intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thông lệ quốc tế (Hiệp ước vốn Basel) của ngân hàng HDBank, từ đó phát triển Ngân hàng theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống NHVN và quốc tế, gia tăng giá trị cho bản thân Ngân hàng HDBank, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ứng dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÙI THU HIỀN ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  BÙI THU HIỀN ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN TP.HCM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện. Tất cả các thông tin, số liệu trích dẫn có nguồn gốc đáng tin cậy. Tác giả: Bùi Thu Hiền
  4. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 5 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG SỐ LIỆU .......................................................... 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƯỚC BASEL ..................................................................... 11 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................. 11 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng .................................................................... 12 1.1.3. Đo lường rủi ro tín dụng .................................................................... 14 1.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng ..................................... 16 1.1.4.1. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng ................................................. 16 1.1.4.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng ......................................................... 17 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO HIỆP ƯỚC BASEL .............................. 18 1.2.1. Quản trị rủi ro tín dụng ...................................................................... 18 1.2.1.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng............................................... 18 1.2.1.2. Vai trò quản trị rủi ro tín dụng .................................................... 19 1.2.1.3. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng ............................................. 19 1.2.2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn .......................................................... 20 1.2.2.1. Lịch sử ra đời và hoạt động của Ủy ban Basel ........................... 20 1.2.2.2. Hiệp ước Basel I .......................................................................... 21
  5. 2 1.2.2.3. Hiệp ước Basel II ........................................................................ 23 1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ..................................................... 29 1.4. VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL TẠI CÁC NƯỚC ................ 30 1.4.1. Khảo sát tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel tại các nước ............... 30 1.4.2. Kinh nghiệm ứng dụng Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước ................................................................................................. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK.... 37 2.1. GIỚI THIỆU VỀ HDBANK ........................................................................... 37 2.1.1. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 37 2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh ......................................................... 39 2.1.2.1. Huy động vốn ......................................................................... 40 2.1.2.2. Dư nợ tín dụng ....................................................................... 43 2.1.2.3. Quy mô hoạt động .................................................................. 45 2.1.2.4. Lợi nhuận trước thuế .............................................................. 47 2.1.3. Chiến lược phát triển ........................................................................... 53 2.2. THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK ......................... 54 2.2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng ................................................................... 54 2.2.2. Quy định hiện hành của NHNN Việt Nam về quản trị rủi ro tín dụng .... 59 2.2.3. Thực trạng việc ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại HDBank ................................................................. 65
  6. 3 2.2.3.1. Nguyên tắc về an toàn vốn tối thiểu ............................................ 65 2.2.3.2. Xếp hạng tín dụng (nội bộ) ......................................................... 68 2.2.3.3. Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ..................... 71 2.2.3.4. Giới hạn mức cho vay ................................................................. 72 2.2.3.5. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ.................................................... 73 2.3. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ỨNG DỤNG HIỆP ƯỚC BASEL II TẠI HDBANK ........................................... 74 2.3.1. Vốn nhỏ .................................................................................................. 74 2.3.2. Trình độ công nghệ còn kém .................................................................. 75 2.3.3. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao .................................................... 76 2.3.4. Nội dung Basel II phức tạp ..................................................................... 78 2.3.5. Chưa có văn bản hướng dẫn về việc thực hiện Basel II ......................... 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 80 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI HDBANK ................................................................................................................. 81 3.1. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC .......................................................... 81 3.1.1. Định hướng xây dựng các tiêu chí và lộ trình áp dụng Hiệp ước Basel II ...... 81 3.1.2. Hoàn thiện môi trường pháp lý .................................................................. 82 3.1.3. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành chính sách tiền tệ tín dụng ............ 83 3.1.4. Nâng cao công tác thanh tra, giám sát ngân hàng ...................................... 83 3.1.5. Nâng cao chất lượng thông tin, tính minh bạch của thị trường ................. 84 3.1.6. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu xếp loại, đánh giá khách hàng ..................... 84 3.2. VỀ PHÍA NGÂN HÀNG HDBANK ............................................................... 85 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính ................................................................... 85
  7. 4 3.2.2. Định hướng công tác tín dụng của HDBank .......................................... 86 3.2.3. Xây dựng hệ thống văn bản chế độ, quy chế, quy trình, thủ tục cấp tín dụng ....................................................................................................... 86 3.2.4. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tín dụng ............................................. 90 3.2.5. Thực hiện nghiêm túc trích lập dự phòng rủi ro ..................................... 90 3.2.6. Nâng cao vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động ngân hàng ........ 91 3.2.7. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ ........................................... 92 3.2.8. Giải pháp về đội ngũ cán bộ ................................................................... 93 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 95 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 97 PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM ......................................................................................... 100
  8. 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCBS: Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng NHNN: Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN: Ngân hàng thương mại Nhà nước NHVN: Ngân hàng Việt Nam TMCP: Thương mại cổ phần WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG SỐ LIỆU - Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng - Hình 1.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng - Hình 1.3 Ba trụ cột của Hiệp ước Basel II Bảng 1.1: Trọng số rủi ro theo loại tài sản Bảng 1.2: Tổng quan việc thực hiện Basel II (Theo số khu vực pháp lý) Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của HDBank giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.2: Dư nợ cho vay tại HDBank giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế của HDBank giai đoạn 2008-2011 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank trong năm 2010. Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank trong năm 2011. Bảng 2.6: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank
  9. 6 Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Bảng 2.8: Tổng thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự Bảng 2.9: Dư nợ cho vay theo chất lượng nợ cho vay Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của HDBank Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam Bảng 2.12: Tình hình trích lập dự phòng Bảng 2.13: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Bảng 2.14: Tình hình trích lập dự phòng Bảng 2.15: Số liệu hệ số CAR của HDBank giai đoạn 2009 - 2011. Bảng 2.16: Tình hình nhân sự tại HDBank những năm qua DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động vốn giai đoạn 2008-2011 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ huy động vốn theo thành phần năm 2011 Biểu đồ 2.3: Tổng dư nợ cho vay giai đoạn 2008-2011 Biểu đồ 2.4a: Tăng trưởng vốn điều lệ giai đoạn 2008-2011 Biểu đồ 2.4b: Tăng trưởng tổng tài sản giai đoạn 2008-2011 Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2008-2011 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2009 Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2010 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự năm 2011 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu của HDBank
  10. 7 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO NGHIÊN CỨU: Chiến lược phát triển cho lĩnh vực hoạt động của ngân hàng Việt Nam đến năm 2020 là xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, năng động và một cơ sở hạ tầng tài chính hỗ trợ đủ năng lực đáp ứng các nhu cầu về tài chính và dịch vụ ngân hàng ngày càng gia tăng của nền kinh tế, hội nhập sâu hơn với khu vực và quốc tế, tiến lên ngang tầm với các quốc gia dẫn đầu nhóm nước có thu nhập trung bình trong khu vực ASEAN. Và để làm được điều này, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải nhìn nhận hoàn cảnh thực tại và đưa ra những hướng giải pháp thích hợp. Một trong những giải pháp đó là dần tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong quản lý ngân hàng. Trên thế giới hiện nay, Hiệp ước vốn Basel, hay còn gọi là Hiệp ước quốc tế về an toàn vốn tối thiểu, được các nhà quản trị, đặc biệt là nhà quản trị rủi ro tín dụng rất quan tâm. Từ khi ra đời (1988) đến nay, không chỉ các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia đang phát triển áp dụng mà cả những nước ngoài Tổ chức OECD cũng ứng dụng Hiệp ước này nhằm đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của hệ thống tài chính nói chung. Các ngân hàng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung, Ngân hàng Phát triển Tp. HCM nói riêng hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng một số tiêu chí đơn giản của Hiệp ước vốn Basel I và tiếp cận dần Basel II. Trong khi đó, hoạt động chủ yếu của HDBank là hoạt động tín dụng, lợi nhuận mang lại từ hoạt động này là khá cao, (chiếm khoảng 70 – 80% trong tổng các nguồn thu của Ngân hàng). Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro từ hoạt động này mang lại cũng rất lớn. Đây là mặt hạn chế của HDBank. Do đó, trong thời gian tới, việc nghiên cứu các nguyên tắc của Basel, cụ thể là Basel II và tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế trong việc ứng dụng là rất cần thiết để cải thiện chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng. Tác giả chọn đề tài “Ứng dụng các nguyên tắc của
  11. 8 Hiệp ƣớc Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank)” cũng vì lý do trên. II. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU:  Mục tiêu nghiên cứu: Việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí có tính thông lệ quốc tế (Hiệp ước vốn Basel) của ngân hàng HDBank, từ đó phát triển Ngân hàng theo hướng bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống NHVN và quốc tế, gia tăng giá trị cho bản thân Ngân hàng HDBank, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.  Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp Ngân hàng đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc ứng dụng các nguyên tắc Basel. Nêu ra những biện pháp để nâng cao việc ứng dụng, giúp Ngân hàng dự báo, kiểm soát, phòng ngừa, khắc phục hậu quả khi rủi ro tín dụng xảy ra, tránh những thiệt hại, tổn thất cho ngân hàng. III. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những nội dung và các nguyên tắc của Hiệp ước vốn Basel và những rủi ro, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng HDBank.  Phạm vi nghiên cứu: trên thực tế Hiệp ước Basel II có nhiều quy tắc và chuẩn mực liên quan đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình, đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các chuẩn mực liên quan đến rủi ro tín dụng nhằm giúp ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng xảy ra, cũng như là thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.
  12. 9 IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nhằm đáp ứng yêu cầu về nội dung của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích các thông tin, cơ sở dữ liệu từ các Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước, Ngân hàng Phát triển Tp.HCM, và các ngân hàng thương mại khác; từ các bài viết chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá mang tính khách quan, thuyết phục đối với nội dung đề tài. V. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel. Chƣơng 2: Thực trạng ứng dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM. Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao việc ứng dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Tp.HCM.
  13. 10 VI. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Hệ thống Ngân hàng Việt Nam còn non yếu, do đó trong xu thế hội nhập toàn cầu, ứng dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro ngân hàng là cần thiết, đặc biệt là trong quản trị rủi ro tín dụng trong điều hành hoạt động ngân hàng hiện nay. Tuy chưa thể ứng dụng những nghiên cứu, những kết quả mà đề tài này mang lại vào thực tiễn hoạt động của cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, nhưng hy vọng dưới sự hướng dẫn của giảng viên, những ý kiến của chuyên gia, đề tài có thể được xem là nguồn tài liệu có ý nghĩa cho các nghiên cứu sâu hơn sau này.
  14. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG, QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆP ƢỚC BASEL 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của các NHTM tại Việt Nam. Lợi nhuận mang lại từ hoạt động này là khá cao (chiếm từ 70 – 80% tổng nguồn thu của ngân hàng). Điều này cũng đồng nghĩa với việc rủi ro do hoạt động này mang lại cho ngân hàng cũng rất lớn và thường xuyên. 1.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Có nhiều cách tiếp cận khái niệm rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro do thất thoát tài sản có thể phát sinh khi bên đi vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với một ngân hàng. Hay, rủi ro tín dụng là rủi ro không thu hồi được nợ khi đến hạn do bên đi vay không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng. Hay hiện nay, theo khoản 1, điều 2, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, rủi ro tín dụng được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
  15. 12 Từ những khái niệm trên cho thấy rủi ro tín dụng còn có thể được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả, rủi ro sai hẹn. Đây là loại rủi ro có liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Dựa vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng bao gồm: o Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. + Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. + Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. + Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. o Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực
  16. 13 kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung: là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Hình 1.1 Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro Rủi ro giao dịch danh mục Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro lựa chọn bảo đảm nghiệp vụ nội tại tập trung Nguồn: Quản trị ngân hàng, PGS.TS Trần Huy Hoàng, 2010 [3] Các hình thức của rủi ro tín dụng: không thu được lãi đúng hạn, không thu đủ lãi, không thu được vốn đúng hạn và không thu đủ vốn. Đối với việc không thu được lãi đúng hạn, nguy cơ rủi ro tín dụng là thấp nhất. Còn đối với việc không thu được vốn đúng hạn, lúc này ngân hàng sẽ có khoản nợ quá hạn phát sinh. Nếu khoản này ngân hàng không thể thu hồi được thì ngân hàng đang gặp rủi ro tín dụng ở mức độ cao.
  17. 14 Hình 1.2 Các hình thức của rủi ro tín dụng Nguồn: Quản trị ngân hàng, PGS.TS Trần Huy Hoàng, 2010 [3] 1.1.3. Đo lƣờng rủi ro tín dụng Hiện nay, có nhiều mô hình khác nhau được sử dụng để đánh giá và đo lường mức độ rủi ro tín dụng. a. Mô hình chất lượng 6C: Tư cách người vay (Character): cán bộ tín dụng cần phải chắc chắn là người đi vay có mục đích tín dụng rõ ràng và mục đích vay phải phù hợp chính sách tín dụng hiện tại của ngân hàng; đồng thời phải xem xét khả năng thanh toán nợ trong quá khứ (nếu có) và tương lai thông qua nhiều nguồn thông tin khác nhau. Năng lực người vay (Capacity): các ngân hàng không chỉ quan tâm đến khả năng thanh toán nợ trong quá khứ hoặc tương lai của người vay mà cũng còn quan tâm đến năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của họ. Thu nhập của người vay (Cash): điều quan trọng là ngân hàng phải đánh giá được khả năng trả nợ của người vay thông qua nguồn trả nợ.
  18. 15 Đối với cá nhân: khả năng trả nợ được đánh giá tuỳ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe, năng lực, tuổi tác, nghề nghiệp… Đối với doanh nghiệp: khả năng trả nợ được dựa trên cơ sở lượng hàng bán ra, giá bán, giá thành, chi phí… Bảo đảm tiền vay (Collateral): đây được xem là một trong những tiêu chuẩn để ngân hàng cấp tín dụng và được xem là nguồn tài sản thứ hai có thể được dùng để trả nợ vay cho ngân hàng khi cần thiết. Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng của từng thời kỳ phù hợp với chính sách kinh tế quốc gia. Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của pháp luật có liên quan, quy chế hoạt động, yêu cầu tín dụng có đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngân hàng,… b. Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s: Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody’s và Standard&Poor’s là hai đại diện. Hai công ty này xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng (Moody’s cao nhất là Aaa, thấp nhất là C; Standard&Poor’s cao nhất là AAA, thấp nhất là C) theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên đầu tư hay cho vay, còn các hạng còn lại không nên đầu tư hay cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều khoản cho vay hay việc đầu tư được xếp hạng thấp vẫn được ngân hàng xem xét do lợi nhuận từ việc cho vay hay đầu tư này mang lại là khá cao.
  19. 16 c. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình này bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, sở hữu nhà, thu nhập,… Mô hình này thường sử dụng 7 – 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1-10. d. Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng: Mô hình này đánh giá rủi ro tín dụng dựa theo các yếu tố thị trường và phân tích “mức thưởng chấp nhận rủi ro” gắn liền với mức sinh lời của các khoản cho vay đối với những khách hàng có cùng mức độ rủi ro. 1.1.4. Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng 1.1.4.1. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng A. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay Năng lực tài chính của khách hàng vay yếu, năng lực điều hành kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ hoặc khách hàng vay thiếu thiện chí trả nợ… B. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Cán bộ ngân hàng không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và các điều kiện cho vay. Chính sách và quy trình cho vay chưa chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phân tích khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng để tính toán điều kiện vay và khả năng trả nợ. Năng lực dự báo, phân tích và thẩm định tín dụng, phát hiện và xử lý khoản vay có vấn đề của cán bộ tín dụng còn rất yếu. Hoặc khi quyết
  20. 17 định cho vay nhưng công tác kiểm tra sau cho vay còn lỏng lẻo, dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Thiếu thông tin khách hàng để làm cơ sở trước khi quyết định cho vay. Năng lực và phẩm chất của một số cán bộ tín dụng chưa cao. Chế độ đãi ngộ nhân viên của ngân hàng chưa thích hợp. C. Các nguyên nhân khác Ví dụ như thiên tai, dịch bệnh, sự biến động của thị trường trong và ngoài nước… Đây là những nguyên nhân khách quan, nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng cũng như là ngân hàng. Từ đó, nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng. 1.1.4.2. Hậu quả của rủi ro tín dụng A. Đối với ngân hàng Rủi ro tín dụng xảy ra làm tổn thất về tài sản cho ngân hàng: mất vốn cho vay, tăng chi phí hoạt động, giảm lợi nhuận do ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn. Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng đối với khách hàng (do khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng bị chậm lại, làm ngân hàng giảm khả năng thanh khoản). Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng nói riêng, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của toàn ngân hàng. B. Đối với nền kinh tế Rủi ro tín dụng có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, phá sản. Từ đó, sẽ dẫn đến sự sụp đổ của nhiều ngân hàng ở trong nước cũng như là khu vực, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2