intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Triển vọng để thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn xây dựng khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thế nào là một Trung tâm Tài chính Quốc tế; để một đô thị hoặc một thành phố trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế thì cần hội tụ những yếu tố gì, và cấu thành cấu trúc ra sao; các quốc gia và các thành phố nếu sở hữu các Trung tâm Tài chính Quốc tế thì sẽ có những lợi ích đối với nền kinh tế và đất nước

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Triển vọng để thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế

  1. 01 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI NGỌC CHÂU TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH THÁI NGỌC CHÂU TRIỂN VỌNG ĐỂ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng (hướng ứng dụng) Mã số : 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN KIM CƯƠNG Thành Phố Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học là TS. Trần Kim Cương. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu trong thực tiễn của tác giả. Tôi cũng chân thành cảm ơn sự quan tâm tạo điều kiện của nhà trường, gia đình, sự giúp đỡ có hiệu quả của bạn bè và các đồng nghiệp, trong suốt quá trình học tập và viết Luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi tới các Giáo sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp lời cảm ơn sâu sắc nhất. Tác giả Thái Ngọc Châu
  4. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4 4. Những đóng góp mới của đề tài 5 5. Kết cấu của đề tài 5 B. NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1 6 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 6 1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6 1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế: 6 1.1.2. Phân loại các Trung tâm Tài chính Quốc tế 7 1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế 9 1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới 11 1.2.1. New York 11 1.2.2. London 12 2.2.3. Singapore 12 1.2.4. Thượng Hải 13 1.3. Các điều kiện để một đô thị trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế 14 1.3.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 17 1.3.2. Yếu tố cơ sở hạ tầng 19
  5. CHƯƠNG 2 20 THỰC TRẠNG VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TP. HCM TRỞ THÀNH MỘT TRUNG TÂM TÀI CHÍNH CỦA KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI 20 2.1. Yếu tố về năng lực cạnh tranh 20 2.2. Yếu tố về cơ sở hạ tầng 35 2.3. Yếu tố về tài chính công nghệ (Fintech) 37 CHƯƠNG 3: 40 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM TÀI CHÍNH KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ. 40 3.1. Kiến nghị về thể chế và chính sách 40 3.2. Kiến nghị phát triển thị trường tài chính 40 3.3. Kiến nghị về sự phát triển chung của Thành phố 42 C. KẾT LUẬN 44 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
  6. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Hình 1 : Xếp hạng top 7 các trung tâm tài chính quốc tế trên thế giới 14 Bảng 1. 1: Cách tiếp cận chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu – GCI 4.0: 12 trụ cột, được chia thành 4 nhóm 18 Bảng 1. 2: Các yếu tố cần thiết để đánh giá năng thực cạnh tranh để hình thành Trung tâm Tài chính Quốc tế 19 Hình 2. 1: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 25 Hình 2. 2: Cơ cấu nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh quý 4 năm 2018 và quý 1 năm 2019 35 Hình 2. 3: Các công ty Fintech tại Việt Nam năm 2019 40 Hình 2. 4: Tăng trưởng mạnh nhất về thanh toán qua di động tại Việt Nam và các nước Trung Âu năm 2018-2019 42
  7. TÓM TẮT Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang quan tâm và hướng tới việc xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, để Thành phố có thể thực hiện được điều đó, đòi hỏi cần phải hội tụ các yếu tố cần thiết, từ thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh đến cơ sở hạ tầng, nhân sự và công nghệ. Chính vì thế, tác giả thực hiện nghiên cứu này nhằm phân tích các nội dung liên quan về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Luận văn nghiên cứu sử dụng hai nhóm yếu tố chính là yếu tố về năng lực cạnh tranh và yếu tố về cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu thực nghiệm về xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy Thành phố tuy có tiềm năng phát triển thành Trung tâm Tài chính Quốc tế khi có vị trí địa lý thuận lợi nhưng vẫn còn một danh sách dài các vấn đề cần giải quyết. Cụ thể, Thành phố cần quan tâm, cải thiện khung pháp lý, thể chế để thu hút các định chế tài chính lớn vào hoạt động, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông và vấn đề giáo dục để thu hút nhân tài trong và ngoài nước. Ngoài ra, phát triển hệ thống tài chính tại Thành phố là tiêu chí quan trọng để xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng có đưa ra các kiến nghị liên quan về thể chế và chính sách, giải pháp phát triển hệ thống tài chính cùng với các giải pháp hỗ trợ chính quyền Thành phố. Từ khóa: Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC), thị trường tài chính.
  8. SUMMARY The authority of Ho Chi Minh City is interested and driving to build an International Financial Center in the city. However, for The City to realize it, there are many necessary elements accounted, from the institutions, policy, business environment to infrastructure, man-power and technology. Therefore, this study is to analyze all related content of International Financial Center. The research thesis is based on two (2) main elements, which are the competing capability and the infrastructure, in the experimental study of building the International Financial Center in Istanbul – Turkey to analyze. The result of the research shows that although The City has a potential to be an International Financial Center due to its geographical location, there is still a long list of issues to be solved. Specifically, The City needs to be focus and improve the juridical and institutional framework to attract the activity from big financial institutions, to improve the infrastructure, the traffic and educational issues to attract domestic and international talents. Moreover, developing the financial system of The City is an important criteria to build The International Financial Center in Ho Chi Minh City. Besides, the study also share some recommendations related to institutions and policy, development solutions for financial system and supporting solutions to the authority of The City.
  9. 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với mục tiêu đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển trong tương lai, việc hình thành một Trung tâm Tài chính Quốc tế là điều không thể thiếu bởi trên thế giới, các quốc gia phát triển đều xây dựng các Trung Tâm Tài chính Quốc tế theo chuẩn mực Quốc Tế, với quy mô toàn cầu như London, New York, hay với quy mô khu vực như Singapore, Thượng Hải, Tokyo...ở Châu Á, Frankfurt, Paris, Amsterdam ở Châu Âu, Chicago ở Bắc Mỹ. Hơn thế nữa, tài chính là một trong những ngành dịch vụ chủ yếu hiện nay góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, cung cấp nhiều ngành nghề, dịch vụ, được coi là phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại bao gồm các ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, giao dịch phái sinh, thị trường ngoại hối, thanh toán, kế toán, quản lý tài chính… không chỉ gói gọn trong nước mà ngày càng rộng rãi với các tổ chức quốc tế, các giao dịch nước ngoài. Do vậy, đã từ lâu Thành phố Hồ Chí Minh đã được chính quyền Trung Ương xác định việc xây dựng và phát triển thành một Trung tâm Tài chính cả nước và từng bước trở thành Trung tâm Tài chính Khu vực từ 15 năm trước. Trong Hội thảo gần đây của Chính phủ được tổ chức ngày 17 tháng 07 năm 2019 về việc “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”, TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định lại chủ trương xây dựng đã có từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện được, cụ thể là: Năm 2002, Nghị quyết 20/BCT của Bộ chính trị về Thành phố đã xác định việc xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính của cả nước và từng bước thành trung tâm tài chính của khu vực Asean. Tháng 12/2005, Đại hội Đảng thành phố lần thứ 9 xác định rằng thị trường tài chính là một trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực của Thành phố. Năm 2006, UBND Thành phố đã giao cho Viên Kinh tế Thành phố xây dựng đề án “Phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020” và đã được báo cáo cho UBND Thành phố trong năm 2006. Năm 2007, QĐ số 128/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng đã phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 định hướng
  10. 2 Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính- ngân hàng tầm cỡ cả nước và khu vực. Năm 2018, QĐ số 3113/QĐ-UBND UBND Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban biên tập soạn thảo “Chương trình phát triển thị trường tài chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 tiếp tục xác định “việc từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á.” Hiện nay, theo tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Thành phố đang triển khai hai nhiệm vụ cùng một lúc là lựa chọn nhà đầu tư để thực hiện dự án tại hai lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) và xây dựng Đề án phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thành Trung tâm Tài chính Quốc tế do công ty Đầu tư tài chính nhà nước TPHCM (HFIC) phối hợp với các sở-ngành đề xuất tham mưu cho UBND Thành phố. Vào ngày 24/05/2019, Đoàn cán bộ cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đến Đức để làm việc với đại diện Thành phố Frankfult (Đức) về kinh nghiệm để thực hiện kế hoạch xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố. Có thể thấy, mọi chủ trương từ Chính phủ cũng như mối quan tâm của Thành phố đều hướng đến việc phát triển và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Trung tâm Tài chính của quốc gia, hướng đến khu vực và thế giới. Điều này là bởi vì tiềm năng của Thành phố về sức mạnh kinh tế, tài chính, dịch vụ, công nghiệp và sản xuất. Với lối sống có nền văn hóa và lịch sử lâu đời, hơn nữa còn là Thành phố quốc tế, Thành phố đáp ứng sự mong đợi của mọi người đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Trong kỷ nguyên công nghệ mới này, cạnh tranh giữa các thành phố cũng đỡ cởi mở hơn và rõ ràng là thành phố ngày càng có xu hướng cạnh tranh và tiếp thị thành phố như những địa điểm hấp dẫn để đầu tư vào. Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt với dân số gần 9 triệu người có hộ khẩu thường trú, đông nhất cả nước hiện nay, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía nam, một khu vực được đánh giá năng động, phát triển và đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách của nước ta, là đầu mối giao thông của cả
  11. 3 nước, có cảng biển quốc tế nối liền trực tiếp với các nước trong khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2018 có GDP 1,33 triệu đồng, chiếm 25% tổng sản lượng quốc gia, một phần ba giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, 33,4% kim ngạch nhập khẩu và thu hút lượng FDI lên đến 7,07 tỷ USD cao nhất của cả nước. Ngoài ra, Thành phố tiếp tục là địa phương thu ngân sách lớn nhất cả nước, ước đạt 369.621 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,21% tổng thu ngân sách cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm về tài chính, ngân hàng lớn nhất của cả nước với mật độ tập trung của các định chế tài chính trên địa bàn thành phố lớn nhất cả nước, Thành phố là trụ sở của các Ngân hàng lớn nhất và các công ty tài chính có vốn đầu tư nước ngoài, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HOSE. Thị trường chứng khoán tại TP. HCM luôn khẳng định vị trí và tầm quan trọng vượt trội, chiếm hơn 90% giá trị thị trường cổ phiếu cả nước. Với các lợi thế và tiềm năng đang có, việc định hướng xây dựng một Trung tâm Tài chính Quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh là điều cần thiết, khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không chỉ riêng của Thành phố mà còn đối với sự tăng trưởng chung của cả nước. Điều này cũng đã được thể hiện trong quyết định “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn 2025” của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định mục tiêu phát triển: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông – Nam Á”. Cùng với đó, thế giới đang dần chuyển mình, có một sự thay đổi lớn khi có sự can thiệp của công nghệ 4.0 vào, và tài chính là ngành chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng công nghệ này. Do vậy, việc tập trung nguồn thông tin, dịch vụ tài chính để có thể tiếp cận dễ dàng và chất lượng hơn trong việc quản lý tài chính, thanh toán trong nước và quốc tế,.. là hết sức cần thiết hiện nay. Dự án tuy đã bắt đầu được khởi xướng từ 15 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được do chưa có một định hướng xây dựng và phát triển rõ ràng để phù hợp với xu hướng toàn cầu về tài chính. Do đó, để có thể thực
  12. 4 hiện được dự án này, đòi hỏi quốc gia nói chung cũng như Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng phải hiểu rõ đặc điểm, thể chế, chính sách và định hướng mô hình Trung tâm Tài chính Quốc tế riêng của quốc gia. Đây là một quá trình hết sức phức tạp, khó khăn và lâu dài, cẩn có sự nghiên cứu cụ thể và lời khuyên, góp ý từ các chuyên gia, tổ chức tài chính, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp có kiến thức nhất định trong lĩnh vực tài chính, công nghệ hiện đại. Nhận thức được tiềm năng, sức mạnh về kinh tế, xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự quan tâm và mong muốn của Chính quyền Thành phố trong việc xây dựng một Trung tâm Tài chính tầm Khu vực và Quốc tế ở Thành phố, vì thế, tác giả đã thực hiện đề tài mang tên “Triển vọng để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu được thực hiện cụ thể nhằm những mục đích sau: Xây dựng khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thế nào là một Trung tâm Tài chính Quốc tế; Để một đô thị hoặc một thành phố trở thành Trung tâm Tài chính Quốc tế thì cần hội tụ những yếu tố gì, và cấu thành cấu trúc ra sao; Các quốc gia và các thành phố nếu sở hữu các Trung tâm Tài chính Quốc tế thì sẽ có những lợi ích đối với nền kinh tế và đất nước. Luận văn nghiên cứu sẽ tiến hành khảo sát các yếu tố đó trong điều kiện và bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại. Thông tin nghiên cứu được, tác giả sẽ đúc kết các bài học kinh nghiệm và sẽ đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để Thành phố Hồ Chí Minh có thể xây dựng một Trung tâm Tài chính mang tầm cỡ Khu vực và Quốc tế trong tương lai. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu tập trung nghiên cứu các thể chế, chính sách cùng các điều kiện cần hội tụ để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm Tài chính vào một năm nào đó trong tương lai. Nghiên cứu này chỉ thực hiện trong phạm vi phân tích những điều kiện nào Thành phố Hồ Chí Minh đang có và những gì cần có để xây dựng được Trung tâm Tài chính ở Thành phố chứ sẽ không đi sâu phân tích riêng vào một điều kiện kinh tế cụ thể nào như kinh tế hoặc là ngân sách của Thành phố.
  13. 5 4. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn nghiên cứu trình bày một số kiến nghị nhằm phát huy những điểm mạnh và lợi thế của Thành phố, ngoài ra đưa ra một số giải pháp, đề xuất để Thành phố khắc phục điểm yếu và phát triển nhằm mục đích từng bước xây dựng Trung tâm Tài chính Quốc tế. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Khung phân tích về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Chương 2: Thực trạng về các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một Trung tâm Tài chính mang tầm Khu vực và Quốc tế. Chương 3: Một số giải pháp, đề xuất và kiến nghị.
  14. 6 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHUNG PHÂN TÍCH VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 1.1. Khung lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế 1.1.1. Lý thuyết về Trung tâm Tài chính Quốc tế Khái niệm về một Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center) thường được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, tác giả xin trình bày một vài khái niệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế được sử dụng trong các luận văn nghiên cứu trước đây. Kindleberger (1974) cho rằng “ Một IFC là rất cần thiết không chỉ giúp cân bằng thông qua thời gian tiết kiệm và đầu tư của các tổ chức, cá nhân và giúp chuyển vốn từ những người tiết kiệm tới những người đầu tư, mà còn giúp thực hiện thanh toán và chuyển tiền giữa các nơi. Các ngân hàng và các Trung tâm Tài chính thực hiện thực hiện chức năng thanh toán và các chức năng khác như cho vay… Những chức năng chuyên biệt của thanh toán quốc tế, cho vay hoặc vay nước ngoài thì được thực hiện hiệu quả nhất tại một nơi Trung tâm, mà Trung tâm này là nơi chuyên về thanh toán giữa các vùng trong nước.” Ông ấy không đề cập đến ảnh hưởng của vị trí địa lý, mà cho rằng, “ Một IFC cung cấp chức năng với chuyên môn cao về cho vay ở nước ngoài, phục vụ như cơ quan thanh toán giữa các quốc gia. Các định chế như ngân hàng, nhà môi giới, đại lý, những những tổ chức tài chính thành lập chi nhánh ở các trung tâm như vậy.” Ông ấy cũng không đề cập đến khả năng của mạng lưới máy tính và đó được xem như là định nghĩa của ông về một IFC. Dựa trên nghiên cứu của Kindleberger (1974), đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thuật ngữ Trung tâm Tài chính Quốc tế (International Financial Center), viết tắt là IFC đã được một số nhà nghiên cứu sử dụng trước đây, như Johnson (1976), Heenan (1977), Reed (1981), Gorostiaga (1984), Jones (1992) và Cassis (2016) cho rằng Trung tâm Tài chính Quốc tế (IFC) là một trung tâm mà tại đó diễn ra một lượng giao dịch tài chính với khối lượng và sự đa dạng đáng kể.
  15. 7 Johnson (1976), cho rằng “Có sự phân biệt giữa các Trung tâm Tài chính Quốc tế như London, NewYork với các Trung tâm Tài chính Khu vực như Hồng Kong, Singapore, Panama. Các Trung tâm Tài chính Khu vực có được vai trò từ sự kết hợp gần gũi về địa lý với các quốc gia mà khách hàng hoạt động và sự an toàn và dễ dàng hoạt động của các công ty con, chi nhánh và đại lý của các ngân hàng nước ngoài có trụ sở chính nằm trong IFC chứ không phải tạo ra khách hàng ở các khu vực khác thông qua quy mô quốc gia và sức mạnh quốc tế của chính họ và năng lực của các ngân hàng quốc gia của chính họ trong kinh doanh tài chính quốc tế. Họ chủ yếu là nơi đặt trụ sở cho các tổ chức tài chính nước ngoài thấy thuận tiện khi đặt văn phòng ở đó, thu hút các doanh nghiệp tài chính nước ngoài thành lập các công ty con để có thể hoạt động hiệu quả.” Trong đó, (Reed, 1981) cho rằng: “Các Trung tâm Tài chính Quốc tế có sự tập trung hóa: Những đô thị và thành phố có các tổ chức tài chính, dịch vụ tập trung có khả năng làm giảm lượng giao dịch và vốn qua các dịch vụ tài chính và vốn giữa nền kinh tế trong quốc gia của họ và các quốc gia khác. Một IFC sẽ được coi là có các sàn giao dịch chứng khoán lớn, thị trường vốn, tổ chức tài chính và là nơi đặt trụ sở chính của các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý.” (Cassis & Bussiere, 2005) định nghĩa rằng: “ Một Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nhóm các nhà cung cấp dịch vụ tài chính phục vụ các yêu cầu của một khu vực, một lục địa, hoặc, hơn hết, trên toàn thế giới, hoặc là một địa điểm trung tâm nơi các giao dịch tài chính của một khu vực được điều phối và rõ ràng.” 1.1.2. Phân loại các Trung tâm Tài chính Quốc tế Có nhiều cách tiếp cận về việc phân loại các IFC trên thế giới đã được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây, cụ thể là: Johnson (1976) đã phân biệt sự khác biệt giữa “Trung tâm Tài chính Khu vực (Regional Financial Center) RFC là Trung tâm có vai trò quan trọng bởi vị trí địa lý của họ gần so với các khách hàng của Trung tâm Tài chính và sự thuận lợi và hoạt động dễ dàng của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Trung tâm Tài chính này” so với “Trung tâm Tài chính Toàn cầu (Global Financial Center) mà có vai trò như là nơi thu hút các tổ chức tài chính, các ngân hàng, công ty bảo hiểm cho một bộ phận khách hàng đáng kể trên thế giới.”
  16. 8 Gorostiaga (1984) đã cố gắng phân loại IFC bằng cách sử dụng các mô hình thuộc địa của quốc gia. “Một mặt, các IFC truyền thống như London, New York, Frankfurt, Zurich, v.v.là những IFC đã phát triển trên cơ sở vốn trong nước từ các khoản tiết kiệm địa phương và tiền phát sinh từ thương mại quốc tế. Các IFC này đóng vai trò là ngân hàng cho các nước thuộc địa của họ và là nơi ký gửi của các khoản cần gửi của các quốc gia phụ thuộc tại các thành phố lớn này. Mặt khác, các IFC sau này như Hồng Kông, Bahamas, Bahrain, Panama và Singapore có nguồn gốc gần hơn và thường được đặt tại các quốc gia mới nổi. Họ thiếu tự chủ tài chính, và thường là phần mở rộng của các trung tâm truyền thống, nhưng hoạt động ở các múi giờ khác nhau.” Theo Reed (1981), “Các Trung tâm Tài chính Quốc gia là những trung tâm tăng cường đáng kể cơ sở hạ tầng tài chính và khả năng của họ bằng cách thu hút các tổ chức tài chính, nhưng thường không phải là trụ sở của các ngân hàng hoạt động quốc tế lớn. So với các Trung tâm Tài chính Quốc gia, các Trung tâm Tài chính Quốc tế có số lượng ngân hàng nước ngoài tương đối lớn hơn và nhiều nơi là trụ sở của các ngân hàng lớn hoạt động quốc tế. Các trung tâm vượt khỏi tầm cỡ quốc gia là ưu việt hơn trong tài chính, truyền thông và quản lý. Đó là những nơi quản lý số lượng lớn tài sản và nợ phải trả, hợp tác chặt chẽ với số lượng lớn các tập đoàn công nghiệp lớn, và thu hút và tạo ra thông tin và ý tưởng, cuối cùng thiết lập các quy tắc hoạt động và tổ chức chi phối các hoạt động quốc tế.” Một cách tiếp cận khác để phân loại là tập trung vào các chức năng do IFC cung cấp. Park (1989) đã phân loại các IFC tùy theo việc họ hành động chủ yếu như một nguồn chính hoặc là điểm đặt của các loại quỹ, ông phân biệt như sau: Các Trung tâm Tài chính Quốc tế chính (primary centers) (ví dụ: Luân Đôn, New York và Tokyo) có liên quan đến việc thu thập và phân phối tiền trên toàn thế giới. Các Trung tâm Tài trợ (funding centers) (ví dụ: Bangkok, Brussels, Seoul và Singapore) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính hướng nội hơn. Các Trung tâm Thu thập (collection centers) (ví dụ: Amsterdam, Jakarta và Kuala Lumpur) cung cấp dịch vụ trung gian tài chính bên ngoài.
  17. 9 Các Trung tâm đặt vị trí (booking centers) (ví dụ, Quần đảo Bahamas và Cayman) tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập và phân phối tiền của người không cư trú. Nghiên cứu của (Tansu Yıldırım và Andrew Mullineux, 2015) đối với thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phân loại các IFC như sau: Trung tâm Tài chính toàn cầu (Global International Financial Center): London và NewYork được coi là những GIFC duy nhất, với truyền thống lâu đời, lãnh đạo và vô cùng quan trọng trong các hoạt động cho vay ngân hàng xuyên quốc gia, giao dịch chứng khoán quốc tế, phát hành trái phiếu quốc tế, giao dịch ngoại hối, giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. Đây là các Trung tâm có vai trò kết nối các tổ chức tài chính với các khách hàng trên toàn cầu, với sự tập trung vốn và tài chính khổng lồ, sự hiệu quả và an toàn ở mức cao nhất. Trung tâm Tài chính khu vực (Regional International Financial Center): Theo (Johnson, 1976) thì RIFC phân biệt với GIFC bởi Trung tâm Tài Chính Khu vực xuất phát từ vai trò của nó có vị trí địa lý gần với các khách hàng ở các Quốc gia khác mà hợp tác với nó. Số lượng và tổ chức tin tưởng đầu tư vào các Trung tâm này có xu hướng ngày càng tăng ở mức độ khu vực và Quốc tế. Nhóm thứ ba không phải là Trung tâm Tài chính toàn cầu cũng như khu vực, nhóm này chỉ bao gồm các khu vực kinh tế đô thị ở các quốc gia. 1.1.3. Vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế Bằng việc tiếp cận nguồn thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tác giả xin đúc kết vai trò của Trung tâm Tài chính Quốc tế là vô cùng quan trọng không chỉ đối với ngành tài chính mà còn đối với nền kinh tế quốc gia, cụ thể là: Đối với ngành tài chính: Việc tập trung các định chế tài chính tại một chỗ sẽ giúp cho việc tiếp cận thông tin được dễ dàng và các tổ chức có thể có được thông tin đa dạng, chất lượng, mà các thông tin được xem là vô cùng quan trọng nhất trong tài chính, do đó sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức có thể khai thác các thông tin ấy. Các Trung tâm Tài chính Quốc tế thường sẽ là nơi thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc. Chính điều này sẽ làm giảm bớt chi phí đào tạo
  18. 10 chất lượng cao, chi phí tuyển dụng, làm tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính. Tuy việc phát triển công nghệ thông tin đến thời điểm hiện tại đã phát triển rất cao, nhưng việc gặp gỡ và làm việc với nhau trực tiếp vẫn giữ một vị trí rất quan trọng vì khi gặp gỡ và tiếp xúc thì mối quan hệ giữa các tổ chức, các cá nhân trong lĩnh vực tài chính sẽ trở nên sâu sắc hơn. Các tổ chức trong lĩnh vực tài chính rất đa dạng như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán,.. cùng với đó là vô vàn dịch vụ như thanh toán, cho vay, tư vấn thuế, tư vấn luật, chứng khoán, kế toán, kiểm toán, ngoại hối,… Những dịch vụ này đòi hỏi rất nhiều thời gian làm việc trực tiếp giữa khách hàng và các tổ chức. Do vậy, một Trung tâm Tài chính Quốc tế tập trung các tổ chức này về một nơi sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí cho cả các khách hàng và cả các công ty trong khu vực Trung tâm Tài chính. Cuối cùng, một Trung tâm Tài chính Quốc tế sẽ giúp các công ty dễ dàng so sánh được khả năng hoạt động và quản lý của mình với các công ty khác, từ đó góp phần tạo động lực phát triển hơn. Đối với nền kinh tế: Các công việc liên quan đến tài chính rất đa dạng, đòi hỏi nhiều nhân lực với năng lực cao cùng với mức thù lao tương xứng. Ngoài số tiền lương nhận được, những nhân viên trong ngành tài chính còn có thể sử dụng năng lực chuyên môn để kiếm thêm thu nhập bằng việc đầu tư chứng khoán, hưởng cổ tực doanh nghiệp,… Ngành tài chính được xem là ngành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế nhiều. Thống kê cho thấy các quốc gia có hệ thống tài chính phát triển nhất là các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất. Mà Trung tâm Tài chính Quốc tế là một nền tảng quan trọng của tài chính khu vực đó, thì cũng góp phần không nhỏ vào sự phát triển nền kinh tế. Theo (Fairlamb, 1999), người ta đã ước tính rằng 7 phần trăm GDP của Anh có nguồn gốc từ 1 triệu nhân viên trong lĩnh vực tài chính làm việc trong một dặm vuông bao gồm Trung tâm Tài chính của thành phố. Theo chuyên gia Nguyễn Thế Phong đến từ viện chiến lược Ngân hàng, nguồn thu thuế của lĩnh vực tài chính cũng thường lớn hơn so với các ngành công nghiệp
  19. 11 khác. Khu vực tài chính ở Anh vào năm 2010-2011 đóng góp 63 tỷ bảng, chiếm 12% tổng doanh thu thuế ở Anh và Trung tâm Tài chính góp 40% trong tổng doanh thu thuế ấy. Các Trung tâm Tài chính ngoài vai trò dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước còn góp phần dẫn nguồn vốn thừa thãi ra nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước phát triển sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều giá trị gia tăng , đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. 1.2. Một số Trung tâm Tài chính lớn trên thế giới London và NewYork vốn là hai Trung tâm Tài chính Quốc tế Toàn cầu, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính của thế giới. Sau này, một số Trung tâm Tài chính nằm ở khu vực châu Á/ Thái Bình Dương cũng vươn lên và phát triển nhanh chóng từ tầm Khu vực sang tầm Quốc tế như Hong Kong, Singapore, Thượng Hải, Tokyo... Hình 1 : Xếp Hạng Top Bảy Các Trung Tâm Tài Chính Quốc Tế Trên Thế Giới Nguồn: GFCI 26 rank- longfinance.net 1.2.1. New York NewYork là một nhà lãnh đạo toàn cầu với vai trò là Trung tâm Tài chính Quốc tế. NYSE là thị trường chứng khoán lớn nhất của Hoa Kỳ dành cho các doanh nghiệp trưởng thành. NASDAQ là sàn giao dịch lớn thứ hai của nước cho các doanh nghiệp mới và đang tăng trưởng. Các thị trường trái phiếu, đặc biệt là
  20. 12 thị trường trái phiếu chính phủ rất phát triển và thanh khoản rất cao. Hơn nữa, các giấy tờ thương mại do các tập đoàn phát hành ngắn hạn là một công cụ tiền tệ quan trọng khác ở Hoa Kỳ. (The economist Inteligence Unit, 2013a). Giao dịch ngoại hối bao gồm giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại hối và các giao dịch khác. Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (ISE) là nhà giao dịch quyền chọn cổ phiếu lớn nhất cũng hoạt động tại Hoa Kỳ, ISE còn sở hữu EUREX, một sàn giao dịch phái sinh hàng đầu toàn cầu. (The economist Inteligence Unit, 2013a). NewYork cũng là nới có sàn giao dịch hàng hóa NewYork, đây là sàn giao dịch hàng hóa tương lai lớn nhất. 1.2.2. London London là một trong những Trung tâm Tài chính Quốc tế hàng đầu trên thế giới và là Trung tâm Tài chính lớn nhất ở Châu Âu. (The city of London, 2011). London là một IFC có truyền thống lâu đời, có vai trò quan trọng cho hoạt động cho vay ngân hàng xuyên quốc gia, giao dịch chứng khoán nước ngoài, phát hành trái phiếu quốc tế, giao dịch ngoại hối. Hệ thống ngân hàng Anh được tập trung hóa và hệ thống ngân hàng Anh đã thu hút mạnh mẽ các ngân hàng nước ngoài nhờ vai trò hàng đầu và lâu dài của London là một Trung tâm Tài chính Quốc tế. Thị trường vốn London vốn phát triển nhất và lớn nhất châu Âu, đây cũng là một trung tâm quan trọng đối với các công ty niêm yết nước ngoài, kinh doanh trái phiếu quốc tế và vốn chủ sở hữu nước ngoài. London cũng là trung tâm hàng đầu thế giới về IPO, năm 2011, 10% số IPO trên toàn thế giới được huy động từ sở giao dịch chứng khoán London. Giao dịch hàng hóa là một phần quan trọng của ngành tài chính London và London tổ chức hai sàn giao dịch phái sinh chiếm khoảng 15% giao dịch hàng hóa toàn cầu (The City of London, 2011). Bên cạnh đó, một tỷ lệ lớn giao dịch kim loại quý diễn ra trên thị trường OTC ở London. London cũng là một địa điểm chính cho giao dịch phái sinh OTC. (The Economist Intelligence Unit, 2013). Thị trường ngoại hối được đặt tên là Euro ở London là lớn nhất thế giới. 2.2.3. Singapore Singapore đã trở thành Trung tâm Tài chính của Khu vực và Quốc tế, hiện chỉ xếp sau NewYork và London. Trong quá trình phát triển, Singapore đã trải
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1