intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thái độ rủi ro đối với lựa chọn nông sản canh tác của nông dân ở 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đo lường thái độ của người nông dân đối với rủi ro (sự yêu thích rủi ro). Phân tích tác động của sự yêu thích rủi ro đến người nông dân trong việc họ lựa chọn trồng lúa hay trồng khoai. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thái độ rủi ro đối với lựa chọn nông sản canh tác của nông dân ở 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm công trình nghiên cứu của chính mình. Các số liệu và kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn chưa NGUYỄN THÀNH PHÚ từng được công bố ở các nghiên cứu khác. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn. Học viên THÁI ĐỘ RỦI RO ĐỐI VỚI LỰA CHỌN NÔNG SẢN CANH TÁC CỦA NÔNG DÂN Ở 2 TỈNH VĨNH LONG VÀ ĐỒNG THÁP Nguyễn Thành Phú LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM NGUYỄN THÀNH PHÚ THÁI ĐỘ RỦI RO ĐỐI VỚI LỰA CHỌN NÔNG SẢN CANH TÁC CỦA NÔNG DÂN Ở 2 TỈNH VĨNH LONG VÀ ĐỒNG THÁP CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ NGÀNH: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM KHÁNH NAM TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên xin cam đoan luận văn: Sự yêu thích rủi ro đối với lựa chọn nông sản canh tác của người nông dân ĐBSCL là công trình nghiên cứu của riêng mình, có sự hướng dẫn hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS. Phạm Khánh Nam. Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có trích dẫn rõ ràng. Học viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Nguyễn Thành Phú
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. .............................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. ................................................................................. 2 1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu. ................................................................................... 2 1.3 PHẠM VI & ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. ............................................... 3 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ................................................................ 3 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN. .................................................................... 3 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT. ..................................................... 5 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT. .................................................................................... 5 2.1.1 Định nghĩa rủi ro. ....................................................................................... 5 2.1.2 Lý thuyết hữu dụng. ................................................................................... 5 2.1.3 Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng. .................................................................... 6 2.1.4 Lý thuyết triển vọng . ................................................................................. 8 2.1.5 Các phương pháp đo lường rủi ro. ........................................................... 11 2.2 LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM........................... 16 CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. ......................................... 21
  5. 3.1 KHUNG PHÂN TÍCH. ................................................................................ 21 3.2 MÔ HÌNH KINH TẾ HỌC ........................................................................ 24 3.3 MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG. .................................................................. 27 3.4 THIẾT KẾ TRÒ CHƠI. .............................................................................. 29 3.5 DỮ LIỆU. ..................................................................................................... 32 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. ..................................................... 35 4.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY LÚA, KHOAI Ở KHU VỰC ĐBSCL. .............. 35 4.1.1 Lúa............................................................................................................ 35 4.1.2 Khoai lang. ............................................................................................... 37 4.1.3 So sánh lợi nhuận của lúa và khoai lang tím Nhật................................... 38 4.2 THỐNG KÊ MIÊU TẢ................................................................................ 41 4.2.1 So sánh đặc điểm kinh tế xã hội của hộ trồng lúa và khoai..................... 41 4.2.2 Thống kê miêu tả các biến trong mô hình. .............................................. 44 4.3 THÁI ĐỘ RỦI RO CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ........................................ 45 4.4 KẾT QUẢ HỒI QUI .................................................................................... 50 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN ............................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BART: Phương pháp đo lường rủi ro bằng bóng hơi giả định. CRRA: Hằng số e ngại rủi ro tương đối. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long. ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng. IR 50404: Giống lúa được chọn lọc của tập đoàn nhập nội IRRI. MPL: Phương pháp đo lường rủi ro bằng danh sách giá tổng hợp. NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ROSCAs: Tính dụng phi chính thức khu vực nông thôn (hụi). TCN: Mô hình đo lường rủi ro của Nakata và cộng sự năm 2005.
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Thái độ e ngại rủi ro ............................................................................. 6 Hình 2.2: Thái độ trung lập với rủi ro .................................................................. 7 Hình 2.3: Thái độ ưa thích với rủi ro.................................................................... 7 Hình 2.4: Hàm giá trị giả định .............................................................................. 9 Hình 2.5: Hàm trọng số giả định. ....................................................................... 10 Hình 3.1: Khung phân tích của nghiên cứu ........................................................ 23 Hình 4.1: Diện tích lúa cả nước – ĐBSCL ........................................................ 35 Hình 4.2: Sản lượng lúa cả nước – ĐBSCL ...................................................... 36 Hình 4.3: Diện tích khoai lang cả nước – ĐBSCL ............................................. 37 Hình 4.4: Sản lượng khoai lang cả nước – ĐBSCL .......................................... 38 Hình 4.5: So sánh tỉ lệ nữ giới của hộ trồng lúa và khoai .................................. 41 Hình 4.6: So sánh tuổi trung bình của hộ trồng lúa và hộ trồng khoai .............. 42 Hình 4.7: So sánh trình độ giáo dục của hộ trồng lúa và hộ trồng khoai ........... 42 Hình 4.8: So sánh số lao động của hộ trồng lúa và hộ trồng khoai .................... 43 Hình 4.9: So sánh diện tích đất của hộ trồng lúa và hộ trồng khoai .................. 44 Hình 4.10 : Điểm chuyển trong dãy số 1 và 2 .................................................... 49 Hình 4.11 : Điểm chuyển trong dãy số 3 ............................................................ 50
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thang đo của Holt và Laury (2002) .................................................. 15 Bảng 3.1: Trò chơi xổ số .................................................................................... 30 Bảng 3.2: Bảng miêu tả biến số .......................................................................... 32 Bảng 4.1: Lợi nhuận của lúa .............................................................................. 39 Bảng 4.2: Lợi nhuận của khoai lang tím Nhật .................................................. 40 Bảng 4.3: Thống kê miêu tả của các biến trong mô hình ................................... 45 Bảng 4.4: Giá trị σ .............................................................................................. 47 Bảng 4.5: Giá trị α .............................................................................................. 47 Bảng 4.6: Giá trị λ .............................................................................................. 48 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan của các biến trong mô hình ...................... 51 Bảng 4.8: Kết quả hồi qui, tác động biên và sai số chuẩn .................................. 54 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................. 55
  9. 1 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Theo quan điểm xã hội xưa, người nông dân nông thôn Việt Nam vốn chất phác thích ăn chắc mặc bền, nghĩa là theo kinh tế học hiện đại đây là nhóm người có xu hướng không yêu thích rủi ro hay ghét rủi ro. Nhưng cuộc sống ngày càng thay đổi theo hướng hiện đại, khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng rút ngắn, họ ngày nay có nhiều cơ hội tiếp cận với thông tin hiện đại, hiểu biết ngày càng nâng cao. Như vậy quan niệm đó có còn thật sự đúng? Để trả lời cho câu hỏi này người nghiên cứu sẽ tiến hành nghiên cứu hành vi của người nông dân đối với rủi ro, đó là lý do đề tài này được thực hiên. Thật ra vấn đề nghiên cứu này không mới, đã từng được nghiên cứu trước đây bởi các nghiên cứu như: Tanaka, Camerer và Quang Nguyen (2005) và (2010) sử dụng phương pháp danh sách giá tổng hợp MPL để đo lường rủi ro của người nông dân Việt Nam với trò chơi trả thưởng bằng tiền thật, Phạm Khánh Nam (2013) xem xét thái độ của người nông dân đối với rủi ro lũ lụt khu vực tỉnh An Giang. Do đó trong nghiên cứu này ngoài xem xét thái độ của nông dân đối với sự yêu thích rủi ro, còn xem xét thái độ với rủi ro có tác động đến lựa chọn nông sản canh tác của họ hay không mà ở đây là 2 nhóm nông sản tiêu biểu, nhóm 1 có năng suất không cao nhưng giá cả ít biến động mang đến lợi nhuận không nhiều nhưng ổn định, nhóm 2 có năng suất cao nhưng giá cả biến động mạnh nên có thể thu lợi nhuận rất cao hoặc thua lỗ. Trong nghiên cứu này sử dụng cây lúa và khoai lang tím Nhật đại diện cho 2 nhóm nông sản trên. Lúa cho lợi nhuận không cao khoảng 5 triệu – 15 triêu/ha/vụ, loại khoai này có thể lãi cao 50 triệu – 200 triệu/ha/vụ.Tuy nhiên trồng loại nông sản này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro như vốn đầu tư cao, thị trường tiêu thụ không ở trong nước vì
  10. 2 được bán hầu hết cho thương lái Trung Quốc nên giá cả biến động lớn. Việc chuyển đổi từ trồng lúa sang loại nông sản này có thể làm người nông dân có thu nhập tăng lên trông thấy nhưng cũng có thể làm cho họ bị lổ thay vì trồng lúa cho lợi nhuận thấp hơn nhưng có tính ổn định cao. Quyết định trong hoạt động nông nghiệp của nông dân, như chọn loại nông sản canh tác, chọn phương thức canh tác, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất v.v., không những phụ thuộc vào điều kiện đất đai và thị trường mà còn có thể bị ảnh hưởng bởi cách suy nghĩ và tâm lý của nông dân. Thái độ đối với rủi ro của nông dân có thể là một yếu tố tác động quan trọng đến quyết định sản xuất của nông dân. Nghiên cứu về vấn đề này có thể giúp hiểu hơn về cách thức ra quyết định của nông dân, từ đó định hình những chính sách phù hợp nhằm giúp nông dân sử dụng tốt nhất nguồn lực của mình, tạo ra sản phẩm một cách hiệu quả. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1.Mục tiêu nghiên cứu Luận văn có 2 mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, đo lường thái độ của người nông dân đối với rủi ro (sự yêu thích rủi ro). Thứ hai, phân tích tác động của sự yêu thích rủi ro đến người nông dân trong việc họ lựa chọn trồng lúa hay trồng khoai. Ngoài ra luận văn cũng xem xét những tác động khác đối với việc lựa chọn này như tuổi, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn cũng như số lượng lao động trong hộ, lượng đất canh tác, từ đó hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu giúp ích cho các gợi ý chính sách cũng như gợi ý cho những nghiên cứu trong tương lai. 1.2.2.Câu hỏi nghiên cứu Người nông dân có thái độ như thế nào đối với rủi ro? Có phải những nông dân thích rủi ro sẽ trồng khoai còn những người không thích rủi ro sẽ trồng lúa hay không?
  11. 3 Câu hỏi này cũng đã được trả lời trong các nghiên cứu trước đó là rủi ro có tác động đến hành vi của người nông dân. Nếu kết quả nghiên cứu trả lời là có thì nó sẽ góp phần củng cố thêm những nghiên cứu trước, nếu không thì sẽ gợi mở một hướng đối lập cho những nghiên cứu tương tự ở không gian và điều kiện Việt Nam. 1.3. PHẠM VI & ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu hành vi lựa chọn nông sản canh tác của người nông dân dưới tác động rủi ro ở 2 tỉnh Vĩnh Long và Đồng Tháp của Đồng Bằng Sông Cửa Long thuộc miền Nam Việt Nam, đối tượng khảo sát là các hộ nông dân ở 3 xã: xã Tân Phú - huyện Châu Thành - tỉnh Đồng Tháp, xã Tân Thành, Tân Lược - huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long. Mẫu được lấy ngẫu nhiên bằng khảo sát và phỏng vấn trực tiếp ở 3 xã, với mẫu là 140 quan sát, thời gian thực hiện từ ngày 01 tháng 06 năm 2015 đến ngày 30 tháng 11 năm 2015. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tversky (1979), phát triển lý thuyết triển vọng của Kahneman và Tverrsky (1992) kết hợp với cách đo lường sự yêu thích rủi ro và ác cảm mất mát bằng phương pháp danh sách giá tổng hợp thông qua thiết kế trò chơi của Tanaka et al (2010) được mô tả chi tiết ở chương 2 của nghiên cứu này. Sau đó sử dụng mô hình hồi qui Logit để xem xét tác động của rủi ro đến việc lựa chọn nông sản trong sản xuất của họ. 1.5 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn được trình bài trong nghiên cứu này gồm 5 chương. Chương 1: Giới thiệu sơ lược những vấn đề cơ bản của đề tài như lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
  12. 4 Chương 2: Trình bài các lý thuyết liên quan đến nghiên cứu, mô tả các phương pháp, cách thức đo lường rủi ro phổ biến đồng thời tóm lược các nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Chương 3: Trình bài phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm: mô hình kinh tế học, mô hình kinh tế lượng, khung phân tích, dữ liệu và mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu. Chương 4: Trình bài sơ lược về 2 loại cây trồng trong đề tài nghiên cứu, phân tích thái độ của người nông dân đối với rủi ro, qua thống kê mô tả và kết quả hồi qui. Chương 5: Kết luận của nghiên cứu, đưa ra hàm ý chính sách, trình bài những hạn chế của nghiên cứu. Tóm tắt chương 1: Trong chương này trình bài lý do chọn lựa đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tế có thực ở khu vực ĐBSCL mà người nông dân đang gặp phải, đó là sự bấp bênh về giá cả nông sản đẩy người nông dân đối mặt với rủi ro trong sản xuất , chương này cũng trình bài khái quát về mục tiêu, câu hỏi cũng như đối tượng nghiên cứu của đề tài, giới thiệu khái quát đề tài.
  13. 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Định nghĩa rủi ro Theo Frank Knight (1921) rủi ro là các bất trắc có thể đo lường được. Theo Allan Willett (1951) rủi ro là một bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố xuất hiện không mong đợi. Theo Irving Preffer (1956) rủi ro là tổng hợp của các ngẫu nhiên mà có thể đo lường được thông qua các xác suất của nó. Các định nghĩa điều cho thấy rằng rủi ro là sự không chắc chắc và có thể đo lường được. 2.1.2 .Lý thuyết hữu dụng Đây là một lý thuyết quen thuộc, hữu dụng là sự thoả mãn của con người, được ký hiệu là U. TU là tổng hữu dụng bằng tổng tất cả các hữu dụng. Trong lý thuyết này hành vi của con người là hợp lý nghĩa là thích nhiều hơn ít, và con người luôn muốn tối đa hoá hữu dụng của bản thân, ngoài ra còn có giả thuyết là sở thích có tính bắc cầu (thích A hơn B, thích B hơn C thì thích A hơn C) và hàng hoá có thể chia nhỏ. Hàm hữu dụng thể hiện mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá, dịch vụ và mức độ thoả mãn của cá nhân đạt được khi tiêu dùng các loại hàng hoá và dịch vụ đem lại. Hàm hữu dụng có dạng như sau: U = U( X, Y) Trong đó U là hữu dụng của cá nhân và X, Y là số lượng hàng hoá dịch vụ. Với cùng một mức hữu dụng như nhau ta có các kết hợp khác nhau về số lượng các loại hàng hoá dịch vụ thể hiện sự đánh đổi khi tăng, giảm một lượng hàng hoá này dẫn đến giảm, tăng một lượng hàng hoá khác.
  14. 6 2.1.3 .Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng được phát triển bới Bernoulli năm 1738. Trong lý thuyết này ông đề cặp đến các vấn đề sau: . Hữu dụng kỳ vọng là tổng của các hữu dụng mà mỗi hữu dụng là tích của các kỳ vọng và xác suất của nó. Và giá trị của kỳ vọng là giá trị bằng tiền sau cùng của nó. . Hữu dụng kỳ vọng được chấp nhận sự kết hợp của tài sản với điều kiện một giá trị của tổng kỳ vọng sau cùng của các hữu dụng kết hợp với tài sản lớn hơn tổng hữu dụng của các tài sản riêng lẻ. . Cá nhân có hữu dụng kỳ vọng về giá trị của một xổ số lớn hơn kỳ vọng thực tế của nó thì người này e ngại rủi ro, cá nhân này có hàm hữu dụng dạng lõm. u(w) 0 w Hình 2.1: Thái độ e ngại rủi ro Nguồn: Pindyck và Rubinfeld (1989)
  15. 7 Cá nhân có hữu dụng kỳ vọng về giá trị một xổ số bằng với thực tế của nó thì cá nhân này trung lập với rủi ro và hàm hữu dụng của cá nhân sẽ có dạng tuyến tính. u(w) 0 w Hình2.2: Thái độ trung lập với rủi ro Nguồn: Pindyck và Rubinfeld ,1989 . Cá nhân có hữu dụng kỳ vọng về giá trị của một xổ số nhỏ hơn giá trị thực tế của nó thì cá nhân đó yêu thích rủi ro và có hàm hữu dụng kỳ vọng dạng lồi. u(w) 0 w Hình2.3: Thái độ ưa thích với rủi ro Nguồn: Pindyck và Rubinfeld ,1989
  16. 8 2.1.4. Lý thuyết triển vọng Lý thuyết này được nghiên cứu bới D. Kahneman và A. Tversky năm 1979 , lý thuyết này nghiên cứu hành vi của con người đối với rủi ro trong thực tế là sự phản bác cũng như bổ sung cho lý thuyết hữu dụng kỳ vọng ra đời trước đó. Theo D. Kahneman và A. Tversky (1979) lý thuyết hữu dụng kỳ vọng nêu lên 3 vấn đề trọng tâm mà ông cho rằng không thể giải thích thoả đáng hành vi của cá nhân khi đối mặt với rủi ro trong thực tế: (i) Kỳ vọng: U( , ;…..; , )= u( )+…+ u( ). Vấn đề này là xem tổng triển vọng bằng tổng các hữu dụng của các kỳ vọng của chúng. (ii) Sự kết hợp tài sản : ( , ;…..; , ) được chấp nhận với tài sản w nếu U(w+ , ;…..;w+ , ) > u(w) Nghĩa là một triển vọng được chấp nhận nếu kết quả của hữu dụng từ việc cộng thêm tài sản vượt trội hơn hữu dụng của các tài sản riêng lẻ. Vì thế mà phạm vi định nghĩa của hàm hữu dụng là tài sản sau cùng hơn là phần lời và phần lỗ. (iii) E ngại rủi ro: u là một hàm lõm (u”
  17. 9 chắc chắn trong các tình huống triển vọng tích cực (trong miền lời), và đi tìm kiếm rủi ro trong các triển vọng tiêu cực được lựa chọn (trong miền lỗ). . Cám xúc của con người là khác nhau đối với một giá trị như nhau trong 2 phạm vi mất mát và thu được, cảm xúc mạnh hơn trong trường hợp mất mát so với thu được. Do đó con người e ngại rủi ro. . Con người đánh giá lời và lỗ dựa trên mức tham chiếu ứng với từng hoàn cảnh cụ thể. . Hàm hữu dụng triển vọng là một hàm lõm ở phần lời và lồi ở phần lỗ và phẩn lỗ có độ dốc lớn hơn. (hình 2.4) GIÁ TRỊ MẤT MÁT THU ĐƯỢC Hình 2.4: Hàm giá trị giả định. Nguồn: D. Kahneman và A. Tversky (1979).
  18. 10 . Trọng số quyết định π không tuân theo các quy luật của xác suất và cũng không nên được hiểu như là sự đo lường của trình độ hay sự tin cậy. . Dạng hàm của trọng số là phi tuyến tính (lồi) trong khoảng (0;1), và độ dốc của nó trong khoảng (0;1) được xem như sự đo lường độ nhảy cảm của sở thích rủi ro đối với sự thay đổi của xác suất ( hình 2.6). Ví dụ về sự phi tuyến tính của trọng số là trường hợp tham gia trò chơi “cò quay Nga” với 4 viên đạn trong 6 lổ của ổ đạn, người chơi sẵn sàng trả cho việc giảm xuống từ 4 viên đạn còn 3 viên ít hơn việc trả cho 1 viên xuống còn không. Mặc dù xác suất là như nhau cho mỗi lần giảm xuống bằng 1/6. 1.0 TRỌNG SỐ QUYẾT ĐỊNH π(p) 0.5 0 1.0 0.5 XÁC SUẤT:\ p Hình 2. 5: Hàm trọng số giả định. Nguồn: D. Kahneman và A. Tversky (1979).
  19. 11 Trong công thức toán học về hữu dụng triển vọng tác giả cho rằng quyết định của con người đối với rủi ro gồm có 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là “biên tập” là giai đoạn mà cá nhân khái quát các tình huống như là một sự “suy tính” .Tiếp theo là giai đoạn quyết định, cá nhân sẽ lựa chọn triển vọng được cho là có giá trị cao nhất, giai đoạn này gồm 2 “thành phần” có tính kết hợp tạo ra, một là π liên kết với p – một trọng số quyết định π(p) phản ảnh tác động của xác suất p bao trùm toàn bộ tất cả các giá trị của triển vọng. Hai là v ấn định mỗi kết quả x một số v(x) phản ảnh giá trị khách quan của kết quả đó mang lại. Từ đó phương trình cơ bản của lý thuyết này được trình bài như là sự kết hợp của π và v để xác định trên tất cả các giá trị của triển vọng thông thường. - Nếu (x,p,y,q) là triển vọng thông thường vời cả p+q < 1 hoặc x ≥ 0≥ y ; y ≥ 0 ≥ x thì phương trình triển vọng có dạng. V(x,p;y,q) = π(p)v(x) + π(q)v(y) (1) Tại v(0) = 0, π(0) = 0 và π(1) = 1 (với V: định nghĩa là triển vọng ; v: định nghĩa là kết quả ). Triển vọng là chắc chắn V(x,1,0) = V(x) = v(x) - Nếu p + q = 1 và x > y > 0 hay x < y < 0 thì phương trình có dạng: V(x,p;y,q) = v(y) + π(p)[v(x) - v(y)] (2) Như vậy lý thuyết triển vọng của D.Kahneman và A.Tversky (1979) đã giải thích được hành vi của con người đối với rủi ro mà lý thuyết trước đó không lý giải hết được tạo điều kiện cho những nghiên cứu thực nghiệm về hành vi con người đối với rủi ro về sau có nhiều thuận lợi hơn.
  20. 12 2.1.5. Các phương pháp đo lường rủi ro Liên quan đến phản ứng của cá nhân đối với rủi ro hay sự yêu thích rủi ro, ghét rủi ro hoặc trung lập với rủi ro các nhà kinh tế học có nhiều nghiên cứu thực nghiệm với các cách thức đo lường nó một cách khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có một số phương pháp sau theo Gary Charness, Uri Gneezy và Alex Imas (2012) . Phân tích rủi ro bằng mô hình hoá bóng hơi (BART): Trong mô hình này sự yêu thích rủi ro sẽ được đo lường bằng cách cho cá nhân chơi trò chơi bơm các quả bóng có màu khác nhau trên máy tính Lejuez et al. (2002), các quả bóng được bơm lần lượt, mỗi lần bơm thì quả bóng sẽ to hơn đồng nghĩa với số tiền dự trữ tạm thời trong đó sẽ tăng lên cho đến khi quả bóng nổ khi đó số tiền dự trữ sẽ mất hết, dĩ nhiên người chơi sẽ được quyền dừng bơm để nhận được số tiền quả bóng đang dự trữ và chuyển vào tài khoản vĩnh viễn để tiếp tục chơi với quả bóng khác. Trong trò chơi này người chơi sẽ không biết mức dự trữ tối đa của mỗi quả bóng là bao nhiêu đồng nghĩa với việc không biết khi nào sẽ phát nổ, như vậy càng bơm quả bóng lớn hơn thì xác suất đối với rủi ro mất tiền càng cao, do đó người thích rủi ro sẽ muốn bơm nhiều hơn trong khi đó người ngại rủi ro sẽ bơm ít hơn, sau đó nhà nghiên cứu sẽ lấy số trung bình của máy bơm không bao gồm trường hợp bóng bay bị nổ là giá trị điều chỉnh tương ứng với sở thích rủi ro của nhân. . Phương pháp bảng câu hỏi: Đây là phương pháp đo lường yêu thích rủi ro bằng bảng câu hỏi có thang điểm 10, với 1 là hoàn toàn không mong muốn và 10 là mong muốn hoàn toàn, nó gợi ra những yêu thích rủi ro và cá nhân tự báo cáo xu hướng rủi ro của chính mình, phương pháp này được thực hiện với các câu hỏi thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tuỳ theo mong muốn của người nghiên cứu. . Phương pháp Gneezy và Potters (1997): Phương pháp cung cấp một biện pháp ưu đãi về rủi ro mà ở đó người tham gia trò chơi đầu tư tài chính sẽ được trả tiền thật bằng khoảng tiền ban đầu cộng cho khoảng đầu tư sinh lời hoặc lỗ sau khi kết thúc trò chơi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2