kết (cointegration) và sự giới hạn loại trừ truyền thống (traditional exclusion
  12. 2 restrictions) trong một hệ thống mà mô phỏng rõ ràng các biến dừng và không dừng, đồng thời giải thích cho các cú sốc nhất thời và vĩnh viễn. Ngoài ra sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các cú sốc, thực hiện phân tích hàm phản ứng xung và phân rã phương sai để làm rõ sự tác động đồng thời giữa các cú sốc trong nền kinh tế. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy: Các cú sốc chính sách tài khóa tác động khá mạnh đến sản lượng và lạm phát. Lãi suất – công cụ của chính sách tiền tệ chưa phát huy được vai trò to lớn của nó. Cú sốc nợ dường như không đáng kể bằng sốc thuế và chi tiêu chính phủ. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, một quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng không thể tồn tại một cách tách biệt với phần còn lại của thế giới mà phải hội nhập với “nhịp đập” chung của nền kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập ấy không thể tránh khỏi ảnh hưởng từ những cú sốc trong và ngoài nước. Nền kinh tế phải thường xuyên đối mặt với những sự kiện không lường trước được, mà chính nó là những cú sốc gây tác động cho nền kinh tế như sự sụt giảm giá dầu trong thời gian qua, hay việc Ngân hàng Trung ương thay đổi lãi suất, tăng thu thuế, giảm chi tiêu chính phủ hay việc sụt giảm chỉ số giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2014, đầu năm 2015… Từ lâu, các nhà kinh tế học đã có khá nhiều nghiên cứu về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Các nghiên cứu đã có những đóng góp quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong việc xây dựng các công cụ để điều hành, quản lý tốt nền kinh tế. Đặc biệt là việc xác định nguyên nhân, nhận diện các cú sốc sinh ra từ việc quản lý các chính sách và ảnh hưởng của chúng. Những cú sốc có thể trở thành những kim chỉ nam cho những biến động sắp xảy ra trong nền kinh tế. Nhận diện những cú sốc như vậy mang đến cho các nhà hoạch định chính sách cái nhìn ngắn hạn và dài hạn về tương lai nền kinh tế của đất nước mình. Sử dụng phương pháp SVAR, có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đã được thực hiện, mang lại nhiều đóng góp cả về mặt lý thuyết và thực tiễn. Đây là một phương pháp hiệu quả để phân tích chính sách vĩ mô ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu tập trung vào lý giải và làm sáng tỏ các cú sốc hoặc chính sách tiền tệ, hoặc chính sách tài khóa, hoặc
  13. 3 nghiên cứu về lạm phát, tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR của GS.TS Trần Ngọc Thơ (Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí minh) và Nguyễn Hữu Tuấn (Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn) thiết lập các hạn chế của ma trận cấu trúc trong SVAR để ước lượng các cú sốc chính sách tiền tệ; nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam theo phương pháp SVAR của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa & ThS. Trần Đặng Dũng thiết lập các hạn chế ngắn hạn dựa trên lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu trước đó để làm rõ các yếu tố tác động đến lạm phát và ảnh hưởng của các cú sốc chính sách đến lạm phát; truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh giá tài sản tài chính của TS. Nguyễn Phúc Cảnh (Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ) xây dựng ma trận hệ số với các hạn chế cho mô hình SVAR biến đổi từ nghiên cứu của Stefano (2002). Các nghiên cứu chủ yếu thiết lập các hạn chế để xác định các cú sốc. Trong bài nghiên cứu dưới đây, vẫn phương pháp SVAR nhưng trong đó kết hợp cả ba nhân tố để nhận diện các cú sốc cả tài khóa và tiền tệ, đó là các hạn chế dấu hiệu, đồng liên kết và hạn chế dài hạn. Do đó bài nghiên cứu được thực hiện để làm rõ sự kết hợp đó như thế nào - đây chính là điểm mới của đề tài. 1.2. Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, bài nghiên cứu này phải trả lời được câu hỏi sau: Các cú sốc chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các cú sốc khác tác động đồng thời đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam như thế nào? Mục tiêu nghiên cứu Trong luận văn thạc sĩ này, tôi nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các cú sốc kinh tế khác trong một khuôn khổ SVAR. Xây dựng một mô hình có chứa các biến tài khóa, tiền tệ và các biến vĩ mô khác, trong đó áp đặt các hạn chế ngắn hạn cho các biến phi tài khóa thông qua các hạn chế SVAR truyền thống. Các cú sốc chính sách tài khóa được nhận diện bằng cách sử dụng một tập hợp tối thiểu các hạn chế dấu hiệu. Những hạn chế này được áp dụng
  14. 4 trong sự liên kết với các thông tin từ các mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến kinh tế vĩ mô để mô phỏng dài hạn, cho phép cho cả hai thành phần vĩnh viễn và tạm thời và một tập hợp các biến dừng và không dừng. Điều này tạo ra sự kết hợp của ba phương pháp nhận diện trong một SVAR: Đầu tiên là thông qua sự tiêu chuẩn hóa và hạn chế truyền thống về mối quan hệ tức thời giữa các biến. Thứ hai là phương pháp nhận diện hạn chế dấu hiệu mới hơn, đặt ra các giới hạn trên một tập hợp các phản ứng xung với những cú sốc chấp nhận được từ sự lựa chọn có thể có của hệ trực giao. Phương pháp thứ ba quan tâm đến các thuộc tính dài hạn của mô hình cho phép việc sử dụng các mối quan hệ đồng liên kết như những công cụ nhận diện. Từ đó, sử dụng hàm phản ứng xung (IRF) và phân rã phương sai để đánh giá các cú sốc được bóc tách và phân tích được tác động đồng thời của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến kinh tế vĩ mô ở Việt Nam từ phương pháp định lượng trên. 1.3. Phương pháp nghiên cứu Tôi sử dụng phương phap nghiên cứu định lượng, xử lý các phương pháp trong mô hình Structural Vector Autoregression (SVAR) cho ngắn hạn. Trên cơ sở dữ liệu chuỗi thời gian, sử dụng phương pháp kiểm định ADF (Augemented Dickey – Fuller test) để kiểm tra tính dừng; kiểm định đồng liên kết (Cointegrated Test) bằng phương pháp của Johansen và Juselius để xem xét có tồn tại mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến đang nghiên cứu. Khi các dữ liệu không dừng (non – stationary) và tồn tại mối quan hệ đồng liên kết thì sử dụng mô hình VECM để phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các biến, xem xét quá trình điều chỉnh từ ngắn hạn đến cân bằng dài hạn giữa chúng. Bài luận văn sử dụng phân tích xung qua hàm phản ứng đẩy (IRF) và phân rã phương sai cho các biến trong mô hình để nhận diện rõ các cú sốc chính sách. 1.4. Bố cục của luận văn Luận văn được chia thành 4 chương. Chương 1 là phần mở đầu với lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày khung lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm. Chương 3 trình bày rõ hơn về mô hình nghiên cứu, phương
  15. 5 pháp ước lượng và dữ liệu nghiên cứu. Chương 4 báo cáo kết quả nghiên cứu và phân tích. Sau cùng là phần kết luận, nêu những hạn chế và đề ra hướng nghiên cứu mở rộng để hoàn thiện, phát triển đề tài.
  16. 6 CHƯƠNG 2. KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM 2.1. Khung lý thuyết về chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của quốc gia, trong đó mỗi chính sách theo đuổi một mục tiêu cụ thể và tuân thủ những quy luật riêng, song đều hướng tới mục đích chung là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế; đồng thời cả hai chính sách có mối quan hệ tương tác lẫn nhau cả trong ngắn và dài hạn. 2.1.1 Chính sách Tài Khóa Chính sách tài khóa (CSTK) là hệ thống các chính sách của Chính phủ về tài chính, được hoạch định và thực hiện trong một niên khóa tài chính. CSTK thể hiện các quan điểm, cơ chế và phương thức huy động các nguồn lực tài chính hình thành nên ngân sách nhà nước (NSNN), các quỹ tài chính có tính chất tập trung của Nhà nước để thực hiện các khoản chi của NSNN trong từng thời kỳ. Mục tiêu của CSTK sẽ được thiết lập dựa trên mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia nhằm ổn định nền kinh tế bằng những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của chính phủ qua đó tác động đến tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế, kiểu phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập. CSTK do chính phủ thực hiện mà nhiệm vụ trực tiếp thường là Bộ Tài chính. CSTK có thể hiểu là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát. Như vậy, việc thực thi CSTK sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế và chi tiêu chính phủ. Cần phải lưu ý rằng, chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp phân biệt giữa một CSTK với một chính sách chi tiêu thuộc phạm vi ngân sách theo phân cấp của chính quyền địa phương. Để thực thi CSTK thì chính phủ sẽ cần phải sử dụng các công cụ của nó.
  17. 7 Thuế (T) là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội là tiền thu được của Ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh tế của nhân dân (như mua bán, sản xuất kinh doang, tiền lương, hoạt động xuất nhập khẩu…) nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu, quản lý, điều hành của nhà nước. Hệ thống thuế hiện nay ở Việt Nam gồm nhiều loại thuế khác nhau nhằm quản lý đầy đủ và toàn bộ hoạt độ của nền kinh tế. Vì vậy Chính phủ khi cần phải điều tiết, khuyến khích, bảo hộ… việc sản xuất, tiêu dùng thì hoàn toàn có thể dùng công cụ thuế để thực hiện mục tiêu mong muốn của mình; ngoài ra Chính phủ còn cần phải cân nhắc để đáp ứng tăng thu thu thuế để d0ap1 ứng nhu cầu chi thường xuyên, chi dầu tư và cân đối ngân NSNN. Các khoản thu thuế của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Các nhiều loại thuế khác nhau tuy nhiên có thể phân thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế trực thu là thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân, còn thuế gián thu là thuế đánh lên giá trị của hàng tiêu dùng, dịch vụ trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Các chính sách chi tiêu của chính phủ có nhiều nội dung nhưng nếu dựa vào tính chất thì có thể chia thành hai loại là: chi tiêu thường xuyên (các nội dung chi phát sinh hằng năm gồm chi lương, các các hoạt động quản lý về giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường, nông nghiệp và phát triển nông thôn…) và chi đầu tư phát triển (ví dụ như xây dựng cơ sở hà tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin…). Chi tiêu chính phủ (G) có tác động trực tiếp đến tổng cầu, ảnh hưởng lớn hơn đến sản lượng, công ăn việc làm. Thuế làm thay đổi thu nhập khả dụng và tiêu dùng, tác động đến giá cả, sản lượng. Thuế còn hạn chế vai trò của số nhân trong quá trình lan truyền tác động của các thành tố tổng cầu. Sản lượng sẽ thay đổi ít hơn khi không có thuế thu nhập. Với nghĩa đó, thuế (như hàm số của thu nhập) có vai trò là một “van” ổn định tự động. Tuy nhiên, việc vận dụng các công cụ CSTK không đơn giản. Tác động của chi tiêu chính phủ còn phụ thuộc khả năng của tổng cung. Nếu tổng cung không đáp ứng việc tăng cầu qua chính sách bành trướng tài khóa có thể dẫn đến lạm phát tăng; điều này càng đúng khi các khoản thâm hụt ngân sách được bù đắp thông qua
  18. 8 việc phát hành tiền, thay vì vay nợ nước ngoài và/hoặc vay trong nước qua phát hành trái phiếu. Chính sách thuế nói chung (không chỉ có thuế mà còn các khoản thu ngân sách ngoài thuế khác và không tính nợ vay. Ngoài ra, chúng ta xem trợ cấp như một loại thuế âm) và chi tiêu chính phủ (chi tiêu mua sắm hàng hóa, dịch vụ của chính phủ). Ngoài công cụ thuế và chi tiêu, các công cụ tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay tài trợ nợ của chính phủ (tạm gọi là nợ công) cũng được xem là một phần của chính sách tài khóa. Như vậy, chúng ta thấy có ba trạng thái của cán cân ngân sách chính phủ (T – G):  Nếu T > G => chúng ta gọi là thặng dư ngân sách  Nếu T < G => chúng ta gọi là thâm hụt ngân sách  Nếu T = G => chúng ta gọi là cân bằng ngân sách 2.1.2. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ (CSTT) là một bộ phận trong tổng thể hệ thống chính sách kinh tế của nhà nước, là các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền để đạt được các mục tiêu của quản lý kinh tế vĩ mô nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn nhất định. Theo nghĩa rộng thì chính sách tiền tệ là chính sách điều hành toàn bộ khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm tác động đền bốn mục tiêu lớn của kinh tế vĩ mô, trên cơ sở đó đạt mục tiêu cơ bản là ổn định tiền tệ, giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa. Theo nghĩa thông thường là chính sách quan tâm đến khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong thời kì tới (thường là một năm) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế dự kiến và chỉ số lạm phát nếu có, tất nhiên cũng nhằm ổn định tiền tệ và ổn định giá cả hàng hóa. Chính sách tiền tệ quốc gia tập trung vào mức độ khả năng thanh toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm việc đáp ứng khối lượng cần cung ứng cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn cho nền kinh tế, tạo
  19. 9 điều kiện và thúc đẩy hoạt động của thị trường tiền tệ, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định. NHNN thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình. Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên hai mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ). Tuy vậy, CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng 0 vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được, để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệp tăng lên. CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế. Mặt khác, khi tăng trưởng kinh tế đạt được do kết quả của cuộc cải tiến kĩ thuật thì việc làm có thể không tăng mà còn giảm. Theo nhà kinh tế học Arthur Okun thì khi tổng sản lượng quốc gia thực tế giảm 2% so với tổng sản lượng quốc gia tiềm năng, thì mức thất nghiệp tăng 1%. Từ những điều trên cho thấy, vai trò của NHNN khi thực hiện mục tiêu này: tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh, chống suy thoái kinh tế theo chu kỳ, tăng trưởng kinh tế ổn định, khống chế tỷ lệ thất nghiệp không vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ. Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà. Mối quan hệ giữa các mục tiêu: Có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời. Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHNN trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Mặt khác để biết các mục tiêu cuối cùng trên có thực hiện được không, thì các NHNN phải chờ thời gian dài (một năm – khi kết thúc năm tài chính). Các công cụ của chính sách tiền tệ bao gồm: Nghiệp vụ thị trường mở: Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHNN thực hiện trên thị trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó điều tiết lượng tiền cung ứng.
  20. 10 Dự trữ bắt buộc: Là số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHNN phải giữ lại, do NHNN qui định, gửi tại NHNN, không hưởng lãi, không được dùng để đầu tư, cho vay và thông thường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảm bảo khả năng thanh toán, sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Quản lý hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại: Là việc NHNN quy định tổng mức dư nợ của các ngân hàng không được vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định (một năm) để thực hiện vai trò kiểm soát mức cung tiền của mình. Quản lý lãi suất: NHNN có thể quy định khung lãi suất tiền gửi và buộc các ngân hàng kinh phải thi hành. Nếu lãi suất quy định cao sẽ thu hút được nhiều tiền gửi làm gia tăng nguồn vốn cho vay. Nếu lãi suất thấp, sẽ làm giảm tiền gửi, giảm khả năng mở rộng kinh doanh tín dụng. Xong biện pháp này sẽ làm cho các ngân hàng thương mại mất tính chủ động, linh hoạt trong kinh doanh. Mặt khác nó đễ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn ở ngân hàng, nhưng lại thiếu vốn đầu tư, hoặc khuyến khích dân cư dùng tiền vào dự trữ vàng, ngoại tệ bất động sản, trong khi ngân hàng bị hụt hẫng về tiền mặt cũng như nguồn vốn cho vay. Quản lý tỉ giá hối đoái là đại lượng biểu thị mối tương quan về mặt giá trị giữa hai đồng tiền, nói cách khác tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một đơn vị tiền nước khác. Tác động đến hoạt động kinh tế, từ hoạt động xuất nhập khẩu đến sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước, lạm phát qua biến đổi của giá cả hàng hóa và còn tác động đến vấn đề vay nợ nước ngoài của Việt Nam, đến cả dòng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. CSTT nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất do thúc đẩy đầu tư tăng tổng cầu và có thể làm gia tăng lạm phát, bởi tăng tiền quá lớn làm vượt mức sản lượng tiềm năng. Ngược lại, một CSTT thắt chặt sẽ có tác động làm giảm tổng cầu, nhờ đó kiềm chế được lạm phát. Chính sách tiền tệ tác động đến các biến mục tiêu vĩ mô thông qua việc thay đổi cung tiền và lãi suất. Cung tiền thường chỉ điều tiết một cách gián tiếp tổng cầu bằng cơ chế lan truyền nhờ sự thay đổi của lãi suất để cân bằng lại thị trường tiền tệ qua việc điều chỉnh sự lựa chọn các tài sản tài chính. Trong trạng thái “bẫy thanh khoản”, CSTT hầu như không có tác dụng đối với lãi suất cũng như sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2