intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Thép Thủ Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:216

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nêu bật được những vấn đề đáng quan tâm trong ngành thép tại Việt Nam hiện nay và sự tác động của những vấn đề này đến việc chuyển tầm nhìn, chiến lược của Thép Thủ Đức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể để phục vụ cho việc đo lường thành quả hoạt động. Qua đó, phát hiện những ưu điểm và hạn chế đang tồn tại, nguyên nhân tạo ra các hạn chế để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và hướng đến thực hiện thành công chiến lược đã đề ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty cổ phần Thép Thủ Đức

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- PHẠM ANH DŨNG XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------- PHẠM ANH DŨNG XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN ------ Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đoàn Ngọc Quế và chưa được công bố trước dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 02 năm 2015 Tác giả Phạm Anh Dũng
  4. MỤC LỤC ------ TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................ 1 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trong nước đã công bố ........................... 2 3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 4 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 5 7. Kết cấu luận văn ......................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM .............................. 6 (BALANCED SCORECARD) ...................................................................................... 6 1.1. Tổng quan về bảng cân bằng điểm ........................................................................ 6 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bảng cân bằng điểm .................. 6 1.1.2. Sự cần thiết của bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động ........ 7 1.1.2.1. Hạn chế của thước đo tài chính truyền thống........................................... 7 1.1.2.2. Sự gia tăng của tài sản vô hình................................................................. 8 1.1.3. Khái niệm bảng cân bằng điểm ....................................................................... 9 1.1.4. Vai trò của bảng cân bằng điểm .................................................................... 11 1.1.4.1. Bảng cân bằng điểm là hệ thống đo lường ............................................. 11 1.1.4.2. Bảng cân bằng điểm là hệ thống quản lý chiến lược ............................. 12
  5. 1.1.4.3. Bảng cân bằng điểm là công cụ trao đổi thông tin ................................. 13 1.2. Thành quả hoạt động – Thước đo thành quả hoạt động – và quy trình đo lường thành quả hoạt động của bảng cân bằng điểm ............................................... 13 1.2.1. Thành quả hoạt động của doanh nghiệp ........................................................ 13 1.2.2. Thước đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp ......................................... 14 1.2.3. Quy trình đo lường thành quả hoạt động của bảng cân bằng điểm ............... 15 1.2.3.1. Xác lập sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp ................. 15 1.2.3.2. Phương diện tài chính và quy trình đo lường phương diện tài chính của bảng cân bằng điểm ............................................................................................. 17 1.2.3.3. Phương diện khách hàng và quy trình đo lường phương diện khách hàng của bảng cân bằng điểm ...................................................................................... 19 1.2.3.4. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ và quy trình đo lường phương diện quy trình kinh doanh nội bộ của bảng cân bằng điểm................................. 23 1.2.3.4.1. Quy trình quản lý hoạt động ............................................................. 23 1.2.3.4.2. Quy trình quản lý khách hàng........................................................... 24 1.2.3.4.3. Quy trình cải tiến ................................................................................ 25 1.2.3.4.4. Quy trình pháp lý và trách nhiệm xã hội ......................................... 26 1.2.3.5. Phương diện học hỏi và phát triển và quy trình đo lường phương diện học hỏi và phát triển của bảng cân bằng điểm .................................................... 28 1.3. Phương trình điểm cân bằng của bảng cân bằng điểm ..................................... 31 1.4. Một số kinh nghiệm về vận dụng bảng cân bằng điểm trong đo lường thành quả hoạt động doanh nghiệp ....................................................................................... 31 1.4.1. Kinh nghiệm áp dụng bảng cân bằng điểm tại Công ty TNHH Đông Nam Việt ........................................................................................................................ 31 1.4.2. Kinh nghiệm áp dụng bảng cân bằng điểm tại Công ty Searefico ................ 33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................. 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC .................................................................. 36
  6. 2.1. Đặc điểm ngành thép trong nền kinh tế thị trường ........................................... 36 2.2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức................................................... 39 2.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức........................................................................................................ 39 2.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh...................................................... 40 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ........................ 42 2.2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ..................... 46 2.3. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ................................................................................................................................. 47 2.3.1. Mô tả quá trình khảo sát ................................................................................ 47 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ............................................................................................... 49 2.3.2.1. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ......................................................................... 49 2.3.2.2. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện khách hàng tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức .................................................................... 51 2.3.2.3. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện quy trình kinh doanh nội bộ tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức .............................................. 52 2.3.2.4. Thực trạng đo lường thành quả hoạt động về phương diện học hỏi và phát triển tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức .................................................... 56 2.4. Nhận xét thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ......................................................................................................................... 59 2.4.1. Ưu điểm trong đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ........................................................................................................................ 59 2.4.2. Hạn chế trong đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ........................................................................................................................ 60 2.4.2.1. Phương diện tài chính............................................................................. 61 2.4.2.2. Phương diện khách hàng ........................................................................ 61
  7. 2.4.2.3. Phương diện quy trình kinh doanh nội bộ .............................................. 62 2.4.2.4. Phương diện học hỏi và phát triển ......................................................... 62 2.5. Khả năng triển khai áp dụng bảng cân bằng điểm ............................................ 63 2.5.1. Khảo sát các điều kiện áp dụng bảng cân bằng điểm .................................... 63 2.5.2. Đánh giá khả năng triển khai ứng dụng bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ............................................................................................... 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 66 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) ĐỂ ĐO LƯỜNG THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP THỦ ĐỨC ...................................................................................... 67 3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ......................................................... 67 3.1.1. Quan điểm về việc xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ..................................................... 67 3.1.2. Mục tiêu xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ........................................................................... 68 3.2. Quy trình xây dựng và triển khai bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ............................................................................................................... 68 3.3. Tầm nhìn và chiến lược của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ......................... 70 3.4. Xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ............................................................................................... 73 3.4.1. Xây dựng mục tiêu cho từng phương diện của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ..................................................................................... 74 3.4.1.1. Mục tiêu của phương diện tài chính ....................................................... 74 3.4.1.2. Mục tiêu của phương diện khách hàng .................................................. 75 3.4.1.3. Mục tiêu của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ........................ 77 3.4.1.4. Mục tiêu của phương diện học hỏi và phát triển .................................... 79
  8. 3.4.2. Xây dựng bản đồ chiến lược các mục tiêu của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ..................................................................................... 81 3.4.3. Xây dựng các thước đo và chỉ tiêu cho từng phương diện của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ............................................................. 83 3.4.3.1. Thước đo của phương diện tài chính ...................................................... 83 3.4.3.2. Thước đo của phương diện khách hàng ................................................. 87 3.4.3.3. Thước đo của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ ....................... 90 3.4.3.4. Thước đo của phương diện học hỏi và phát triển................................... 94 3.4.3.5. Mối liên kết giữa các thước đo của bốn phương diện của bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ........................................................... 97 3.5. Một số điều kiện để xây dựng bảng cân bằng điểm thành công tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ..................................................................................................... 99 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................... 100 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. CÁC TỪ VIẾT TẮT BSC: Bảng cân bằng điểm CB – CNV: Cán bộ công nhân viên VNR500: 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam R&D: Nghiên cứu và phát triển KRI: Thước đo kết quả cốt yếu PI: Thước đo hành động và hiệu quả hoạt động KPI: Thước đo thực hiện quy trình công việc ROCE: Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu EVA: Giá trị kinh tế tăng thêm VNSTEEL: Tổng công ty Thép Việt Nam – CTCP ISO: Tổ chức ISO thế giới MCE: Hiệu quả quy trình sản xuất EPI: Chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường VSA: Hiệp hội Thép FO: Dầu FO WTO: Tổ chức thương mại thế giới VIKIMCO: Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ISO 9001: 2008: Bộ tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO/IEC 17025 : 2005: Tiêu chuẩn quốc tế về công nhận phòng thí nghiệm 5S: Phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc Kaizen: Phương pháp cải tiến liên tục ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROS: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần ROE:Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu EBT: Lò điện của quy trình luyện cán thép LF: Lò tinh luyện của quy trình luyện cán thép
  10. CNG: Nhiên liệu thay thế xăng dầu MBA: Thạc sỹ quản trị kinh doanh ACPLUS: Phần mềm kế toán
  11. DANH MỤC HÌNH HÌNH 1.1: Tình hình sử dụng khuôn mẫu lý thuyết vào việc đo lường thành quả hoạt động tại các tổ chức trên thế giới HÌNH 1.2: Bảng cân bằng điểm chuyển tầm nhìn và chiến lược thành hành động trên bốn phương diện HÌNH 1.3: Mối quan hệ nhân quả của các mục tiêu ở phương diện khách hàng HÌNH 2.1: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức HÌNH 3.1: Bản đồ chiến lược các mục tiêu của bảng cân bằng điểm Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức HÌNH 3.2: Bản đồ chiến lược các thước đo của bảng cân bằng điểm Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện tài chính BẢNG 1.2: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện khách hàng BẢNG 1.3: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện quy trình kinh doanh nội bộ BẢNG 1.4: Một số mục tiêu và thước đo đo lường thành quả hoạt động của phương diện học hỏi và phát triển BẢNG 2.1: Các thước đo đo lường thành quả hoạt động về phương diện tài chính năm 2012 và 2013 của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức BẢNG 2.2: Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng năm 2012 và 2013 của Thủ Đức BẢNG 2.3: Các thước đo đo lường hiệu quả sản xuất năm 2012 và 2013 của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức BẢNG 2.4: Các thước đo đo lường mức tiêu hao nguyên vật liệu và năng lượng năm 2012 và 2013 của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức BẢNG 2.5: Đo lường thành quả hoạt động quy trình cải tiến tại Thủ Đức 2013 BẢNG 2.6: Đo lường thành quả hoạt động quy trình quản lý môi trường tại Thủ Đức năm 2013 BẢNG 2.7: Cơ cấu nhân viên tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức năm 2013 BẢNG 2.8: Chỉ số quá trình công tác đào tạo năm 2013 BẢNG 2.9: Tổng hợp ý kiến khảo sát lãnh đạo về áp dụng bảng cân bằng điểm
  13. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Bảng khảo sát thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức PHỤ LỤC 02: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức PHỤ LỤC 03: Bảng đánh giá sự hài lòng của khách hàng PHỤ LỤC 04: Báo cáo tình hình sản xuất PHỤ LỤC 05: Báo cáo giá thành sản phẩm thép cán PHỤ LỤC 06: Biên bản họp xét duyệt sáng kiến PHỤ LỤC 07: Báo cáo giám sát môi trường PHỤ LỤC 08: Chỉ số quá trình công tác đào tạo PHỤ LỤC 09: Khảo sát khả năng triển khai ứng dụng bảng cân bằng điểm tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức PHỤ LỤC 10: Phiếu thăm dò ý kiến khách hàng PHỤ LỤC 11: Bảng tổng hợp ý kiến đồng ý về các mục tiêu của bảng cân bằng điểm Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức sau khi khảo sát PHỤ LỤC 12: Báo cáo ước giá thành sản phẩm thép cán PHỤ LỤC 13: Kế hoạch tài chính PHỤ LỤC 14: Kế hoạch khai thác – bảo vệ tài nguyên môi trường PHỤ LỤC 15: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng PHỤ LỤC 16: Tình hình tiêu thụ thép PHỤ LỤC 17: Kế hoạch tình hình sự cố thiết bị và hiệu suất giờ chạy máy PHỤ LỤC 18: Kế hoạch sản xuất PHỤ LỤC 19: Quy định lấy mẫu kiểm tra PHỤ LỤC 20: Chi phí thuê thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải PHỤ LỤC 21: Khảo sát sự hài lòng của nhân viên PHỤ LỤC 22: Kế hoạch đào tạo PHỤ LỤC 23: Bảng tổng hợp tỷ lệ đồng ý về các thước đo và chỉ tiêu kế hoạch của
  14. các thước đo bảng cân bằng điểm của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức sau khảo sát PHỤ LỤC 24: Bảng cân bằng điểm Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt mang tính toàn cầu như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng các kỹ thuật quản lý mới để ứng phó hiệu quả với những thay đổi của môi trường kinh doanh, nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong thời đại công nghiệp, việc đo lường và đánh giá thành quả hoạt động chủ yếu dựa vào các thước đo tài chính. Tuy nhiên, khi môi trường kinh doanh chuyển sang thời đại công nghệ thông tin, việc chỉ sử dụng duy nhất thước đo tài chính để đo lường thành quả hoạt động đã không cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho doanh nghiệp đo lường thành quả hoạt động, không giúp cho doanh nghiệp đo lường và khai thác được những tài sản vô hình thuộc về trí tuệ của doanh nghiệp, là những tài sản giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày nay. Thước đo tài chính đã bỏ qua lợi ích dài hạn để đạt mục tiêu ngắn hạn và không giúp cho doanh nghiệp tiên liệu được các yếu tố định hướng cho kết quả tài chính trong tương lai. Do đó, trong thời đại công nghệ thông tin, việc sử dụng duy nhất thước đo tài chính để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, mà cần phải công cụ đo lường mới có kết hợp sử dụng cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính. Để đáp ứng được vấn đề này, từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, Robert S. Kaplan và David P. Norton đã cho ra đời BSC, giúp các tổ chức đo lường thành quả hoạt động của mình tốt hơn. BSC là một tập hợp các thước đo tài chính và phi tài chính được chọn lọc theo những mục tiêu nhất định nhằm đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp một cách toàn diện trên bốn phương diện tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển. Ngoài vai trò đo lường thành quả hoạt động, BSC còn là công cụ để truyền đạt thông tin và cũng là công cụ quản trị chiến lược. Tại Công ty Cổ Phần Thép Thủ Đức, để khẳng định vị thế, nâng cao năng lực, nâng cao khả năng cạnh tranh trong khi phải đối mặt với bài toán thách thức thực sự từ sự khó khăn của nền kinh tế cộng với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành thép thì việc có hệ thống đo lường thành quả hoạt động phù hợp là điều cần thiết. Muốn như vậy,
  16. 2 việc xây dựng và triển khai BSC trong đo lường thành quả hoạt động của Công ty một cách toàn diện là thiết yếu. Từ những phân tích quan trọng nêu trên, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng Bảng cân bằng điểm (Balanced Scorecard) để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2. Các công trình nghiên cứu có liên quan trong nước đã công bố BSC là một công cụ hữu hiệu trong việc đo lường thành quả hoạt động nên được ứng dụng rộng rãi vào các tổ chức trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng BSC tại Việt Nam được thực hiện khá nhiều. Một số đề tài nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng BSC đã công bố tại Việt Nam được thống kê theo nhóm như sau: - Nhóm vận dụng BSC tại Công ty sản xuất phần mềm gồm đề tài sau: Vận dụng bảng cân bằng điểm trong đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần phần mềm quản lý doanh nghiệp – FAST, Bạch Thị Hồng, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2012. Đặc điểm chung của nhóm này là vận dụng BSC là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát hoạt động của Công ty hướng theocác mục tiêu chiến lược đã đề xuất trong ngắn và dài hạn thông qua việc đưa ra cái nhìn toàn cảnh của Công ty trên 04 phương diện. - Nhóm vận dụng BSC tại Công ty kiểm toán gồm một số đề tài sau: + Ứng dụng thẻ cân bằng điểm để đánh giá thành quả hoạt động tại công ty TNHH Kiểm toán AS, Ngô Bá Phong, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2013. + Vận dụng phương pháp bảng cân bằng điểm tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn NEXIA ACPA, Lê Phạm Minh Phúc, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2013. Đặc điểm chung của nhóm này là tổng hợp và hệ thống lý thuyết về BSC. Từ đó, nêu ra những khó khăn của các Công ty kiểm toán khi xây dựng BSC. Đồng thời tác giả cũng đã xây dựng được bản đồ chiến lược các mục tiêu và thước đo cụ thể cho bốn
  17. 3 phương diện khi vận dụng BSC tại đơn vị. Tuy nhiên, tác giả chưa giải thích lý do chọn thước đo tương ứng với từng mục tiêu, cũng như chưa trình bày cách tính thước đo mà tác giả đề xuất. - Nhóm vận dụng BSC tại Công ty dịch vụ vận tải gồm: Vận dụng phương pháp thẻ cân bằng điểm (Balanced Scorecard) tại công ty TNHH MSC Việt Nam, Trần Thị Hương, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là xây dựng BSC phù hợp với Công ty, giúp Công ty đo lường được tài sản vô hình và hữu hình để có thể sử dụng chúng hiệu quả tạo điều kiện thực thi chiến lược thành công. Tuy nhiên, tác giả chưa giải thích lý do chọn thước đo tương ứng với từng mục tiêu, cũng như chưa trình bày cách tính thước đo tác giả đề xuất. - Nhóm vận dụng BSC tại Công ty thương mại gồm đề tài sau: Vận dụng bảng cân bằng điểm (BSC) để hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty TNHH MTV chuyên doanh ô tô Sài Gòn (SADACO), Đỗ Lan Chi, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2011. Đặc điểm chung của nhóm này là vận dụng BSC là một công cụ giúp khắc phục những hạn chế trong việc cung cấp thông tin của kế toán quản trị truyền thống, định hướng các nhà quản lý chú trọng các yếu tố then chốt giúp mang lại thành công trong việc cạnh tranh và đề ra những quyết định hợp lý, và là công cụ quản trị chiến lược hiệu quả nhờ gắn khen thưởng cá nhân và hoạch định ngân sách nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong dài hạn. Tuy nhiên, tác giả chưa giải thích lý do chọn thước đo tương ứng với từng mục tiêu, cũng như chưa trình bày cách tính thước đo mà tác giả đề xuất. Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu đều tập trung vào việc ứng dụng BSC là một công cụ đánh giá thành quả hoạt động tại các tổ chức. Trên cơ sở phân tích thực trạng tại tổ chức, các mục tiêu và thước đo ứng với từng phương diện của BSC được tiến hành thiết lập dựa trên chiến lược đã đề xuất cho tổ chức. Việc thống kê một số công trình nghiên cứu về BSC tại Việt Nam cho thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu về xây dựng BSC tại các Công ty hoạt động trong lĩnh vực
  18. 4 sản xuất thép. Đặc biệt là việc nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững của doanh nghiệp ngành thép tại Việt Nam. Tác giả nhận thấy yếu tố môi trường tại các Công ty sản xuất thép có mối liên hệ khá chặt chẽ đến việc đo lường thành quả hoạt động. Do đó, để liên kết được các nhân tố tác động đến yếu tố môi trường vào việc thiết lập các mục tiêu và thước đo trong bốn phương diện của BSC để đo lường thành quả hoạt động của các Công ty sản xuất thép là một việc làm rất quan trọng tại các đơn vị này. Xuất phát từ vấn đề đó, trong quá trình xây dựng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức tác giả đã thiết lập các mục tiêu và thước đo liên quan đến yếu tố môi trường trong bốn phương diện của BSC. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Tiến hành hệ thống nền tảng lý thuyết của BSC để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp xây dựng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức. - Phân tích thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức để thấy được những ưu điểm và hạn chế trong việc đo lường thành quả hoạt động hiện nay tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức đang gặp phải để đưa ra giải pháp khắc phục. - Xây dựng BSC để phục vụ cho việc đo lường thành quả hoạt động một cách toàn diện tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ở cấp độ toàn công ty. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức. - Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc xây dựng BSC là một hệ thống đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức trong năm 2014 ở cấp độ toàn Công ty (không phân cấp đến từng phòng ban và từng nhân viên trong Công ty) dựa trên chiến lược phát triển của Công ty đến năm 2020. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được thu thập và khảo sát trong ba năm 2012, 2013 và 2014. 5. Phương pháp nghiên cứu - Trong nghiên cứu lý luận, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp các cơ sở lý
  19. 5 luận về BSC, từ đó đưa ra sự kết nối giữa tầm nhìn và chiến lược của tổ chức với bốn phương diện của BSC: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và học hỏi - phát triển để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp xây dựng BSC để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức. - Trong nghiên cứu thực trạng, tác giả sử dụng các phương pháp: quan sát, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp các cách thức đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức. Từ đó, tiến hành phân tích và đánh giá các ưu điểm và hạn chế mà Công ty đang gặp phải để làm cơ sở đề ra các giải pháp giúp khắc phục và hoàn thiện hệ thống đo lường thành quả hoạt động tại Công ty. - Trong đề xuất giải pháp, tác giả tiến hành so sánh giữa lý thuyết và thực tế đã thực hiện để tiến hành xây dựng BSC để phục vụ cho việc đo lường thành quả hoạt động một cách toàn diện tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức ở cấp độ toàn Công ty. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Luận văn nêu bật được những vấn đề đáng quan tâm trong ngành thép tại Việt Nam hiện nay và sự tác động của những vấn đề này đến việc chuyển tầm nhìn, chiến lược của Thép Thủ Đức thành những mục tiêu và thước đo cụ thể để phục vụ cho việc đo lường thành quả hoạt động. Qua đó, phát hiện những ưu điểm và hạn chế đang tồn tại, nguyên nhân tạo ra các hạn chế để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và hướng đến thực hiện thành công chiến lược đã đề ra. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với Ban lãnh đạo và CB – CNV trong quá trình ứng dụng BSC tại Công ty. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được thiết kế gồm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về bảng cân bằng điểm (Balanced scorecard) Chương 2: Thực trạng đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức Chương 3: Xây dựng bảng cân bằng điểm để đo lường thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức
  20. 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢNG CÂN BẰNG ĐIỂM (BALANCED SCORECARD) 1.1. Tổng quan về bảng cân bằng điểm 1.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của bảng cân bằng điểm Bảng cân bằng điểm lần đầu tiên được giới thiệu vào những năm 90 của thế kỷ XX, bởi Tiến sĩ Robert S. Kaplan – một giáo sư chuyên ngành kế toán và quản trị thuộc Đại học Harvard, và David P. Norton – một chuyên gia tư vấn thuộc vùng Boston. Bảng cân bằng điểm với bốn phương diện: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi và phát triển đã giúp các nhà quản lý có được bức tranh cân bằng về thành quả hoạt động hiện tại cũng như các nhân tố thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. Đây là công trình nghiên cứu xuất sắc nhất, có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất, được chấp nhận rộng rãi và có hiệu quả tới mức được tạp chí Harvard Business Review bình chọn là một trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 (Paul R. Niven, 2009, trang 42). Năm 2001, quyển “Bảng cân bằng điểm: Biến chiến lược thành hành động” của hai tác giả được dịch ra 22 thứ tiếng và dành huy chương vàng giải thưởng Wildman năm 2001 do Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ trao tặng vì tính thiết thực của nó. Hiện nay, bảng cân bằng điểm được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, với rất nhiều điển hình thành công trong hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong năm 2013, theo nghiên cứu của Bain & Company, bảng cân bằng điểm đứng vị trí thứ 5 trong số 10 công cụ quản lý hàng đầu (Darrell Rigby và Barbara Bilodeau, 2013, trang 9). Bảng cân bằng điểm không chỉ áp dụng trong các tổ chức kinh doanh, mà còn các tổ chức chính phủ và các cơ quan chính phủ tại nhiều quốc gia tiên tiến ở Châu Mỹ, Châu Âu, và nhiều quốc gia ở Châu Á như: Ấn Độ, Thái Lan, Singapore, Trung Quốc, Malaysia … 43,9% các công ty Mỹ áp dụng và tỷ lệ này ở các công ty Ấn Độ là 45,28% (Đặng Thị Hương, 2010, trang 97). Tại Việt Nam, bảng cân bằng điểm vẫn là một công cụ quản lý khá mới mẻ đối với hầu hết các doanh nghiệp và các tổ chức. Số lượng các doanh nghiệp áp dụng bảng cân bằng điểm vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung vào
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2