Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam
lượt xem 5
download
Mục tiêu của đề tài là nhận dạng được những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của công ty; đo lường mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra và sắp xếp thứ tựu tiên các rủi ro này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------------------- NGUYỄN THỊ THANH MAI TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TẠ THỊ KIỀU AN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Công trình này là do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn này là trung thực. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc cụ thể. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thanh Mai
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3 4.1 Nguồn dữ liệu ................................................................................................3 4.2 Phương pháp thực hiện ..................................................................................3 5. Kết cấu của đề tài .................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO ............5 1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro .............................................................................5 1.1.1 Khái niệm về rủi ro ....................................................................................5 1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro .......................................................................5 1.2 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK ............................................................6 1.2.1 Nhận dạng rủi ro trong hoạt động XNK ....................................................6 1.2.1.1 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra ......................7 1.2.1.2 Phân tích các báo cáo tài chính ...................................................................7 1.2.1.3 Phương pháp lưu đồ ....................................................................................7 1.2.1.4 Thanh tra hiện trường/nghiên cứu tại chỗ .................................................13 1.2.1.5 Phân tích các hợp đồng.............................................................................13 1.2.2 Phân tích rủi ro trong hoạt động XNK ........................................................13
- 1.2.3 Đo lường rủi ro trong hoạt động XNK ........................................................14 1.2.4 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK....................................................16 1.2.4.1 Khái niệm ..........................................................................................16 1.2.4.2 Các công cụ và kỹ thuật kiểm soát rủi ro ..........................................16 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát rủi ro.......................................20 1.4 Sự cần thiết của kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK ...................................21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM ...............................................................................................................23 2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam .............................23 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................23 2.1.2 Tổng quan hoạt động gia công xuất khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam ......................................................................................25 2.2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam ...................................................................................................................28 2.2.1 Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của Công ty .....................................28 2.2.1.1 Quy trình nhập khẩu của Công ty......................................................28 2.2.1.2 Quy trình xuất khẩu của Công ty.......................................................32 2.2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của Công ty từ tháng 4/2012-12/2014 33 2.2.3 Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty từ tháng 4/2012-12/2014 37 2.3 Thực trạng kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam ..........................................................................................39 2.3.1 Nhận dạng những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động XNK của Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. ....................................................39 2.3.1.1 Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương ........................................39 3.2.1.2 Rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng ...................................................40 2.3.1.3 Rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng ..................................................41 2.3.2 Phân tích những rủi ro trong hoạt động XNK của Công ty .....................43
- 2.3.3 Đo lường những rủi ro trong hoạt động XNK của Công ty .....................54 2.3.4 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK của Công ty ...................................57 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................61 CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM..........................................................................................................................62 3.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới ..............62 3.2 Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam ..........................................................................................62 3.2.1 Tuyên truyền, huấn luyện, đào tạo nhân viên phòng chống rủi ro...........63 3.2.2 Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa rủi ro trong hoạt động XNK của Công ty ..................................................................................................71 3.2.3 Nâng cao khả năng ngoại ngữ, trình độ chuyên môn và kiến thức về hàng hóa của Công ty cho nhân viên .............................................................................75 3.2 Kiến nghị .........................................................................................................77 3.3.1 Kiến nghị đối với Tổng Cục Hải Quan ....................................................77 3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty ............................................................................77 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................79 PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................80 1. Kết quả đạt được của đề tài................................................................................80 2. Những hạn chế của đề tài ...................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- TÓM TẮT LUẬN VĂN Nhận thức được rủi ro có thể xảy ra tại bất kỳ doanh nghiệp nào, tại bất kỳ bộ phận nào trong hoạt động của tổ chức, và hậu quả rủi ro có thể là không đáng kể cũng có thể là hậu quả nghiêm trọng không có khả năng hồi phục. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu về kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam và đã nhận dạng được những rủi ro đã đang và sẽ xảy ra bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn chuyên sâu và khảo sát các bộ phận có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty như bộ phận mua hàng, bộ phận kho, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận kế toán. Kết quả khảo sát cho thấy có 19 loại rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, những rủi ro này được phát sinh từ khâu đàm phám hợp đồng ngoại thương, soạn thảo ký kết hợp đồng, tổ chức thực hiện hợp đồng và một số loại rủi ro khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty. Tác giả đã tiến hành tổng hợp, phân tích và đo lường những rủi ro này, từ đó xác định thứ tự ưu tiên các rủi ro trong ma trận đo lường rủi ro. Kết quả cho thấy có 6/19 rủi ro thuộc nhóm I là nhóm có tần suất xuất hiện cao và mức độ nghiêm trọng cao cần phải được ưu tiên tăng cường kiểm soát; 2/19 rủi ro thuộc nhóm II là nhóm có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất hiện thấp; 7/19 rủi ro thuộc nhóm III là nhóm có mức độ nghiêm trọng thấp nhưng tần suất xuất hiện rất cao, nhóm II và nhóm III cũng cần phải được tăng cường kiểm soát; 4/19 rủi ro còn lại thuộc nhóm IV là nhóm có mức độ nghiêm trọng thấp và tần suất xuất hiện cũng thấp, không cần phải tăng cường kiểm soát đối với những rủi ro này. Qua việc tìm hiểu về các nguyên nhân gây ra rủi ro và nghiên cứu các biện pháp kiểm soát rủi ro mà Công ty đã và đang áp dụng, tác giả đã đề xuất 3 giải pháp giảm thiểu và ngăn ngửa tổn thất nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCDC Công cụ dụng cụ CIF Cost, Insurance and Freight DDU Delivery Duty Unpaid DNCX Doanh nghiệp chế xuất DNTN Doanh nghiệp tư nhân EXW Ex-Works FCA Free carrier FOB Free On Board HIC Hybrid Integrated Circuit JIT Just In Time KCX Khu chế xuất KSRR Kiểm soát rủi ro NVL Nguyên vật liệu OSBD Công ty TNHH ON Semiconductor Bình Dương OSV Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam PTTT Phụ tùng thay thế QA Quality Analyst RR Rủi ro SDV Công ty TNHH Sanyo DI Solutions Việt Nam SSV Công ty TNHH Sanyo Semiconductor Việt Nam TSCĐ Tài sản cố định XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng lô hàng nhập khẩu từ tháng 4/2012-12/2014........... 27 Bảng 2.2: Thống kê số lượng lô hàng xuất khẩu 4/2012-12/2014 ........................... 37 Bảng 2.3: Những rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương của Công ty ................ 39 Bảng 2.4: Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng của Công ty............................ 40 Bảng 2.5: Những rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng của Công ty ........................... 42 Bảng 2.6: Đo lường những rủi ro trong hoạt động XNK của Công ty ..................... 55 Bảng 2.7: Kiểm soát rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương tại Công ty..... 57 Bảng 2.8: Kiểm soát rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng tại Công ty. .............. 58 Bảng 2.9: Kiểm soát rủi ro trong tổ chức thực hiện hợp đồng tại Công ty ............... 60
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Mô tả chuỗi DOMINO của Henrich ...................................................... 14 Hình 1.2: Ma trận đo lường rủi ro ............................................................................ 15 Hình 2.1: Hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty ............................................. 27 Hình 2.2: Quy trình nhập khẩu của Công ty ............................................................. 28 Hình 2.3: Quy trình xuất hàng thành phẩm của Công ty ......................................... 32 Hình 2.4: Quy trình xuất hàng không thuộc nhóm thành phẩm của Công ty .......... 33 Hình 2.5: Tình hình sử dụng các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cho hàng nhập khẩu từ tháng 4/2012 - 12/2014 ...................................................................... 35 Hình 2.6: Tình hình sử dụng các loại phương tiện vận chuyển hàng hóa cho hàng xuất khẩu từ tháng 4/2012 - 12/2014 ....................................................................... 38 Hình 2.7: Ma trận đo lường những rủi ro xảy ra trong hoạt động XNK tại Công ty ....... 56 Hình 3.1: Ma trận chọn lựa nhà cung cấp_ Supplier Selection Matrix..................... 73 Hình 3.2: Quy trình nhận P/O được trích từ quy trình XNK của Công ty ................ 74
- DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các sản phẩm của Công ty Phụ lục 2: Phiếu khảo sát Phụ lục 3: Quy trình chọn lựa nhà cung cấp/ Supplier_Validation process Phụ lục 4: Một đơn hàng xuất ra từ hệ thống Oracle Phụ lục 5: Quy trình xuất nhập hàng hóa/ Logistics Import Export Procedure Phụ lục 6: Quy trình mua hàng/ Purchasing Procedures Phụ lục 7: Tổng hợp kết quả khảo sát Phụ lục 8: Tổng hợp các giải pháp kiểm soát rủi ro
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàng ngày chúng ta đều nghe tin có những tai nạn, chiến tranh, bạo động, biểu tình … xảy ra ở khắp nơi trên thế giới, lãnh đạo quốc gia và các bộ/ngành có liên quan đều tìm mọi cách để giảm tối đa tổn thất, bình ổn nền kinh tế-chính trị quốc gia. Có những sự kiện mang lại hòa bình cho thế giới và cũng có những sự kiện gây ra những rủi ro mất mát to lớn cho quốc gia và thế giới; chẳng hạn như (i) Siêu bão lịch sử Haiyan- đã tàn phá miền Trung Philippines, làm hơn 5.200 người thiệt mạng và 1.600 người mất tích; (ii) Vụ bê bối nghe lén điện thoại và xâm nhập thư điện tử cá nhân trên diện rộng của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) giáng đòn mạnh vào uy tín và ngành tình báo Mỹ; (iii) Triều Tiên đang tiến hành một trong những cuộc thanh trừng lớn nhất trong lịch sử khi nhiều quan chức trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất lần lượt bị “sờ gáy”; (iv) Tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện rõ sức mạnh của “chú gấu Nga” khi góp công lớn tháo ngòi nổ cuộc tấn công Syria, thúc đẩy Liên minh kinh tế Á – Âu… Qua rất nhiều quan sát và thống kê cho thấy có rất nhiều loại rủi ro và những loại rủi ro này là muôn hình vạn trạng, chúng có thể xảy ra mọi nơi mọi lúc mà chúng ta không thể lường trước hết đươc. Hậu quả của những rủi ro thật khôn lường, cũng có thể hậu quả gây ra không đáng kể, nhưng cũng có thể hết sức nghiêm trọng. Có những rủi ro gây ra những tổn thất lớn về vật lực, tài lực, thậm chí còn có nhiều người bỏ mạng vì những rủi ro này. Chính vì thế, việc nhận dạng được những rủi ro, đo lường rủi ro và kiểm soát được những rủi ro là việc làm cấp thiết đối với bất kì một quốc gia hay một tổ chức nào để đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của quốc gia, tổ chức. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tồn tại những rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn. Những rủi ro này có thể là rủi ro về kinh tế, chính trị, pháp lý, xã hội… chúng xảy ra bất cứ lúc nào, bất cứ khi nào không phân biệt đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước,
- 2 doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm hay mới thành lập. Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động then chốt của một doanh nghiệp để nhập khẩu máy móc- thiết bị-nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và để xuất khẩu sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro gây thiệt hại và làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có những loại rủi ro có thể né tránh được và có những loại rủi ro không thể né tránh được, đối với những loại rủi ro không thể né tránh được thì việc nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế và giảm thiểu mức độ tổn thất là vấn đề cấp thiết đối với bất kì doanh nghiệp nào có thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04/2012, chuyên sản xuất các linh kiện bán dẫn, trụ sở tại KCN Biên Hoà II, tỉnh Đồng Nai. Là doanh nghiệp mới thành lập, ngành nghề kinh doanh còn mới mẻ tại Việt Nam nên hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu tồn tại nhiều loại rủi ro. Có những rủi ro mà tổn thất xảy ngay tức thì, cũng có những rủi ro phải trải qua một thời gian dài mới phát sinh và khi đó gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp không thể cứu vãn hay hồi phục lại khả năng hoạt động như trước đó. Ban Giám Đốc Công ty đã nhận thức được những rủi ro này qua báo chí và đặc biệt là qua một trường hợp thực tế mà Ban Giám Đốc Công ty đã chứng kiến và đã hỗ trợ để giải quyết những rủi ro này. Vì thế, việc nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty để nhận dạng được những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra, tiến hành đo lường được những rủi ro này và đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình Công ty để kiểm soát những rủi ro này là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết được Công ty ủng hộ và đặc biệt quan tâm chú ý. Với những lý do trên, tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam” để đáp ứng tính cấp thiết này.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu Đưa ra được một số giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam trên cơ sở : - Nhận dạng được những rủi ro đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty. - Đo lường mức độ ảnh hưởng, khả năng xảy ra và sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro này. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động kiểm soát rủi ro tại Công ty. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về không gian: Hoạt động kiểm soát rủi ro tại Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. Phạm vi về thời gian: đề tài sử dụng dữ liệu và số liệu của Công ty trong khoảng thời gian từ 04/2012 – 12/2014 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sơ cấp: tổng hợp từ các cuộc phỏng vấn sâu từ các bộ phận có liên quan trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. Nguồn dữ liệu thứ cấp: từ các báo cáo và số liệu tổng hợp được cung cấp bởi bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty TNHH ON Semiconductor Việt Nam. 4.2 Phương pháp thực hiện Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp: phân tích đánh giá các quy trình làm việc của các bộ phận có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty, các số liệu thông tin được báo cáo để nhận dạng và đo lường rủi ro. Phương pháp nghiên cứu mô tả: mô tả lại các rủi ro và thực trạng kiểm soát rủi ro để từ đó tìm được nguyên nhân dẫn đến rủi ro xảy ra.
- 4 Phương pháp tư duy: Tác giả sử dụng phương pháp tư duy trong phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Công ty để đề xuất các giải pháp kiểm soát rủi ro. Phương pháp chuyên gia: tác giả tham khảo một số ý kiến, nhận định, đánh giá của các chuyên gia về hoạt động kiểm soát rủi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 5. Kết cấu của đề tài Luận văn được kết cấu thành những phần sau: PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH ON SEMICONDUCTOR VIỆT NAM PHẦN KẾT LUẬN
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO 1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro 1.1.1 Khái niệm về rủi ro Theo trường phái truyền thống, rủi ro được coi là sự không may, sự tổn thất, mất mát, nguy hiểm… Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến”. Theo từ điển Oxford “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại…” 1.1.2 Khái niệm về quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, phân tích, đo lường, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công (Đoàn Thị Hồng Vân, 2011) Từ khái niệm trên, quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau: - Nhận dạng - Phân tích - Đo lường rủi ro - Kiểm soát - phòng ngừa rủi ro; - Tài trợ rủi ro khi nó đã xuất hiện - Tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công. Nhiệm vụ của các nhà quản trị rủi ro thường là: + Giúp tổ chức của họ nhận dạng, phân tích đo lường, phân loại những rủi ro đã và sẽ đến với tổ chức; + Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro với những biện pháp phù hợp với từng tổ chức cụ thể, ví dụ như:
- 6 Thu thập, phổ biến những thông tin về các thị trường mà tổ chức đến kinh doanh, như quy định của chính phủ, luật pháp, phong tục, tập quán ở những thị trường đó… Nghiên cứu và cung cấp những thông tin về khách hàng; Tổ chức những lớp huấn luyện, đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên; Hướng dẫn việc mua bảo hiểm trong trường hợp cần thiết; Giáo dục những vấn đề liên quan đến an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường môi sinh; Thu thập các khiếu nại và giải quyết; Thiết lập và phát triển tốt các mối quan hệ với cơ quan hữu quan, quan hệ công chúng, … + Xây dựng và thực hiện tốt chương trình tài trợ rủi ro một khi rủi ro xảy ra, với những biện pháp như: Thu xếp để thực hiện nhanh chóng những hợp đồng bảo hiểm có liên quan; Sử dụng có hiệu quả quỹ tự bảo hiểm; Vận động sự ủng hộ của chính phủ; của các cơ quan cấp trên; Vận động sự ủng hộ của các nhà cung cấp; của người tiêu dùng, của công chúng; Sử dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với từng loại rủi ro. + Xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm giúp biến rủi ro thành những cơ hội thành công. 1.2 Kiểm soát rủi ro trong hoạt động XNK 1.2.1 Nhận dạng rủi ro trong hoạt động XNK Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã đang xảy ra, mà còn dự báo được những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp. Có các phương pháp nhận dạng rủi ro như sau:
- 7 1.2.1.1 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra Các câu hỏi có thể được sắp xếp theo nguồn rủi ro hoặc môi trường tác động, các câu hỏi thường xoay quanh những vấn đề như: tổ chức đã gặp phải những loại rủi ro nào? Tổn thất là bao nhiêu? Số lần xuất hiện của loại rủi ro đó trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)? Những biện pháp phòng ngừa, biện pháp tài trợ rủi ro đã được sử dụng? Kết quả đạt được? Những rủi ro chưa xảy ra nhưng có thể xuất hiện? Lý do? Những ý kiến đánh giá, đề xuất về công tác quản trị rủi ro. 1.2.1.2 Phân tích các báo cáo tài chính Đây là phương pháp thông dụng, mọi tổ chức đều thực hiện, nhưng ở những mức độ và sử dụng vào những mục đích khác nhau. Trong công tác quản trị rủi ro, bằng cách phân tích bảng tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài liệu bổ trợ khác, người ta có thể xác định được mọi nguy cơ rủi ro của tổ chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch ta còn có thể phát hiện được các rủi ro có thể phát sinh trong tương lai. 1.2.1.3 Phương pháp lưu đồ Đây là một phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro. Để thực hiện phương pháp này trước hết cần xây dựng lưu đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức. Trên cơ sở lưu đồ đã lập, tiến hành liệt kê các rủi ro về tài sản, nhân lực, trách nhiệm pháp lý trong từng khâu công việc được mô tả trên lưu đồ để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải. Trong hoạt động xuất nhập khẩu của tổ chức thường được phân thành 3 giai đoạn: đàm phán hợp đồng ngoại thương; soạn thảo, ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện hợp đồng XNK. Trong mỗi giai đoạn sẽ có những loại rủi ro khác nhau như sau: Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương Đàm phán là hành vi và quá trình, mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm chung và những điểm còn bất đồng,
- 8 để đi đến một thỏa thuận thống nhất. Đàm phán hợp đồng ngoại thương gồm nhiều giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị: Muốn đàm phán thành công cần chuẩn bị tốt các yếu tố sau đây: Ngôn ngữ: để đàm phán thành công cần nắm vững và sử dụng thành thạo các ngôn ngữ, bắt đầu từ tiếng mẹ đẻ. Trong điều kiện hiện nay, biết càng nhiều ngoại ngữ càng tốt, đặc biệt là cần thông thạo tiếng Anh – ngôn ngữ thương mại của toàn cầu. Thông tin: cần tìm hiểu trước những thông tin sau Thông tin về hàng hóa: phải nghiên cứu, tìm hiểu kỹ những mặt hàng dự định kinh doanh về tên gọi, giá trị, công dụng, quy cách phẩm chất, bao bì đóng gói…. Thông tin về thị trường: tìm hiểu các thông tin đại cương về đất nước, con người, tình hình về chính trị, xã hội, diện tích, dân số, ngôn ngữ, địa lý và khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế xã hội, thái độ chính trị đối với quốc gia của mình...Những thông tin kinh tế cơ bản, cơ sở hạ tầng, chính sách ngoại thương, hệ thống ngân hàng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước cũng cần được tìm hiểu thêm. Tìm hiểu đối tác: thực lực của đối tác, lịch sử công ty, ảnh hưởng của công ty trong xã hội, uy tín, tình hình tài chính, mức độ trang bị kỹ thuật, số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm, định hướng phát triển trong tương lai. Bên cạnh đó người đàm phán cần nắm vững thông tin về bản thân công ty mình, thông tin về cạnh tranh, tiềm lực, thế mạnh, điểm yếu … Năng lực của người/ đoàn đàm phán: Người đàm phán cần có kiến thức và khả năng toàn diện, phải giỏi ngoại ngữ, có kiến thức về kỹ thuật, văn hóa, có tư duy nhạy bén, biết suy nghĩ và hành động đúng, có nghị lực, nhẫn nại, không nóng vội, hấp tấp, biết kiềm chế cảm xúc, không tự ti, không tự kiêu. Thời gian và địa điểm đàm phán: trong thương mại, thời gian hết sức quý báu nên trước khi đàm phán hai bên cần lập và thống nhất với nhau lịch làm việc cụ
- 9 thể. Địa điểm đàm phán phải đảm bảo tâm lý thoải mái và tiện nghi phù hợp cho cả hai bên. Giai đoạn tiếp xúc Nhập đề: Lời mở đầu đóng một vai trò hết sức quan trọng, nội dung của lời mở đầu thông thường có các nội dung sau: - Giới thiệu bản thân và đồng nghiệp - Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề đàm phán - Trình bày mối quan tâm của mình về vấn đề đàm phán và những gì có liên quan - Nêu chương trình nghị sự - Khai thác thông thông tin để hiểu biết lẫn nhau Giai đoạn đàm phán Đàm phán có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, ngoài hình thức gặp mặt trực tiếp còn có các hình thức khác nhau như qua thư từ, điện tín, Fax hoặc điện thoại… Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng: Gặp mặt trực tiếp: Ưu điểm: có thể trực tiếp bàn bạc, dễ hiểu nhau hơn, cùng nhau giải quyết những điểm chưa hiểu nhau. Nhược điểm: đi lại tốn kém, dễ lộ bí mật… Qua thư từ, điện tín: Ưu điểm: ít tốn kém về việc đi lại, có thể giữ bí mật, có thể đem ra bàn bạc tập thể, có thể cùng một lúc giao dịch với nhiều bạn hàng khác nhau. Nhược điểm: tốn thời gian, nhiều khi không hiểu hết ý nhau. Qua điện thoại: Ưu điểm: nhanh chóng Nhược điểm: không trình bày được hết ý, tốn kém, mặt khác trao đổi qua điện thoại là trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thỏa thuận, quyết định trong trao đổi. Nên người ta chỉ sử dụng điện thoại trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thỏa thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một vài chi tiết …
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1473 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 857 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 603 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 623 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 563 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 408 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 451 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 513 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 405 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 345 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 353 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 229 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 241 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 236 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 229 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 189 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 259 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn