intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng sở hữu chéo và vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc không tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm minh bạch tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng sở hữu chéo và vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- NGUYỄN TRÍ THIỆN THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----o0o---- NGUYỄN TRÍ THIỆN THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỐC KHANH TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giả luận văn Nguyễn Trí Thiện
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ ngữ viết tắt Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết của đề tài............................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................. 2 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ............................................................ 2 4. Kết quả đạt được và một số hạn chế của đề tài ..................................................... 3 5 Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN .................................................................................... 5 1.1 Các khái niệm ......................................................................................................... 5 1.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu........................................................................... 5 1.1.2 Khái niệm về quyền quản lý ......................................................................... 5 1.1.3 An toàn hoạt động của tổ chức tín dụng ....................................................... 6 1.2 Hình thức sở hữu chéo ........................................................................................ 12
  5. 1.2.1. Khái niệm về hình thức sở hữu chéo........................................................... 12 1.2.2. Phân loại các hình thức sở hữu chéo ........................................................... 12 1.2.3. Nguyên nhân của hình thức sở hữu chéo .................................................... 14 1.2.4. Các cách thức thực hiện sở hữu chéo .......................................................... 16 1.2.5. Ưu điểm của hình thức sở hữu chéo ........................................................... 16 1.2.6. Nhược điểm của hình thức sở hữu chéo...................................................... 17 1.3 Hình thức sở hữu chéo ở một số nước trên thế giới ............................................. 18 1.3.1 Hình thức sở hữu chéo ở nước Đức ............................................................ 18 1.3.2 Hình thức sở hữu chéo ở Nhật Bản ............................................................. 19 1.3.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam ...................................................... 19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 21 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO VÀ VẤN ĐỀ KHÔNG TUÂN THỦ CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................ 22 2.1 Một số quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay................................................................................................ 22 2.1.1 Vốn của ngân hàng thương mại .................................................................. 22 2.1.2 Giới hạn tín dụng......................................................................................... 23 2.1.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần ............................................................... 24
  6. 2.1.4 Đảm bảo khả năng chi trả ........................................................................... 24 2.1.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro ............................................................. 25 2.2 Thực trạng hình thức sở hữu chéo ở Việt Nam .................................................... 25 2.2.1 Hình thức sở hữu chéo tại ngân hàng thương mại nhà nước ...................... 26 2.2.2 Hình thức sở hữu chéo tại ngân hàng thương mại cổ phần ......................... 27 2.2.3 Hình thức sở hữu chéo giữa các ngân hàng và doanh nghiệp ..................... 29 2.3 Phân tích vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam do tình trạng sở hữu chéo gây ra ........... 30 2.3.1 Vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại nhà nước .......................................................................... 30 2.3.2 Vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại cổ phần ............................................................................ 34 2.3.3 Vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng và doanh nghiệp .................................................................................. 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.............................................................................................. 50 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO VÀ HẠN CHẾ CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HÌNH THỨC SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ................................................................. 51 3.1 Dự đoán xu hướng của hình thức sở hữu chéo trong thời gian tới ...................... 51
  7. 3.2 Một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng .............................................................................................. 52 3.2.1 Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan .............................................. 53 3.2.2 Quy định về công bố thông tin .................................................................... 54 3.2.3 Chế tài ......................................................................................................... 54 3.2.4 Giám sát cổ đông, tổ chức sở hữu ngân hàng ............................................. 54 3.3 Một số kiến nghị nhằm hạn chế hình thức sở hữu chéo ....................................... 55 3.3.1 Đối với Chính Phủ ...................................................................................... 55 3.3.2 Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước ............................................ 55 3.3.3 Đối với các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng thương mại nhà nước đang sở hữu cổ phần tại các ngân hàng thương mại cổ phần ............................... 56 3.1.4 Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần................................................ 57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.............................................................................................. 59 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 60 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
  8. DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT AMC : Công ty Quản lý Tài sản BKS : Ban Kiểm soát BCTC : Báo cáo tài chính CAR : (Capital Adequacy Ratio) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CEO : (Chief Executive Officer) Tổng Giám đốc DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước HĐQT : Hội đồng quản trị KTT : Kế toán trưởng NCTH : Nghiên cứu tình huống NH : Ngân hàng NHVN : Ngân hàng Việt Nam NHTM : Ngân hàng Thương mại NHTMNN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần NHNN : Ngân hàng Nhà nước P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc SHC : Sở hữu chéo
  9. TCTD : Tổ chức tín dụng TGĐ : Tổng Giám đốc TV.BKS : Thành viên Ban Kiểm soát TV. HĐQT : Thành viên Hội đồng Quản trị VN : Việt Nam DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM STT NGÂN HÀNG MÃ NH 1 NHTMCP An Bình ABB ABBank 2 NHTMCP Á Châu ACB Asia Commercial Bank 3 NH Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam AGRB Agribank 4 NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BIDV BIDV 5 NHTMCP Bảo Việt BVB Baoviet Bank 6 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG Viettinbank 7 NHTMCP Đại Á DAB Dai A Bank 8 NHTMCP Đông Á EAB DongA Bank 9 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EIB Eximbank 10 NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu GB GP Bank 11 NHTMCP Bản Việt GDB Gia Dinh Bank 12 NHTMCP Phát triển TP.HCM HDB HDBank 13 NHTMCP Kiên Long KLB Kien Long Bank 14 NHTMCP Liên Việt LPB Lien Viet Bank 15 NHTMCP Quân Đội MB MB Bank 16 NHTMCP Phát Triển Mê Kong MDB MeKong Development Bank 17 NHTMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long MHB MHB Bank 18 NHTMCP Hàng Hải MSB Maritime Bank 19 NHTMCP Nam Á NAB Nam A Bank 20 NHTMCP Bắc Á NASB North Asia Bank 21 NHTMCP Nam Việt NVB Nam Viet Bank 22 NHTMCP Phương Đông OCB ORICOMBANK 23 NHTMCP Đại Dương OCB Ocean Bank 24 NHTMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB PGBank 25 NHTMCP Phương Nam PNB Southern Bank
  10. 26 NHTMCP Đại Chúng(NHTMCP Phương Tây sáp nhập Cty Tài Chính CP Dầu khí Việt Nam PVB Pvcombank 27 NHTMCP Sài Gòn (sáp nhập) SCB Sai Gon Commercial Bank 28 NHTMCP Đông Nam Á SEAB Sea Bank 29 NHTMCP Sài Gòn Công Thương SGB Saigonbank 30 NHTMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB SH Bank 31 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB Sacombank NHTMCP Xây Dựng Việt Nam(NHTMCP Xây Dựng 32 VN) TB Trust Bank 33 NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam TCB Techcombank 34 NHTMCP Tiên Phong Bank TPB Tien Phong Bank 35 NHTMCP Việt Á VAB Viet A Bank 36 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB Vietcombank 37 NH Phát Triển Việt Nam VDB VDB 38 NHTMCP Quốc Tế VIB VIBbank 39 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB VPBank 40 NHTMCP Việt Nam Thương Tín VTTB Vietbank 41 NHTMCP Phương Tây WEB Western Bank
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Hình thức sở hữu chéo giữa ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ..............26 Hình 2.2 Hình thức sở hữu chéo tại ngân hàng thương mại cổ phần .................................27 Hình 2.3 Hình thức sở hữu chéo giữa ngân hàng và doanh nghiệp ...................................29 Hình 2.4 Thực trạng sở hữu chéo tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước .........31 Hình 2.5 Mối quan hệ sở hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cổ phần .............36 Hình 2.6 Sở hữu chéo giữa ACB và các NH có liên quan .................................................37 Hình 2.7 Sở hữu chéo giữa ACB và KienLong Bank ........................................................38 Hình 2.8 Sở hữu chéo giữa ACB - DaiABank ...................................................................39 Hình 2.9 Sở hữu chéo giữa ACB và Eximbank .................................................................41 Hình 2.10 Sở hữu chéo giữa ACB và VietBank ................................................................42 Hình 2.11 Sở hữu chéo giữa ACB và VietABank .............................................................43 Hình 2.12 Sở hữu chéo giữa các ngân hàng và doanh nghiệp ...........................................47 Hình 2.13 Cho vay theo quan hệ tại NHTMCP An Bình ..................................................48
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Hệ thống các ngân hàng thương mại ở nước ta đã có bước phát triển đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định trật tự xã hội. Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng thương mại vẫn còn nhiều mặt tồn tại như: nợ xấu tăng cao, thanh khoản của hệ thống chưa thực sự ổn định, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa thực sự vững chắc. Một số vụ bê bối tài chính trong hệ thống ngân hàng trong thời gian qua điển hình như vụ án Bầu Kiên (Nguyễn Đức Kiên) xảy ra tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) và vụ án Huỳnh Thị Huyền Như xảy ra tại ngân hàng công thương Việt Nam đã làm ảnh hưởng lớn đến lòng tin của các khách hàng đối với hệ thống ngân hàng. Đồng thời, cũng làm giảm xếp hàng tín nhiệm của các tổ chức tài chính tại Việt Nam nguyên nhân một phần cũng là do sở hữu chéo gây ra. Thêm nữa, sự sụp đổ của tập đoàn tài chính Vinashin một phần là do Vinashin là “con cưng” của Chính phủ nên được ưu tiên trên mọi phương diện, kể cả việc “lách” các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động của các ngân hàng mà Chính phủ chỉ định để cho Vinashin vay vốn. Ngoài việc cho Vinashin vay vốn, còn có rất nhiều các ngân hàng thương mại khác có tham gia góp vốn hoặc đầu tư một cách gián tiếp vào dự án Vinashin. Vì vậy, khi Vinashin sụp đổ, kéo theo không ít các tổ chức tài chính bị liên lụy như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (đã bị sáp nhập), ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội … Sở hữu chéo được thừa nhận là khá phổ biến nhưng lại có rất ít các nghiên cứu khoa học nghiên cứu về các mối quan hệ sở hữu chéo. Sở dĩ như vậy là vì mức độ sở hữu chéo ở Việt Nam rất khó đánh giá. Nguyên do là không minh bạch thông tin và các kế
  13. 2 sách lách luật sở hữu một cách hợp pháp. Ở Việt Nam hiện nay, do lạm dụng mô hình sở hữu chéo nên việc này đã trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Từ những thực tiễn trên, tôi xin chọn đề tài “Thực trạng sở hữu chéo và vấn đề không tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, luận văn xin đưa ra hai vấn đề cần làm rõ như sau:  Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các doanh nghiệp phi ngân hàng như thế nào.  Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động và gây ra những tác động tiêu cực như thế nào đối với việc quản lý và điều hành hoạt động của các ngân hàng thương mại. Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc không tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng thương mại, từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm minh bạch tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo. 3. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Để làm rõ các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại luận văn sử dụng các nghiên cứu thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích để khái quát và nêu ra những đặc điểm nổi bật của tình trạng sở hữu chéo hiện nay tại các ngân hàng thương mại.
  14. 3 Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 35 ngân hàng thương mại cổ phần và 6 ngân hàng thương mại nhà nước để phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung giám sát của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2010 -2013. Tức là sau khi thực hiện nghị định 141/2006/NĐ-CP và Nghị định 10/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trong nước, các bản cáo bạch được công bố trong những năm 2010-2013. Các trang web của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại và các trang báo kinh tế - xã hội. Các bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học … 4. Kết quả đạt được và một số hạn chế của đề tài Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã tổng hợp được, luận văn nêu ra một cách khái quát về các khái niệm của sở hữu chéo, những ưu điểm và nhược điểm cũng như những hệ quả xấu mà hình thức sở hữu chéo gây ra cho hệ thống ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra cách thức mà sở hữu chéo có thể “lách” qua các quy định về an toàn hoạt động của các tổ chức tín. Luận văn cũng kiến nghị một số giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo đối với hệ thống ngân hàng và đề xuất một số biện pháp chế tài nhằm tạo ra khung pháp lý xử lý những vi phạm liên quan đến hình thức sở hữu chéo. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như độ dài của luận văn, tác giả không nghiên cứu sâu và hệ thống được toàn bộ các vấn đề sở hữu chéo của toàn hệ thống ngân hàng thương mại mà chỉ tập trung vào một số ngân hàng nổi bật, có tình trạng sở hữu chéo chằng chịt và làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng trong thời gian qua. Các giải pháp kiến nghị cũng chưa phải là những biện pháp tốt nhất nhằm xử lý triệt để những tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo và cần tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu hơn trong những nghiên cứu sau này.
  15. 4 5. Cấu trúc luận văn Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Thực trạng sở hữu chéo tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế hình thức sở hữu chéo và hạn chế các tác động tiêu cực của hình thức sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
  16. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm về quyền sở hữu Quyền sở hữu: Là chỉ tổng hợp các qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Khái niệm quyền sở hữu vừa là một phạm trù kinh tế vừa là một phạm trù pháp lý. Là phạm trù kinh tế, sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất xã hội, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế- xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu là việc tài sản, thành quả lao động, tư liệu sản xuất thuộc về ai, do đó nó thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Là phạm trù pháp lý, quyền sở hữu mang tính chất chủ quan vì nó là sự ghi nhận của Nhà nước, nhưng Nhà nước không thể đặt ra quyền sở hữu theo ý chí chủ quan của mình mà quyền sở hữu được qui định trước hết bởi nội dung kinh tế xã hội, tức là thể chế hoá những quan hệ chiếm hữu, sử dụng và định đoạt những của cải vật chất do con người tạo ra. 1.1.2 Khái niệm về quyền quản lý Khái niệm về quản lý đã xuất hiện từ lâu và phát triển cùng với những mối quan hệ về sản xuất, nó được hiểu phụ thuộc vào chế độ xã hội, nghề nghiệp… cùng với sự phát triển của xã hội thì khái niệm này ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
  17. 6 Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường luôn biến động. Quản lý doanh nghiệp là hệ thống các cơ chế mà theo đó doanh nghiệp được quản lý thông qua việc tổ chức điều hành nội bộ, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quản lý như cổ đông, hội đồng quản trị, Giám đốc, người lao động và những người có lợi ích có liên quan được phân công rõ ràng. Theo đó quyền quản lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên để hoàn thành mục tiêu chung. 1.1.3 An toàn hoạt động của tổ chức tín dụng Khi nhắc tới an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng người ta sẽ nhắc tới trước hết là các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel I và Hiệp ước Basel II, và được áp dụng đối với Việt Nam là thông tư 13 của Ngân hàng nhà nước được ban hành năm 2010. Những tiêu chuẩn về an toàn hoạt động này đã ra đời cách đây hai thập kỷ và cho đến nay vẫn còn giữ nguyên được những giá trị thực tiễn của nó. Các tổ chức tín dụng trên toàn thế giới vẫn đang áp dụng và cố gắng tuân thủ một cách triệt để những tiêu chuẩn trong Hiệp ước nhằm hạn chế tối đa những rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Theo đó, để đảm bảo an toàn hoạt động của mình, các ngân hàng phải tuân thủ theo 25 nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả của Ủy ban Basel. 1.1.3.1 Quá trình hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel Ủy ban Basel được thành lập vào năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của nhóm 10 nước. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban này đã bao gồm 27 nước mà hầu
  18. 7 hết là các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này được nhóm họp 4 lần trong một năm. Trong Ủy ban còn có 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận khác được nhóm họp thường xuyên để thực hiện các nội dung công việc của Ủy ban. Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban này chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo cho thống đốc đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước thành viên. Từ đó tìm kiếm sự hậu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Những tiêu chuẩn bao quát một dải rất rộng các vấn đề tài chính. Một mục tiêu quan trọng trong công việc của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát; và (2) việc giám sát phải tương xứng. Vào năm 1988, Ủy ban đã công bố hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Từ năm 1988, Basel I không chỉ được phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn ở hầu hết các nước khác với các ngân hàng hoạt động quốc tế.
  19. 8 Năm 1999, Ủy ban Basel đã đề xuất khung đo lường mới (Basel II) với 3 trụ cột chính: (1) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (2) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn của các tổ chức tài chính; và (3) sử dụng hiệu quả việc công bộ thông tin nhằm làm mạnh kỷ luật thị trường như là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Sau những tương tác rộng rãi với các ngân hàng, các nhóm ngành và các cơ quan giám sát không phải thành viên của Ủy ban, Basel II được ban hành vào ngày 26/06/2004. Tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới. 1.1.3.2 Ba trụ cột chính của Basel II Trụ cột thứ nhất – Các yêu cần vốn tối thiểu So với Basel I, Basel II mang tính kế thừa và phát huy hiệu quả mạnh hơn thông qua việc quy định chi tiết hơn so với Basel I. Theo quy định trong Basel II, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn cấp 2. Hệ số CAR được tính theo công thức: Vốn ngân hàng CAR = Tài sản có điều chỉnh rủi ro Vốn ngân hàng Vốn ngân hàng được chia thành hai cấp, vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm: Vốn cổ phần thường và dự trữ được công bố.
  20. 9 Vốn cấp 2 gồm: Dữ trữ không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/ dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (nợ/vốn chủ sở hữu), nợ thứ cấp. Các giới hạn: Tổng vốn cấp 2 được đưa vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình. Tài sản có điều chỉnh rủi ro Tùy theo mỗi loại tài sản sẽ được gắn cho một trọng số rủi ro. Theo Basel I trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 4 mức là 0%, 20%, 50% và 100% theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Ví dụ tiền mặt tại quỹ hay trái phiếu chính phủ có trọng số rủi ro là 0%, các khoản vay cho khu vực tư nhân là 100%. Nhược điểm lớn nhất của quy định này là không phân biệt các loại rủi ro đặc thù. Ví dụ tất cả các khoản vay của khu vực tư nhân đều được gắn trọng số 100%, cho dù đó là khoản vay của một công ty nổi tiếng như IBM hoặc của một doanh nghiệp địa phương không có tên tuổi. Basel II đã khắc phục nhược điểm này. Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc xếp hạng tín nhiệm của chủ nợ. Điểm khác biệt nữa trong Basel II là nợ được chia thành 5 nhóm có trọng số lần lượt là 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Trụ cột thứ hai - Tăng cường cơ chế giám sát Trụ cột này là tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro. Quy trình kiểm tra kiểm sát trong Basel II không chỉ để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để giải quyết tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích ngân hàng phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1