Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát
lượt xem 3
download
Dựa trên mô hình đồng liên kết phi tuyến để tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa vàng và chỉ số tiêu dùng (CPI), nghiên cứu cho thấy rằng vàng có vai trò như một kênh phòng ngừa trước những biến động của lạm phát trong dài hạn. Trong ngắn hạn thì chưa thể khẳng định vàng có vai trò như một kênh phòng ngừa trước những biến động của lạm phát. Nghiên cứu cũng cho thấy sự điều chỉnh bất đối xứng trong lạm phát trong thời kỳ nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ QUANG THOẠI Vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát? LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGÔ QUANG THOẠI Vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát? Chuyên ngành: Tài Chính Ngân Hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.TS. Nguyễn Hữu Huy Nhựt TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2014
- 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình Danh mục các bảng Tóm tắt .................................................................................................................... 7 1. Giới thiệu. ........................................................................................................... 8 2. Tổng quan các nghiên cứu. ................................................................................ 10 2.2 Dự báo giá vàng. .......................................................................................... 10 2.3 Vàng trong danh mục đầu tư......................................................................... 11 2.4 Vàng đóng vai trò là một kênh phòng ngừa đối với lạm phát. ....................... 11 3. Mô hình nghiên cứu. .......................................................................................... 17 3.1 Tính dừng của chuỗi dữ liệu. ........................................................................ 17 3.2 Kiểm định đồng liên kết. .............................................................................. 17 3.2.1 Mô hình kiểm định đồng liên kết tuyến tính. .......................................... 17 3.2.2 Mô hình đồng liên kết phi tuyến. ............................................................ 18 3.3 Mô hình điều chỉnh bất cân xứng TVECM. .................................................. 24 4. Dữ liệu. ............................................................................................................. 28 4.1 Dữ liệu giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng. ...................................................... 28 4.1.1 Giai đoạn lấy dữ liệu. ............................................................................. 28 4.1.2 Nguồn dữ liệu. ....................................................................................... 28 4.2 Phân tích sơ bộ về vàng và chỉ số giá tiêu dùng. ........................................... 30 4.2.1 Xem xét xu hướng và độ biến động của giá vàng và chỉ số CPI. ............. 30 4.2.2 Phân tích thống kê mô tả và xem xét tính phi tuyến. ............................... 35
- 2 5. Kết quả nghiên cứu. ........................................................................................... 41 5.1 Kết quả kiểm định tính dừng. ....................................................................... 41 5.2 Kết quả kiểm định đồng liên kết. .................................................................. 42 5.2.1 Kết quả kiểm định đồng liên kết tuyến tính. ........................................... 42 5.2.2 Kết quả kiểm định đồng liên kết phi tuyến. ............................................ 43 5.3 Kết quả mô hình điều chỉnh bất cân xứng TVECM. ..................................... 46 5.3.1 Lựa chọ độ trễ tối ưu cho mô hình. ............................................................ 46 5.3.2 Kết quả mô hình TVECM với chuỗi dữ liệu TCTK và IMF-WGC. ........ 47 5. Kết luận. ............................................................................................................ 55 Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 57 Phụ Lục ................................................................................................................. 62
- 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các số liệu và các trích dẫn trong luận văn này đều được dẫn nguồn và có tính chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Tác giả luận văn Ngô Quang Thoại
- 4 Danh mục các chữ viết tắt. Chữ viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADF Augmented Dickey Fuller test Kiểm định Dickey Fuller AIC Akaike infomation criterion Tiêu chuẩn thông tin Akaike BIC Bayesian Information Criterion Tiêu chuẩn thông tin Bayesian CPI Consumer price index Chỉ số giá tiêu dùng DF-GLS Detrended Dickey-Fuller test Kiếm định ADF với biến chuyển đổi ECT Error correction term Hệ số điều chỉnh IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới MS-VECM Markov-switching vector error Mô hình chuyển đổi correction model Makov vector hiệu chỉnh sai số M-TAR Momentum threshold autoregressive Mô hình đà ngưỡng tự hồi quy NP-MZA Ng and Perron tests Kiểm đinh Ng và Perrson OLS Ordinary least squares Mô hình bình phươn bé nhất PP The Phillips-Perron test Kiểm định Phillips và Perron TAR Threshold autoregressive Mô hình ngưỡng tự hồi quy TCTK General statistics office Tổng cục thống kê TVECM Threshold vector error correction model Mô hình ngưỡng vector hiệu chỉnh sai số VAR Vector autoregression Mô hình vector tự hồi quy VECM Vector error correction model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số WGC World gold council Hiệp hồi vàng thế giới
- 5 Danh mục các hình. Hình 2.1 Các loại bất cân xứng : cường độ, tốc độ, cường độ và tốc độ. Hình 3.1 Các tiến trình thực nghiệm xem xét mối quan hệ giữa vàng và lạm phát. Hình 4.1 Giá vàng và chỉ số CPI 01/1996 – 06/2014, nguồn TCTK. Hình 4.2 Giá vàng và chỉ số CPI 01/1996 – 06/2014, nguồn IMF-WGC. Hình 4.3 Độ biến động của giá vàng và CPI 1996 – 2014, nguồn TCTK. Hình 4.4 Độ biến động của giá vàng và CPI 1996 – 2014, nguồn IMF-WGC. Hình 4.5 Kiểm tra đặc tính tuyến tính của lợi nhuận vàng và lạm phát, phương pháp Scatter with Nearest Neighbor Fit, nguồn TCTK. Hình 4.6 Kiểm tra đặc tính tuyến tính của lợi nhuận vàng và lạm phát, phương pháp Scatter with Nearest Neighbor Fit, nguồn IMF-WGC.
- 6 Danh mục các bảng. Bảng 4.1 Thống kê môt tả và ma trận tương quan vàng và CPI 1996 – 2014, nguồn TCTK. Bảng 4.2 Thống kê môt tả và ma trận tương quan vàng và CPI 1996 – 2014, nguồn IMF-WGC. Bảng 5.1 Kết quả kiểm tra nghiệm đơn vị của vàng và CPI. Bảng 5.2 Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Engle –Granger. Bảng 5.3 Kết quả mô hình TAR và M-TAR với τ = 0 Bảng 5.4 Kết quả mô hình TAR và M-TAR với τ chưa biết Bảng 5.5 Lựa chọn độ trễ phù hợp cho mô hình Bảng 5.6 Kết quả mô hình TVECM với chuỗi dữ liệu TCTK Bảng 5.7 Kết quả mô hình TVECM với chuỗi dữ liệu IMF và WGC độ trễ tối ưu là 2. Bảng 5.8 Kết quả mô hình TVECM với chuỗi dữ liệu IMF và WGC độ trễ tối ưu là 14.
- 7 Tóm tắt Nghiên cứu xem xét vai trò phòng ngừa của vàng đối lạm phát ở Việt Nam trong thời kỳ từ 1996 – 2014. Dựa trên mô hình đồng liên kết phi tuyến để tìm ra mối quan hệ dài hạn giữa vàng và chỉ số tiêu dùng (CPI), nghiên cứu cho thấy rằng vàng có vai trò như một kênh phòng ngừa trước những biến động của lạm phát trong dài hạn. Trong ngắn hạn thì chưa thể khẳng định vàng có vai trò như một kênh phòng ngừa trước những biến động của lạm phát. Nghiên cứu cũng cho thấy sự điều chỉnh bất đối xứng trong lạm phát trong thời kỳ nghiên cứu.
- 8 1. Giới thiệu. Từ khi xuất hiện đến nay vàng có đóng góp to lớn vào sự phát triển của con người ngoài là một vật trang sức hay nguyên liệu trong phát triển khoa học kỹ thuật thì nó còn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong kinh tế toàn cầu khi nó có những đặc điểm mà hiếm có một loại tài sản khác nào có được : phương tiện trao đổi, thước đo giá trị, phương tiện tích lũy. Mặc dù không còn chế độ bản vị vàng khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ vào năm 1971 nhưng vàng vẫn rất được yêu thích đặc biệt là các nước châu Á nơi coi vàng là một thứ thể hiện sự giầu sang theo Wang, Wang và Huang (2010), nơi mà sức tiêu thụ vàng 63% so với thế giới trong quý 1 năm 2014. Với những quốc gia mà vàng đóng vai trò nhỏ hơn nó vẫn có một ý nghĩa quan trọng do chức năng của nó trong lịch sử hệ thống tiền tệ nó là một xu hướng đầu tư. Các nhà đầu tư mua vàng vì vàng như một hàng rào chống lại bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, hoặc tiền tệ. Họ cũng mua vàng để đa dạng hóa danh mục đầu tư, không giống như các tài sản tài chính khác vàng là cách tốt nhất để tự bảo hiểm chống lại suy thoái kinh tế. Những biến động trên thị trường vàng được theo dõi bởi các nhà phân tích tài chính và các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, giá vàng được coi là chỉ báo cho xu hướng lạm phát trong tương lai (Kuan - Min Wang và cộng sự 2011). Bằng chứng vàng là một hàng rào đối với hầu hết các loại sản có thể được tìm thấy trong các nghiên cứu gần đây nhưng đối với lạm phát thì còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu. Lý do: giá cả hàng hóa có tính cứng nhắc trước những thay đổi của các biến vĩ mô khác theo Dornbusch (1976), chính sự cứng nhắc trong giá cả có thể tạo ra sự mất cân bằng cho thị trường chính điều đó tạo lên những thay đổi cứng nhắc trong cả vàng và lạm phát. Châu Á là một châu lục năng động về kinh tế nhưng cũng không thiếu những bất ổn chính trị cũng như chiến tranh đang khiến cho những nhà đầu tư ở các nước châu Á quan tâm đến vàng nhiều hơn, trong đó có Việt Nam. Người Việt Nam mua vàng một phần vì nhu cầu sử dụng một phần liên quan đến vị thế yếu dần đi của tiền đồng. Có thể nói với vai trò to lớn của vàng trong đời sống cũng như kinh tế nên việc nghiên cứu về vàng là rất cần thiết. Mặc dù vậy vẫn còn thiếu những nghiên
- 9 cứu về vàng ở Việt Nam, đặc biệt là vai trò phòng ngừa của nó đối với lạm phát. Vậy vàng có đúng là công cụ hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát hay không để làm rõ được vấn đề này ta phải trả lời được những câu hỏi sau: Thứ nhất: vàng và lạm phát trong dài hạn có mối quan hệ hay không và mối quan hệ này là tuyến tính hay phi tuyến? Thứ hai: trong ngắn hạn vàng có khả năng phòng ngừa đối với lạm phát hay không? Trả lời được hai câu hỏi này chúng ta sẽ có cái nhìn đúng về khả năng phòng ngừa của vàng đối với lạm phát. Vì thế tôi thực hiện đề tài “Vàng có phải là công cụ phòng ngừa đối với lạm phát?” để trả lời cho các câu hỏi ở trên. Bài nghiên cứu gồm 5 phần chính: Phần thứ nhất tổng quan các nghiên cứu về vàng: bao gồm các nghiên cứu về mối quan hệ của vàng với các biến vĩ mô, các nghiên cứu dự báo giá vàng, vàng có khả năng phòng ngừa hoặc nơi trú ẩn an toàn đối với các tài sản tài chính. Phần thứ hai mô hình nghiên cứu: phần này sẽ xây dựng mô hình kinh tế lượng để giải đáp các câu hỏi nghiên cứu về vàng và lạm phát trong dài hạn cũng như ngắn hạn. Phần thứ ba dữ liệu: quá trình lấy dữ liệu (xác định khoảng thời gian lấy dữ liệu, nguồn dữ liệu), phân tích thống kê mô tả để có cái nhìn khái quát về vàng và lạm phát. Phần thứ tư: kết quả nghiên cứu của các mô hình được sử dụng từ đó đưa ra kết luận về vai trò của vàng đối với lạm phát trong dài hạn và ngắn hạn. Phần thứ năm: đưa ra những kết luận cuối cùng về mối quan hệ giữa vàng và lạm phát, những đóng góp của bài nghiên cứu cùng với đó là những hạn chế còn chưa đạt được của bài nghiên cứu.
- 10 2. Tổng quan các nghiên cứu. Những nghiên cứu về vàng chủ yếu chia làm 4 nhóm chính: 2.1 Vàng và mối quan hệ với các biến số vĩ mô. Lucey (2004) cho thấy một bằng chứng vàng có quan hệ chặt chẽ với các chỉ số chứng khoán của NASDAQ, NYSE hay FTSE qua việc phân tích các danh mục bao gồm vàng và các chỉ số chứng khoán. Còn Larry A. Sjaastad và Fabio Scacciavillani (1996) thì chỉ ra rằng sau khi hệ thống Bretton Woods tan rã chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi chính là lý do của sự bất ổn trên thị trường vàng thế giới. Wang và Lee (2011) thì tìm ra rằng khi đồng Yên giảm giá hơn 2,62 % thì đầu từ vào vàng có thể tránh được sự mất giá của đồng Yên. Sarin và cộng sự (2010) tìm thấy bằng chứng của một mối quan hệ dài hạn giữa các giá giao ngay của bốn kim loại quý (vàng, bạc, bạch kim, và palladium), giá dầu và tỷ giá đồng USD/euro. Cũng với mục tiêu tìm ra mối quan hệ giữa đồng USD, giá dầu và vàng Myeong Hwan Kim và David A. Dilts (2011) đã không thể tìm thấy mối quan hệ nhân quả của ba biến số, nhưng nếu tách riêng từng cặp biến lại cho thấy chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau. Tương tự như thế Malliaris A.G và Malliaris M (2013) cũng cho ra kết quả như thế nhưng thay đồng USD bằng đồng Euro. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác của Sherman (1982, 1983), Ariovich (1983), Fortune (1987), Dooley và cộng sự (1995) về vàng và lãi suất, thu nhập… 2.2 Dự báo giá vàng. Z. Ismail, A. Yahya và A. Shabri (2009) dự đoán giá vàng dựa trên các yếu tố kinh tế như lạm phát, biến động của tiền tệ và những yếu tố khác, dựa trên mô hình tuyến tính nghiên cứu về mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc duy nhất và một hoặc nhiều biến độc lập, như trường hợp này với giá vàng là biến phụ thuộc duy nhất. Hay như Chunmei Liu (2009) đã sử dụng “giải thuật di truyền”1 để dự báo các hợp đồng vàng giao sau. Ngoài ra còn có các dự báo về giá vàng trước đây của các tác 1 Giải thuật di truyền là một kỹ thuật của khoa học máy tính nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp cho các bài toán tối ưu tổ hợp trong kinh tế.
- 11 giả Koutsoyiannis (1983), Baker và Van Tassel (1985), Diba và Grossman (1984), Pindyck (1993). 2.3 Vàng trong danh mục đầu tư. Joshua Aizenman và Kenta Inoue (2013) nghiên cứu các của tổ chức kinh doanh vàng và ngân hàng trung ương trong thời gian 1979 – 2010, cho thấy rằng cường độ nắm giữ vàng tương quan với "sức mạnh toàn cầu" (có nghĩa rằng việc nắm giữ một lượng vàng của một quốc gia cho thấy sức mạnh của quốc gia đó với thế giới), các kết quả này phù hợp với quan điểm cho rằng vàng đối với ngân hàng trung ương là chỉ báo sức mạnh kinh tế. Hay như Jeffrey F. Jaffe (1999) cho rằng vàng là một tài sản cá nhân, lợi nhuận của nó độc lập với các tài sản khác. Điều này cho thấy vàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Kiểm tra bốn giả thuyết các danh mục đầu tư rủi ro khác nhau cho thấy rằng việc bổ sung vàng trong mỗi trường hợp làm tăng lợi nhuận trung bình trong khi giảm độ lệch chuẩn. Ngoài ra còn có một số khác nghiên cứu về việc nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư như Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990), Ciner (2001) và Michaud và cộng sự (2006). 2.4 Vàng đóng vai trò là một kênh phòng ngừa đối với lạm phát. Định nghĩa được tiếp cận bởi Kaul và Sapp (2006), Baur và Lucey (2010) và Baur và Mr.Dermott (2010), dấu hiệu phân biệt tài sản là kênh phòng ngừa: - Một kênh phòng ngừa: Một tài sản là kênh phòng ngừa nếu nó không có tương quan hoặc có tương quan phủ định (âm) với 1 tài sản khác hoặc với danh mục tài sản trung bình. Như vậy với định nghĩa này ta có thể hiểu nếu vàng có vai trò phòng ngừa với lạm phát thì giá vàng và lạm phát sẽ có biến động cùng chiều nhau. Ý tưởng về bảo hiểm rủi ro vàng chống lạm phát không phải là mới, mà là hầu như được tìm thấy với các nghiên cứu trước đây như vàng là nơi trú ẩn an toàn so với sự
- 12 giảm giá trị của tiền giấy, hay vàng đang là chỉ báo cho chỉ số lạm phát, hoặc vàng là một hàng rào chống lại lạm phát. Mahdavi và Zhou (1997) kiểm tra vàng chỉ báo của lạm phát với mô hình đồng liên kết và vector hiệu chỉnh sai số (VECM) trong khoảng thời gian 1958 – 1994. Phát hiện của họ cho thấy lạm phát có thể đưa tín hiệu cho giá vàng tùy thuộc vào khoảng thời gian được kiểm tra. Ranson và Wainright (2005) kết luận rằng giá vàng là yếu tố dự báo của lạm phát trong năm tới. Capie và cộng sự (2005) sử dụng dữ liệu hàng tuần trong giai đoạn 1971 – 2004. Họ nhận ra rằng lợi nhuận vàng có thể là một hàng rào chống lại sự mất giá của đồng USD, có một mối quan hệ tiêu cực giữa giá vàng và đồng bảng Anh/USD và tỷ giá Yên/USD nhưng sức mạnh của mối quan hệ này thay đổi theo thời gian. Harmston (1998) và Ghosh và cộng sự (2004) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá vàng và “giá bán buôn” và tìm thấy vàng hoạt động có hiệu quả như một hàng rào lạm phát trong dài dài hạn tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Sử dụng dữ liệu giá vàng hàng tháng (1976 – 1999) và tìm kiếm mối quan hệ dài hạn thông qua đồng liên kết, Ghosh cộng sự (2004) điều tra mâu thuẫn giữa ngắn hạn và dài hạn biến động giá vàng và thấy rằng giá vàng tăng lên theo thời gian với mức chung của lạm phát và do đó là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát dưới một tập hợp các điều kiện. Levin và Wright (2006) kiểm tra các yếu tố đóng góp vào sự biến động của giá vàng trong thời gian (1976 – 2005). Họ có ba phát hiện: Thứ nhất, có một mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng. Thứ hai, có một mối quan hệ tích cực giữa những thay đổi trong giá vàng và những thay đổi trong lạm phát của Mỹ, lạm phát ngoài dự kiến và rủi ro tín dụng, trong khi có một mối quan hệ tiêu cực giữa biến động giá vàng và những thay đổi trong thương mại.
- 13 Thứ ba, trong các nước tiêu thụ vàng lớn như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Indonesia, Saudi Arabia, và Trung Quốc vàng hoạt động có hiệu quả như một hàng rào chống lại lạm phát dài hạn. Việc tìm ra bằng chứng vàng có khả năng phòng ngừa không phải là không phổ biến qua các ví dụ trên nhưng việc áp dụng nó đối với các nền kinh tế mới nổi còn là khó khăn (Trung Quốc, Brazil) và đối với Việt Nam một nước còn đang phát triển (hệ thống tài chính tiền tệ, ngân hàng, thị trường chứng khoán còn kém phát triển) thì việc tìm thấy bằng chứng vàng là công cụ phòng ngừa sẽ khó khăn. Được biết, giá vàng và lạm phát có thể biến động theo chu kỳ kinh doanh, làm các chuỗi dữ liệu này thường không ổn định (có yếu tố phi tuyến) hoặc không đối xứng có sự khác nhau về độ lớn hoặc tốc độ giữa các cú sốc tiêu cực và tích cực. Yếu tố điều chỉnh ngắn hạn là cân xứng hay bất cân xứng rất quan trọng trong nghiên cứu về các biến vĩ mô. Có ba loại bất cân xứng được biểu diễn trong hình 2.1
- 14 Hình 2.1 Các loại bất cân xứng : cường độ, tốc độ, cường độ và tốc độ.
- 15 Nếu hiện tượng bất đối xứng không được đưa vào trong tính toán mô hình các kết quả thực nghiệm có thể bị sai lệch. Kyrtsou và Labys (2006) xây dựng một mô hình mô tả mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và lạm phát. Mục đích chính của nghiên cứu này là để xem xét bất đối xứng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa CPI và giá vàng trong ngắn hạn và dài hạn mà có thể được gây ra bởi sự cạnh tranh không hoàn hảo của thị trường và sự tồn tại của chi phí giao dịch. Hay những năm gần đây việc nghiên cứu phi tuyến đối với giá vàng đã được sử dụng rất nhiều. Juan C. Reboredo (2013) sử dụng hàm Copulas2 xem xét vai trò của vàng như là kênh trú ẩn an toàn hay là công cụ phòng ngừa đối với đồng USD. Nghiên cứu thực nghiệm thấy rằng: có sự phụ thuộc trung bình tích cực và đáng kể giữa vàng và sự giảm giá đồng USD, có sự phụ thuộc tiệm cận cân bằng đuôi giữa vàng và tỷ giá cho thấy rằng vàng là kênh trú ẩn an toàn cho sự biến động mạnh của tỷ giá. Joscha Beckmann và Robert Czudaj (2013) sử dụng dữ liệu trong bốn nền kinh tế lớn, cụ thể là Mỹ, Anh, khu vực đồng Euro và Nhật Bản, với mô hình hiểu chỉnh sai số Markov switching (MS-VECM) phương pháp tiếp cận trong một thời gian mẫu khác nhau, từ tháng 1 năm 1970 đến tháng năm 2011 phát hiện vàng là một phần có thể tự bảo hiểm lạm phát trong tương lai trong dài hạn khả năng này là mạnh mẽ hơn cho Mỹ và Anh so với Nhật Bản và khu vực đồng Euro. Đặc biệt Kuan - Min Wang và các cộng sự (2011) đã áp dụng phương pháp hồi quy ngưỡng để tìm ra mối quan hệ phi tuyến và bất đối xứng giữa vàng và lạm phát ở Mỹ và Nhật. Hồi quy ngưỡng không phải là một mô hình mới nó được sử dụng trong các lĩnh vực thống kê, không chỉ là chuỗi thời gian. Ý tưởng chung là một quá trình có thể thay đổi khác nhau khi các giá trị của một biến vượt quá giá trị ngưỡng hoặc nằm dưới ngưỡng. Trong các ứng dụng thử nghiệm thuốc của ngành Y, ví dụ: việc sử dụng thuốc với một liều lượng nhất định sẽ an toàn nhưng khi vượt qua ngưỡng đấy thì thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ. Hoặc trong một nghiên cứu quần thể động vật phong phú, loài vật có thể dần dần tăng lên đến một số lượng 2 Copula là “hàm nối” các phân bố xác suất của một bộ nhiều biến ngẫu nhiên với nhau.
- 16 nhất định (ngưỡng) nhưng sau đó nhanh chóng có thể giảm (do thực phẩm bị hạn chế). Mô hình ngưỡng là một dạng đặc biệt của mô hình chuyển đổi Markov (MS) cũng được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế đặc biệt là tài chính gần đây nhất liên quan đến vàng có phải là kênh phòng ngừa đối với lạm phát trong ngắn hạn và dài hạn Kuan - Min Wang và các cộng sự (2013) đã sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng để tìm ra rằng có một sự bất đối xứng và phi tuyến. Kỹ thuật nghiên cứu của nghiên cứu này là hoàn toàn khác với những nghiên cứu trước đó của Ghosh và cộng sự (2004), Twite (2002), Capie cộng sự (2005), và Worthington và Pahlavani (2006). Đầu tiên Wang dùng các mô hình ngưỡng để kiểm tra tác động ngưỡng và mối quan hệ phi tuyến tính có thể có giữa lợi nhuận của vàng và lạm phát. Phân tích của ông dựa trên tốc độ khác nhau và độ cứng nhắc của việc điều chỉnh giá. Bài viết này góp phần vào các nghiên cứu sau này, đây là bài báo đầu tiên áp dụng cả phi tuyến tính dài hạn và mô hình ngưỡng ngắn hạn để kiểm tra xem vàng là một phòng ngừa lạm phát hiệu quả. Sau đó Wang sử dụng mô hình vector tự hồi quy phi tuyến (VAR) mô hình hai biến. Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2011) có ý nghĩa to lớn việc áp dụng các mô hình mà Wang đã sử dụng vào nghiên cứu này sẽ giúp tìm ra mối quan hệ giữa vàng và lạm phát ở Việt Nam là: mối quan hệ đó là tuyến tính hay phi tuyến, là đối xứng hay bất đối xứng trong ngắn hạn và dài hạn. Qua đó làm rõ được vai trò của vàng trong nền kinh tế còn đang phát triển như ở Việt Nam.
- 17 3. Mô hình nghiên cứu. 3.1 Tính dừng của chuỗi dữ liệu. Chuỗi dữ liệu dừng hay không dừng ảnh hưởng đến thuộc tính và hành vi của các biến số đó, nếu các biến số đó không dừng một cú sốc có thể kéo dài cho đến khoảng thời gian không xác định. Một chuỗi dữ liệu không dừng cũng có thể đưa ta đến kết quả hồi quy giả mạo (nếu hai biến đều thay đổi theo một hình mẫu nào đó theo thời gian thì khi đó việc hồi quy biến số này với biến số còn lại có thể cho ra hệ số R rất cao ngay cả khi hai biến số này không có tương quan với nhau) theo JD Hamilton (1994). Nhưng hầu hết các biến vĩ mô lại không dừng mà không đáp ứng được giả thuyết dừng hoặc phần dư của biến dừng thì sẽ đưa đến kết quả hồi quy giả mạo như đã nói ở trên Nelson và Plosser (1982). Vì thế trước tiên chúng ta đi kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu qua 4 phương pháp: Augmented Dickey và Fuller (1979, ADF), Phillips và Perron (1988, PP), Elliott và cộng sự (1996, DF-GLS), và Ng và Perron (2001, NP-MZa). Phương pháp ADF là phương pháp kiểm định tính dừng thông dụng và đơn giản nhất, so với ADF thì PP sử dụng các phương pháp tính toán phức tạp hơn để tìm ra các critical value. Phương pháp DF-GLS cũng sử dụng các thuật toán giống như ADF nhưng không phải kiểm định nghiệm đơn vị trên các biến gốc mà là các biến đã được detrending (loại bỏ thuộc tính xu hướng cho các biến). Phương pháp NP-MZA kết hợp giữa yếu tố detrending và sự tính toán phức tạp các critical value của phương pháp PP. Việc lựa chọn cả bốn phương pháp để kiểm định tính dừng là cần thiết bởi vì chuỗi dữ liệu giá vàng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đại diện cho lạm phát có nhiều biến động trong thời kỳ nghiên cứu, đặc biệt là CPI. Vì thế việc sử dụng bốn phương pháp sẽ cho ra kết quả chính xác bậc của chuỗi dữ liệu. 3.2 Kiểm định đồng liên kết. 3.2.1 Mô hình kiểm định đồng liên kết tuyến tính. lgg = β + β lgp + μ (1) Trong đó: lgg là lg của giá vàng
- 18 lgp là lg của CPI μ là sai số ước lượng Nếu 0
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 621 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing cho sản phẩm Sữa Mộc Châu của Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu
119 p | 20 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hoạt động marketing điện tử với sản phẩm của Công ty cổ phần mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ mềm
121 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nhãn của các hộ sản xuất ở tỉnh Hưng Yên
155 p | 7 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao giá trị cảm nhận khách hàng với thương hiệu Mai Linh của Công ty Taxi Mai Linh trên thị trường Hà Nội
121 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Công ty Cổ phần bánh mứt kẹo Bảo Minh
108 p | 6 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hành vi của khách hàng cá nhân về việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ của Công ty xăng dầu Khu vực I tại miền Bắc
125 p | 7 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao giá trị thương hiệu cho Công ty cổ phần dược liệu và thực phẩm Việt Nam
95 p | 8 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển truyền thông thương hiệu công ty của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Tiến Trường
96 p | 10 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thương hiệu “Bưởi Đoan Hùng” của tỉnh Phú Thọ
107 p | 11 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến truyền thông marketing điện tử của Trường Cao đẳng FPT Polytechnic
117 p | 7 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán khoản mục chi phí hoạt động trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Hãng Kiểm toán và Định giá ATC thực hiện - Thực trạng và giải pháp
124 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn