Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ - Nghiên cứu trường hợp Vietinbank
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là xem xét cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách (đại diện là lãi suất cơ bản) đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) trong ngắn hạn và dài hạn; xem xét mức độ diều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất; xem xét yếu tố bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất; so sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ - Nghiên cứu trường hợp Vietinbank
- . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG THỊNH TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2019 .
- . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM QUANG THỊNH TRUYỀN DẪN BẤT ĐỐI XỨNG TỪ LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LÃI SUẤT NGÂN HÀNG BÁN LẺ - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP VIETINBANK Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ VIẾT TIẾN TP. Hồ Chí Minh - 2019 .
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất ngân hàng bán lẻ - Nghiên cứu trường hợp Vietinbank” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Viết Tiến. Các thông tin và số liệu trong luận văn là trung thực, đáng tin cậy và phù hợp với thực tế. Kết quả của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào và các nội dung trích dẫn đều được chính tôi thu thập, ghi rõ nguồn gốc ở phần tài liệu tham khảo. TP. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2019 Tác giả .
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................1 1.1. Giới thiệu về Vietinbank ...................................................................................1 1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu........................................................................2 1.2.1. Vấn đề nghiên cứu .........................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................3 1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước ........................................................................3 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................5 1.2.5. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................5 1.2.6. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................5 1.2.7. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................6 1.2.8. Kết cấu nghiên cứu ........................................................................................6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ.........................................................................................................7 2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................................................7 2.1.1. Kênh lãi suất ..................................................................................................8 2.1.2. Kênh tỷ giá .....................................................................................................9 2.1.3. Kênh giá tài sản .............................................................................................9 2.1.4. Kênh kỳ vọng...............................................................................................10 2.1.5. Kênh tín dụng ..............................................................................................10 2.2. Truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ .............................................................11 2.2.1. Khái niệm cơ bản về truyền dẫn lãi suất .....................................................11 .
- 2.2.2. Các yếu tố giải thích cho sự cứng nhắc của lãi suất (Interest rate stickiness) . .....................................................................................................................14 2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm .......................................................................17 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................23 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24 3.1. Kiểm định tính dừng ........................................................................................24 3.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF (Augmented Dickey-Fuller) .....................24 3.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị Zivot và Andrews (ZA) .....................................25 3.2. Phương pháp ARDL ........................................................................................25 3.3. Phương pháp ARDL phi tuyến (NARDL) ......................................................29 3.4. Mô tả dữ liệu ...................................................................................................31 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................33 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................36 4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................36 4.2. Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ (lãi suất huy động) tại Vietinbank .............................................................................38 4.2.1. Truyền dẫn đến lãi suất huy động không kỳ hạn .........................................38 4.2.2. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng .......................................41 4.2.3. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng .......................................44 4.2.4. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng .....................................47 4.2.5. Truyền dẫn đến lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng..............................49 4.3. Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động cho nền kinh tế Việt Nam .........................................................................................................................52 4.4. So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất ...............................................................55 Kết luận Chương 4 ..................................................................................................57 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN .......................................................................................58 5.1. Tóm tắt các kết quả thực nghiệm ....................................................................58 5.2. Hàm ý quản trị cho Vietinbank .......................................................................59 5.2.1. Theo dõi diễn biến và dự báo lãi suất trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, cũng như các chính sách điều hành lãi suất từ phía NHNN ........................59 5.2.2. Điều hành linh hoạt chính sách lãi suất .......................................................60 .
- 5.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn và các thành phần trong nền kinh tế .................................................................................................................60 5.3. Hàm ý chính sách cho NHNN .........................................................................61 5.3.1. Giảm dần sự can thiệp trực tiếp vào thị trường và các chủ thể tham gia thị trường .....................................................................................................................61 5.3.2. Nới lỏng các rào cản gia nhập thị trường tiền tệ .........................................62 5.3.3. Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng ..........................................................62 5.4. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo ................................63 Kết luận Chương 5 ..................................................................................................63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC .
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam ARDL Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy phân phối trễ) BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BKS Ban kiểm soát HĐQT Hội đồng quản trị IRPT Interest rate pass-through (Truyền dẫn lãi suất) NARDL Nonlinear Autoregressive Distributed Lag (Mô hình tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến) NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHTM Ngân hàng thương mại TGĐ Tổng giám đốc TMCP Thương mại cổ phần TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSC Trụ sở chính Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Thống kê mô tả dữ liệu lãi suất (giai đoạn 2008M1-2018M1) ................. 33 Bảng 4.1 Kết quả kiểm định tính dừng ..................................................................... 36 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định Zivot và Andrews ....................................................... 37 Bảng 4.3 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động không kỳ hạn ........................................................................................................................ 39 Bảng 4.4 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động không kỳ hạn trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ............................................................... 40 Bảng 4.5 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ....................................................................................................................... 42 Bảng 4.6 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ............................................................... 43 Bảng 4.7 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ....................................................................................................................... 45 Bảng 4.8 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ............................................................... 46 Bảng 4.9 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng ..................................................................................................................... 47 Bảng 4.10 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ........................................................ 49 Bảng 4.11 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng .............................................................................................................. 50 Bảng 4.12 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ............................................. 51 Bảng 4.13 Kết quả điều chỉnh đối xứng và bất đối xứng của lãi suất huy động của nền kinh tế ................................................................................................................. 53 Bảng 4.14 Hồi quy bất đối xứng của lãi suất huy động của nền kinh tế trong khuôn khổ NARDL bất đối xứng ngắn hạn và dài hạn ........................................................ 54 Bảng 4.15 So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất cho Vietinbank và nền kinh tế ......... 56 .
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1 Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ ............................................................. 7 Hình 2.2 Các cách thức truyền dẫn chính sách tiền tệ ............................................. 12 Hình 3.1 Xu hướng các biến lãi suất ........................................................................ 32 Hình 4.1 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động không kỳ hạn ...................... 41 Hình 4.2 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng .................... 44 Hình 4.3 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng .................... 47 Hình 4.4 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng .................. 49 Hình 4.5 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động kỳ hạn trên 12 tháng ........... 52 Hình 4.6 Số nhân động tích lũy của lãi suất huy động của nền kinh tế ................... 55 .
- TÓM TẮT Nghiên cứu vận dụng phương pháp tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến, phát triển gần đây bởi Shin, Yu và Greenwood-Nimmo (2014), nhằm khảo sát phản ứng của lãi suất ngân hàng bán lẻ (lãi suất huy động vốn) của Vietinbank trước các thay đổi của lãi suất chính sách (lãi suất cơ bản) giai đoạn 2008M01 đến 2018M01. Kết quả thực nghiệm phát hiện rằng, cơ chế truyền dẫn lãi suất (IRPT) sang lãi suất ngân hàng bán lẻ thể hiện sự điều chỉnh bất đối xứng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. IRPT trong trạng thái lãi suất chính sách tăng là không hoàn toàn nhưng khi lãi suất chính sách giảm đa phần lại là quá mức. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng bán lẻ là cứng nhắc hướng lên, ủng hộ hành vi thông đồng giàn xếp giá. Nghiên cứu này cung cấp các tiêu chí đánh giá chính xác để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiểu được động lực phi tuyến giữa lãi suất điều hành chính sách và lãi suất ngân hàng bán lẻ, hỗ trợ việc hoạch định chính sách và dự báo hiệu quả hơn cho Chính phủ Việt Nam. Từ khóa: Tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL); truyền dẫn lãi suất; bất đối xứng; đồng liên kết. .
- ABSTRACT This paper adopts the newly developed nonlinear autoregressive distributed lag model, advanced by Shin, Yu and Greenwood-Nimmo (2014) to investigate the Vietinbank’s retail rate (deposit rate) responsiveness to changes in the policy rate (prime rate) from 2008M01 to 2018M01. The empirical findings reveal that the interest rate pass-through (IRPT) mechanism to the retail rate shows an asymmetric adjustment both in the short run and in the long run. The IRPT exhibits incompleteness when the policy rate rises but overshoot when the one falls. Moreover, the retail rate is rigid upward, which supports the collusive pricing behavior. This paper to provide accurate assessment criteria for the State Bank of Viet Nam to understand the nonlinear dynamics among the policy rate and the retail rate, thus leading to more efficient policy-making and forecasting for the Vietnamese government. Keywords: Nonlinear autoregressive distributed lag (NADRL); interest rate pass through (IRPT); asymmetric; cointegration. .
- 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu về Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 với tên giao dịch là đầu tiên là Incombank và sau đó là Vietinbank trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trong thời gian đầu, Vietinbank hoạt động như một ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực công, thương nghiệp. Sau đó, Vietinbank đã đa dạng các đối tượng phục vụ sang tất cả các thành phần trong nền kinh tế với đầy đủ các dịch vụ tài chính (huy động vốn, tín dụng, kinh doanh vốn, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ,…). Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã phát huy tốt vai trò là một ngân hàng phục vụ hiệu quả trong lĩnh vực công, thương nghiệp và có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định, phát triển kinh tế trong nước, thực hiện theo đúng các chính sách, chỉ đạo từ NHNN. Với các giá trị cốt lõi (“Hướng đến khách hàng, “Hướng đến sự hoàn hảo”, “Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại”, “Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp”, “Sự tôn trọng”, “Bảo vệ và phát triển thương hiệu”, “Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”) cùng với các thành quả đã đạt được trong quá trình phát triển đã giúp Vietinbank ngày càng khẳng định được vị thế thương hiệu theo đúng tầm nhìn sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao. Hiện nay, quy mô hoạt động của Vietinbank ngày càng được mở rộng gồm có 1 Trụ sở chính ở Thành phố Hà Nội (tại số 108 Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội), 155 chi nhánh trải dài khắp 63 tỉnh thành, 2 chi nhánh tại Đức, 1 văn phòng đại diện tại Myanmar, 2 văn phòng đại diện ở TP.HCM và Thành phố Đà Nẵng, 1 Ngân hàng con ở Lào và 958 phòng giao dịch. Trong đó, Phòng Quản lý Cân đối vốn & Kế hoạch Tài chính thuộc Khối Tài chính của Vietinbank (tham khảo Phụ lục 1. Bộ máy tổ chức Vietinbank) đóng vai trò trung tâm trong việc hoạch định chính sách lãi suất và các chính sách tài chính cho toàn hệ thống dự trên cơ sở: (i) Lãi suất điều hành của NHNN; (ii) Mặt bằng lãi
- 2 suất của các NHTM và đặc biệt là khối NHTM có vốn Nhà nước chi phối (Agribank, Vietcombank, BIDV); (iii) Tình hình thanh khoản của nội bộ Vietinbank và (iv) Tình hình cung cầu vốn trên thị trường tiền tệ. 1.2. Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu: 1.2.1. Vấn đề nghiên cứu: Truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất ngân hàng bán lẻ là một vấn đề quan trọng trong việc đo lường hiệu quả của chính sách tiền tệ nhằm duy trì nền kinh tế ổn định. Sự truyền dẫn cao hơn từ lãi suất điều hành chính sách (policy-controlled rate) sang lãi suất cho vay hoặc huy động báo hiệu hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ hoạt động hiệu quả (Fuertes và cộng sự, 2010). Việc sử dụng chính sách tiền tệ như công cụ chính để điều chỉnh cung và cầu thị trường đặt ra nhiều vấn đề một khi truyền dẫn từ lãi suất điều hành chính sách sang lãi suất bán lẻ chậm chạp (sluggish) hoặc không hoàn toàn (incomplete). Tuy nhiên, việc truyền dẫn hoàn toàn hoặc đầy đủ (full) cho phép Ngân hàng Trung ương chuyển tất cả các chi phí liên quan đến việc tăng lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ là rất ít khả năng xảy ra. Các ngân hàng có thể đòi hỏi phần bù cao hơn cho rủi ro do hoạt động kinh tế chậm lại. Ví dụ, việc giảm lãi suất chính sách sẽ không chuyển hoàn toàn cho các cá nhân hoặc các doanh nghiệp, đây được xem là sự truyền dẫn không đầy đủ. Ngược lại, nếu các ngân hàng cân nhắc rủi ro thấp, họ có thể tăng mức độ truyền dẫn, điều này dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, đó được xem là sự truyền dẫn cao. Do đó, nắm rõ IRPT rất quan trọng vì lãi suất bán lẻ tác động đến cung và cầu của thị trường cho vay và huy động, và tác động đến hoạt động kinh tế như chu kỳ kinh tế, đầu tư, mức lạm phát và tăng trưởng GDP. Chính sách tiền tệ chỉ hoạt động hiệu quả nếu tồn tại mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng bán lẻ, bất kể quá trình truyền dẫn đó là hoàn toàn, một phần (partial) hay quá mức (over pass-through) (Zhang và cộng sự, 2017). IRPT là đối xứng nếu các mẫu hình điều chỉnh thuộc về trạng thái cân bằng dài hạn là giống nhau giữa các mẫu hình tăng và giảm. Ngược lại, quá trình điều chỉnh như vậy cho các mẫu hình khác nhau là bất đối xứng.
- 3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát: + Xem xét cơ chế truyền dẫn từ lãi suất chính sách (đại diện là lãi suất cơ bản) đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) trong ngắn hạn và dài hạn. + Xem xét mức độ diều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất. + Xem xét yếu tố bất đối xứng trong cơ chế truyền dẫn lãi suất. + So sánh cơ chế truyền dẫn lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể: + Đo lường mức độ truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế). + Đo lường tốc độ điều chỉnh về mức cân bằng dài hạn của lãi suất huy động trong mối quan hệ tương quan với lãi suất cơ bản. + Đo lường yếu tố bất đối xứng (phi tuyến) trong truyền dẫn từ lãi suất chính sách đến lãi suất huy động. + Đưa ra hàm ý quản trị cho Vietinbank trong việc quản trị chính sách lãi suất và hàm ý chính sách cho NHNN trong việc điều hành chính sách lãi suất. 1.2.3. Tóm tắt các nghiên cứu trước: Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan truyền dẫn chính sách tiền tệ trong nhiều thập niên qua tương đối đa dạng. Nhiều đóng góp gần đây tập trung vào việc điều tra các thuộc tính định tính và định lượng của IRPT (Sander và Klein, 2006; Jamilov, 2012; Jamilov và Égert, 2014; Yu và cộng sự, 2013; Wang và Lee, 2009; Fang và Thanh Binh, 2006; Kwapil và Scharler, 2010; và Zhang và cộng sự, 2017). Đặc biệt, các đóng góp tập trung tìm hiểu bằng cách nào quá trình truyền dẫn của lãi suất dài hạn đối với các khoản vay và tiền gửi giữa Ngân hàng Trung ương và ngân hàng bán lẻ hoạt động. Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng quá trình truyền dẫn điều
- 4 chỉnh khác nhau phụ thuộc vào các quốc gia, thị trường và khoảng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu về IRPT tại Việt Nam còn tương đối ít ỏi. Ví dụ: Đinh Thị Thu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013) thông qua mô hình ECM- EGARCH (1,1) kiểm tra tính đối xứng và bất đối xứng trong truyền dẫn lãi suất, tính cứng nhắc trong quá trình điều chỉnh cho Việt Nam. Các tác giả phát hiện truyền dẫn từ lãi suất thị trường sang lãi suất bán lẻ của ngân hàng là không hoàn toàn; trong một số trường hợp, biến động của lãi suất làm tăng mức độ truyền dẫn, tuy nhiên, các trường hợp khác lại cho kết quả trái ngược. Nguyễn Thị Ngọc Trang và Nguyễn Hữu Tuấn (2014) nghiên cứu cơ chế truyền dẫn lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ Việt Nam, thông qua mô hình ARDL cũng như mô hình ECM. Các tác giả khẳng định sự tồn tại của truyền dẫn không hoàn toàn từ lãi suất liên ngân hàng và lãi suất chính sách đến lãi suất bán lẻ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đề cập cơ chế IRPT ở góc độ tổng thể của nền kinh tế, chưa đi sâu phân tích từng ngân hàng thương mại riêng lẻ. Đây là một hướng nghiên cứu mang ý nghĩa về mặt thực tiễn chính sách cho các nhà hoạch định tiền tệ, giúp làm rõ cơ chế IRPT sang lãi suất của từng ngân hàng và từ đó, có các biện pháp can thiệp phù hợp giúp tăng mức độ IRPT (nếu truyền dẫn không hoàn toàn) hoặc giảm mức độ IRPT (nếu truyền dẫn quá mức). Các nghiên cứu về IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất bán lẻ của từng ngân hàng có thể điểm qua như: Nguyễn Thị Mai Trúc (2016) và Trịnh Xuân Quang (2015) cho Agribank; Đoàn Duy Khánh (2014) cho Vietcombank. Các nghiên cứu này đa phần phát hiện IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất cho vay và huy động là không đầy đủ trong ngắn hạn và dài hạn. Cá biệt, nghiên cứu của Đoàn Duy Khánh (2014) không xác nhận được mối quan hệ đồng liên kết đối xứng giữa lãi suất tái cấp vốn (đại diện lãi suất trần) với các lãi suất cho vay và huy động. Tác giả cho rằng, điều này xuất phát từ việc các nghiên cứu này chưa đề cập hiệu ứng bất đối xứng trong IRPT, vô tình bỏ qua đặc tính đồng liên kết ẩn giữa các
- 5 biến lãi suất. Bên cạnh đó, theo hiểu biết của tác giả, nghiên cứu về IRPT tại Vietinbank vẫn còn bỏ ngỏ. Xuất phát từ các lỗ hổng trên, nghiên cứu này áp dụng phương pháp phát triển gần đây, tự hồi quy phân phối trễ phi tuyến (NARDL), theo đề xuất của Shin và cộng sự (2014), nhằm đánh giá sự điều chỉnh ngắn hạn về trạng thái cân bằng dài hạn, bên cạnh mối quan hệ lãi suất dài hạn giữa NHNN và Vietinbank. Ưu điểm chính của phương pháp là kết hợp đồng liên kết bất đối xứng với mô hình ARDL để thu được khung sai số hiệu chỉnh liên quan. Dựa vào cách tiếp cận tiền tệ, nghiên cứu đánh giá sự truyền dẫn trực tiếp từ lãi suất cơ bản (lãi suất chính sách) sang lãi suất huy động với các kỳ hạn khác nhau của Vietinbank trong giai đoạn từ tháng 1/2008 đến tháng 1/2018. Bên cạnh đó, nhằm có góc nhìn toàn diện về IRPT, tác giả tiến hành thêm bước phân tích truyền dẫn đến lãi suất huy động của nền kinh tế để có cơ sở so sánh cho các kết quả thực nghiệm thu được khi phân tích IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất của Vietinbank. 1.2.4. Câu hỏi nghiên cứu: IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) là hoàn toàn hay không hoàn toàn hay quá mức trong ngắn hạn và dài hạn? Hiệu ứng bất đối xứng (phi tuyến) có tồn tại trong cơ chế IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) không? Phản ứng của lãi suất huy động (của Vietinbank và nền kinh tế) khi lãi suất sinh sách tăng và giảm có khác biệt nhau đáng kể hay không? Cơ chế IRPT từ lãi suất chính sách sang lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế có khác biệt nhau đáng kể hay không? 1.2.5. Đối tượng nghiên cứu: Sự truyền dẫn từ lãi suất cơ bản của NHNN đến lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn. 1.2.6. Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu: Toàn bộ nền kinh tế đối với lãi suất cơ bản và lãi suất huy động của nền kinh tế. Toàn hệ thống Vietinbank đối với lãi suất huy động của Vietinbank.
- 6 Thời gian nghiên cứu: dữ liệu được thu thập từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 1 năm 2018 (2008M1–2018M1). 1.2.7. Phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu: Luận văn sử dụng lãi suất cơ bản đại diện cho lãi suất điều hành của NHNN, lãi suất huy động tại Vietinbank (gồm các kỳ hạn: không kỳ hạn, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng) và lãi suất huy động của nền kinh tế (Deposit rate). Phương pháp nghiên cứu: Phân tích định tính: tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích để nghiên cứu lãi suất chính sách, lãi suất huy động và sự truyền dẫn. Phân tích định lượng: tác giả sử dụng phương pháp kiểm định tính dừng ADF, DF-GLS, ZA, mô hình ARDL và NARDL để nghiên cứu sự truyền dẫn bất đối xứng từ lãi suất chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động của Vietinbank và nền kinh tế trong ngắn, dài hạn. 1.2.8. Kết cấu nghiên cứu: Luận văn có kết cấu gồm 5 chương với nội dung chính như sau: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn lãi suất chính sách tiền tệ. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận.
- 7 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2.1. Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ: Giới kinh tế cùng chung nhận định chính sách tiền tệ là một công cụ mạnh mẽ cho các nhà chức trách tiền tệ xác định mức độ tổng cầu trong ngắn hạn và trung hạn như mong muốn của Ngân hàng Trung ương. Để đạt thành công trong việc thực thi chính sách tiền tệ, các nhà chức trách tiền tệ phải có một sự phán đoán chính xác về thời gian và hiệu quả của các chính sách đối với nền kinh tế, do đó đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về các cơ sở thông qua đó chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến nền kinh tế (Mishkin, 1995). Về vấn đề này, một số Ngân hàng Trung ương quyết định lãi suất ngắn hạn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế chung. Các hoạt động kinh tế chịu ảnh hưởng thông qua nhiều kênh, được biết đến rộng rãi với tên gọi cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Kênh tỷ giá, giá tài sản, kỳ vọng và lãi suất thị trường là một trong những kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Hình 2.1 bên dưới trình bày cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE). Lãi suất thị trường Cầu trong nước Áp lực Tỷ giá Tổng cầu lạm phát Lãi suất Cầu nước chính sách ngoài ròng Giá tài sản Lạm phát Kỳ vọng Giá nhập khẩu Nguồn: Ngân hàng Trung ương Anh (www.bankofengland.co.uk). Hình 2.1. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ. Kênh truyền dẫn đầu tiên và được coi là kênh truyền tải chính sách tiền tệ chính. Chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến giảm lãi suất thực dài hạn, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư kinh doanh, đầu tư vào nhà ở và chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa lâu bền.
- 8 Sự thay đổi tương ứng trong tổng cầu cuối cùng được phản ánh trong tổng sản lượng và giá cả. Do đó, mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực được giải thích bằng các lý thuyết dựa trên sự cứng nhắc về giá cả và tiền lương, mối liên hệ giữa lãi suất thực ngắn hạn và dài hạn xuất phát từ giả thuyết kỳ vọng về cấu trúc kỳ hạn của lãi suất và mối quan hệ giữa tổng cầu với sản lượng và giá cả. Bên cạnh đó, việc mở rộng chính sách tiền tệ làm giảm bớt sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức bằng cách tăng giá trị ròng của các công ty (thông qua giá cổ phiếu cao hơn), giảm rủi ro cho vay (thông qua lãi suất thực thấp hơn), cải thiện dòng tiền của công ty (thông qua lãi suất danh nghĩa thấp hơn) và giảm gánh nặng của các hợp đồng nợ danh nghĩa (bằng cách tăng mức độ phổ biến). 2.1.1. Kênh lãi suất: Quan điểm truyền thống của Keynes về cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ có thể được đặc trưng bởi phương trình sau: M↑ ⇒ i↓ ⇒ I↑ ⇒ Y↑ Trong đó, M↑ ký hiệu chính sách tiền tệ nới lỏng dẫn đến sự sụt giảm của lãi suất thực (i↓). Chi phí vốn giảm và do đó, chi tiêu đầu tư tăng (I↑); dẫn đến sự gia tăng của sản lượng (Y↑). Sơ đồ này không chỉ áp dụng cho các quyết định đầu tư kinh doanh mà còn áp dụng cho các quyết định tiêu dùng của các hộ gia đình. Trong trường hợp này, I trình bày chi tiêu nhà ở và tiêu dùng lâu dài. Một đặc điểm quan trọng của kênh lãi suất là nó hoạt động với lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa. Thực tế là rất quan trọng để hiểu cách thức hoạt động của kênh nếu lãi suất danh nghĩa gần bằng không. Trong thời kỳ giảm phát, sự nới lỏng của chính sách tiền tệ M↑ dẫn đến mức giá kỳ vọng tăng (Pe↑) và do đó, lạm phát kỳ vọng tăng (πe ↑). Bởi vậy, lãi suất thực giảm (i↓), ngay cả khi lãi suất danh nghĩa gần bằng không. M↑ ⇒ Pe↑ ⇒ πe ↑ ⇒ i↓ ⇒ I↑ ⇒ Y↑ Tuy nhiên, có một sự phản đối đối với quan điểm của Keynes về truyền dẫn chính sách tiền tệ; rằng mô hình IS-LM chỉ tính đến một giá tài sản, là lãi suất. Với các thị trường quốc tế đang phát triển, có 2 kênh truyền dẫn khác đòi hỏi sự chú ý, là kênh tỷ giá (exchange rate channel) và kênh giá tài sản (asset prices channel).
- 9 2.1.2. Kênh tỷ giá: Tỷ giá hối đoái là giá tương đối của tiền tệ trong nước và nước ngoài, vì vậy nó phụ thuộc vào cả điều kiện tiền tệ nội sinh và ngoại sinh. Tác động lên tỷ giá hối đoái của thay đổi lãi suất chính thức (official rate) không thể dự đoán chắc chắn, vì điều đó còn tùy thuộc vào kỳ vọng lãi suất và lạm phát trong nước và nước ngoài, mà chính chúng cũng có thể cùng lúc chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách. Tuy nhiên, giả sử các yếu tố khác là như nhau, lãi suất chính thức tăng bất ngờ có thể dẫn đến sự định giá cao (appreciation) ngay lập tức của đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối; kết quả ngược lại khi lãi suất giảm. Kênh tỷ giá cũng liên quan đến hiệu ứng lãi suất vì khi lãi suất thực trong nước giảm, tiền gửi bằng nội tệ trở nên kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ, dẫn đến giảm giá trị tiền gửi nội tệ so với tiền gửi bằng các loại tiền tệ khác, điều đó đồng nghĩa nội tệ định giá thấp (E↓). Sự định giá thấp (mất giá) dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu ròng (NX↑) và do đó, làm tăng sản lượng: M↑ ⇒ i↓ ⇒ E↓ ⇒ NX↑ ⇒ Y↑ 2.1.3. Kênh giá tài sản: Có 2 kênh liên quan đến giá tài sản cần được nêu: i) lý thuyết q của Tobin về đầu tư (Tobin, 1969); và ii) hiệu ứng của cải (wealth effect) lên tiêu dùng. Tobin giới thiệu biến số q tương đương với giá trị thị trường của doanh nghiệp chia cho các chi phí cần thiết để thay thế vốn. Nếu q cao, thiết bị và dụng cụ mới có giá rẻ hơn so với giá trị thị trường của doanh nghiệp. Do đó, đầu tư sẽ tăng lên, các doanh nghiệp có thể đầu tư chỉ với một số lượng nhỏ cổ phiếu phát hành. Ngược lại, nếu q thấp, giá trị thị trường của doanh nghiệp nhỏ hơn so với chi phí thay thế vốn. Đầu tư sau đó cũng thấp. Điểm mấu chốt là tồn tại mối liên kết giữa q và chi tiêu đầu tư. Quan điểm của Keynes sau đó đi đến một kết luận rằng lãi suất giảm làm cho trái phiếu kém hấp dẫn hơn so với vốn chủ sở hữu và do đó, làm tăng giá cổ phiếu. Kết hợp 2 hiệu ứng này mang lại: M↑ ⇒ Pe↑ ⇒ q↑ ⇒ I↑ ⇒ Y↑
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên khối văn phòng ở TP.HCM
138 p | 1461 | 548
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)
98 p | 450 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 400 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 232 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn