intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

65
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu: Đánh giá tác động các yếu tố thái độ và môi trường đến đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế; kiểm tra đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên nam và nữ, sự khác biệt giữa nhóm sinh viên theo độ tuổi đến ý định khởi nghiệp kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN THỊ HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA THÁI ĐỘ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- TRẦN THỊ HẰNG TÁC ĐỘNG CỦA THÁI ĐỘ VÀ MÔI TRƯỜNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CÁC SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng nghiên cứu) Mã số : 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÝ THỊ MINH CHÂU TP Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Lý Thị Minh Châu. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình. Các số liệu trong bảng biểu phục vụ việc phân tích, nhận xét và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là do chính tác giả thực hiện thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP. HCM, ngày …… tháng …… năm 2018 Tác giả luận văn Trần Thị Hằng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4 1.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................4 1.5. Ý nghĩa thực tiễn việc nghiên cứu .....................................................................5 1.6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ........................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................7 2.1. Các khái niệm liên quan.....................................................................................7 2.1.1. Kinh doanh (Business) ...............................................................................7 2.1.2. Doanh nhân (Businessman) ........................................................................7 2.1.3. Khởi nghiệp (Startup) .................................................................................7 2.1.6. Thái độ (Attitude) .......................................................................................9 2.1.7. Môi trường (Environment) .......................................................................11 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan ...............................................12 2.2.1. Nghiên cứu của Erich J. Schwarz, Malgorzata A. Wdowiak, Daniela A. Almer-Jar (2009) .......................................................................................................12 2.2.2. Nghiên cứu của Mark Pruett và Rachel Shinnar, Bryan Toney, Francisco Llopis, Jerry Fox (2009) ............................................................................................14 2.2.4. Nghiên cứu Usman Yousaf, Amjad Shamim, Hafsa Siddiqui và Maham Raina (2015) ..............................................................................................................17
  5. 2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất: Tác động của thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế. ........................18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................25 3.1. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................25 3.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................26 3.3. Nghiên cứu định lượng .....................................................................................26 3.3.1 Mục đích và phương pháp .........................................................................26 3.3.2 Mẫu khảo sát ..............................................................................................26 3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu ...................................................27 3.3.3.1. Kiểm định và đánh giá thang đo ..................................................................27 3.3.3.2. Phân tích Cronbach’s Alpha ........................................................................27 3.3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..............................................................28 3.3.3.4. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết ...................................................26 3.3.3.5. Xây dựng thang đo .......................................................................................27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................32 4.1. Thống kê mẫu khảo sát ....................................................................................33 4.2. Kiểm định và đánh giá thang đo .....................................................................33 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy cho các biến độc lập và biến phụ thuộc ..................33 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .............37 4.2.2.1 Phân tích nhân tố cho các yếu tố độc lập ......................................................37 4.2.2.2 Phân tích nhân tố cho các yếu tố phụ thuộc ..................................................39 4.2.3 Kiểm định mô hình và các giả thuyết ........................................................41 4.2.3.1 Phân tích tương quan Pearson .......................................................................41 4.2.3.2 Phân tích hồi quy đa biến ..............................................................................42 4.2.3.3 Kiểm định các giả thuyết...............................................................................45 4.2.4 Đánh giá sự hài lòng của các nhân tố ........................................................45 4.2.5 Phân tích sự khác biệt theo đặc điểm nhân khẩu học ................................46 4.2.5.1 Kiểm định ý định khởi nghiệp kinh doanh giữa phái nam và phái nữ ..........46
  6. 4.2.5.2 Kiểm định ý định khởi nghiệp kinh doanh giữa những người có độ tuổi khác nhau ...........................................................................................................................47 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................51 5.1. Kết luận .............................................................................................................51 5.2. Hàm ý quản trị ..................................................................................................52
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EFA : Exploratory Factor Analysis (Phương pháp phân tích nhân tố khám phá) MLR : Multiple Linear Regression (Phân tích hồi quy bội) KMO : Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy (Chỉ số dùng) SPSS : Statistical Package for the Social Sciences (Chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê ATC : Thái độ với sự thay đổi ATM : Thái độ với kinh doanh ATS : Thái độ với khả năng cạnh tranh ATE : Thái độ với tinh thần kinh doanh ES : Hỗ trợ từ môi trường EB : Rào cản từ môi trường UE : Môi trường đại học EI : Ý định khởi nghiệp kinh doanh VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Thang đo 1 - Thái độ với sự thay đổi .......................................................28 Bảng 3.2: Thang đo 2 - Thái độ với kinh doanh .......................................................28 Bảng 3.3: Thang đo 3 - Thái độ với khả năng cạnh tranh .........................................29 Bảng 3.4: Thang đo 4 - Thái độ với tinh thần kinh doanh ........................................29 Bảng 3.6: Thang đo 6 - Rào cản của môi trường ......................................................30 Bảng 3.7: Thang đo 7 - Môi trường đại học..............................................................31 Bảng 3.8: Thang đo 8 - Ý định khởi nghiệp kinh doanh...........................................31 Bảng 4.1: Tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha.......................................33 Bảng 4.2: Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập ...........................................38 Bảng 4.3: Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc ..............................................40 Bảng 4.4: Bảng phân tích tương quan Pearson .........................................................41 Bảng 4.5: Kết quả phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter ...................43 Bảng 4.6: Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập (%) .............................44 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .......45 Bảng 4.8: Khoảng giá trị của thang đo và ý nghĩa ....................................................46 Bảng 4.9: Kiểm định sự khác biệt theo giới tính ......................................................46 Bảng 4.10: Kiểm định sự khác biệt theo độ tuổi .......................................................48
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Mô hình hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour) .......................9 Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Erich J. Schwarz, Malgorzata A. Wdowiak, Daniela A. Almer-Jar (2009) về ảnh hưởng của thái độ và điều kiện môi trường nhận thức về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. .....................................13 Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Mark Pruett và Rachel Shinnar, Bryan Toney, Francisco Llopis, Jerry Fox giải thích về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên đại học: một nghiên cứu đa văn hóa. .................................................................14 Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu của Tung Moi, Yin Ling Adeline, Mui Ling Dyana năm 2011 về phản hồi của thanh niên về ý định khởi nghiệp kinh doanh ................16 Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Usman Yousaf, Amjad Shamim, Hafsa Siddiqui và Maham Raina (2015): Nghiên cứu ảnh hưởng của các thuộc tính kinh doanh, các chỉ tiêu chủ quan và cảm nhận được mong muốn về ý định khởi nghiệp kinh doanh ...................................................................................................................................17 Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất: Tác động của thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh: Nghiên cứu trường hợp các sinh viên khối ngành kinh tế. ...............................................................................................................................23 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................25
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài “Thời gian của bạn là có hạn, nên đừng sống vì cuộc đời người khác” - câu nói của Steven Job đã khơi dậy cảm hứng khởi nghiệp mạnh mẽ của tuổi trẻ Việt Nam. Hãy dành thời gian để sống với đam mê của chính bản thân thay vì cố gắng theo đuổi những kỳ vọng mà người khác mong đợi ở bạn. Khởi nghiệp có vai trò quan trọng đối với hoạt động sáng tạo, phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động (Moica & cộng sự, 2012). Chẳng hạn, tại Mỹ thu nhập trung bình đã tăng 700 lần tính từ thế kỷ 19 đến nay (Baumol, 2004), hơn 90% tài sản và 34 triệu việc làm được tạo ra do các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thập niên 80 và 90 (Timmons & Spinelli, 1999). Tại Việt Nam, việc đóng góp của các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ khu vực tư nhân chiếm khoảng 45% GDP và thu hút hơn 5 triệu việc làm (VCCI, 2018). Như vậy, việc thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp là một giải pháp tốt cho việc giải quyết việc làm, làm tăng tính năng động của nền kinh tế và làm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Với mức độ thất nghiệp của sinh viên đại học ra trường ngày càng trở nên trầm trọng như hiện nay. Theo công bố của Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động Việt Nam trong độ tuổi quý I/2018 ước tính là 2,2%, trong đó khu vực thành thị là 3,13%; khu vực nông thôn là 1,73%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý I/2018 ước tính là 7,25%, trong đó khu vực thành thị là 11,47%; khu vực nông thôn là 5,63%. Tỷ lệ thất nghiệp cao đặc biệt ở giới trẻ thành thị đặt ra nhu cầu cấp bách cho phong trào khởi nghiệp và đang là chủ đề nóng tại Việt Nam. Điều này cho thấy việc thúc đẩy và tạo động cơ mạnh cho hoạt động khởi nghiệp của người học trong môi trường đại học là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, hành trình khởi nghiệp không chỉ đơn giản là việc thành lập doanh nghiệp mới mà cần được nhìn nhận trong cả một quá trình từ ý định đến hành động (Hisrich & cộng sự, 2013). Hoạt động khởi nghiệp là hoạt động có dự định và kế hoạch (Krueger &
  11. 2 cộng sự, 2000; Hisrich & cộng sự, 2013). Ý định khởi nghiệp là giai đoạn đầu của hoạt động khởi nghiệp và chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh (Anderson & Jack, 2002). Ý định thể hiện mức độ sẵn sàng của cá nhân để thực hiện hành vi và là tiền đề trực tiếp của hành vi (Ajzen, 2011). Nghiên cứu của Armitage & Corner (2011), Kibler & cộng sự (2014) cho thấy ý định dự báo được khoảng 50% hành vi trong thực tế. Do đó, để hiểu rõ tác động từ các yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến ý định khởi nghiệp được xem là biện pháp hiệu quả để nâng cao số lượng và chất lượng doanh nhân khởi nghiệp của quốc gia. Ý định khởi nghiệp có vai trò quan trọng tới cả hành trình khởi nghiệp của các cá nhân và gián tiếp thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tính năng động của nền kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm (Delmar & cộng sự, 2003). Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sinh viên, những người học bởi họ là nhóm tinh hoa, có tri thức và được đào tạo bài bản (Wilbard, 2009). Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế cùng với cơ hội việc làm rộng mở thì sinh viên các ngành kinh tế được xem là có lợi thế hơn khi thực hiện việc khởi nghiệp kinh doanh. Do đặc thù của ngành là đào tạo những kiến thức và kỹ năng nền tảng về kinh doanh, quản lý và điều hành doanh nghiệp nên ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên các ngành kinh tế có phần tích cực hơn. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ về khoa học - kỹ thuật cùng với sự am hiểu về kinh tế, luật kinh doanh và cả sự nhạy bén, đặc biệt tinh thần doanh nhân được coi là môi trường phát kiến ý tưởng cho việc hình thành các doanh nghiệp của các sinh viên khối ngành kinh tế. Rất nhiều nghiên cứu về ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên tại các trường Đại học đã được thực hiện trên thế giới từ rất lâu như các nguyên nhân của xu hướng kinh doanh (Greenberger và Sexton, 1988; Learn, 1992; Naffziger và cộng sự, 1994). Các nghiên cứu đã được tiến hành đa dạng ở hầu hết quan điểm về ý định khởi nghiệp kinh doanh bằng cách sử dụng mô hình Shapero về sự kiện kinh doanh (Shapero's model of the Entrepreneurial Event - SEE) hoặc của Ajzen về lý thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) (Krueger và cộng sự, 2000).
  12. 3 Tại Việt Nam cũng có một số bài nghiên cứu về khởi nghiệp. Một trong các yếu tố đó có thể kể đến như “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” của Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015), “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp doanh nghiệp của sinh viên khối ngành Quản trị kinh doanh tại các trường Đại học/Cao đẳng ở Thành phố Cần Thơ” của Nguyễn Quốc Nghi, Lê Thị Diệu Hiền, Mai Võ Ngọc Thanh (2016). Các nghiên cứu đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp doanh nghiệp của sinh viên bao gồm động lực trở thành doanh nhân, nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất doanh nghiệp, khả năng tài chính, đặc điểm cá nhân... Tuy nhiên, các đề tài này chưa tập trung đi sâu vào phân tích ảnh hưởng yếu tố thái độ tác động đến ý định khởi nghiệp - một trong các yếu tố được thừa nhận có tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở các nghiên cứu nước ngoài. Bên cạnh đó, thái độ không tồn tại "trong sự cô lập", nó sẽ thể hiện phù hợp trong từng bối cảnh xã hội, văn hoá, kinh tế khác nhau. Vì vậy, môi trường có thể giải thích vì sao mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan đến cá nhân và ý định khởi nghiệp không phải lúc nào cũng mang tính quyết định đến hành vi khởi nghiệp kinh doanh. Với mục tiêu nghiên cứu đánh giá và kiểm tra các nhân tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong việc hình thành một liên doanh mới. Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả kết hợp phân tích cả yếu tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài. Cụ thể, tác giả tập trung nghiên cứu tác động cũng như ảnh hưởng của thái độ cá nhân nói chung và hướng tới tự làm chủ. Hơn nữa, tác giả kiểm tra liệu rằng nhận thức về môi trường có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Việt Nam hay không. Để giải đáp những thắc mắc trên, tác giả đề xuất nghiên cứu “Tác động thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế” cho bài nghiên cứu của mình.
  13. 4 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này thực hiện xây dựng mô hình đánh giá tác động thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh các mục tiêu cụ thể như sau:  Đánh giá tác động các yếu tố thái độ và môi trường đến đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế.  Kiểm tra đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm sinh viên nam và nữ, sự khác biệt giữa nhóm sinh viên theo độ tuổi đến ý định khởi nghiệp kinh doanh. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Ý định kinh doanh, khởi nghiệp, yếu tố thái độ và môi trường tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh.  Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu này khảo sát những sinh viên thuộc khối ngành kinh tế và có ý định khởi nghiệp kinh doanh.  Phạm vi nghiên cứu: phỏng vấn nghiên cứu các sinh viên từ tháng 7 đến tháng 8/2018 tại một số trường đại học trên địa bàn TP.HCM. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp:  Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với những sinh viên có ý định khởi nghiệp thuộc khối ngành kinh tế nhằm khám phá, điều chỉnh thang đo và các thành phần, yếu tố của thái độ và môi trường ảnh hưởng ý định khởi nghiệp kinh doanh. Dựa vào kết quả thảo luận nhóm, tác giả thực hiện đánh giá và điều chỉnh mô hình nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng bảng câu hỏi, phỏng vấn thử 30 người học để điều chỉnh câu từ trước khi phỏng vấn chính thức.  Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được xây dựng và điều chỉnh trong bước nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định lượng nhằm
  14. 5 khẳng định các yếu tố cũng như giá trị, độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi nghiệp kinh doanh. Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp thuận tiện những sinh viên có ý định khởi nghiệp kinh doanh thuộc các khối ngành kinh tế. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với các kỹ thuật phân tích Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, kiểm định T-test, ANOVA. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn việc nghiên cứu Kết quả khảo sát, nghiên cứu này giúp các trường đại học có cái nhìn rõ hơn về các yếu tố thái độ và môi trường tác động đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Đồng thời giúp các trường đại học, tổ chức xã hội, cá nhân khác nhận biết mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Từ đó đưa ra các chương trình, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự hỗ trợ có định hướng đối với ý tưởng kinh doanh của sinh viên các trường Đại học nói riêng và cá nhân ở Việt Nam nói chung. 1.6. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu  Chương 1 - Tổng quan về nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.  Chương 2 - Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: tổng quan các nghiên cứu trước liên quan làm nền tảng cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh khởi nghiệp. Đề xuất giả thuyết và mô hình nghiên cứu.  Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày quy trình nghiên cứu, xây dựng và kiểm định thang đo nhằm đo lường các khái niệm nghiên cứu.  Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu dữ liệu được thu thập thông qua khảo sát định lượng, kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy, kiểm định T-test, ANOVA.
  15. 6  Chương 5 - Kết luận những kết quả đạt được sau nghiên cứu, sau đó hàm ý một số chính sách, nhận xét về những hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu tiếp theo. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Tác giả đã trình bày những nội dung tổng quát của một đề tài nghiên cứu như lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Bên cạnh đó, tác giả cũng sơ lược các nghiên cứu liên quan từ đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Tác động thái độ và môi trường đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế”. Từ đó đưa ra phương pháp nghiên cứu nhằm giảm quyết vấn đề đặt ra. Cuối cùng đưa ra ý nghĩa thực tiễn của đề tài mà tác giả muốn truyền tải.
  16. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1. Kinh doanh (Business) Theo Israel Kirzner (1973) kinh doanh bắt nguồn từ việc phát hiện ra sự khác biệt có lợi nhuận, khoảng trống, sự không phù hợp của kiến thức mà những người khác không biết. Shane Greenstein (2003) đưa ra định nghĩa chung về kinh doanh, đó là “một hoạt động liên quan đến việc khám phá, đánh giá và khai thác các cơ hội để giới thiệu hàng hoá và dịch vụ mới, cách tổ chức, thị trường, quy trình và nguyên vật liệu thông qua tổ chức. Những nỗ lực mà trước đây đã không tồn tại”. Và cho dù đứng trên quan điểm nào tác giả cũng nhận thấy rằng kinh doanh bao gồm tất cả các hành vi có mục đích, nhằm đạt được lợi nhuận cho chủ thể, chính là doanh nhân. 2.1.2. Doanh nhân (Businessman) Theo Wikipedia tiếng việt, doanh nhân là người giải quyết các vấn đề cho người khác để kiếm lợi nhuận. Mitton (1989) mô tả doanh nhân là những người có những đặc điểm tâm lý nhất định như cam kết công việc của họ, nhu cầu kiểm soát hoàn toàn và thích sự không chắc chắn và thách thức. Như vậy, tùy vào mục đích nghiên cứu như nghề nghiệp, công việc hay tính cách mà doanh nhân sẽ có khái niệm tương ứng. Trong nội dung nghiên cứu này, doanh nhân được xem xét trên khía cạnh những chủ thể thực hiện hành vi kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. 2.1.3. Khởi nghiệp (Startup) Theo Wikipedia tiếng việt, khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company), nó thường được dùng với nghĩa hẹp chỉ các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp.
  17. 8 Khởi nghiệp là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. 2.1.4. Ý định khởi nghiệp kinh doanh Bird (1988) đã nói rằng ý định khởi nghiệp kinh doanh có thể được đề cập đến một trạng thái của một cá thể, điều khiển và hướng dẫn chúng hướng tới sự phát triển và thực hiện các khái niệm kinh doanh mới. Theo quan điểm của sự lựa chọn nghề nghiệp, quyết định của một cá nhân để trở thành một doanh nhân được giả định là phụ thuộc vào các quyết định trước đó và ý định thường là dự đoán tốt nhất của các hành vi kinh doanh (Ajzen, 1991). Ý định khởi nghiệp là sự cam kết thành lập và làm chủ doanh nghiệp mới (Krueger, 1993). Vesalainen and Pihkala (1999) chỉ ra ý định có thể được định nghĩa là "trạng thái tâm trí hướng sự chú ý của một người vào một vật thể cụ thể hoặc một con đường để đạt được một cái gì đó”. Quyết định trở thành một doanh nhân là một quá trình tự nguyện và có ý thức (Krueger và cộng sự, 2000). Hay sự khẳng định của cá nhân về dự định làm chủ doanh nghiệp mới và xây dựng kế hoạch hành động tại một thời điểm nhất định trong tương lai (Thompson, 2009), động lực thiết lập kế hoạch hành động để tạo mới một doanh nghiệp (Fayolle, 2013) Ý định về kinh doanh có thể được định nghĩa là sự tham gia hoặc ý định tham gia của một cá nhân để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh (Drennan và cộng sự, 2005; Krueger và Carsrud, 1993; Souitaris và cộng sự, 2007). Do đó, ý định của các doanh nhân được xem là một quá trình tinh thần để theo dõi việc lập kế hoạch, thực hiện một kế hoạch kinh doanh (Boyd và Vozikis, 1994; Gupta và Bhawe, 2007). Ý định khởi nghiệp đã được chứng minh là yếu tố tiên đoán chính của tương lai cho hành vi khởi nghiệp (Katz, 1988; Reynolds, 1995; Krueger và cộng sự, 2000). Do đó, điều tra những yếu tố xác định ý định khởi nghiệp là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu kinh doanh.
  18. 9 2.1.5. Mô hình hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour) Được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (Ajzen & Fishbein, 1975), thuyết hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour - TPB) (Ajzen, 1991) giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các ý định để thực hiện hành vi đó. Các ý định được giả sử bao gồm các nhân tố động cơ ảnh hưởng đến hành vi, và được định nghĩa là mức độ nỗ lực mà mọi người cố gắng để thực hiện hành vi đó (Ajzen, 1991). Các nhân tố động cơ bao gồm thái độ, chuẩn chủ quan, kiểm soát hành vi cảm nhận được xem như ba biến độc lập của ý định. Thái độ Chuẩn chủ quan Xu hướng hành vi Hành vi thật sự Kiểm soát hành vi cảm nhận Hình 2.1: Mô hình hành vi kế hoạch (Theory of Planned Behaviour) Nguồn: Ajzen (1991) 2.1.6. Thái độ (Attitude) Fishbein và Ajzen (1975) thái độ được định nghĩa là "một khuynh hướng học được để trả lời trong một cách nhất quán thuận lợi hoặc không thuận lợi đối với một đối tượng nhất định ”. Thái độ ít ổn định hơn so với đặc điểm tính cách và có thể được thay đổi theo thời gian và trong các tình huống của cá nhân (Robinson et al., 1991). Stephen P Robbins (2013) cho rằng thái độ là báo cáo đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về đối tượng, con người hoặc sự kiện. Chúng phản ánh cách chúng ta cảm nhận về điều gì đó.
  19. 10 Thái độ có 3 thành phần đó là thành phần nhận thức, cảm xúc và hành vi dự định. - Thành phần nhận thức (cognitive component): thể hiện ý kiến hay thể hiện niềm tin của thái độ, gắn với đánh giá của cá nhân về những gì đã xảy ra trong kinh nghiệm. - Thành phần cảm xúc (affective component): thể hiện tình cảm hay cảm xúc của thái độ, thể hiện ở phản ứng sinh học và cảm nhận của cá nhân. - Thành phần hành vi dự định (behavioral component): là một dự định để hành xử theo một cách nhất định hướng tới một người hoặc một vật nào đó. Là kết quả của nhận thức và cảm xúc. Fishbein và Ajzen (1975) thừa nhận rằng thái độ là một yếu tố dự báo đáng tin cậy của một hành vi trong tương lai. Shook và cộng sự (2003) cho rằng vai trò của các biến tâm lý, một trong số đó là thái độ, đã được thành lập bởi các mô hình từ Bird, Shapero và lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen. Kolvereid và Isaksen (2006) chỉ ra ý định trở thành một nhà doanh nghiệp mạnh mẽ hơn cho những người có thái độ tích cực đối với rủi ro hoặc độc lập. Thái độ với việc khởi nghiệp có thể được xem như tính tích cực hay động lực sẵn sàng tham gia hoạt động khởi nghiệp khi có cơ hội (Fishbein & Ajzen, 1975; Krueger & cộng sự, 2000). Thái độ tích cực với việc khởi nghiệp còn thể hiện ở mong muốn tự mở doanh nghiệp hơn là đi làm công (Tella & Issa, 2013). Cá nhân có thái độ tích cực với việc khởi nghiệp thường hứng thú với hoạt động kinh doanh, dễ dàng xem xét các cơ hội để thành lập doanh nghiệp và có thể xem mục tiêu trở thành doanh nhân là một mục tiêu quan trọng. Nói cách khác, thái độ tích cực với việc khởi nghiệp được xem như một nhân tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp hay làm tăng quyết tâm thực hiện hành động khởi nghiệp (Autio & cộng sự, 2001; Linan & Chen, 2009).
  20. 11 2.1.7. Môi trường (Environment) Theo Wikipedia tiếng việt, môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá thể, sự vật nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Chính sách của Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc tạo môi trường kích thích những ý định tích cực và thúc đẩy chúng trở thành hành động khởi nghiệp. Từ ý định đến hành động khởi nghiệp là quãng đường hoặc dài, hoặc ngắn, tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Quá trình khởi nghiệp bắt nguồn từ những ý định được ấp ủ trong môi trường sống của gia đình, nhà trường và cộng đồng. Nơi đây chứa đựng những tác nhân hình thành ý định khởi nghiệp tiêu cực hoặc tích cực. Ý định khởi nghiệp tiêu cực và tích cực luôn tồn tại đan xen trong một xã hội. Do vậy, hạn chế ý định khởi nghiệp tiêu cực và thúc đẩy ý định khởi nghiệp tích cực đòi hỏi sự nỗ lực phối hợp giữa gia đình, nhà trường và Nhà nước. Nhà nước giữ vai trò tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật của mỗi công dân. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường ươm tạo những ý tưởng khởi nghiệp tích cực từ trang bị kiến thức đến hỗ trợ các hoạt động như kết nối thị trường, hỗ trợ công nghệ, vốn, mặt bằng, đào tạo, thuế..., cũng như định hướng vai trò của doanh nghiệp lớn, trường, viện, các tổ chức xã hội trong việc ươm tạo những ý tưởng khởi nghiệp. Việc tạo lập môi trường thúc đẩy khởi nghiệp sao cho việc gia nhập hoặc rời khỏi thị trường dễ dàng và ít gặp các rủi ro về pháp lý cần được xem là nguyên tắc xuyên suốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2