intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giới thiệu cơ sở lý luận về Bảng cân bằng điểm trong đo lường thành quả hoạt động của tổ chức kinh tế, từ đó làm nền tảng lý thuyết cho việc phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho việc xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại tổ chức... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN THANH ÁNH NGUYỆT XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH ÁNH NGUYỆT XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI Chuyên ngành: KẾ TOÁN Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Ngọc Quế. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nội dung của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2014 Người thực hiện luận văn Trần Thanh Ánh Nguyệt
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố ..... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 6. Đóng góp mới của đề tài .............................................................................. 7 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) VÀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA BSC ......... 8 1.1. Tổng quan về bảng cân bằng điểm .............................................................. 8 1.1.1. Khái niệm bảng cân bằng điểm .......................................................... 8 1.1.2. Sự cần thiết của bảng cân bằng điểm................................................ 8 1.1.3. Mục tiêu của bảng cân bằng điểm .................................................. 11 1.2. Nội dung bảng cân bằng điểm.................................................................... 11 1.2.1. Tầm nhìn, chiến lược ...................................................................... 11 1.2.2. Bốn phương diện của bảng cân bằng điểm ..................................... 12 1.2.2.1. Phương diện tài chính ....................................................... 12 1.2.2.2. Phương diện khách hàng .................................................. 12 1.2.2.3. Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ....... 12
  5. 1.2.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển .................................... 14 1.2.3. Mục tiêu và thước đo của từng phương diện trong bảng cân bằng điểm .............................................................................................................................. 14 1.2.3.1. Xác định mục tiêu của từng phương diện ......................... 14 1.2.3.2. Xây dựng thước đo của từng phương diện ....................... 16 1.3. Bản đồ chiến lược của bảng cân bằng điểm............................................... 19 1.4. Kết nối các thước đo trong bảng cân bằng điểm........................................ 22 Kết luận chương 1 ...................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI BSC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI .................................................................................................................... 26 2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ..................................... 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ............................................................................................................................... 26 2.1.2. Tầm nhìn, chiến lược của Công ty.................................................. 27 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh ..................................................... 28 2.1.3.1. Quy mô hoạt động ............................................................ 28 2.1.3.2. Thị phần sản phẩm giấy của Công ty ............................... 29 2.1.3.3. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm giấy tại Công ty .................................................................................................................... 29 2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................. 32 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty ............................................. 37 2.1.6. Năng lực hệ thống thông tin tại Công ty ........................................ 39 2.2. Thực trạng công tác đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai trong mối quan hệ với BSC ........................................................... 39 2.2.1. Phương diện tài chính ..................................................................... 40 2.2.2. Phương diện khách hàng................................................................. 43 2.2.3. Phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ..................... 45
  6. 2.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển .................................................. 49 2.3. Đánh giá ..................................................................................................... 52 2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................... 52 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................ 54 Kết luận chương 2 ...................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TÂN MAI .............................................................................................................................. 58 3.1. Xác định tầm nhìn và chiến lược của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ............................................................................................................................... 58 3.2. Xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ở cấp độ toàn Công ty ....................................... 61 3.2.1. Xây dựng mục tiêu cho từng phương diện của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai .............................................................. 61 3.2.1.1. Mục tiêu của phương diện tài chính ................................. 61 3.2.1.2. Mục tiêu của phương diện khách hàng ............................. 62 3.2.1.3. Mục tiêu của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ................................................................................................................. 64 3.2.1.4. Mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển .............. 66 3.2.2. Xây dựng bản đồ chiến lược các mục tiêu của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai .............................................................. 68 3.2.3. Xây dựng thước đo cho từng phương diện của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai .............................................................. 69 3.2.3.1. Thước đo của phương diện tài chính ................................ 69 3.2.3.2. Thước đo của phương diện khách hàng............................ 74 3.2.3.3. Thước đo của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ................................................................................................................. 77 3.2.3.4. Thước đo của phương diện học hỏi và phát triển ............. 83
  7. 3.2.3.5. Mối quan hệ giữa các thước đo của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ....................................................................... 89 3.3. Triển khai áp dụng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 ............................................. 91 Kết luận chương 3 ...................................................................................................... 94 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BKS Ban kiểm soát BSC Bảng cân bằng điểm CP Chi phí CPSX Chi phí sản xuất CTMP Bột tự sản xuất từ gỗ nguyên liệu DIP Bột tự sản xuất từ giấy loại DT Doanh thu ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông HĐQT Hội đồng quản trị KH Khách hàng LN Lợi nhuận MCE Hiệu quả quy trình sản xuất MMTB Máy móc thiết bị NL Năng lượng NVL Nguyên vật liệu ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROCE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROI Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần VLP Vật liệu phụ
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 – Các khuôn mẫu đánh giá thành quả hoạt động được sử dụng tại các tổ chức trên thế giới ......................................................................................... 11 Sơ đồ 1.2 – Bản đồ chiến lược mô tả một tổ chức theo đuổi chiến lược dẫn đầu chi phí tạo ra giá trị như thế nào cho cổ đông và khách hàng ................................ 21 Sơ đồ 1.3 – Mối quan hệ nhân – quả giữa bốn phương diện của bảng cân bằng điểm hướng đến mục tiêu nâng cao tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROCE) . 23 Sơ đồ 2.1 – Thị phần trong nước của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2013 ........................................................................................................................ 29 Sơ đồ 2.2 – Quy trình sản xuất giấy tại Công ty ........................................... 31 Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ................................................................................................................................ 33 Sơ đồ 2.4 – Sơ đồ tổ chức phòng Kế toán tại Công ty .................................. 37 Sơ đồ 2.5 – Quy trình giám sát chất lượng sản phẩm giấy ........................... 46 Sơ đồ 3.1 – Bản đồ chiến lược các mục tiêu của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai................................................................................ 68 Sơ đồ 3.2 – Mối quan hệ giữa các thước đo của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai................................................................................ 90
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 – Các mục tiêu và thước đo của phương diện tài chính ................. 16 Bảng 1.2 – Các mục tiêu và thước đo của phương diện khách hàng ............. 17 Bảng 1.3 – Các mục tiêu và thước đo của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ ................................................................................................... 17 Bảng 1.4 – Các mục tiêu và thước đo của phương diện học hỏi và phát triển18 Bảng 2.1 – Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tóm tắt của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2013 ......................................... 41 Bảng 2.2 – Một số chỉ tiêu tài chính được sử dụng tại Công ty năm 2012, 2013 ................................................................................................................................ 43 Bảng 2.3 – Bảng doanh thu thuần của từng khách hàng mua sản phẩm giấy tại Công ty năm 2013 (trích) ....................................................................................... 43 Bảng 2.4 – Một số chỉ tiêu trích từ Báo cáo tình hình sản xuất năm 2013 .... 44 Bảng 2.5 – Cơ cấu nhân viên tại Công ty năm 2013 ..................................... 49 Bảng 2.6 – Bảng kê chi trả quỹ khen thưởng của Công ty năm 2013 ........... 52 Bảng 3.1 – Bảng doanh thu thuần và tỷ trọng doanh thu thuần của khách hàng cũ và khách hàng mới tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2013............ 62 Bảng 3.2 – Mục tiêu và thước đo của phương diện tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 ........................................................................ 73 Bảng 3.3 – Mục tiêu và thước đo của phương diện khách hàng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 ........................................................................ 76 Bảng 3.4 – Mục tiêu và thước đo của phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 .......................... 81 Bảng 3.5 - Mục tiêu và thước đo của phương diện học hỏi và phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 ..................................................... 87
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 – Bảng khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 2 – Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 3 – Bảng khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện khách hàng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 4 – Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện khách hàng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 5 – Bảng khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 6 – Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 7 – Bảng khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 8 – Bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và phát triển tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai Phụ lục 9 – Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm giấy các loại năm 2013 Phụ lục 10 – Bảng tổng hợp chi phí bán hàng theo từng khoản mục năm 2012, 2013 Phụ lục 11 – Bảng tổng hợp chi phí quản lý theo từng khoản mục năm 2012, 2013 Phụ lục 12 – Bảng khảo sát mức độ thỏa mãn của khách hàng Phụ lục 13 – Bảng khảo sát mức độ hài lòng của nhân viên Phụ lục 14 –Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - tài chính của Công ty Cổ phần Tập đòan Tân Mai năm 2014
  12. Phụ lục 15 –Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn sự đồng ý của các nhà quản lý về tầm nhìn, chiến lược và các thước đo của 4 phương diện của bảng cân bằng điểm đề xuất thêm cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014 Phụ lục 16 –Bảng tổng hợp kết quả phỏng vấn các nhà quản lý về chỉ số mong muốn đối với các thước đo chưa được sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai năm 2014
  13. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập toàn cầu và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, việc tồn tại và phát triển của các ngành nghề hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết. Không nằm ngoài xu hướng trên, ngành giấy cũng đang vấp phải những khủng hoảng lớn như sản phẩm tiêu thụ chậm dẫn đến hàng tồn kho quá cao. Điều này đã đẩy nhiều doanh nghiệp trong ngành lâm vào tình trạng ngưng sản xuất, phá sản,… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề trên như sản xuất vẫn gặp nhiều vướng mắc (nguồn vốn, nguyên liệu,…), hoang phí tài nguyên thiên nhiên, cạnh tranh với nhiều công ty lớn của nước ngoài, … Do đó, việc đề ra chiến lược để giúp các doanh nghiệp trong ngành giấy tiếp tục hoạt động và phát triển là một vấn đề quan trọng hiện nay. Tuy việc đề ra chiến lược đã khó khăn nhưng việc đo lường và đánh giá xem hoạt động của doanh nghiệp có đạt được mục tiêu hay không lại càng khó khăn gấp bội. Nắm bắt được vấn đề này, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Robert S.Kaplan và David P.Norton đã cho ra đời một công cụ mới giúp các tổ chức đánh giá thành quả hoạt động của mình tốt hơn, đó chính là Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard). Bảng cân bằng điểm là một hệ thống đo lường và đánh giá thành quả hoạt động giúp chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của một tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Hiện nay, Bảng cân bằng điểm đã được ứng dụng rộng rãi như một trong những xu hướng mới trong các tổ chức phi lợi nhuận, chính phủ, các ngành công nghiệp và kinh doanh trên toàn thế giới. Được thành lập vào năm 1958 với tiền thân là Công ty Kỹ Nghệ Giấy Việt Nam (COGIVINA), Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai hiện nay đã trở thành nhà sản xuất giấy in báo duy nhất tại Việt Nam, đặc biệt là một trong hai đơn vị sản xuất giấy lớn nhất cả nước. Với mong muốn phát triển vững mạnh trong tương lai, các
  14. 2 nhà quản lý luôn quan tâm đến công tác đo lường thành quả hoạt động của Công ty. Hơn nữa, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây lại có kết quả không mấy khả quan. Trước tình hình này, Công ty cần tìm kiếm các biện pháp nhằm cải thiện các quy trình hoạt động và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên đến nay, Công ty vẫn chưa xây dựng được một hệ thống đo lường thành quả hoạt động hữu hiệu. Hiện nay, tầm nhìn và chiến lược của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai đã được các nhà quản lý đưa ra ở mức độ khái quát nhưng chưa giúp định hướng phát triển rõ ràng trong tương lai. Mặc dù vậy, đây cũng chính là bước khởi đầu tạo cơ sở cho việc xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty. Cùng với những hiểu biết về tình hình sản xuất kinh doanh thực tế tại Công ty và các nghiên cứu về bảng cân bằng điểm, tác giả nhận thấy bảng cân bằng điểm thật sự là giải pháp thích hợp để vận dụng giúp chuyển tầm nhìn và chiến lược của Công ty thành những mục tiêu và thước đo cụ thể giúp đo lường thành quả hoạt động một cách tốt nhất. Các bộ phận trong Công ty khi được đo lường thành quả hoạt động một cách chính xác, công bằng và hợp lý sẽ tạo động lực cho bộ phận đó tiếp tục phát triển, đồng thời giúp các cá nhân trong bộ phận có cơ hội phát huy hết năng lực của bản thân, đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra của Công ty. Từ những phân tích quan trọng nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai” làm luận văn thạc sĩ kinh tế. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố Bảng cân bằng điểm là một công cụ hữu hiệu và hiệu quả trong việc quản trị chiến lược nên đã được ứng dụng rộng rãi vào các tổ chức trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng bảng cân bằng điểm tại Việt Nam được thực hiện khá nhiều. Một số các đề tài nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng BSC đã công bố tại Việt Nam được thống kê theo nhóm như sau: - Nhóm vận dụng BSC tại trường học gồm:
  15. 3 + Vận dụng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) vào đánh giá thành quả hoạt động tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP.HCM, Lý Nguyễn Thu Ngọc, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2010. + Vận dụng bảng cân bằng điểm (BSC) tại trường Đại học Quang Trung, Huỳnh Thị Thanh Trang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012. Đặc điểm chung của nhóm này là nhận thấy bảng cân bằng điểm là một giải pháp giúp Nhà trường chuyển tầm nhìn và chiến lược thành những mục tiêu và thước đo cụ thể giúp việc đánh giá thành quả hoạt động tại Nhà trường được thực hiện tốt. Ngoài ra, nó còn giúp phát huy năng lực và tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban, các nhân viên trong Nhà trường trong việc tích cực thực hiện mục tiêu chung của Nhà trường. - Nhóm vận dụng BSC tại ngân hàng gồm: Vận dụng bảng cân bằng điểm tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Nguyễn Công Vũ, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là vận dụng bảng cân bằng điểm giúp Công ty cải thiện hoạt động trên ba vấn đề cơ bản: đo lường hiệu quả thực tế, gia tăng tài sản vô hình và thách thức của việc thực thi chiến lược; từ đó đi đến kết quả cuối cùng là nâng cao kết quả tài chính và nâng cao thị phần. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty dịch vụ vận tải gồm: Vận dụng phương pháp Thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH MSC Việt Nam, Trần Thị Hương, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là xây dựng được phương pháp thẻ điểm cân bằng phù hợp với Công ty TNHH MSC Việt Nam giúp Công ty đo lường được các tài sản vô hình và hữu hình để có thể sử dụng chúng hiệu quả tạo điều kiện thực thi chiến lược thành công. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty kinh doanh bất động sản gồm: Vận dụng giải pháp đánh giá thành quả Balanced Scorecard – BSC tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền, Trần Thị Thu, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường
  16. 4 Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là với việc vận dụng công cụ BSC, doanh nghiệp có thể không ngừng nâng cao hiệu suất hoạt động, khả năng tận dụng nguồn lực để tạo nên giá trị, đặc biệt là những tài sản vô hình. Bằng việc đưa ra những thước đo và chỉ số định hướng cụ thể, BSC hỗ trợ đáng kể cho doanh nghiệp trong quá trình theo đuổi các mục tiêu dài hạn. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty sản xuất phần mềm gồm: Vận dụng bảng cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động công ty cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp – FAST, Bạch Thị Hồng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012. Đăc điểm chung của nhóm này là vận dụng BSC là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản trị trong việc kiểm soát hoạt động của công ty hướng theo các chiến lược, mục tiêu đã đề ra trong ngắn và dài hạn thông qua việc đưa cái nhìn toàn cảnh công ty trên 4 phương diện. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty công nghiệp in - bao bì gồm: Ứng dụng phương pháp thẻ điểm cân bằng (BSC) và chỉ số đo lường hiệu suất (KPI) vào đánh giá nhân viên tại Tổng công ty Công nghiệp – In – Bao bì Liksin, Đoàn Ngọc Hà, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2010. Đặc điểm chung của nhóm này là ứng dụng BSC và KPI là giải pháp tốt cho việc đánh giá nhân viên tại Công ty, giúp liên kết từ cấp độ Công ty đến phòng ban và cá nhân giúp việc đánh giá mang tính định lượng và liên kết công việc của từng cá nhân với chiến lược của Công ty. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty thương mại gồm: Vận dụng bảng cân bằng điểm (BSC) để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV chuyên doanh ô tô Sài Gòn (SADACO), Đỗ Lan Chi, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là vận dụng BSC là một công cụ hữu ích giúp khắc phục những hạn chế trong việc cung cấp thông tin của kế toán quản trị truyền thống, định hướng các nhà quản lý chú ý đến các yếu tố then chốt giúp mang lại thành công trong cạnh tranh và đề ra những quyết định đúng đắn, là một công cụ quản trị chiến lược hiệu quả nhờ gắn với chế
  17. 5 độ khen thưởng cá nhân và hoạch định ngân sách nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong dài hạn. - Nhóm vận dụng BSC tại công ty kiểm toán gồm: Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty TNHH Kiểm toán AS, Ngô Bá Phong, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2013. Đặc điểm chung của nhóm này là sử dụng 4 phương diện của thẻ cân bằng điểm để xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá thành quả hoạt động hiệu quả cho Công ty TNHH kiểm toán AS. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc ứng dụng bảng cân bằng điểm là một công cụ đánh giá thành quả hoạt động tại các tổ chức. Trên cơ sở phân tích thực trạng tại tổ chức, các mục tiêu và thước đo ứng với từng phương diện của bảng cân bằng điểm được tiến hành thiết lập dựa trên chiến lược đã đề xuất cho tổ chức. Việc thống kê một số công trình nghiên cứu về BSC tại Việt Nam cho thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng bảng cân bằng điểm tại các Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy. Trong khi đó, các Công ty sản xuất giấy đang rơi vào tình trạng khó khăn và rất cần một công cụ giúp đo lường và đánh giá thành quả hoạt động thật hữu hiệu để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai. Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả nhận thấy việc xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động là vô cùng quan trọng đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu cơ sở lý luận về Bảng cân bằng điểm trong đo lường thành quả hoạt động của tổ chức kinh tế, từ đó làm nền tảng lý thuyết cho việc phân tích thực trạng và đề ra giải pháp cho việc xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại tổ chức. - Phân tích thực trạng đo lường thành quả hoạt động trong mối quan hệ với BSC tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai, từ đó thấy được những vấn đề còn tồn tại mà Công ty đang gặp phải để đưa ra giải pháp khắc phục.
  18. 6 - Xác định tầm nhìn, chiến lược để tạo nền tảng cơ sở xây dựng bảng cân bằng điểm làm công cụ đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai ở cấp độ toàn Công ty, cụ thể như sau: + Xây dựng bản đồ chiến lược các mục tiêu của bảng cân bằng điểm xuất phát từ tầm nhìn, chiến lược của Công ty. + Xây dựng các thước đo cho 4 phương diện của bảng cân bằng điểm nhằm hướng đến thực hiện các mục tiêu đã thiết lập trong bản đồ chiến lược. + Tính toán các chỉ số cho các thước đo của 4 phương diện của bảng cân bằng điểm để làm cơ sở cho việc đo lường và đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động. Phạm vi nghiên cứu: Áp dụng tại Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Mai năm 2014 ở cấp độ toàn Công ty (không phân cấp đến từng phòng ban và Công ty con). Vì các Công ty con chưa đi vào hoạt động, chưa có bất kỳ doanh thu nào nên không thể xây dựng BSC để đo lường thành quả hoạt động. Chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất kinh doanh chính là giấy. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp chính là phương pháp định tính và các phương pháp hỗ trợ như: thống kê, mô tả, quan sát, phỏng vấn, so sánh, tổng hợp, phân tích và đánh giá. Nguồn dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm: - Dữ liệu sơ cấp: thiết kế các bảng câu hỏi khảo sát, phỏng vấn thực trạng phục vụ cho việc phân tích thực trạng ở chương 2 và mức độ đồng ý với đề xuất các giải pháp ở chương 3.
  19. 7 - Dữ liệu thứ cấp: là các tài liệu về BSC, dữ liệu về báo cáo tài chính, báo cáo nội bộ, thông tin, quy trình hoạt động của Công ty phục vụ cho việc xây dựng cơ sở lý luận ở chương 1 và phân tích thực trạng ở chương 2. 6. Đóng góp mới của đề tài Xây dựng bảng cân bằng điểm là một công cụ giúp chuyển tầm nhìn, chiến lược của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trong từng phương diện để đo lường thành quả hoạt động trong năm 2014 và hướng đến đánh giá thành quả hoạt động trong tương lai. Hơn nữa, khi được triển khai cụ thể, đây cũng sẽ là công cụ giúp phát huy năng lực và tăng cường sự hợp tác giữa các phòng ban, các nhân viên trong Công ty hướng đến thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kế gồm 03 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) và đo lường thành quả hoạt động qua BSC Chương 2: Thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai trong mối quan hệ với BSC Chương 3: Xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Mai. Ngoài ra, luận văn còn có 16 phụ lục kèm theo.
  20. 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) VÀ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG QUA BSC 1.1. Tổng quan về bảng cân bằng điểm 1.1.1. Khái niệm bảng cân bằng điểm Bảng cân bằng điểm là công cụ đo lường thành quả hoạt động thông qua việc chuyển hóa tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể trên bốn phương diện (Kaplan & Norton, 1996). Hơn nữa, bảng cân bằng điểm còn là một công cụ quản lý chiến lược hữu hiệu, đồng thời là công cụ truyền đạt thông tin hiệu quả từ nhà quản lý đến từng nhân viên trong tổ chức. Bốn phương diện khác biệt và có sự liên kết với nhau của bảng cân bằng điểm bao gồm: tài chính, khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ và học hỏi – phát triển. Với hệ thống thước đo của bảng cân bằng điểm, các tổ chức không chỉ giữ lại những thước đo kết quả tài chính mà còn giám sát cả những thước đo phi tài chính có liên quan đến khách hàng, quy trình hoạt động, nhân viên và hệ thống hướng đến mục tiêu tạo ra khả năng sinh lợi và tăng trưởng trong tương lai. Các thước đo tài chính chỉ là những chỉ số theo sau của chiến lược, có tác động đến mặt tài chính của các quyết định trong quá khứ và hiện tại. Các thước đo phi tài chính đóng vai trò là các chỉ số dẫn đầu, giúp cải thiện tình hình hoạt động tài chính trong tương lai của các tổ chức (Kaplan et al, 2012). 1.1.2. Sự cần thiết của bảng cân bằng điểm Các hệ thống kiểm soát tài chính truyền thống đã xuất hiện từ lâu đời giúp các tổ chức đánh giá thành quả hoạt động của mình. Cho đến khi bảng cân bằng điểm ra đời vào năm 1990, nó đã mang lại những lợi ích to lớn cho việc đánh giá thành quả hoạt động đồng thời khắc phục những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát truyền thống. Như vậy, có hai nguyên nhân chủ yếu giải thích cho sự cần thiết của việc sử dụng bảng cân bằng điểm, đó là: - Hạn chế của các thước đo tài chính truyền thống - Sự gia tăng của tài sản vô hình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2