Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Bánh kẹo Phạm Nguyên
lượt xem 4
download
Luận văn nghiên cứu vận dụng TDABC để phân bổ chi phí sản xuất đến từng sản phẩm tại các bộ phận thực hiện các công việc liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất; tính giá thành sản phẩm theo TDABC, phân tích sự khác biệt so với phương pháp tính giá thành hiện tại; cung cấp thông tin hữu ích về giá thành sản phẩm được tính theo TDABC để phục vụ cho việc ra quyết định tại Công ty Phạm Nguyên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế biến Thực phẩm và Bánh kẹo Phạm Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------OO------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG THANH VẬN DỤNG TDABC ĐỂ HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------OO------------------ NGUYỄN THỊ HỒNG THANH VẬN DỤNG TDABC ĐỂ HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên” là kết quả quá trình nghiên cứu trung thực của riêng tôi, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tất cả những phần kế thừa, tham khảo cũng như tham chiếu đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Hồng Thanh
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Sự cần thiết của đề tài. ..................................................................................... 1 2. Những công trình nghiên cứu trong nước đã công bố có liên quan đến đề tài…3 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. ...................................................................... 5 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 5 3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 5 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 5 5. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................ 6 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TDABC ................................................. 8 1.1 Tổng quan về TDABC ................................................................................... 8 1.1.1. Lịch sử hình thành TDABC ................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm TDABC .............................................................................. 11 1.2. Quy trình thực hiện TDABC ....................................................................... 14 1.3. Ưu điểm của TDABC ................................................................................. 20 1.4. Điều kiện để vận dụng TDABC có hiệu quả ............................................... 20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN ............................................................................................................. 23 2.1. Tổng quan về công ty Phạm Nguyên .......................................................... 23
- 2.1.1. Lịch sử phát triển ................................................................................. 23 2.1.2. Sơ đồ tổ chức ....................................................................................... 25 2.1.3. Đặc điểm sản phẩm và quy trình sản xuất ............................................ 26 2.1.4. Đối tượng tập hợp chi phí .................................................................... 29 2.1.5. Đối tượng tính giá thành ...................................................................... 29 2.1.6. Kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành ................................. 30 2.2. Giới thiệu về phần mềm ERP-ORACLE ..................................................... 31 2.3. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí tính giá thành trên hệ thống Oracle ....... 32 2.3.1. Kế toán ghi nhận chi phí sản xuất ........................................................ 32 2.3.2. Tổng quan: quy trình nghiệp vụ sản xuất và tính giá sản phẩm. ........... 36 2.3.3. Giải pháp hệ thống Oracle đối với các nghiệp vụ tính giá PMAC ........ 37 2.4. Đánh giá về ưu và nhược điểm của hệ thống kế toán chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành hiện tại ................................................................................ 44 2.4.1. Ưu điểm ............................................................................................... 44 2.4.2. Nhược điểm ......................................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................. 47 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG TDABC ĐỂ HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ BÁNH KẸO PHẠM NGUYÊN ....................................................................................... 48 3.1. Mục tiêu hoàn thiện .................................................................................... 48 3.2. Điều kiện triển khai TDABC tại công ty Phạm Nguyên .............................. 48 3.3. Tính giá thành sản phẩm theo TDABC tại công ty Phạm Nguyên ............... 50 3.3.1. Vận dụng TDABC phân bổ chi phí sản xuất chung. ............................. 50 3.3.2. Tính giá thành sản phẩm tại công ty Phạm Nguyên theo TDABC ........ 60 3.3.3. Sự khác biệt giữa cách thức thực hiện và kết quả tính giá thành sản phẩm trước và sau khi thực hiện TDABC. .............................................................. 60 3.4. Sự hỗ trợ của hệ thống Oracle hiện nay tại công ty Phạm Nguyên khi triển khai TDABC ............................................................................................................. 70
- 3.5. Ảnh hưởng của hệ thống thông tin giá thành sau khi vận dụng TDABC đến việc ra quyết định tại công ty Phạm Nguyên. ..................................................... 72 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 74 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 76
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Thuật ngữ/ Diễn giải Từ viết tắt 1 ABC Activity-based costing 2 BB Bao bì 3 CCDC Công cụ dụng cụ 4 CN Chi nhánh Công ty TNHH chế biến thực phẩm và Bánh Kẹo Phạm 5 Công ty Nguyên 6 DC Dây chuyền 7 DV Đơn vị 8 GM Gross Marign 9 HR Giờ 10 KG Kilogram 11 KH Khấu hao 12 Kwh Kilowatt giờ 13 LIT Lít 14 NCTT Nhân công trực tiếp 15 NVL Nguyên vật liệu 16 NVQL Nhân công gián tiếp 17 OPM Oracle Process manufacturing 18 P/L Profit/loss Công ty TNHH chế biến thực phẩm và Bánh Kẹo Phạm 19 Phạm Nguyên Nguyên 20 PMAC Period Moving Average Cost 21 QLCL Quản lý chất lượng 22 QLSX Quản lý sản xuất 23 SCBT Sửa chữa bảo trì 24 SKUs Stock keeping unit 25 SX Sản xuất 26 TDABC Time-driven Activity-based costing 27 THG Thùng 28 TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Quy trình thực hiện ABC so với TDABC .............................................. 16 Bảng 2.2: Bảng định nghĩa công thức kết chuyển chi phí nguồn lực hiện tại. ......... 38 Bảng 2.3: Tập hợp chi phí, số lượng và tính đơn giá nguồn lực sản xuất................ 41 Bảng 3.5: So sánh giá thành sản phẩm tháng 07.2017 trước và sau khi vận dụng TDABC ................................................................................................................. 62 Bảng 3.6: Chi phí nguồn lực phân bổ cho dòng sản phẩm kẹo trước và sau TDABC ................................................................................................................. 66 Bảng 3.7: Các sản phẩm có sự thay đổi giá thành lớn giữa trước và sau khi vận dụng TDABC. ................................................................................................................ 68 Bảng 3.8: Chi phí nguồn lực sử dụng không hiệu quả ............................................ 69 Bảng 3.9: Bảng lãi gộp dòng sản phẩm kẹo ........................................................... 72 Bảng 3.9: Bảng lãi gộp dòng sản phẩm Solo và Pikachu ........................................ 73 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Mô hình ABC chéo ................................................................................ 12 Hình 1.2: Sự khác nhau giữa phương pháp ABC và TDABC................................. 15 Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH bánh kẹo Phạm Nguyên ........................... 25 Hình 2.2: Quy trình sản xuất bánh ......................................................................... 28 Hình 2.3: Quy trình sản xuất kẹo ........................................................................... 28 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức trung tâm chi phí khối sản xuất nhà máy Bình Tân .......... 29 Hình 2.5: Sơ đồ quá trình sản xuất sản phẩm qua nhiều công đoạn của Công ty .... 30 Hình 2.6: Mô hình hệ thống ERP ........................................................................... 32 Hình 2.7: Màn hình khai báo bộ tài khoản ............................................................. 33 Hình 2.8: Quy trình tổng quan nghiệp vụ sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...... 36 Hình 2.9: Màn hình định nghĩa công thức kết chuyển (MassAllocation) ................ 40 Hình 2.10: Quy trình tính giá chính thức ............................................................... 43 Hình 2.11: Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty tháng 07.2017. ............................ 45 Hình 3.1: Cơ cấu chi phí lũy kế năm 2017 ............................................................. 49 DANH MỤC PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Bảng câu hỏi phỏng vấn ........................................................................ 78 Phụ lục 2.1: Quy trình sản xuất .............................................................................. 81 Phụ lục 2.2: Cấu trúc danh mục tài khoản .............................................................. 89 Phụ lục 2.2A: Danh mục trung tâm chi phí (phòng ban) ........................................ 91 Phụ lục 2.2B: Danh mục chi phí nguồn lực - Subaccount ...................................... 94 Phụ lục 2.3: Bảng tập hợp chi phí nguyên vật tháng 07.2017 ............................... 102 Phụ lục 2.4: Sổ nhật ký chung tài khoản 622, 627 tháng 07.2017......................... 103 Phụ lục 2.5 :Diễn giải quy trình tổng quan nghiệp vụ sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................................................... 104 Phụ lục 2.5A: Danh mục nguồn lực ..................................................................... 112 Phụ lục 2.6: Tài liệu hướng dẫn thực hiện quy trình quản lý công thức sản xuất .. 114 Phụ lục 2.7: Giá thành sản phẩm tháng 07.2017 .................................................. 132 Phụ lục 3.1A: Năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận QLSX.......... 139 Phụ lục 3.1B: Chi phí đơn vị năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận QLSX .................................................................................................................. 142 Phụ lục 3.1C-1: Phân bổ chi phí lao động gián tiếp – TDABC bộ phận QLSX .... 143 Phụ lục 3.1C-2: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ – TDABC bộ phận QLSX ....... 145 Phụ lục 3.2A: Năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận QLCL.......... 148 Phụ lục 3.2B: Chi phí đơn vị năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận QLCL .................................................................................................................. 154 Phụ lục 3.2C-1: Phân bổ chi phí lao động gián tiếp – TDABC bộ phận QLCL .... 155 Phụ lục 3.2C-2: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ – TDABC bộ phận QLCL ....... 162 Phụ lục 3.3A: Năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận sản xuất bánh .................................................................................................................... 169 Phụ lục 3.3B: Chi phí đơn vị năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận sản xuất bánh ............................................................................................................. 172 Phụ lục 3.3C-1: Phân bổ chi phí lao động gián tiếp – TDABC bộ phận sản xuất bánh ............................................................................................................................ 172
- Phụ lục 3.3C-2: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ – TDABC bộ phận sản xuất bánh .................................................................................................................... 175 Phụ lục 3.3C-3: Phân bổ chi phí dầu – TDABC bộ phận sản xuất bánh ............... 177 Phụ lục 3.3C-4: Phân bổ chi phí điện – TDABC bộ phận sản xuất bánh .............. 179 Phụ lục 3.3C-5: Phân bổ chi phí gas – TDABC bộ phận sản xuất bánh ................ 182 Phụ lục 3.3C-6: Phân bổ chi phí máy móc, cơ sở hạ tầng – TDABC bộ phận sản xuất bánh .................................................................................................................... 184 Phụ lục 3.3C-7: Phân bổ chi phí nguồn lực khác – TDABC bộ phận sản xuất bánh .................................................................................................................... 186 Phụ lục 3.4A: Năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận sản xuất kẹo 189 Phụ lục 3.4B: Chi phí đơn vị năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ............................................................................................................... 190 Phụ lục 3.4C-1: Phân bổ chi phí lao động gián tiếp – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ...................................................................................................................... 191 Phụ lục 3.4C-2: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ...................................................................................................................... 191 Phụ lục 3.4C-3: Phân bổ chi phí dầu – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ................. 192 Phụ lục 3.4C-4: Phân bổ chi phí điện – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ................ 192 Phụ lục 3.4C-5: Phân bổ chi phí máy móc, cơ sở hạ tầng – TDABC bộ phận sản xuất kẹo ...................................................................................................................... 193 Phụ lục 3.4C-6: Phân bổ chi phí nguồn lực khác – TDABC bộ phận sản xuất kẹo194 Phụ lục 3.5A: Năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận bảo trì.......... 194 Phụ lục 3.5B: Chi phí đơn vị năng lực hoạt động thực tế (giờ) – TDABC bộ phận bảo trì......................................................................................................................... 197 Phụ lục 3.5C-1: Phân bổ chi phí lao động gián tiếp – TDABC bộ phận bảo trì .... 198 Phụ lục 3.5C-2: Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ – TDABC bộ phận bảo trì ....... 200 Phụ lục 3.6: Giá thành sản phẩm tháng 07.2017 – phương pháp TDABC ............ 203
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập sâu rộng mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế Việt nam. Thị trường ngành bánh kẹo cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. Trong những năm gần đây bánh kẹo nhập khẩu từ các nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Nhật bản, Hàn Quốc… đã tràn ngập trên thị trường Việt Nam với nhiều chủng loại và mẫu mã rất đa dạng. Đứng trước thực trạng đó buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, và xây dựng các chiến lược kinh doanh đúng đắn như: chiến lược định giá, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược phát triển thị trường… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Phạm Nguyên là một trong những thương hiệu bánh kẹo trong nước lớn nhất hiện nay. Đi lên từ dòng bánh phủ Socola, trải qua 27 năm phát triển Phạm Nguyên đã xây dựng được 7 ngành hàng với 17 nhãn hàng và gần 200 SKUs. Hòa mình trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường bánh kẹo, Phạm Nguyên đang nỗ lực từng ngày cải tiến chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, đầu tư dây chuyền công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên những thay đổi này khiến cho quy trình sản xuất ngày càng phức tạp, đòi hỏi phải gia tăng các hoạt động quản lý, phụ trợ, điều này đồng nghĩa với việc chi phí sản xuất chung ngày càng tăng cao. Qua trao đổi trực tiếp với kế toán giá thành, tác giả nhận định thực trạng hiện tại của công tác giá thành là chưa xây dựng được phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung hợp lý cho sản phẩm. Do đó kế toán không áp dụng đồng nhất tiêu thức phân bổ chi phí khi tính giá thành các sản phẩm mới, sản phẩm được cải tiến, và giá thành thực tế sản xuất, mà kế toán sẽ căn cứ vào các thông tin về quy trình sản xuất để lựa chọn tiêu thức phân bổ mà họ thấy hợp lý nhất tại thời điểm tính toán (như sản lượng,
- 2 năng suất…). Từ thực trạng đó tác giả đã tiếp tục tiến hành phỏng vấn các cấp quản lý và Ban giám đốc, những người sử dụng thông tin giá thành sản phẩm để đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động kinh doanh theo bảng câu hỏi tác giả thiết kế (xem phụ lục số 1) và từ đó tác giả tổng hợp được các ý kiến, đánh giá như sau: Mức độ quan trọng của thông tin giá thành: Thông tin giá thành sản phẩm rất quan trọng nó là yếu tố tác động chính trong việc ra các quyết định về: cải tiến công thức sản xuất; chiến lược định giá sản phẩm; chiến lược giới thiệu sản phẩm mới; xây dựng ngân sách hoạt động; hay quyết định về chiến lược phát triển sản phẩm trọng tâm. Thông tin giá thành sản phẩm dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua việc so sánh với thông tin giá thành của đối thủ. Mức độ tin cậy đối với thông tin giá thành hiện tại: Phương pháp tính giá thành không được thuyết trình một cách rõ ràng. Giá thành sản phẩm thường xuyên thay đổi giữa các lần cung cấp thông tin của phòng kế toán. GM một số sản phẩm của Công ty có sự khác biệt lớn so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ. Các yêu cầu đối với thông tin giá thành sản phẩm: Cung cấp giá thành sản phẩm chính xác, phản ánh đúng lợi nhuận đóng góp của từng sản phẩm tương ứng với mức sản lượng tiêu thụ cụ thể làm cơ sở cho việc ra quyết định. Cung cấp chi tiết cấu trúc giá thành sản phẩm gồm: chi phí nguyên vật liệu, bao bì, máy móc, nhân công trực tiếp, nhân công gián tiếp, điện, dầu, gas, công cụ và các chi phí khác. Từ đó giúp các nhà quản trị đánh giá được nguồn lực nào đang sử dụng kém hiệu quả cần tăng cường quản lý nhằm giảm chi phí. Đứng trước thực trạng hiện nay và những yêu cầu thiết thực từ Ban lãnh đạo thì việc lựa chọn và xây dựng một phương pháp tính giá thành chính xác, kịp thời là một vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty có sự tham gia
- 3 của nhiều bộ phận tương ứng với nhiều hoạt động, vì vậy tác giả đánh giá cả hai phương pháp tính giá thành truyền thống và ABC đều không phù hợp với đặc điểm hoạt động phức tạp của Công ty. Qua sự tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển và ứng dụng thành công TDABC của các công ty trên thế giới, tác giả nhận thấy việc vận dụng TDABC sẽ giúp công ty Phạm Nguyên hoàn thiện phương pháp tính giá thành, cung cấp thông tin chính xác hơn đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài: Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên. 2. Những công trình nghiên cứu trong nước đã công bố có liên quan đến đề tài. Qua quá trình hình thành và phát triển từ phương pháp ABC đến TDABC tại Việt Nam cũng có các công trình nghiên cứu ứng dụng là các luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ điển hình như sau: (Hiền, 2008) vận dụng lý thuyết ABC để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí tại công ty điện tử SAM SUNG VINA. Từ việc nghiên cứu phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí cho từng model sản phẩm tại Savina, trên cơ sở đánh giá độ tin cậy của phương pháp đang được áp dụng với sự kết hợp kiến thức về ABC. Tác giả đã đưa ra những kiến nghị để chuyển từ ứng dụng theo các trung tâm chi phí theo hướng thiên về chức năng các phòng ban sang việc thiết lập các trung tâm chi phí theo hướng, một phần chi phí được tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí mà không phải tiến hành phân bổ chi phí, và một phần chi phí được tập hợp vào các trung tâm chi phí hướng đến các hoạt động. Luận văn còn đề xuất các giải pháp liên quan đến việc xác định tiêu thức phân bổ chi phí theo hướng kết hợp nhiều tiêu thức phân bổ khác nhau phù hợp cho từng trung tâm chi phí dựa trên sự hỗ trợ của bộ phận hệ thống thông tin (I.S) và sức mạnh của phần mềm SAP R/3. (Thanh, Trương Bá, 2009) Qua vận dụng phương pháp tính giá ABC trong các doanh nghiệp in, xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí đo lường mức tiêu hao chi phí nguồn lực cho các hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các tiêu thức phân bổ hợp lý để đo lường thời gian và chi phí tương ứng của mỗi hoạt động đó.
- 4 Đây chính là cơ sở để phương pháp tính giá ABC giúp cho doanh nghiệp quản trị các hoạt động và thực hiện quá trình quản trị và kiểm soát chi phí thông qua chi phí hoạt động. (Linh, 2010) vận dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên mức độ hoạt động tại công ty ADC (sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông dược). Tác giả đã cố gắng đưa ra những giải pháp mang tính định hướng trong việc chuyển dịch hệ thống kế toán chi phí hiện tại sang hệ thống ABC. Tác giả cũng đã xác định tiêu thức phân bổ tương ứng cho từng hoạt động để phân bổ các hoạt động này đến từng đối tượng chịu chi phí. Dưới điều kiện công ty đã sử dụng ERP do đó việc thu thập, xử lý số liệu sẽ gặp thuận lợi hơn rất nhiều. Nhìn chung theo nhận định của tác giả phương pháp ABC sẽ mang lại hiệu quả tốt cho công ty ADC trong công tác kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra quyết định. (Dự, 2012) Hoàn thiện kế toán chi phí với việc tăng cường quản trị chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Thông qua việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu liên quan nêu trên tại Việt Nam, tác giả chỉ tìm thấy công trình nghiên cứu luận án tiến sỹ của cô Trần Thị Dự là có giới thiệu về phương pháp TDABC, là một mô hình phân bổ chi phí tiên tiến nhất trên thế giới tại thời điểm đó, được Robert S. Kaplan và Steven R.Anderson đưa ra để khắc phục sự khó khăn và tốn kém của phương pháp ABC. Và tác giả đề xuất các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ứng dụng để phân bổ chi phí nguồn lực chung tới các đối tượng chịu phí, từ đó cung cấp thông tin giá thành chính xác giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên luận án chưa nghiên cứu vận dụng TDABC nhằm hoàn thiện kế toán chi phí tại các doanh nghiệp này. Như vậy cho đến thời điểm hiện nay trong nước chưa có công trình nào nghiên cứu vận dụng TDABC tại các doanh nghiệp sản xuất nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí. Đo đó đề tài nghiên cứu “Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên” là công trình nghiên cứu ứng dụng đầu tiên tại Việt Nam.
- 5 3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành tại công ty TNHH chế biến thực phẩm và bánh kẹo Phạm Nguyên như thế nào? Mục tiêu cụ thể Vận dụng TDABC để phân bổ chi phí sản xuất đến từng sản phẩm tại các bộ phận thực hiện các công việc liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất. Tính giá thành sản phẩm theo TDABC, phân tích sự khác biệt so với phương pháp tính giá thành hiện tại. Cung cấp thông tin hữu ích về giá thành sản phẩm được tính theo TDABC để phục vụ cho việc ra quyết định tại công ty Phạm Nguyên. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Vận dụng mô hình TDABC để phân bổ chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm tại công ty Phạm Nguyên như thế nào? Giá thành sản phẩm sau khi vận dụng mô hình TDABC có sự khác biệt so với trước kia hay không? Thông tin về giá thành sản phẩm sau khi vận dụng TDABC có ảnh hưởng ra sao đến việc ra quyết định của Ban lãnh đạo Công ty? 4. Phương pháp nghiên cứu. Để vận dụng TDABC tại công ty Phạm Nguyên tác giả sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu định tính: thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên thực hiện công việc và các nhà quản lý của Công ty theo bảng câu hỏi do tác giả thiết kế tại phụ số 1 để: Hiểu rõ được thực trạng công tác giá thành tại Công ty, đồng thời đánh giá mức độ quan trọng và tầm ảnh hưởng của thông tin giá thành sản phẩm đến các quyết định của ban lãnh đạo.
- 6 Nhận diện được các yếu tố để vận dụng TDABC gồm: nhận diện các bộ phận cần triển khai TDABC; danh mục nguồn lực, hoạt động, cấp độ hoạt động và nhân tố quyết định năng lực hoạt động của từng bộ phận. Sử dụng các kỹ thuật thống kê, quan sát, đo lường, phỏng vấn, để xác định các dữ liệu của các yếu tố đầu vào theo TDABC tại từng bộ phận. Sau đó tác giả tiếp tục sử dụng các kỹ thuật tính toán theo TDABC để tính giá thành sản phẩm tại công ty Phạm Nguyên. Và cuối cùng tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích để cung cấp thông tin hữu ích về giá thành sản phẩm cho việc ra quyết định của ban lãnh đạo. 5. Phạm vi nghiên cứu. Vận dụng lý thuyết TDABC sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề gồm: Phân bổ chi phí tới các sản phẩm, khách hàng, dịch vụ chính xác từ đó nhận biết phát triển các đối tượng mang lại lợi nhuận cao; Giúp các nhà quản lý xác định được năng lực hoạt động của phòng ban mình, mức độ hoạt động thực tế từ đó giúp họ nhận định được những quy trình hoạt động yếu kém cần cải thiện, những nguồn lực dư thừa cần cắt giảm hoặc lập kế hoạch sử dụng nguồn lực hiệu quả trong dài hạn. Tuy nhiên trong nội dung của đề tài này tác giả chỉ dừng lại ở việc vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm giúp cung cấp thông tin chính xác lên Ban lãnh đạo của Công ty nhằm mục đích ra quyết định đúng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Dữ liệu kế toán trên hệ thống Oracle rất chi tiết và phức tạp, tuy nhiên để đáp ứng dung lượng của đề tài và tập trung trình bày việc vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm, nên luận văn không trình bày chi tiết về mặt chứng từ và sổ sách kế toán. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu nên tác giả chỉ sử dụng dữ liệu tháng 7 năm 2017 của nhà máy Bình Tân để tiến hành nghiên cứu và trình bày trong luận văn. 6. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý thuyết về TDABC
- 7 Chương 2: Thực trạng hệ thống kế toán chi phí tính giá thành tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên Chương 3: Vận dụng TDABC để hoàn thiện phương pháp tính giá thành tại Công ty TNHH Chế Biến Thực Phẩm và Bánh Kẹo Phạm Nguyên.
- 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TDABC 1.1 Tổng quan về TDABC 1.1.1. Lịch sử hình thành TDABC Mô hình kế toán chi phí truyền thống được hình thành và ứng dụng rộng rãi trên thế giới vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Khi đó chi phí nhân công là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất và được xem là một loại chi phí biến đổi. Vì vậy kế toán chi phí truyền thống chỉ tập trung vào quản lý hiệu quả giờ công lao động vì đó là một nguồn lực biến đổi quan trọng nhất. Các chi phí gián tiếp được phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo những tiêu thức rất đơn giản như giờ công lao động trực tiếp, hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nền kinh tế cũng phát triển theo hướng tự động hóa, đa dạng hóa sản phẩm do đó tỷ trọng chi phí gián tiếp ngày càng tăng lên. Vì vậy kỹ thuật xử lý của kế toán chi phí truyền thống ngày càng trở nên không chính xác, bởi vì chi phí gián tiếp không thực sự tiêu hao bằng nhau ở tất cả các sản phẩm. Ví dụ: có những sản phẩm phải mất nhiều thời gian để sản xuất và phải dùng những máy móc thiết bị đắt tiền, tuy nhiên số lượng lao động và chi phí nguyên vật liệu lại bằng với các sản phẩm khác. Chi phí cho máy móc thiết bị gia tăng nhưng không được ghi nhận chi tiết cho sản phẩm, và tỷ lệ chi phí máy móc tăng thêm được phân bổ đều cho tất cả các sản phẩm. Nó chứa đựng nguy cơ chi phí sản phẩm bị bóp méo dẫn đến những quyết định chiến lược sai lầm (Cooper & Kaplan, 1988). Thực trạng này là một sự thai nghén cho việc ra đời của một hệ thống kế toán chi phí tiên tiến hơn. Mô hình kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-based costing - ABC) đã ra đời. Các khái niệm trong phương pháp ABC được thiết lập trong lĩnh vực sản xuất ở Mỹ trong suốt những năm 1970 và 1980. Trong khoảng thời gian này, Tổ chức liên hiệp thế giới về tiến bộ trong quản lý (The consortium for Advanced Management international) mà ngày nay được gọi với cái tên đơn giản là CAM-I, đã đề nghị hình thành một vai trò cho việc nghiên cứu và hệ thống hóa những khái niệm nghiên cứu.
- 9 Cuối cùng những khái niệm này đã chính thức được đặt tên là hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (Activity-based costing) (http://www.cam-i.org). ABC lần đầu tiên được định nghĩa rõ ràng bởi Robert S. Kaplan and W. Bruns (1987) trong một chương của cuốn sách “Accounting and Management: A Field Study Perspective” [21]. Ban đầu họ tập trung vào ngành công nghiệp sản xuất nơi mà sự phát triển của công nghệ và cải tiến năng suất làm giảm tỷ lệ của các chi phí nhân công và nguyên vật liệu trực tiếp nhưng lại làm tăng chi phí gián tiếp. Cooper và Kaplan mô tả ABC như một cách tiếp cận để giải quyết các vấn đề của hệ thống quản lý chi phí truyền thống. Do hệ thống chi phí truyền thống không thể xác định chính xác các chi phí thực tế của sản phẩm và dịch vụ, nên các nhà quản lý đã phải đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu không chính xác đặc biệt là ở những công ty có rất nhiều sản phẩm. Thay vì phân bổ chi phí theo một tỷ lệ phần trăm tùy ý thì ABC tìm cách xác định mối quan hệ nhân quả để phân bổ chi phí một cách khách quan. Chi phí của một đơn vị hoạt động được được xác định, sau đó chi phí của từng hoạt động được phân bổ tới từng sản phẩm theo mức độ sử dụng từng hoạt động của sản phẩm đó. (Cooper & Kaplan, 1988) kết luận rằng chi phí sản phẩm hầu như là chi phí biến đổi. Một số nguồn lực biến đổi đó liên quan đến khối lượng vật lý của sản phẩm được sản xuất. Những chi phí này sẽ thay đổi theo sản lượng sản xuất, hoặc trong môi trường sản xuất đa dạng, với các tiêu thức đo lường như: số giờ lao động, số giờ máy chạy, chi phí nguyên vật liệu, sản lượng, hoặc thời gian sản xuất. Chi phí khác mặc dù tăng lên rất nhiều từ các bộ phận hỗ trợ và marketing, thay đổi trong dây chuyền sản xuất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên các chi phí biến đổi này được giải thích tốt nhất bởi tỷ lệ các giao dịch để khởi xướng các bước tiếp theo trong sản xuất, hậu cần, hoặc quá trình phân phối. Một hệ thống chi phí toàn diện, sự kết hợp các chi phí biến đổi của sản xuất, với chi phí tiếp thị của các sản phẩm hoặc dòng sản phẩm sẽ cung cấp nền tảng tốt hơn cho các quyết định quản trị về giá cả, giới thiệu sản phẩm, ngưng sản xuất, tái cấu trúc lại dòng sản phẩm. Hệ thống giá thậm chí có thể trở thành chiến lược quan trọng đối với hoạt động kinh doanh và thiết lập lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
- 10 (Cooper and Kaplan ,1991) gợi ý rằng phương pháp ABC đo lường chi phí của đối tượng chịu phí trước tiên bằng việc phân bổ nguồn lực cho các hoạt động được thực hiện trong tổ chức. Sau đó sử dụng các yếu tố nhân quả để phân bổ chi phí hoạt động tới sản phẩm, dịch vụ, khách hàng được hưởng lợi hoặc tạo ra nhu cầu về các hoạt động này. (Cagwin & Bouwman, 2000) Điều tra những cải tiến trong hiệu quả tài chính có liên quan tới việc sử dụng mô hình tính giá dựa trên hoạt động (ABC), và theo đó đạt được sự cải thiện như mong muốn. Kiểm toán viên nội bộ cung cấp thông tin về hiệu quả tài chính công ty, mức độ sử dụng ABC, và các điều kiện ảnh hưởng tới sự hiệu quả của phương pháp ABC. Phân tích nhân tố chứng thực và phương trình mô hình cấu trúc được sử dụng để điều tra các mối quan hệ giữa ABC và hiệu quả tài chính. Kết quả cho thấy rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa ABC và sự cải thiện của chỉ số ROI khi ABC được sử dụng đồng thời với các sáng kiến chiến lược khác. (Kaplan & Anderson, 2003) và (Kaplan & Anderson, 2004) Trong 15 năm qua, tính toán chi phí dựa trên hoạt động đã cho phép các nhà quản lý thấy rằng không phải tất cả doanh thu đều là doanh thu tốt, và không phải tất cả các khách hàng đều là khách hàng có lợi nhuận. Tuy nhiên, những khó khăn của việc thực hiện và duy trì đã ngăn chặn hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC) trở thành công cụ quản lý hiệu quả, kịp thời. Mặc dù ABC đã được công nhận là một hệ thống chi phí giúp phân bổ chính xác hơn và giảm chi phí cho các sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình tính toán các thông tin chi tiết của danh sách tất cả các hoạt động và chi phí nguồn lực của nó thực sự có thể là một gánh nặng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn khi yêu cầu một khối lượng thông tin quá lớn. Phương pháp Time-driven ABC đã vượt qua được những khó khăn trên. Nó cung cấp một phương pháp luận có thể mở rộng, dễ thực hiện và cập nhật . Nó được thiết lập trên dữ liệu có sẵn để tích hợp những tính năng đặc biệt theo những đơn hàng, quy trình, nhà cung cấp, và khách hàng riêng. Time-driven ABC cải tiến, cung cấp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 856 | 194
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 602 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 622 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 562 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 512 | 128
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch biển Đà Nẵng
13 p | 404 | 70
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 352 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần VIWASEEN 6
102 p | 184 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 228 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 240 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh
26 p | 233 | 19
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 228 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 257 | 13
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 188 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 14 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 13 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn