intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đánh giá được thực trạng phân tích thành quả hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp có cơ sở nhằm hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Đánh giá được thực trạng phân tích thành quả hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp có cơ sở nhằm hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THIÊN THANH VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH H&L APPAREL (VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THIÊN THANH VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH H&L APPAREL (VIỆT NAM) Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ĐÌNH TRỰC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)” là công trình nghiên cứu của chính tác giả dưới sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Lê Đình Trực. Các tài liệu được trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và kết quả xử lý dữ liệu thu thập được là trung thực và khách quan. Tác giả Nguyễn Thị Thiên Thanh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ........................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3 5. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 5 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU ........................................... 7 1.1 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước ....................................................... 7 1.2 Nhận xét về tổng quan nghiên cứu ..................................................................... 9 1.3 Định hướng nghiên cứu...................................................................................... 9 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG ....................................................................... 10 2.1 Kế toán Quản trị và Hệ thống Kiểm soát .......................................................... 11 2.2 Kiểm soát tài chính ngắn hạn ........................................................................... 11 2.3 Chi phí định mức ............................................................................................. 12 2.3.1 Khái niệm chi phí định mức ...................................................................... 12 2.3.2 Các loại định mức ..................................................................................... 13 2.3.2.1 Định mức lý tưởng ................................................................................. 13 2.3.2.2 Định mức thực tế.................................................................................... 13 2.3.3 Lựa chọn định mức .................................................................................... 13 2.3.4 Thủ tục thiết lập định mức ......................................................................... 14 2.4 Dự toán linh hoạt ............................................................................................. 14 2.5 Phân tích chênh lệch lợi nhuận ......................................................................... 18
  5. 2.5.1 Chênh lệch dự toán tổng thể ...................................................................... 18 2.5.2 Chênh lệch khối lượng bán hàng ............................................................... 18 2.5.2.1 Chênh lệch kết cấu sản phẩm bán ........................................................... 20 2.5.2.2 Chênh lệch lượng sản phẩm bán ............................................................. 21 2.5.3 Chênh lệch dự toán linh hoạt (FB) ............................................................. 23 2.5.3.1 Chênh lệch dự toán linh hoạt về giá bán .................................................... 24 2.5.3.2 Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................. 24 2.5.3.3 Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí sản xuất nhân công trực tiếp ............ 26 2.5.3.4 Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí sản xuất chung .............................. 28 2.5.3.5 Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí bán hàng và quản lý ......................... 31 Kết luận Chương 2 ..................................................................................................... 34 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH H&L APPAREL (VIỆT NAM) ......................................................................................... 35 3.1 Tổng quan về Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) ..................................... 35 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) .................................................................................................................. 35 3.1.2 Đặc điểm kinh doanh của công ty .............................................................. 36 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty ............................................ 36 3.1.4 Quy trình sản xuất sản phẩm ....................................................................... 37 3.1.5. Tổ chứ ........................................................................... 38 ........................................................................... 38 ......................................................... 39 3.2 Thực trạng Phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) ......................................................................................................................... 40 3.2.1 Về chi phí định mức .................................................................................. 40 3.2.2 Về dự toán linh hoạt .................................................................................. 41 3.2.3 Về phân tích chênh lệch lợi nhuận ............................................................. 42 3.2.3.1 Phân tích chênh lệch dự toán tổng thể .................................................... 42 3.2.3.2 Phân tích chênh lệch khối lượng bán hàng.............................................. 43 3.2.3.3 Phân tích chênh lệch dự toán linh hoạt ................................................... 43
  6. 3.3 Đánh giá thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) ............................................................ 43 3.3.1 Những kết quả đạt được .............................................................................. 44 3.3.1.1 Về định mức ............................................................................................ 44 3.3.1.2 Về phân tích chênh lệch lợi nhuận ........................................................... 44 3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................................. 44 3.3.2.1. Về chi phí định mức ............................................................................... 44 3.3.2.2. Về dự toán linh hoạt ............................................................................... 44 3.3.2.3. Về phân tích chênh lệch lợi nhuận .......................................................... 45 Kết luận Chương 3 ..................................................................................................... 46 CHƯƠNG 4 : CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH H&L APPAREL (VIỆT NAM) ........................................................................................................................ 47 4.1 Giải pháp hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động ........................................ 47 4.1.1 Giải pháp hoàn thiện hệ thống chi phí định mức ......................................... 47 4.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán linh hoạt .................................... 48 4.1.3 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích chênh lệch lợi nhuận .................... 49 4.1.3.1 Kết quả Mô hình các cấp độ chênh lệch lợi nhuận khách hàng................. 50 4.1.3.2 Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể ..................................................... 52 4.1.3.3 Phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán ....................................... 53 4.1.3.4 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt .................................................... 58 4.2 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) .......................................................................... 75 4.2.1 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện hệ thống chi phí định mức ......... 75 4.2.2 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán linh hoạt .... 75 4.2.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp hoàn thiện công tác phân tích chênh lệch lợi nhuận .................................................................................................................. 76 Kết luận Chương 4 ..................................................................................................... 77 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................ 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa Activity Based Cost Systems 1 ABC Hệ thống Chi phí trên cơ sở hoạt động 2 BH&QL Bán hàng và quản lý 3 BP Biến phí 4 CL Chênh lệch 5 CP Chi phí 6 CPSX Chi phí sản xuất 7 DL Direct labor 8 DM Direct material 9 ĐP Định phí 10 DTLH Dự toán linh hoạt 11 FB Flexible budget 12 GTGT Giá trị gia tăng 13 H&L Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) 14 KL Khối lượng 15 NC TT Nhân công trực tiếp 16 NVL TT Nguyên vật liệu trực tiếp 17 QC Quality control 18 SP Sản phẩm 19 SXC Sản xuất chung 20 TGNH Tiền gửi ngân hàng 21 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 22 TSCĐ Tài sản cố định
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Stt Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 7 2 Bảng 3.1 Bảng định mức Áo thun ngắn tay size L 41 Báo cáo Chênh lệch dự toán tổng thể Áo thun ngắn tay size 3 Bảng 3.2 42 L - Tháng 12 năm 2016 Kết quả dự toán lợi nhuận khách hàng Áo thun ngắn tay 4 Bảng 4.1 50 size L - Tháng 12 năm 2016 Kết quả thực tế lợi nhuận khách hàng Áo thun ngắn tay 5 Bảng 4.2 50 size L - Tháng 12 năm 2016 Kết quả tính toán chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí 6 Bảng 4.3 nguyên vât liệu trực tiếp Áo thun ngắn tay size L - Tháng 62 12 năm 2016
  9. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Stt Sơ đồ Nội dung Trang Khung phân tích chênh lệch thu nhập hoạt động về các 1 Sơ đồ 2.1 17 chênh lệch thành phần 2 Sơ đồ 2.2 Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể 18 3 Sơ đồ 2.3 Phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán 20 4 Sơ đồ 2.4 Phân tích Chênh lệch lượng sản phẩm bán 22 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về chi phí nguyên vật 5 Sơ đồ 2.5 25 liệu trực tiếp Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nhân công 6 Sơ đồ 2.6 26 trực tiếp Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí sản xuất 7 Sơ đồ 2.7 29 chung Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt định phí sản xuất 8 Sơ đồ 2.8 30 chung Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí bán hàng và 9 Sơ đồ 2.9 32 quản lý Sơ đồ Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt định phí bán hàng và 10 32 2.10 quản lý 11 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 36 12 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất quần áo thể thao 37 13 Cơ cấ 38 Kết quả Mô hình các cấp độ chênh lệch lợi nhuận khách 14 Sơ đồ 4.1 51 hàng Áo thun ngắn tay size L – Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể Áo thun ngắn tay size 15 Sơ đồ 4.2 52 L - Tháng 12 năm 2016
  10. Phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán Áo thun 16 Sơ đồ 4.3 54 ngắn tay size L - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch lượng sản phẩm bán Áo thun ngắn tay 17 Sơ đồ 4.4 56 size L - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt về doanh thu 18 Sơ đồ 4.5 59 Áo thun ngắn tay size L - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nguyên vật 19 Sơ đồ 4.6 liệu trực tiếp của Áo thun ngắn tay size L tiêu thụ - Tháng 61 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt chi phí nhân công 20 Sơ đồ 4.7 trực tiếp của Áo thun ngắn tay size L tiêu thụ - Tháng 12 65 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí sản xuất chung 21 Sơ đồ 4.8 67 của Áo thun ngắn tay size L tiêu thụ - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt định phí sản xuất chung 22 Sơ đồ 4.9 70 của Áo thun ngắn tay size L tiêu thụ - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt biến phí bán hàng và 23 Sơ đồ 4.10 72 quản lý Áo thun ngắn tay size L - Tháng 12 năm 2016 Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt định phí bán hàng 24 Sơ đồ 4.11 và quản lý của Áo thun ngắn tay size L tiêu thụ - Tháng 12 74 năm 2016
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập đã thu hút được rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia vào thị trường Việt Nam. Mặt hàng trên thị trường rất đa dạng, phong phú và giá cả lại cạnh tranh. Chính vì vậy để có thể tồn tại bền vững thì bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình về mọi mặt để đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Trong đó phải kể đến đó là làm thế nào để nhà quản trị có thể đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn. Để nhà quản trị có thể đưa ra quyết định đúng đắn thì các thông tin đầy đủ và kịp thời về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh từ bộ phận kế toán quản trị của công ty đưa ra là rất cần thiết. Do đó, bộ phận kế toán quản trị có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Bên cạnh các thông tin cung cấp cho nhà quản trị, bộ phận kế toán quản trị cũng cần phải biết phương pháp nào là hữu hiệu để có được các thông tin chi tiết nhất, đi sâu vào các vấn đề còn tồn động trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó tìm ra nguyên nhân của các vấn đề, nhất là các hoạt động không hiệu quả trong doanh nghiệp để có giải pháp cụ thể là vô cùng quan trọng. Có thể nói đây chính là sự kiểm soát hoạt động trong doanh nghiệp. Về bản chất, kiểm soát hoạt động tập trung vào tài chính ngắn hạn và bản chất của kiểm soát là so sánh kết quả thực tế với kết quả dự toán. Do đó, phân tích chênh lệch là một công cụ kiểm soát tài chính rất hiệu quả để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Chênh lệch giữa thực tế và dự toán sẽ cho các nhà quản trị thấy được rằng kỳ vọng của kế hoạch tài chính có thực hiện được hay không. Việc phân tích các chênh lệch để tìm ra lý do tại sao những kỳ vọng không thể đạt được để có những hành động cải thiện là rất cần thiết để các chênh lệch bất lợi không còn tiếp diễn trong tương lai. Đã có một số đề tài ở Việt Nam và trên thế giới nghiên cứu về phân tích thành quả hoạt động dựa vào công cụ phân tích chênh lệch khi so sánh mức doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế hoạch với mức thực hiện trong thực tế tương đối tốt. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu chưa phân tích một cách chi tiết các chênh lệch thành phần liên
  12. 2 quan đến từng yếu tố góp phần vào kết quả lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp để áp dụng trong trường hợp thực tế tại một doanh nghiệp cụ thể. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề nêu trên nên tác giả chọn đề tài “Vận dụng Kế toán quản trị hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình nhằm tìm hiểu thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp có cơ sở nhằm hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) với mong muốn các nhà quản trị công ty xem xét áp dụng để có thể kiểm soát mọi hoạt động của mình, từ đó gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp công ty có thể phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với ba mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về phân tích thành quả hoạt động dưới góc độ Kế toán quản trị. Mục tiêu 2: Tìm hiểu thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam). Mục tiêu 3: Đề xuất phương hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam). Câu hỏi nghiên cứu: Để đạt được ba mục tiêu nghiên cứu đã đề ra thì luận văn đã đặt ra ba câu hỏi nghiên cứu như sau:  Câu hỏi 1: Dựa trên cơ sở nào để có thể đưa ra biện pháp nhằm hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)?  Câu hỏi 2: Thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) như thế nào?  Câu hỏi 3: Các giải pháp nào để có thể hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)?
  13. 3 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Sản phẩm chủ lực của công ty: Áo thun thể thao tay ngắn. - Phân tích thành quả hoạt động dưới góc độ kế toán quản trị. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam). - Thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác phân tích thành quả hoạt động của Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) trong tháng 12 năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu  Đề tài sử dụng Phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case study research) (Nguyễn Đình Thọ, 2012, trang 116): Phương pháp tình huống là quá trình thu thập thông tin một cách có hệ thống về một cá nhân, một địa điểm, một sự kiện, một nhóm người hay một tổ chức để hiểu rõ hơn về hoạt động hoặc hành vi của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đối tượng trong hoạt động thường ngày và hoàn cảnh thực tế. Quy trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống là một quy trình lũy tiến: chọn tình huống, thu thập dữ liệu, phát hiện lý thuyết. Theo quy trình này, nhà nghiên cứu chọn một tình huống để thu thập, phân tích dữ liệu và phát hiện lý thuyết. Đề tài chọn một tình huống thực tế là Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) để thực hiện nghiên cứu. Sau khi thu thập và phân tích dữ liệu, đề tài sẽ đưa ra các ưu điểm cũng như khuyết điểm trong việc phân tích thành quả hoạt động tại công ty. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện quá trình phân tích tại công ty, giúp nhà quản trị có thể ra quyết định một cách đúng đắn nhất.  Dữ liệu nghiên cứu và trình tự các bước thực hiện để trả lời cho từng câu hỏi nghiên cứu như sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Tham khảo các tài liệu trong lĩnh vực kế toán quản trị trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng như sách báo, giáo trình…liên quan đến nội dung nghiên cứu (dữ liệu thứ cấp). Từ đây tác giả lựa chọn những lý thuyết phù hợp với vấn đề mà tác giả đang nghiên cứu để đưa ra cơ sở lý luận thiết thực nhằm
  14. 4 hoàn thiện công tác phân tích thành quả hoạt động tại công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam). Câu hỏi nghiên cứu 2: Đầu tiên tác giả phỏng vấn Ban lãnh đạo công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) về các nhu cầu đối với công tác phân tích thành quả hoạt động tại công ty, sau đó tác giả phỏng vấn trưởng phòng Kế toán Tài chính để biết rõ hơn về tình hình phân tích thành quả hoạt động tại công ty và thu thập số liệu kế toán tài chính của công ty, tiếp theo đó tác giả phỏng vấn trưởng phòng Kinh doanh để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty và cuối cùng là phỏng vấn trưởng phòng Kỹ thuật Điều hành sản xuất để biết rõ hơn về tình sản xuất, định mức và tiêu hao nguyên vật liệu của công ty. Qua các cuộc phỏng vấn đã nêu, tác giả có thể nắm được thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại công ty như thế nào. Quy trình cụ thể được mô tả như sau:  Về dữ liệu sơ cấp:  Thu thập dữ liệu sơ cấp: - Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu định tính là một dạng của nghiên cứu khám phá. Các dự án nghiên cứu định tính được thực hiện với một nhóm nhỏ các đối tượng nghiên cứu. Vì vậy, mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà chọn theo mục đích xây dựng lý thuyết, thường gọi là Phương pháp chọn mẫu lý thuyết. Mẫu nghiên cứu gồm: Ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng Kế toán Tài chính, trưởng phòng Kinh doanh và trưởng phòng Kỹ thuật Điều hành sản xuất. - Công cụ thu thập dữ liệu sơ cấp: Để thu thập dữ liệu định tính, đề tài sử dụng “Kỹ thuật thảo luận tay đôi” để dễ tiếp cận với đối tượng thảo luận và có thể đào sâu những vấn đề mang tính chuyên môn, từ đây tác giả có thể chủ động hơn trong quá trình thu thập dữ liệu tại doanh nghiệp.  Phân tích dữ liệu sơ cấp: Phân tích dữ liệu định tính bao gồm ba quá trình cơ bản liên quan chặt chẽ với nhau: (1) mô tả hiện tượng, (2) phân loại hiện tượng, và (3) kết nối dữ liệu. - (1) Mô tả hiện tượng: Các cuộc thảo luận giữa tác giả cùng với Ban lãnh đạo công ty, trưởng phòng Kế toán Tài chính, trưởng phòng Kinh doanh và trưởng phòng Kỹ thuật Điều hành sản xuất của Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) được ghi
  15. 5 chép lại đầy đủ, dữ liệu thu được là cơ sở để khám phá ra các khái niệm nghiên cứu được đề cập trong Đề tài. - (2) Phân loại hiện tượng: Dựa trên dữ liệu ghi chép từ các cuộc thảo luận, dữ liệu được xắp xếp và phân loại thành từng nhóm có cùng đặc tính để Đề tài có thể phân tích các khái niệm nghiên cứu. - (3) Kết nối dữ liệu: Đề tài sử dụng những dữ liệu thu được về phân tích thành quả hoạt động thực tế của Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) để liên hệ, kết nối và đánh giá những mặt đạt được cũng như hạn chế trong trong việc phân tích của công ty.  Về dữ liệu thứ cấp:  Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua các nguồn như: các số liệu, chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị… của công ty.  Phân tích dữ liệu thứ cấp: Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài để phân tích, so sánh và tính toán các chênh lệch giữa số liệu thực tế và số liệu dự toán tại công ty. Câu hỏi nghiên cứu 3: Qua việc trả lời cho thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại công ty ở câu hỏi 2, tác giả có thể đề ra giải pháp để công ty có thể khắc phục được những hạn chế, giúp hoàn thiện hơn công tác phân tích thành quả hoạt động của công ty, giúp công ty kiểm soát chi phí tốt hơn và có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. 5. Đóng góp của luận văn Đóng góp về lý thuyết Luận văn đã hệ thống hóa được lý thuyết chung về phân tích thành quả hoạt động trong doanh nghiệp. Đây chính là cơ sở thiết thực để vận dụng được các giải pháp đề ra cho công ty. Đóng góp về thực tiễn Đánh giá được thực trạng phân tích thành quả hoạt động, từ đó đưa ra các giải pháp có cơ sở nhằm hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L
  16. 6 Apparel (Việt Nam). Dựa trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể đưa ra quyết định nhằm cải thiện hoạt động theo hướng có lợi cho doanh nghiệp giúp công ty phát triển bền vững hơn. 6. Kết cấu của luận văn Bên cạnh phần Mở đầu và Kết luận thì nội dung chính của đề tài được phân tích qua 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về các nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động Chương 3: Thực trạng vận dụng Kế toán quản trị trong phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam) Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện phân tích thành quả hoạt động tại Công ty TNHH H&L Apparel (Việt Nam)
  17. 7 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước Bảng tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề phân tích thành quả hoạt động của doanh nghiệp như sau: Đề tài Tác giả Kết quả nghiên cứu - Balakrishnan and Phân tích chênh lệch nhằm chỉ ra sự Sprinkle (2002) khác biệt giữa kết quả thực tế so với kết quả dự toán, từ đó tìm ra những nguyên - Reddy et al (2006) nhân dẫn đến sự khác biệt này. Chênh - Bukovinsky and Talbott lệch dự toán tổng thể bao gồm: Chênh (2010) lệch dự toán linh hoạt và Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán. Phân tích - Yahya Zadeh (2012) chênh lệch đóng vai trò rất quan trọng 1. Phân - Thomas E.Conine trong đánh giá thành quả hoạt động của tích Chênh (2013) doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích lệch - Milani and Perri (2013) chênh lệch giúp cho công tác lập kế hoạch và kiểm soát quản lý của doanh - Folsom and Guymon nghiệp được tốt hơn. (2013) - Trần Diệu Hương (2013) - Đỗ Trọng Nhân (2014) Phân tích chênh lệch dự toán linh 2. Phân - Aranoff (2009) tích Chênh hoạt nhằm chỉ ra sự khác biệt giữa kết - Machuga and Smith quả thực tế và kết quả dự toán linh lệch dự (2013) hoạt. Chênh lệch dự toán linh hoạt toán linh gồm: chênh lệch các chi phí sản xuất hoạt - Nguyễn Thị Lệ Hằng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,
  18. 8 (2012) chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và chênh lệch các chi phí - Trần Ngọc Hoài Thương ngoài sản xuất như chi phí bán hàng, (2013) chi phí quản lý doanh nghiệp. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt là công cụ hữu ích để phát triển hệ thống kế toán chi phí toàn diện nhằm cải thiện việc kiểm soát chi phí và đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt nên được sự hỗ trợ bởi Hệ thống ABC để hiệu quả hơn trong quản lý các hoạt động và phân bổ chi phí tại doanh - Mak and Roush (1994) nghiệp vì kiểm soát chi phí và đánh giá thành quả hoạt động dưới sự hỗ trợ của - Mak and Roush (1996) phương pháp phân bổ chi phí truyền thống mang lại nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Trong đó có thể kể đến là biến phí và định phí của chi phí gián tiếp không được phân bổ chính xác vào những đối tượng chịu chi phí. Phân tích Chênh lệch khối lượng - Warthen (1972) sản phẩm bán chỉ ra sự khác biệt giữa 3. Phân - Bastable (1988) dự toán tổng thể và dự toán linh hoạt. tích Chênh - Brian Gibson (1990) Hai nhân tố chính góp phần vào sự lệch khối chênh lệch khối lượng sản phẩm bán là: lượng sản - Ramsey (1999) tỷ lệ kết cấu sản phẩm bán và lượng sản phẩm bán - Parkinson (2009) phẩm bán. Phân tích Chênh lệch kết cấu sản phẩm bán giúp cho nhà quản trị tìm
  19. 9 - Larry Lapide (2009) ra nguyên nhân của sự thay đổi lợi nhuận khi tỉ trọng các thị trường mục tiêu thay đổi. Nghiên cứu đã tích hợp được cả hai nội dung phân tích khả năng sinh lợi khách hàng dựa trên Hệ thống ABC và phân tích thành quả hoạt động dựa trên 4. Phân - Lê Tự Quang Hưng công cụ phân tích chênh lệch để áp tích Chênh (2015) dụng tại một doanh nghiệp cụ thể. Bên lệch lợi cạnh đó, trong phân tích thành quả hoạt nhuận động, nghiên cứu đã sử dụng gần như đầy đủ công cụ phân tích chênh lệch với các loại chênh lệch được đánh giá từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Bảng 1.1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2 Nhận xét về tổng quan nghiên cứu Hiện nay, rất ít bài nghiên cứu ở trong và ngoài nước áp dụng phân tích thành quả hoạt động dựa trên công cụ phân tích chênh lệch trong một trường hợp thực tế, chẳng hạn như áp dụng vào một công ty cụ thể. Đa số các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt và vẫn chưa chú trọng đến phân tích Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán. Trong khi đó, Phân tích Chênh lệch dự toán tổng thể lại bao gồm cả hai phần: phân tích Chênh lệch dự toán linh hoạt và Chênh lệch khối lượng sản phẩm bán. 1.3 Định hướng nghiên cứu Dựa vào tình hình các nghiên cứu đã nêu ở trên, tác giả nhận thấy cần có thêm đề tài nghiên cứu phân tích thành quả hoạt động dựa trên công cụ phân tích chênh lệch và nghiên cứu đầy đủ các loại chênh lệch khi phân tích thành quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể đó là nghiên cứu đầy đủ bốn cấp độ trong chênh lệch dự toán tổng thể.
  20. 10 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG PHÂN TÍCH THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG Mục tiêu của Chương 2 là trình bày một số công cụ chính được sử dụng để đánh giá thành quả của các nhà quản lý cấp trung và nhân viên điều hành, còn gọi là kiểm soát hoạt động. Theo Blocher et al (2010, pg.589) thì về bản chất, kiểm soát hoạt động tập trung vào tài chính ngắn hạn và bản chất của kiểm soát là so sánh kết quả thực tế với kết quả dự toán. Chương này mô tả mô hình kiểm soát tài chính dựa trên việc sử dụng chi phí định mức và dự toán linh hoạt. Dự toán linh hoạt cho phép so sánh hiệu suất tài chính mong đợi với hiệu suất thực tế trong kỳ nhất định. Việc sử dụng dự toán linh hoạt và chi phí định mức cung cấp phương pháp để phân tích và giải thích chênh lệch thu nhập hoạt động tổng thể trong kỳ, nghĩa là chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động thực tế và lợi nhuận hoạt động dự toán. Vì lợi nhuận hoạt động chịu ảnh hưởng bởi năm yếu tố (khối lượng bán hàng, giá bán, biến phí đơn vị, kết cấu sản phẩm bán và tổng định phí) nên tổng chênh lệch thu nhập hoạt động có thể được phân tích thành các chênh lệch thành phần liên quan với mỗi yếu tố trên. (Blocher et al, 2010, pg.591) Việc đầu tiên là xác định tổng chênh lệch thu nhập hoạt động và sau đó phân tích tổng chênh lệch này xuống thành chênh lệch khối lượng bán hàng và tổng chênh lệch dự toán linh hoạt. Chênh lệch dự toán linh hoạt có thể được phân tích thành chênh lệch giá bán và các chênh lệch thành phần liên quan đến hai loại chi phí sản xuất trực tiếp (nhân công và nguyên vật liệu). Việc thứ hai mà chương này tập trung vào đó là các chênh lệch phát sinh từ chênh lệch giữa dự toán và thực tế về chi phí sản xuất gián tiếp. Cũng giống như khi phân tích chênh lệch chi phí sản xuất trực tiếp, dự toán linh hoạt và chi phí định mức tiếp tục được sử dụng để phân tích tổng chênh lệch dự toán linh hoạt cho chi phí gián tiếp. Việc cuối cùng của Chương 2 đó là hoàn tất phân tích chênh lệch thu nhập hoạt động bằng cách xem xét chi tiết hơn tại chênh lệch khối lượng bán hàng. Cụ thể đó là chênh lệch khối lượng bán hàng có thể được phân tích xuống thành các chênh lệch thành phần dựa trên quy mô thị trường và thị phần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2