intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn kiểm tra xem liệu vàng là tài sản trú ẩn an toàn hay tài sản phòng ngừa rủi ro đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, qua đó cung cấp cho các nhà đầu tư cách nhìn thực tiễn về vai trò tài sản sản đầu tư của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam và gợi ý vàng là một loại tài sản đầu tư nên đưa vào danh mục để giúp giảm thiểu các tác động bất lợi khi thị trường rơi vào suy thoái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TUẤN ANH NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH PHÒNG NGỪA RỦI RO - TRÚ ẨN AN TOÀN CỦA VÀNG ĐỐI VỚI CỔ PHIẾU TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. Hồ Chí Minh – 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Kinh tế với đề tài “Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về nội dung đã trình bày trong luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, 2015 Tác giả Nguyễn Tuấn Anh
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA ........................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ MỤC LỤC ........................................................................................................................ DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. DOANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................ TÓM TẮT ...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI............................................................................ 2 1.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................ 4 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................... 4 1.4 Ý nghĩa của luận văn ............................................................................. 5 1.5 Bố cục của luận văn ............................................................................... 5 CHƯƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY ...................................................................................................... 7 2.1 Vai trò của vàng ................................................................................. 7 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây ....................... 10 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 17 3.1 Các giả thiết nghiên cứu ...................................................................... 17 3.2 Mô hình nghiên cứu ............................................................................. 19 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................... 21
  4. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGUYÊN CỨU ................................................................ 23 4.1 Thống kê mô tả..................................................................................... 23 4.1.1 Diễn biến của giá vàng và tỷ giá năm 2004-2014.......................... 23 4.1.2 Thống kê mô tả dữ liệu .................................................................. 26 4.2 Kết quả mô hình................................................................................... 31 4.3 Kiểm định kết quả nghiên cứu ........................................................... 39 4.3.1 Kiểm định đa cộng tuyến ............................................................... 39 4.3.2 Kiểm tính dừng – Kiểm định Augmented Dickey - Fuller ............ 39 4.3.3 Kiểm định phương sai thay đổi – Kiểm định White ...................... 44 4.3.4 Kiểm định tự tương quan – Kiểm định Breusch – Godfrey .......... 48 4.3.5 Kiểm định tự tương quan – Kiểm định Breusch – Godfrey .......... 52 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .......................................................................................... 55 5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu .......................................................... 55 5.2 Những điểm hạn chế của luận văn ..................................................... 56 5.3 Những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Cách viết tắt đầy đủ ADF Augmented Dickey-Fuller
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây .............................. 15 Bảng 3.1: Các giả thuyết ............................................................................................... 21 Bảng 4.1: Thống kê mô tả tỷ suất sinh lợi của Cổ phiếu và Vàng ................................ 30 Bảng 4.2: Ma trận tương quan tỷ suất sinh lợi cổ phiếu và vàng ở thị trường Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ ............................................................................................................ 31 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy OLS: Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%). ................................................................................................................. 32 Bảng 4.4 Kết quả hồi quy OLS: Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 2.5%) ............................................................................................................... 44 Bảng 4.5: Kết quả hồi quy OLS: Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 1%) .................................................................................................................. 35 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy OLS: Tác động đồng thời của cổ phiếu lên vàng bao gồm toàn bộ mẫu và 2 mẫu nhỏ và cú sốc tiêu cực cực điểm (phân vị 5%) ......................... 36 Bảng 4.7: Kết quả hồi quy OLS: Tác động đồng thời của cổ phiếu lên vàng bao gồm toàn bộ mẫu và 2 mẫu nhỏ và cú sốc tiêu cực cực điểm (phân vị 2.5%) ...................... 37 Bảng 4.8: Kết quả hồi quy OLS: Tác động đồng thời của cổ phiếu lên vàng bao gồm toàn bộ mẫu và 2 mẫu nhỏ và cú sốc tiêu cực cực điểm (phân vị 1%) ......................... 39 Bảng 4.9: Kết quả kiểm tra tính dừng đối với các biến tại thị trường Việt Nam.......... 41 Bảng 4.10: Kết quả kiểm tra tính dừng đối với các biến tại thị trường Trung Quốc .... 42 Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra tính dừng đối với các biến tại thị trường Mỹ .................. 43 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định White - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) và độ trễ 2 ............................................... 44
  7. Bảng 4.13: Kết quả kiểm định White - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) toàn bộ mẫu và không bao gồm 2 độ trễ 45 Bảng 4.14: Kết quả kiểm định White - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 1 (01/2004 – 08/2011) và không bao gồm 2 độ trễ ............................................................................ 46 Bảng 4.15: Kết quả kiểm định White - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 2 (09/2011 – 06/2014) và không bao gồm 2 độ trễ ............................................................................ 47 Bảng 4.16: Kết quả Kiểm định Breusch – Godfrey - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) và độ trễ 2 ........................... 48 Bảng 4.17: Kết quả Kiểm định Breusch – Godfrey - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) toàn bộ mẫu và không bao gồm 2 độ trễ .................................................................................................................. 49 Bảng 4.18: Kết quả Kiểm định Breusch – Godfrey - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 1 (01/2004 – 08/2011) và không bao gồm 2 độ trễ .......................................................... 50 Bảng 4.19: Kết quả Kiểm định Breusch – Godfrey - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 1 (09/2011 – 06/2014) và không bao gồm 2 độ trễ .......................................................... 51 Bảng 4.20: Kết quả Kiểm định Jarque - Bera - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) và độ trễ 2 .................................. 52 Bảng 4.21: Kết quả Kiểm định Jarque - Bera - Trường hợp Cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) toàn bộ mẫu và không bao gồm 2 độ trễ .............................................................................................................................. 52
  8. Bảng 4.22: Kết quả Kiểm định Jarque - Bera - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 1 (01/2004 – 08/2011) và không bao gồm 2 độ trễ ......................................................................... 53 Bảng 4.23: Kết quả Kiểm định Jarque - Bera - Trường hợp cổ phiếu đối với vàng bao gồm cú sốc giảm cực điểm (phân vị 5%, 2.5%, 1%) với thời kỳ nghiên cứu 2 (09/2011 – 06/2014) và không bao gồm 2 độ trễ ......................................................................... 54
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Biểu đồ thời gian của giá vàng và chỉ số giá cổ phiếu tại thị trường Việt Nam (01/2004-06/2014)......................................................................................................... 24 Hình 4.2: Biểu đồ thời gian của giá vàng và chỉ số giá cổ phiếu tại thị trường Trung Quốc (01/2004-06/2014)).............................................................................................. 24 Hình 4.3: Biểu đồ thời gian của giá vàng và chỉ số giá cổ phiếu tại thị trường Mỹ (01/2004-06/2014)......................................................................................................... 25 Hình 4.4: Biểu đồ thời gian của giá vàng tại thị trường Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ (01/2004-06/2014)......................................................................................................... 25 Hình 4.5: Biểu đồ thời gian của chỉ số giá cổ phiếu tại tại thị trường Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ (01/2004-06/2014) ....................................................................................... 26 Hình 4.6: Kết quả thống kê mô tả của biến Rvang (VND) ........................................... 27 Hình 4.7: Kết quả thống kê mô tả của biến Rvang (CNY) ........................................... 27 Hình 4.8: Kết quả thống kê mô tả của biến Rvang (USD)............................................ 28 Hình 4.9: Kết quả thống kê mô tả của biến RCPVN .................................................... 28 Hình 4.10: Kết quả thống kê mô tả của biến RCPTQ ................................................... 29 Hình 4.11: Kết quả thống kê mô tả của biến RCPMY .................................................. 29
  10. -1- TÓM TẮT Với mong muốn kiểm định vai trò của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính phòng ngừa rủi ro - trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam” để làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính của mình. Với dữ liệu nghiên cứu gồm tỷ suất sinh lợi của vàng và các chỉ số chứng khoán tại thị trường Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ từ tháng 01 năm 2004 đến tháng 06 năm 2014, tác giả sử dụng mô hình hồi quy động để kiểm tra các giả thiết về tính phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy một điều thú vị rằng vàng là không phải là tài sản phòng ngừa rủi ro nhưng là tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam có tính đến các cú sốc tiêu cực của thị trường cổ phiếu (các mức phân vị 5%, 2,5%, 1%). Điều này hàm ý rằng, các nhà đầu tư Việt Nam có thể xem xét đưa vàng vào danh mục đầu tư để có thể hạn chế được các khoản lỗ do sự giảm giá cổ phiếu gây ra khi thị trường cổ phiếu rơi vào khủng hoảng. Đồng thời, tính trú ẩn an toàn của vàng sẽ giúp thị trường cổ phiếu ổn định tránh được các biến động lớn của do sự suy giảm của thị trường, tăng sự dẻo dai của thị trường trước các biến cố kinh tế tiêu cực xảy ra. Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy rằng vàng không phải là tài sản phòng ngừa rủi ro không chỉ riêng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam cả với thị trường Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, vàng chỉ là tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam mà không phải đối với thị trường Trung Quốc và Mỹ. Từ khóa: mô hình hồi quy động, vàng, tài sản phòng ngừa, tài sản trú ẩn an toàn.
  11. -2- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài: Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã đi qua nhưng khi nhìn lại ta không thể phủ nhận rằng đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng và để lại hậu quả nặng nề nhất trong lịch sử tài chính thế giới. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tình trạng bong bóng của thị trường nhà đất ở Mỹ và đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều nước trên thế giới. Sự sụp đổ của các cây cổ thụ trong nền tài chính tế giới như AIG, Lehmon Brother…đã làm thị trường tài chính thế giới suy sụp và rơi vào khủng hoảng, trong đó thị trường cổ phiếu là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với sự giảm điểm nghiêm trọng của các chỉ số uy tín trên thế giới như S&P 500, Down Jones... Thị trường cổ phiếu non trẻ của Việt Nam mặc dù chưa hòa nhập sâu vào thị trường tài chính thế giới nhưng những hệ lụy tiêu cực từ cuộc khủng hoảng cũng đã làm thị trường cổ phiếu nước nhà bị chao đảo. Nhìn lại một thời hoàng kim của thị trường cổ phiếu Việt Nam giai đoạn 2006 -2007, thời kỳ được xem là có “sự phát triển đột phá” của thị trường cổ phiếu Việt Nam. Năm 2006 thời kỳ đầu của giai đoạn thịnh vượng của TTCK Việt Nam, khối lượng vốn hóa tăng gấp 15 lần trong 1 năm, VN-Index cuối năm tăng 2,5 lần so với đầu năm. Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7 % GDP) giá trị cổ phiếu cho các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ đạt khoảng 4 tỷ đô, chiếm 16,4% mức vốn hóa thị trường. Tiếp đến năm 2007 là thời kỳ bùng nổ của cổ phiếu Việt Nam với sự xác lập kỷ luật mới của VNIndex tại mốc 1,170.67 điểm đưa TTCK Việt Nam trở thành một trong những thị trường có tốc độ phát triển bậc nhất thế giới trong giai đoạn này. Đứng trước những triển vọng đầy hứa hẹn của nền kinh tế trong nước và thế giới ít có nhà đầu tư nào lại nghĩ rằng sự tăng trưởng này lại dừng lại, vì vậy hầu hết mọi người đều đổ tiền vào thị trường cổ phiếu để tìm kiếm lợi nhuận. Khi cuộc khủng hoảng xảy ra, tất cả những thành quả đạt được trong giai đoạn 2006 -2007 gần như bị tiêu tan, chỉ số cổ phiếu Việt Nam giảm như thắng không phanh từ mốc kỷ luật VN
  12. -3- Index 1,170.67 điểm đạt được trong năm 2007 xuống còn khoảng 800 điểm vào cuối năm 2008, điều này không dừng lại khi sang năm 2009 thị trường chạm đáy VN Index chỉ còn khoảng 235 điểm vào tháng 2/2009. Sự suy giảm nhanh chóng của thị trường cổ phiếu đã làm các nhà đầu tư lâm vào cảnh thua lỗ nghiêm trọng. Các thành quả mà các danh mục cổ phiếu đã đạt được trước đây đều tiêu tan, khối lượng và giá trị giao dịch giảm, tính thanh khoản của thị trường thấp. Ngược lại với những thành quả tiêu cực từ thị trường cổ phiếu, thị trường vàng lại có sự phát triển đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng. Nếu cuối năm 2007, giá vàng ở Việt Nam dao động ở mức 1,618,000 VND/ Chỉ thì đến năm 2008, năm bắt đầu khủng hoảng giá vàng dao động ở mức 1,782,000 VND/Chỉ, đến năm 2009 giá vàng dao động ở mức 26,740,000 VND/Chỉ, đến năm 2010 giá vàng giao động ở mức 36,080,000 VND/ Chỉ…Nếu các nhà đầu tư đầu tư vào vàng vào năm 2006 và nắm giữ nó đến năm 2010 và xa hơn thì chắc hẳn họ đã có được một mức tỷ suất sinh lợi đáng kể. Nhưng thực tế tại Việt Nam, các nhà đầu tư lại chưa quan tâm nhiều đến loại tài sản tuyệt vời này, vàng vẫn chỉ đóng vai trò như một loại kim loại quý, một trang sức, một tài sản lưu giữ giá trị mà chưa thể hiện được một vai trò nổi bậc của nó là tài sản đầu tư. Câu hỏi đặt ra chuyện gì sẽ xảy ra nếu các nhà đầu tư xem vàng như một tài sản đầu tư và bổ sung vàng vào danh mục đầu tư của họ, liệu việc này có làm giảm thiểu những mất mát mà các nhà đầu tư đã chịu khi chỉ đầu tư vào thị trường cổ phiếu trong những giai đoạn thì trường suy giảm nghiêm trọng hay không. Điều này thôi thúc tác giả thực hiện đề tài “Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay là tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam” để cung cấp cho các nhà đầu tư một cách nhìn mới và thực tiễn về vai trò của vàng trong hoạt động đầu tư.
  13. -4- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu liệu vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay tài sản trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường cổ phiếu Việt Nam và tính trú ẩn an toàn của vàng có khác nhau trong ngắn hạn và trong dài hạn hay không. Xu hướng giá vàng có ảnh hưởng đến tính chất phòng ngừa rủi ro hay tính chất trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thì trường Việt Nam hay không. Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu liệu tính chất phòng ngừa rủi ro hay trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam có khác nhau so với một số thị trường khác hay không, đại diện cho thị trường cổ phiếu phát triển lâu đời là Mỹ và đại diện cho thị trường cổ phiếu của quốc gia đang lên hiện này là Trung Quốc. Để giải quyết mục tiêu trên, luận văn tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro hay trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại thị trường cổ phiếu Việt Nam? Thứ hai, tính trú ẩn an toàn và phòng ngừa rủi ro của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi xu hướng giá vàng hay không? Thứ ba, có sự khác nhau nào giữa tính chất phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam so với các thị trường khác, cụ thể đại diện cho thị trường cổ phiếu lâu đời là Mỹ và thị trường cổ phiếu đang lên gần đây là Trung Quốc hay không? 1.3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng các nghiên cứu trước đây của các tác giả Dirk Baur và Brian Lucey (2010), luận văn sẽ đưa ra các giả thuyết về tài sản phòng ngừa rủi ro và tài sản tính trú ẩn an toàn, sau đó sẽ dùng các mô hình hồi quy động (dynamics regression model) để kiểm tra các giả thuyết này dựa trên mẫu nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu sẽ xem xét đến các cú sốc tiêu cực cực điểm của thị trường cổ phiếu bằng cách thêm các biến tỷ suất sinh lợi âm cực điểm của cổ phiếu tại các mức phân vị 5%, 2.5%, 1% để có thể đưa ra kết luận về tính trú ẩn an toàn của vàng. Bên cạnh đó, mô hình cũng xét đến tác
  14. -5- động trễ của các biến để có thể phản ảnh chính xác và thích hợp các tác động trễ của các biến độc lập lên biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi của vàng để xem xét sự khác nhau của tính phòng ngừa rủi ro và tính trú ẩn an toàn và của vàng đối với cổ phiếu trong ngắn hạn và dài hạn. Dựa trên đồ thị biến động tăng giảm của giá vàng, dữ liệu giá vàng sẽ được chia thành hai thời kỳ nghiên cứu khác nhau, thời kỳ thứ nhất từ tháng 01/2004 – 08/2011 (thời kỳ giá vàng có xu hướng tăng về trung bình), thời kỳ thứ hai từ tháng 09/2011 – 06/2014 (thời kỳ giá vàng có xu hướng giảm về trung bình) để tìm hiểu tác động của xu hướng giá vàng đến tính phòng ngừa rủi ro hay trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu. Dữ liệu phục vụ cho luận văn bao gồm giá vàng thế giới theo ngày từ tháng 01/2004 – 06/2014 được lấy từ website www.gold.org – website chính thức của Hội đồng vàng thế giới và dữ liệu cổ phiếu bao gồm chỉ số VNindex theo ngày từ tháng 01/2004 đến tháng 06/2014 được lấy từ website www.cophieu.68.vn, chỉ số S&P 500 theo ngày và chỉ số SSE theo ngày từ tháng 01/2004 đến tháng 06/2014 được lấy từ website www.finance.yahoo.com. Ngoài ra luận văn còn dùng đến phần mềm Eview 6 và excel để xử lý dữ liệu. 1.4 Ý nghĩa của luận văn Luận văn kiểm tra xem liệu vàng là tài sản trú ẩn an toàn hay tài sản phòng ngừa rủi ro đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam, qua đó cung cấp cho các nhà đầu tư cách nhìn thực tiễn về vai trò tài sản sản đầu tư của vàng đối với cổ phiếu tại thị trường Việt Nam và gợi ý vàng là một loại tài sản đầu tư nên đưa vào danh mục để giúp giảm thiểu các tác động bất lợi khi thị trường rơi vào suy thoái. 1.5 Bố cục luận văn Bố cục của luận văn sẽ bao gồm 5 chương với cấu trúc như sau:
  15. -6- Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này tác giả làm rõ lý do thực hiện luận văn, mục tiêu và các vấn đề cần nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn. Chương 2: Nền tảng lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây. Trong chương này tác giả cung cấp các cơ sở lý luận và hệ thống các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu trên thế giới về mối liên hệ giữa tính phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn của vàng đối với cổ phiếu. Trên cơ sở những bằng chứng thực nghiệm này tác giả xây dựng phương pháp nghiên cứu của đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong phần này tác giả trình bày các giả thiết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, đồng thời mô tả các biến được sử dụng và làm rõ cách thức thu thập và xử lý dữ liệu. Chương 4: Các kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận. Trong chương này tác giả tóm tắt và đưa ra kết luận chung cho toàn bộ nội dung luận văn, đồng thời xác định những điểm hạn chế của đề tài để tiếp tục hoàn thiện những điểm này trong các nghiên cứu tiếp theo.
  16. -7- CHƯƠNG 2: NỀN TẢNG LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Vai trò của vàng  Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro đối với tỷ giá Không giống như các loại tiền tệ của các nước hiện nay như đồng đôla Mỹ, đôla Úc, đồng Yên…thường gắn liền với sự kiểm soát bởi chính phủ của đồng tiền nước đó và nền kinh tế của nước đó, sự tăng giảm của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền nước đó, vàng là một loại tài sản đặc biệt bởi nó mang tính chất là phương tiện trao đổi nhưng lại không chịu sự kiểm soát hay ảnh hưởng bởi nền kinh tế cụ thể nào. Trong điều kiện thị trường gặp suy thoái hay lạm phát, vàng luôn là phương tiện hiệu quả để chống lại các điều kiện kinh tế bất lợi. Đặc biệt trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn, vàng là loại tài sản tích trữ duy nhất tương đối an toàn hơn so với các loại đồng tiền khác, bởi vàng luôn giữ được giá trị của mình dưới bất kỳ hoàn cảnh nào, trong khi đó giá trị các đồng tiền khác sẽ bị thay đổi theo diễn biến chính trị. Nhiều nghiên cứu trong thực tế phát hiệt ra rằng khi đồng tiền USD đi xuống, vàng có xu hướng tăng giá là cho vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro của vàng đối với các biến động tiền tệ tiêu cực ngày càng gia tăng. Mối quan hệ giữa vàng và đồng đô la là một phát hiện thú vị trong bài nghiên cứu của Stephen A Baker và Roger C Van Tassel (1984), hai ông chỉ ra rằng một sự thay đổi trong giá vàng có thể được giải thích bởi các giá cả hàng hóa, sự thay đổi trong giá dola Mỹ và tỷ lệ lạm phát tương lai. Mối quan hệ nghịch biến của giá vàng và giá đồng đola là một phát hiện thú vị đối với các nhà đầu cơ vàng.
  17. -8- Vào tháng 01/2002 một ấn phẩm của Hội đồng vàng thế giới được phát hành có cùng quan điểm với các tác giả nghiên cứu trước đây là vàng là một công cụ phòng ngừa rủi ro đối với lạm phát và biến động của đồng đola Mỹ. Từ sau tuyên bố của Hội đồng vàng thế giới (2002), đã có nhiều tác giả đi nghiên cứu mối quan hệ này. Điển hình là nghiên cứu của Capie Mills và các cộng sự (2005), họ đã dùng thực nghiệm và chứng tỏ rằng vàng là một công cụ phòng ngừa rủi ro, họ tìm thấy được khả năng phòng ngừa tỷ giá đối với vàng. Sjaastad (2008) đã phát hiện ra rằng sự tăng giảm của đồng Euro và Yên Nhật đối với đồng đola Mỹ đều ảnh hưởng sâu sắc lên giá vàng. Tương tự, Kuntara Pukthuanthong và Richard Rool (2001) đã chỉ ra rằng không chỉ có đồng đô la có mối tương quan âm với giá vàng mà ngay cả đồng Euro,Yên Nhật và Bảng Anh cũng có mối quan hệ này.  Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro đối với lạm phát Hội đồng vàng thế giới (2005) tuyên bố vàng là rào cản hiệu quả chống lạm phát, có tương quan nghịch với đồng đôla Mỹ và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lại lạm phát tốt. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo trong nội bộ một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền nước đó nên tăng ở mức tương tự như chỉ số giá trong nước. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo bên ngoài một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiên nước đó nên tăng tương tự như tỷ giá nước đó. Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát nếu thay đổi trong lợi nhuận đầu tư vàng có thể bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể. Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990) đã chứng minh rằng vàng là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ.
  18. -9-  Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro và trú ẩn an toàn đối với thị trường chứng khoán Thị trường vàng và thị thị trường chứng khoán thường có mối tương quan nghịch với nhau. Khi thị trường chứng khoán tăng điểm thì thị trường vàng có xu hướng giảm điểm và ngược lại. Nhiều nghiên cứu trước đây đã tìm ra rất nhiều bằng chứng chứng tỏ vai trò trú ẩn an toàn và phòng ngừa rủi ro của vàng. Baur và Lucey (2010) tiến hành nghiên cứu mối quan hệ ổn định và thay đổi theo thời gian giữa TSSL của các cổ phiếu và trái phiếu trên thị trường Mỹ, Anh, Đức và TSSL của vàng để điều tra xem liệu rằng vàng là một công cụ phòng ngừa hay là một kênh trú ẩn an toàn? Với phương pháp tiếp cận dựa trên một mô hình GARCH bất đối xứng trong giai đoạn mẫu kéo dài từ 30/11/1995 đến 30/06/2005, TSSL của vàng được hồi quy dựa trên TSSL của cổ phiếu và trái phiếu và hai điều kiện tương tác này được kiểm tra để xem liệu rằng vàng có thực sự hoạt động như là một kênh trú ẩn an toàn nếu thị trường cổ phiếu hoặc trái phiếu sụt giảm hoặc có TSSL cực kỳ âm hay không. Các phân tích thực nghiệm tập trung vào ba thị trường tài chính lớn (Mỹ, Anh và Đức) bằng ba đơn vị tiền tệ khác nhau (U.S. dollar, U.K. pound and the Euro) để kiểm tra sự khác nhau và giống nhau trong vai trò của vàng trên 3 thị trường này. Họ nhận thấy rằng vàng là một kênh trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu tại Mỹ, Anh và Đức. Vàng cũng là một công cụ phòng ngừa đối với chứng khoán tại Anh và Mỹ. Dựa trên nghiên cứu của Baur và Lucey (2010), Baur và McDermott (2010) cũng kiểm tra giả thiết cho rằng vàng như là một kênh trú ẩn an toàn đối với cổ phiếu của hầu hết các nước mới nổi và các nước phát triển. Họ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy vàng vừa là công cụ phòng ngừa, vừa là kênh trú ẩn an toàn đối với hầu hết các thị trường chứng khoán phát triển ở Châu Âu và Mỹ, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.
  19. - 10 - 2.2 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước đây Những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009 đã làm thị trường cổ phiếu ở hầu hết các quốc gia thế giới rơi suy giảm nghiêm trọng cùng với sự gia tăng đáng kể của giá vàng trong thời gian trên đã tạo động lực cho các nhà kinh tế đi kiểm tra xem liệu vàng có phải tài sản đầu tư phù hợp để giảm thiểu các khoản lỗ của cổ phiếu trên thị trường tài chính hay không.  Vàng là tài sản phòng ngừa rủi ro đối với tiền tệ, chứng khoán và giá dầu Brian Lucey, Edel Tully và Valerio Poti (2004) nghiên cứu khả năng phòng ngừa của vàng đối với chứng khoán bằng cách thiết lập và so sánh sự khác biệt giữa tỷ trọng tối ưu của các tài sản trong một danh mục gồm vàng-chứng khoán khi các tỷ trọng này được xác định bằng hai phương pháp khác nhau: phương pháp tối ưu hóa tỷ trọng theo kỳ vọng – phương sai của Markowitz và phương pháp tối ưu hóa tỷ trọng theo kỳ vọng - phương sai - độ nghiêng. Bài nghiên cứu xác định tỷ trọng tối ưu đối với danh mục gồm vàng và một số chỉ số chứng khoán như NYSE Composite, NASDAQ Composite, TOPIX, FTSE... với mẫu nghiên cứu lần lượt là dữ liệu theo quý, tháng và tuần của các chỉ số trên trong suốt giai đoạn từ 1988-2003. Kết quả tính toán tỷ trọng tối ưu cho thấy vàng hiện diện trong hầu hết các danh mục tối ưu với tỷ trọng dao động từ 2%-25% đối với cả hai phương pháp xác định tỷ trọng được áp dụng. Kết quả này cho thấy vai trò của vàng như là công cụ phòng ngừa chống lại biến động trong thị trường chứng khoán. Forrest Capie, Terence C Mills, và Geoffrey Wood (2005) xem xét vàng có thể là một công cụ phòng ngừa hiệu quả chống lại biến động đồng đô la Mỹ bằng cách tính toán một hệ số co dãn cho một mô hình phản ánh sự thay đổi của vàng đối với những biến động trong tỷ giá hối đoái, sau đó đo lường chất lượng phòng ngừa của nó. Dữ liệu trong bài nghiên cứu được lấy theo tuần từ thị trường London trong giai đoạn từ năm 1971 đến tháng 6/ 2002 và một vài giai đoạn nhỏ khác, đặc biệt chú ý đến đặc tính
  20. - 11 - phòng ngừa của vàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế và chính trị. Trong bộ dữ liệu, giá vàng có mức độ biến động mạnh hơn các quan sát trong tỷ giá hối đoái nên các tác giả quyết định biến đổi những chuỗi này bằng cách lấy logarit, để ổn định các biến. Những thay đổi khác nhau của giá vàng trong thập niên 70, và chế độ tỷ giá khác nhau từ 1971-2002, câu hỏi được đặt ra tiếp theo là liệu mối quan hệ giữa vàng và tỷ giá có thay đổi theo thời gian hay không. Để nghiên cứu điều này, các tác giả dùng những đồ thị phân tán của lô ga rit giá vàng đối với mỗi tỷ giá hối đoái. Kết quả thu được cho thấy, giá vàng được tính theo đô la dịch chuyển đồng thời và ngược chiều so với đồng đô la Mỹ. Hơn nữa, phản ứng của giá vàng chứng tỏ sự ổn định đáng kể theo thời gian. Dù quan sát toàn bộ hay trong từng khoảng thời gian nhỏ, đáng chú ý là phản ứng của giá vàng vẫn ổn định. Dù trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn một cách đáng kể, vàng vẫn hoàn toàn là một công cụ phòng ngừa tốt chống lại sự biến động của tỷ giá hối đoái. Mitchell Conover, Gerald Jensen và Robert Jonhson – (2007) nhằm xác định bằng chứng về lợi ích của việc phân bổ thêm vốn đầu tư vào vàng bên cạnh đầu tư vào danh mục các cổ phiếu Mỹ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê dữ liệu theo ngày của thị trường cổ phiếu Mỹ và 6 chỉ số đại diện cho các kim loại quý trong giai đoạn từ tháng 1 năm 1973 đến tháng 12 năm 2006, trong đó có 2 chỉ số đại diện cho phương án đầu tư gián tiếp – tức là mua cổ phần của các doanh nghiệp cung cấp kim loại quý và 4 chỉ số còn lại đại diện cho phương án đầu tư trực tiếp – tức là thực hiện mua bán các kim loại trên thị trường hàng hóa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng dù nhà đầu tư có tiến hành đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào vàng thì đều làm cải thiện thành quả danh mục. Đồng thời các tác giả cũng kết luận vàng là tài sản độc lập có khả năng phòng ngừa rủi ro đối với những tác động tiêu cực trong giai đoạn thị trường chịu áp lực lạm phát tốt hơn các kim loại khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2