intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

23
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của một số trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2014 - 2016. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các trang trại trong nền kinh tế thị trường ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ GIANG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên - năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ GIANG THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8-62-01-15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên - năm 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ngày tháng năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Các quý thầy cô khoa Kinh tế và phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn PGS. TS Trần Văn Điền Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Huyện Ủy, UBND và các phòng ban huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Giang
  5. iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2 . Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến nghiên cứu ........................................................................................................ 2 1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 6 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 7 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 7 1.1.1. Sự hình thành và phát triển trang trại ...................................................... 7 1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại .................................................................. 10 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại ...................................... 12 1.1.4. Phát triển kinh tế trang trại .................................................................... 16 1.2. Đặc trưng của kinh tế trang trại................................................................ 17 1.2.1. Đặc trưng của kinh tế trang trại............................................................. 17 1.2.2. Những tiêu chí xác định kinh tế trang trại ............................................ 24 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại .......... 25 1.3.1. Các yếu tố thuộc về Nhà nước ảnh hưởng đến chính sách phát triển kinh tế trang trại ...................................................................................... 25 1.3.2. Các yếu tố thuộc về trang trại .............................................................. 26 1.3.3. Các yếu tố khác ..................................................................................... 27 1.4. Vai trò của kinh tế trang trại trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn ........................................................................................ 28 1.4.1. Vai trò của kinh tế trang trại ................................................................. 28 1.4.2.Kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại trên thế giới ..................... 32 1.4.3. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nước ta từ khi đổi mới theo nền kinh tế thị trường ...................................................................................... 33 1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn ........................ 36
  6. iv CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 37 2.1.Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 37 2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 37 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 37 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 37 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu: ......................................................................... 37 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 38 2.4.3.Phương pháp xử lý số liệu...................................................................... 38 2.4.4.Hệ thống các chỉ tiêu phân tích .............................................................. 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................... 40 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 40 3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ................................................................. 40 3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội huyện Phù Ninh ............................................ 42 3.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Phù Ninh giai đoạn 2014 -2016....................................................................................................... 45 3.2.1. Các loại hình trang trại ở huyện Phù Ninh............................................ 45 3.2.2. Đặc điểm, tình hình cơ bản của chủ trang trại ..................................... 47 3.3. Khó khăn và hạn chế trong sản xuất kinh doanh trang trại..................... 65 3.4. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Phù Ninh ................ 68 3.4.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại của Đảng và nhà nước ............ 68 3.4.2. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ........................................................................................................... 69 3.4.2. Một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ........................................ 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 77 KẾT LUẬN .................................................................................................... 77 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
  7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất của huyện Phù Ninh qua các năm 2014 - 2016 ............................................................................................ 41 Bảng 3.2. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp địa bàn huyện giai đoạn 2011-2016 ..................................................................................... 42 Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng các ngành giai đoạn 2014 - 2016 ................................................................................... 43 Bảng 3.4. Thống kê gia súc, gia cầm địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 .... 44 Bảng 3.5. Số lượng và cơ cấu trang trại .......................................................... 45 Bảng 3.6. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại ................................. 47 Bảng 3.7. Số lượng và cơ cấu trang trại .......................................................... 48 Bảng 3.8. Lao động tham gia sản xuất trong trang trại ................................... 49 Bảng 3.9. Đất đai của các trang trại điều tra phân theo loại hình và mục đích sử dụng .................................................................................. 50 Bảng 3.10. Thực trạng và nguồn gốc đất đai của trang trại ............................ 51 Bảng 3.11. Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trại ............................ 52 Bảng 3.12. Tình hình sử dụng vốn của trang trại tính bình quân phân theo lĩnh vực sản xuất ................................................................... 54 Bảng 3.13. Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại ............................. 55 Bảng 3.14. Các hình thức tiêu thụ sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh ..................................................................... 55 Bảng 3.15. Giá trị sản xuất kinh doanh bình quân/ trang trại và tỷ suất hàng hóa theo ngành năm 2016 .................................................... 56 Bảng 3.16. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2016 Bình quân một trang trại ... 57 Bảng 3.17 Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại điều tra .......................... 58 Bảng 3.18. Hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2016 của các trang trại ........ 60 Bảng 3. 19 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại ............................. 61 Bảng 3. 20. Tỷ lệ trang trại đã thực hiện tốt bảo vệ môi trường năm 2016 .... 62 Bảng 3. 21. Những khó khăn của chủ trang trại ............................................. 65
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 TBCN Tư bản chủ nghĩa 2 PGS-TS Phó Giáo sư - Tiến sỹ 3 TT Trang trại 4 KTTT Kinh tế trang trại 5 CNH Công nghiệp hoá 6 HĐH Hiện đại hoá 7 CSDL Cơ sở dữ liệu 8 TNHH Thu nhập hỗn hợp 9 GTSX Giá trị sản xuất 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 UBND Uỷ ban nhân dân 12 KH &CN Khoa học và công nghệ 13 PTNT Phát triển nông thôn 14 HTX Hợp tác xã 15 DĐĐT Dồn điền đổi thửa
  9. 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trang trại là một loại hình sản xuất nông nghiệp được hình thành tương đối sớm trên thế giới, tuỳ từng thời kỳ mà có những hình thức, tên gọi khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là sản xuất hàng hoá tự chủ với quy mô lớn. Phát triển kinh tế trang trại là xu hướng tất yếu trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Ngày nay, trang trại là loại hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nền nông nghiệp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, trang trại đã hình thành và trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của sự phát triển. Tuy nhiên, trang trại gia đình chỉ phát triển từ đầu thập niên 1990 sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Luật đất đai ra đời năm 1993, giao quyền sử dụng đất sản xuất ổn định và lâu dài cho hộ gia đình nông dân. Từ khi có chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của các hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ chuyên môn cao đóng góp ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Mới hình thành và phát triển nhưng kinh tế trang trại đã khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, vốn trong dân cư để đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại đã nảy sinh nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết kịp thời liên quan đến nhận thức, cơ chế chính sách của Nhà nước: về đất đai, lao động, vốn đầu tư, tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ của chủ trang trại trước pháp luật.v.v... nhằm củng cố và phát triển loại hình này một cách tích cực, ổn định và bền vững.
  10. 2 Đã có nhiều công trình nghiên cứu trên các cấp độ khác nhau về kinh tế trang trại ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã nêu ra và đều mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế trang trại để tìm ra hướng đi, đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để phát huy vai trò của kinh tế trang trại trong nền nông nghiệp của nước ta hiện nay. Tuy vậy, vì sản xuất nông nghiệp được diễn ra trên không gian rộng lớn, mỗi vùng, thậm chí mỗi tiểu vùng cũng có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, nên các trang trại ở mỗi vùng cũng có những đặc điểm khác nhau. Phù Ninh là một huyện nằm ở tỉnh Phú Thọ, là một tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp, đất đai đồi rừng, chăn nuôi, nhưng kinh tế trang trại Phù Ninh còn rất nhỏ bé cả về số lượng và chất lượng, chưa có đóng góp nhiều cho kinh tế của tỉnh mà loại hình này có nhiều cơ hội phát triển. Để xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại là hướng đi đúng đắn, cần được quan tâm giúp đỡ bằng những chính sách hợp lý, góp phần khai thác một cách có hiệu quả và bền vững tiềm năng về đất đai ở Phú Thọ. Việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn về kinh tế trang trại trong tỉnh, từ đó đề ra một số giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh có một ý nghĩa rất quan trọng. Xuất phát từ thực tế địa phương, với kinh nghiệm công tác trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tác giả thời gian qua, đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” đã được chọn để nghiên cứu. 1.2 . Tổng quan các công trình khoa học đã công bố liên quan đến nghiên cứu Kinh tế trang trại theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường thực sự phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đổi mới quản lý sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Trong những năm gần đây, một số cơ quan nghiên cứu và
  11. 3 quản lý ở trung ương và địa phương đã bước đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại. Từ cuối những năm 1990, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cũng như một số cơ quan nghiên cứu ở Trung ương và địa phương đã bắt đầu nghiên cứu, tổng kết về kinh tế trang trại. Báo cáo tổng kết của Bộ NN&PTNT năm 1999 về tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số tỉnh, thành phố đã đánh giá tương đối toàn diện thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 1999. Báo cáo cho rằng đây là một mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả, phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp ở nước ta thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các tỉnh, thành phố, Bộ NN&PTNT đã đề ra một số chính sách về phát triển kinh tế trang trại: tạo điều kiện về đất sản xuất, vốn tín dụng ưu đãi và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại. Sau khi có định hướng của các cơ quan quản lý nhà nước, mô hình kinh tế trang trại đã phát triển ở nhiều nơi, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc và các tỉnh khu vực Tây nguyên. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện, tập trung giải quyết những khó khăn vướng mắc, cản trở sự phát triển của kinh tế trang trại. GS.TS. Trần Đức, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam, trong công trình nghiên cứu “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”, NXB Thống kê (1998) đã nhấn mạnh hiệu quả kinh tế và những tác động tích cực về môi trường và xã hội khi phát triển kinh tế trang trại ở các tỉnh miền núi. Tuy nhiên, theo tác giả, khó khăn lớn nhất cản trở sự phát triển của mô hình này chính là thói quen, tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của bà con nông dân. Hơn thế nữa, tác giả Trần Đức cho rằng, trình độ dân trí chưa cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chuyển giao công nghệ cho nông dân vùng nông thôn, miền núi.
  12. 4 Cũng cùng quan điểm đó, trong công trình nghiên cứu: “Phát triển kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam” (năm 2000), tập thể tác giả thuộc Hội Khoa học kinh tế Việt Nam đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Nhà nước trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế trang trại. Người dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cung - tự cấp lên sản xuất hàng hoá theo mô hình kinh tế trang trại, không chỉ cần vốn, khoa học - công nghệ, thị trường mà còn cần kỹ năng tổ chức sản xuất. Đề tài cấp Nhà nước “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ giao cho Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chủ trì nghiên cứu từ năm 1999 đến năm 2000, (GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ nhiệm), là công trình nghiên cứu công phu và đồ sộ nhất về kinh tế trang trại ở Việt Nam cho đến thời điểm này. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp cụ thể về đất đai, về vốn, về phát triển nguồn nhân lực, về thị trường, về khoa học - công nghệ, về phát triển hạ tầng nông thôn, về phát triển công nghiệp chế biến và tăng cường quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng đã được xuất bản thành sách: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam” do GS.TS. Nguyễn Đình Hương làm chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000). Từ năm 2000 đến nay, một số trường đại học, viện nghiên cứu và các địa phương đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về kinh tế trang trại. Từ năm 2005 đến năm 2006, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chủ trì đề tài cấp Bộ (PGS.TS. Phạm Hồng Chương làm chủ nhiệm): “Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình”, nghiệm thu năm 2007. Đề tài đã đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Quảng Bình. Tại Trường Đại học Ngoại thương, đề tài cấp Bộ về “Kinh tế trang trại và những giải pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam” đã được tổ
  13. 5 chức nghiên cứu và nghiệm thu năm 2004 (đề tài do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan làm chủ nhiệm). Các công trình nghiên cứu kể trên, ngoài việc phân tích những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế trang trại, đã đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước và các cấp có thẩm quyền ban hành một số chủ trương, chính sách thúc đẩy mô hình kinh tế này phát triển. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu gần đây về kinh tế trang trại mới tập trung chủ yếu vào đề xuất các giải pháp tổ chức, quản lý về phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương cụ thể, gắn với điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của địa phương đó, chưa có công trình nào chuyên sâu nghiên cứu chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài và khoảng trống cho nghiên cứu của đề tài Theo sự tiếp cận tài liệu và nhận thức của tác giả, cho đến nay, đã có khá nhiều cơ quan khoa học, cơ quan quản lý và các nhà khoa học ở nước ta nghiên cứu về kinh tế trang trại trong thời kỳ đổi mới. Kinh tế trang trại cũng đã trở thành chủ đề nghiên cứu của một số đề tài nghiên khoa học cấp Bộ, cấp tỉnh và luận văn thạc sỹ. Một số công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá toàn diện về kinh tế trang trại, nhưng mới chủ yếu đề cập đến kinh tế trang trại ở một địa phương, một vùng cụ thể. Mặt khác, các công trình này cũng chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại nói chung, ít chú ý đến sự phát triển bền vững và chủ yếu phân tích định tính. Một số đề tài, bài viết chưa dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát toàn diện về kinh tế trang trại trên địa bàn qua khảo sát thực tế của địa bàn huyện trung du, miền núi. Vì vậy cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống, toàn diện cả về lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Phù Ninh.
  14. 6 1.3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của một số trang trại trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2014 - 2016. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho các trang trại trong nền kinh tế thị trường ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần hoàn thiện lý luận về phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất của kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường; định hướng đưa sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng. Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần kiến nghị, đề xuất việc điều chỉnh bổ sung các cơ chế chính sách, giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phù Ninh nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung; Kết quả nghiên cứu giúp cho chủ trang trại có định hướng và giải pháp đúng đắn trong việc đầu tư phát triển, mở rộng, sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân trong thời kỳ hội nhập kinh tế ngày một sâu rộng.
  15. 7 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Sự hình thành và phát triển trang trại 1.1.1.1. Quan niệm về trang trại Lịch sử phát triển của nền nông nghiệp thế giới luôn tồn tại hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tập trung và sản xuất phân tán . Qua đó “Trang trại” là thuật ngữ dùng để mô tả, chỉ và gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn, với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị trường. Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS)... Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ KT- XH, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên (Lê Trọng, 2000)[11]. Ở Việt Nam, trước năm 2000 do có nhiều cách tiếp cận, phân tích đánh giá khác nhau nên có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trang trại và kinh tế trang trại. Có quan điểm cho rằng, "trang trại là một tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường" (Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Khánh Quắc, 1999) [6].
  16. 8 PGS.TS. Hoàng Việt đã đưa ra khái niệm "Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường" Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN- TCTK ngày 23.6.2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thông có hai nhóm đối tượng có thể tham gia đầu tư sản xuất theo mô hình trang trại, đó là hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đó nghỉ hưu, các loại hộ thành thị (gọi chung là hộ gia đình) và cá nhân. Từ đó, hình thành nên hai loại hình kinh doanh là trang trại gia đình và trang trại cá nhân Theo thông tư 74/2003/TT-BNN ngày 4tháng 7 năm 2003 - Một hộ Sản Xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản được xác định là trang trại phải đạt một trong hai tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá; dịch vụ bình quân 1 năm, hoặc về quy mô sản xuất của trang trại được quy định của Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK. - Đối với hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp có nhiều loại sản phẩm hàng hoá của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản thì tiêu chí để xác định trang trại là giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ bình quân 1 năm 1.1.1.2. Phân loại trang trại Theo thông tư Số: 27/2011/TT-BNNPTNT Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì việc phân loại trang trại được quy định tai điều 3 như sau: Các trang trại được xác định theo lĩnh vực sản xuất như sau: + Trang trại trồng trọt; + Trang trại chăn nuôi; + Trang trại lâm nghiệp;
  17. 9 + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản; + Trang trại tổng hợp. Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nông sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp không có ngành nào chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp. + Trang trại trồng trọt: là các trang trại trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm,hoặc trồng cây lâm nghiệp + Trang trại chăn nuôi: là trang trại hoạt động chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò,v.v...; chăn nuôi gia súc: lợn, dê,v.v...; chăn nuôi gia cầm: gà, vịt, ngan, ngỗng,v.v... + Trang trại nuôi trồng thuỷ sản. + Trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp: là trang trại có từ 2 hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản khác nhau trở lên và mỗi hoạt động đều đạt về quy mô hoặc mức giá trị hàng hoá và dịch vụ như quy địnhcho trang trại Ngoài ra còn phân loại trang trại theo các hình thức sau:  Phân loại theo hình thức quản lý + Trang trại gia đình độc lập: Là trang trại mà độc lập một gia đình thành lập, và điều hành quản lý. + Trang trại liên doanh: Là trang trại có từ hai hay nhiều gia đình cùng nhau thành lập và điều hành quản lý. + Trang trại hợp doanh theo cổ phần: Là trang trại kết hợp hai hay nhiều loại hình sản xuất kinh doanh và cùng nhau góp vốn theo hình thức cổ phần hóa. + Trang trại uỷ thác: Là loại hình trang trại mà người sáng lập, thành lập nên ủy quyền cho một hay một nhóm người nào đó điều hành quản lý.
  18. 10  Theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất + Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ vốn tài sản của trang trại thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại. + Chủ trang trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất và phải đi thuê một phần:Là loại hình trang trại mà trong đó toàn bộ vốn và tài sản của trang trại không thuộc quyền sở hữu của riêng chủ trang trại mà còn có của một hay nhiều sở hữu khác. + Chủ trang trại thuê hoàn toàn tư liệu sản xuất: Là loại hình trang trại mà toàn bộ phần tư liệu sản xuất và tài sản cố định không thuộc quyền sở hữu của chủ trang trại, mà đó là đi thuê còn chủ trang trại chỉ bỏ chi phí lưu động để sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm kinh tế trang trại Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đều có quan điểm chung, phát triển kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá, khác với nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Marx đã phân biệt chủ trang trại với người tiểu nông ở hai khía cạnh đó là: người chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra; còn người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt. Theo những tư liệu nước ngoài có thể hiểu “kinh tế trang trại” hay “trang trại” hoặc “kinh tế nông trại” hay “nông trại”, là một mô hình mà ở đó sản xuất nông nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người và ở đây phần đông là chủ hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường. Hai thuật ngữ “trang trại” hay “kinh tế trang trại”, trong nhiều trường hợp được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa. Về thực chất, trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm không đồng nhất. Bởi vì, ”Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là
  19. 11 nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” [12]. Khi nói về ”kinh tế trang trại” tức là nói đến mặt ”kinh tế” của trang trại. Ngoài mặt kinh tế còn có thể nhìn nhận trang trại từ phía xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong nghiên cứu và quản lý người ta thường chú trọng đến kinh tế của trang trại mà ít chú ý đến nội dung xã hội và môi trường của trang trại. Cho nên, khi nói kinh tế trang trại người ta thường gọi tắt là trang trại, vì mặt kinh tế là là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi. Do vậy, trong văn phong khẩu ngữ tiếng Việt, ở một số trường hợp cụ thể, cụm từ “trang trại” và “kinh tế trang trại” có thể được dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi và coi chúng như những cụm từ đồng nghĩa . Kinh tế trang trại có nhiều loại hình thức tổ chức, trong đó chủ yếu là trang trại gia đình. Hầu hết chủ trang trại là những người có ý chí làm giầu, có điều kiện làm giầu và biết làm giầu, có vốn, có trình độ kỹ thuật và khả năng quản lý, có hiểu biết nhất định về thị trường, bản thân và gia đình trực tiếp lao động và quản lý sản xuất trang trại, đồng thời có thuê mướn thêm lao động để sản xuất kinh doanh. Kinh tế trang trại mang tính chất sản xuất hàng hoá, gắn liền với thị trường, nên có nhu cầu cao hơn hẳn kinh tế hộ sản xuất tự cung, tự cấp về công tác tiếp thị, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiêp, mà trước hết là công nghiệp bảo quản chế biến nông, lâm, hải sản, chế tạo nông cụ, nhằm tăng năng lực lao động, hạ giá thành sản xuất, để đáp được đòi hỏi của khách hàng về quy cách, chất lượng sản phẩm, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là đơn vị trong nông, lâm, ngư nghiệp. Ngoài trang trại còn có những hình thức sản xuất khác như nông, lâm trường quốc doanh, kinh tế hợp tác và kinh tế hộ nông dân. Kinh tế trang trại không phải là thành phần kinh tế mà chỉ là một hình thức tổ chức sản xuất.
  20. 12 Từ những nhận thức trên cùng với việc tìm hiểu kinh nghiệm về trang trại ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế trang trại có thể hiểu như sau: Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nông, lâm, ngư nghiệp. Có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với các cách thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.((Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Khánh Quắc, 1999) [6]. Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 về Kinh tế trang trại của Chính phủ, kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Mặt khác, theo quy định tại Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23.6.2000 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có hai nhóm đối tượng có thể tham gia đầu tư sản xuất theo mô hình trang trại, đó là hộ nông dân, hộ công nhân viên Nhà nước và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu, các loại hộ thành thị (gọi chung là hộ gia đình) và cá nhân. Từ đó, hình thành nên hai loại hình kinh doanh là trang trại gia đình và trang trại cá nhân. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại Quan điểm của các nhà kinh điển về tính tất yếu tồn tại kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế trang trại. * Tính tất yếu khách quan của tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân Không phải bây giờ các nhà kinh tế mới bàn đến vai trò của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển nông nghiệp mà ngay từ cuối thế kỷ XIX Mác, Ăng- ghen đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Lúc đầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2