intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chỉ báo đo lường đa chiều cho hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là mô tả các đặc trưng cơ bản về tài sản sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. Xác định tương quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế với thu nhập bình quân đầu người và tương quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế của các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng chỉ báo đo lường đa chiều cho hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ---------------------------- LẠI THỊ NGỌC HÂN XÂY DỰNG CHỈ BÁO ĐO LƯỜNG ĐA CHIỀU CHO HỒ GIA ĐÌNH NÔNG THÔN VÙNG TÂY NGUYÊN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN TIẾN KHAI TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Xây dựng chỉ báo đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình vùng Tây Nguyên Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập. Với tƣ cách là tác giả của nghiên cứu, tôi cam đoan rằng nhận định và luận cứ khoa học đƣa ra trong báo cáo này hoàn toàn không sao chép từ các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều đƣợc sự cho phép của các cơ quan ban ngành. Nếu có điều gì trái với lời cam đoan tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng khoa học. Tác giả Lại Thị Ngọc Hân
  3. MỤC LỤC TRANG BÌA PHỤ LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ĐỀ TÀI CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.4 Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.5 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.6 Kết cấu của luận văn ........................................................................................ 4 CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................... 6 2.1 Sơ lƣợc về kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên ................................................... 6 2.2 Nghèo và đo lƣờng nghèo ................................................................................ 8 2.2.1 Khái niệm nghèo .....................................................................................8 2.2.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo .......................................................... 9 2.2.2.1 Đo lƣờng nghèo đơn chiều .................................................................10 2.2.2.2 Nghèo đa chiều ..................................................................................11 2.2.3 Tài sản sinh kế và nghèo ...........................................................................16 2.3 Kết luận chƣơng ............................................................................................... 19
  4. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 20 3.1 Nguồn số liệu ................................................................................................... 20 3.2 Phƣơng pháp trích dữ liệu................................................................................ 21 3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu ......................................................................... 26 3.3.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả .....................................................................26 3.3.2 Phƣơng pháp phân tích tƣơng quan ........................................................... 26 3.3.3 Phƣơng pháp phân tích thành phần chính (Principal Component Analysis - PCA) và phƣơng pháp phân tích độ tƣơng hợp đa chiều (Multiple Correspondence Analysis - MCA) .....................................................................26 3.3.4 Phƣơng pháp phân tích cụm ......................................................................28 3.3.5 Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai một yếu tố (One-way Anova) và bảng hai chiều..............................................................................................................29 3.4 Kết luận chƣơng ............................................................................................... 29 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 30 4.1 Các đặc trƣng cơ bản về tài sản sinh kế của hộ gia đình nông thôn tại vùng Tây Nguyên Việt Nam ........................................................................................... 30 4.1.1 Vốn con ngƣời ........................................................................................... 31 4.1.2 Vốn tự nhiên .............................................................................................. 35 4.1.3 Vốn vật chất............................................................................................... 37 4.1.4 Vốn tài chính ............................................................................................. 44 4.1.5 Vốn xã hội .................................................................................................46 4.1.6 Tóm lƣợc ...................................................................................................47 4.2 Quan hệ giữa các chỉ báo về tài sản sinh kế và tình trạng nghèo về tiền ........ 48 4.3 Thảo luận về việc lựa chọn các chỉ báo cho nghèo đa chiều thông qua các phân tích thống kê đa biến ..................................................................................... 53 4.3.1 Thảo luận về phân tích Principal Component Analysis ............................ 53 4.3.1.1 Kiểm định sự phù hợp của phân tích số liệu .......................................54 4.3.1.2 Thảo luận về kết quả phân tích ........................................................... 55 4.3.2 Thảo luận về phân tích Multiple Correspondence Analysis (MCA).........62
  5. 4.3.2.1 Kiểm định sự phù hợp của phân tích số liệu .......................................63 4.3.2.2 Thảo luận về kết quả phân tích ........................................................... 63 4.3.3 Thảo luận xây dựng các chỉ báo phù hợp đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thônTây Nguyên theo tiếp cận mô hình tài sản sinh kế ..............66 4.3.4 Tóm lƣợc ...................................................................................................70 4.4 So sánh kết quả phân loại hộ nghèo giữa đo lƣờng nghèo đơn chiều và đa chiều ....................................................................................................................... 70 4.4.1 Thảo luận phân cụm nghèo đa chiều và mức độ quan trọng của từng chiều đo lƣờng ....................................................................................................70 4.4.1.1 Mức độ quan trọng của từng chiều đo lƣờng ......................................71 4.4.1.2 Kết quả phân cụm nghèo đa chiều ......................................................74 4.4.2 So sánh kết quả phân loại hộ nghèo đa chiều và đơn chiều .................76 4.5 Kết luận chƣơng ............................................................................................. 79 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................... 80 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 80 5.2 Khuyến nghị ..................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1- Các biến trích từ bộ dữ liệu VHLSS 2010 .............................................. 21 Bảng 4.1 - Phân bố mẫu quan sát theo từng tỉnh ..................................................... 30 Bảng 4.2 - Phân bố mẫu quan sát theo khu vực nông thôn, đô thị........................... 31 Bảng 4.3 - Các chỉ báo về vốn con ngƣời của hộ gia đình vùng Tây Nguyên ........ 32 Bảng 4.4 - Bằng cấp cao nhất thành viên hộ gia đình có đƣợc ................................ 33 Bảng 4.5 - Diện tích đất nông nghiệp theo từng loại của hộ gia đình Tây Nguyên. 36 Bảng 4.6 - Các loại cây trồng của hộ gia đình Tây Nguyên .................................... 38 Bảng 4.7 - Các loại gia súc/gia cầm của hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên ......... 38 Bảng 4.8 - Tỷ lệ sở hữu máy bơm nƣớc phục vụ sản xuất ...................................... 38 Bảng 4.9 - Hiện trạng nhà ở của các hộ gia đình ..................................................... 39 Bảng 4.10 - Vật liệu dùng làm nhà của các hộ gia đình .......................................... 40 Bảng 4.11 - Tỷ lệ sở hữu và không sở hữu các loại đồ dùng tiêu dùng ................... 40 Bảng 4.12 - Số lƣợng các loại đồ dùng tiêu dùng hộ gia đình sở hữu ..................... 41 Bảng 4.13 - Tỷ lệ tiếp cận nguồn điện lƣới và nƣớc máy của các hộ gia đình ........ 41 Bảng 4.14 - Loại nguồn điện hộ gia đình sử dụng ................................................... 42 Bảng 4.15 - Loại nƣớc sinh hoạt hộ gia đình sử dụng ............................................. 43 Bảng 4.16 - Loại nhà vệ sinh hộ gia đình sử dụng................................................... 44 Bảng 4.17 - Tỷ lệ hộ gia đình tham gia vay tín dụng hỗ trợ .................................... 45 Bảng 4.18 - Giá trị vay tín dụng của các hộ gia đình ............................................... 45 Bảng 4.19 - Giá trị các khoản thu (ngoài thu nhập) hộ gia đình nhận đƣợc ............ 45 Bảng 4.20 - Cơ cấu thành phần dân tộc các hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên .... 46 Bảng 4.21 - Tƣơng quan Pearson giữa thu nhập bình quân đầu ngƣời và các chỉ báo định lƣợng về tài sản sinh kế của hộ gia đình .......................................................... 48 Bảng 4.22 - Tƣơng quan giữa ngũ phân vị thu nhập bình quân đầu ngƣời và các chỉ báo định tính về tài sản sinh kế của hộ gia đình ...................................................... 49 Bảng 4.23 – Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................ 54
  7. Bảng 4.24 - Ma trận nhân tố đã xoay ....................................................................... 59 Bảng 4.25 - Chiều đo lƣờng và chỉ báo định lƣợng đại diện cho tài sản sinh kế hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên Việt Nam .............................................................. 60 Bảng 4.26 - Danh sách các biến định tính thể hiện các loại tài sản sinh kế của hộ gia đình Tây Nguyên trích từ VHLSS 2010 .................................................................. 62 Bảng 4.27 – Hệ số Cronbach’s Alpha của các chiều phân tích ............................... 63 Bảng 4.28 - Hệ số Discrimination Measures của các biến định tính với các chiều đo .................................................................................................................................. 64 Bảng 4.29 – Chiều đo lƣờng và chỉ báo định tính đại diện cho tài sản sinh kế của hộ gia đình nông thông Tây Nguyên ............................................................................. 66 Bảng 4.30 - Các chỉ báo khả dụng đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình Tây Nguyên ..................................................................................................................... 69 Bảng 4.31 - Phân bổ mẫu quan sát theo phân cụm đa chiều và theo ngũ phân vị thu nhập bình quân đầu ngƣời ........................................................................................ 77 Bảng 4.32 - So sánh các chỉ bảo định lƣợng theo phân loại nghèo đa chiều và đơn chiều ......................................................................................................................... 78
  8. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1 - Vùng nghiên cứu trên bản đồ Việt Nam ................................................... 4 Hình 4.1 - Biểu đồ mức bằng cấp cao nhất thành viên hộ có đƣợc ........................ 33 Hình 4.2 – Cơ cấu thành phần dân tộc các hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên...... 47 .................................................................................................................................. 58 Hình 4.3 - Biểu đồ phân phối giá trị eigenvalues theo nhân tố ................................ 58 Hình 4.4 - Mức độ quan trọng của các chỉ báo nghèo đa chiều trong phân cụm nghèo đa chiều.......................................................................................................... 72 Hình 4.5 – Biểu đồ Phân cụm hộ nghèo đa chiều .................................................... 76
  9. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DFID Department for International Development – United Kingdom – Bộ Phát triển quốc tế - Vƣơng quốc Anh ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – Uỷ ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dƣơng HDI Human Development Index – Chỉ số phát triển con ngƣời HPI Human Poverty Index – Chỉ số nghèo con ngƣời MOLISA Ministry of Labour – Invalids and Social Affairs – Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội MCA Multiple Correspondence Analysis MPI Multidimensional Poverty Index - Chỉ số nghèo đa chiều PCA Principal Components Analysis SLA Sustainable Livelihood Approach – Tiếp cận sinh kế bền vững TSC Two-Step Cluster UNDP United Nations Development Programme – Chƣơng trình Phát triển Liên Hiệp Quốc VASS Vietnamese Academy of Social Sciences – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam VHLSS Vietnam Household Living Standard Survey – Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam
  10. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Luận văn “Xây dựng chỉ báo đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam” đƣợc hình thành trong sự trăn trở của tác giả về việc tìm kiếm cách thức phù hợp để mô tả tình trạng nghèo của hộ gia đình tại khu vực này. Với mục tiêu tổng quát của đề tài là “tìm kiếm các chỉ báo phù hợp để đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình tại khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam”, tác giả xác định 5 mục tiêu cụ thể hơn: - Mô tả các đặc trƣng cơ bản về tài sản sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. - Xác định tƣơng quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế với thu nhập bình quân đầu ngƣời và tƣơng quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế của các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam - Xác định các chỉ báo cụ thể phù hợp để đo lƣờng nghèo đa chiều cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. - Phân cụm các hộ gia đình khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam dựa trên các chỉ báo đo lƣờng nghèo đa chiều đã xây dựng. - So sánh cách phân cụm nghèo đa chiều theo các chỉ báo vừa xây dựng với cách phân cụm nghèo đơn chiều. Từ quá trình lƣợc khảo các tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả nhận định có thể ứng dụng mô hình tài sản sinh kế (với 5 nhóm vốn: vốn con ngƣời, vốn vật chất, vốn tự nhiên, vốn tài chính, vốn xã hội) để xây dựng các chỉ báo đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên Việt Nam. Nguồn số liệu sử dụng đƣợc trích từ bộ dữ liệu VHLSS 2010. Ứng với các mục tiêu cụ thể, đề tài sử dụng 5 phƣơng pháp cho việc phân tích số liệu, bao gồm: thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan,
  11. phân tích thành phần chính (PCA) - phân tích độ tƣơng hợp đa chiều (MCA), phân tích cụm và so sánh giá trị trung bình. Với phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp, tất cả các mục tiêu đề tài đặt ra đều đƣợc giải quyết. Kết quả của nghiên cứu cho thấy tình trạng nghèo tại vùng nông thôn Tây Nguyên còn khá phổ biến, tồn tại sự tƣơng quan hai chiều giữa các nhóm yếu tố tài sản sinh kế với tình trạng nghèo về tiền tệ. Tác giả cũng xác định đƣợc có thể đo lƣờng nghèo đa chiều với 5 nhóm vốn yếu tố tài sản sinh kế, 13 chiều đo lƣờng và 35 chỉ báo. Ngoài ra, việc phân cụm hộ gia đình theo đo lƣờng nghèo đa chiều cũng nhƣ so sánh kết quả phân loại hộ nghèo giữa hai cách đơn chiều – đa chiều cũng đã đƣợc thực hiện.
  12. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Vấn đề nghiên cứu “Nghèo” – “Giàu” là hai phạm trù đƣợc quan tâm ở mọi đối tƣợng, mọi lĩnh vực và là đề tài đƣợc bàn luận muôn thuở trong xã hội. Mỗi đối tƣợng, lĩnh vực khác nhau có cách nhìn nhận khác nhau về bản chất của nghèo. Nguyễn Trọng Hoài (2010) cũng khẳng định trong mọi xã hội, ngƣời nghèo lúc nào cũng cần đƣợc quan tâm nhiều hơn và làm thế nào để cải thiện đời sống của ngƣời nghèo là ƣu tiên hàng đầu trong các nghiên cứu và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và cả quy mô toàn cầu. Có nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng nghèo, mỗi phƣơng pháp có thể cho ra một kết quả rất khác nhau. Việc phát triển, lựa chọn và ứng dụng một cách thức đo lƣờng nghèo phù hợp có thể tạo đƣợc hiệu quả để hiểu thêm về tình trạng nghèo và đƣa ra các chính sách giảm nghèo. Thông thƣờng và đơn giản nhất, nghèo thƣờng đƣợc hiểu là có ít tiền. Do đó, nghèo đƣợc đo lƣờng bằng các chỉ số tiền tệ nhiều hơn chỉ số xã hội. Để đánh giá một cá nhân hoặc hộ gia đình có nghèo hay không ngƣời ta thƣờng so sánh thu nhập hoặc chi tiêu của cá nhân hay hộ gia đình đó với tình trạng chung của xã hội. Tuy vậy, tiền chắc chắn không thể là thƣớc đo hoàn hảo nhất cho sự thoả mãn cuộc sống của ngƣời dân. Ngân hàng thế giới cũng nhìn nhận “nghèo là sự thiếu hụt hạnh phúc” (World Bank, Institute, 2005, trang 9)1. Khái niệm “hạnh phúc” là tập hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó không thể thiếu các yếu tố liên quan đến phúc lợi xã hội. Điều này cũng cho thấy nghèo không chỉ đƣợc đánh giá thông qua thu nhập hay chi tiêu mà còn có thể đƣợc mô tả bằng nhiều tiêu chí khác nhau để có đƣợc cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn. Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung phần Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm 1 Trích bởi Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh, 2012. Quan hệ giữa tài sản sinh kế và nghèo ở nông thôn Việt Nam. Trƣờng Đại học Kinh Tế TP.HCM.
  13. 2 Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Với địa hình, khí hậu khó khăn trong phát triển kinh tế, dân cƣ bao gồm nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, Tây Nguyên đƣợc xem là một khu vực còn rất khó khăn trong việc tiếp cận phúc lợi xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tây Nguyên có khoảng 46 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 25% dân số. Ở nông thôn, tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số tăng cao hơn. Với sự phức tạp về sắc tộc và tôn giáo, hạ tầng cơ sở và kinh tế kém phát triển, khu vực nông thôn Tây Nguyên đƣợc xem là trọng tâm của nhiều chƣơng trình phát triển quốc gia. Mặc dù vậy, ngƣợc lại với địa hình là vùng cao, nông thôn Tây Nguyên vẫn còn là vùng trũng của nạn nghèo đói. Do đó, khu vực này vẫn cần nhận đƣợc sự quan tâm và theo dõi nhiều hơn nữa. Với những đặc trƣng đã phân tích về khu vực nông thôn Tây Nguyên cũng nhƣ những khái quát về các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo, đề tài mong muốn xây dựng một hệ thống chỉ báo phù hợp cho khu vực này để có thể xem xét tình trạng nghèo tại đây một cách đa chiều, toàn diện và sâu sắc. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm kiếm các chỉ báo phù hợp để đo lƣờng nghèo đa chiều tại khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mô tả các đặc trƣng cơ bản về tài sản sinh kế của hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. - Xác định tƣơng quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế với thu nhập bình quân đầu ngƣời và tƣơng quan giữa các yếu tố của tài sản sinh kế của các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam - Xác định các chỉ báo cụ thể phù hợp để đo lƣờng nghèo đa chiều cho các hộ gia đình tại khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam.
  14. 3 - Phân cụm các hộ gia đình khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam dựa trên các chỉ báo đo lƣờng nghèo đa chiều đã xây dựng. - So sánh cách phân cụm nghèo đa chiều theo các chỉ báo vừa xây dựng với cách phân cụm nghèo đơn chiều. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu - Có quan hệ tƣơng quan giữa sự thiếu hụt các tài sản sinh kế với tình trạng nghèo về thu nhập của các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam hay không? - Các chỉ báo nào phù hợp để mô tả tình trạng nghèo đa chiều cho các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam? - Kết quả phân loại hộ nghèo ở các hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên Việt Nam có sự khác biệt giữa hai cách phân loại đơn chiều và đa chiều hay không? 1.4 Giả thuyết nghiên cứu - Có sự tƣơng quan giữa sự thiếu hụt các tài sản sinh kế với tình trạng nghèo về thu nhập của các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. - Có thể ứng dụng mô hình tài sản sinh kế (DFID, 1999) để xây dựng các chỉ báo phù hợp nhằm đo lƣờng nghèo đa chiều cho các hộ gia đình nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam. - Kết quả phân loại hộ nghèo ở các hộ gia đình nông thôn Tây Nguyên Việt Nam có sự khác biệt giữa hai cách phân loại đơn chiều và đa chiều.
  15. 4 1.5 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung vào các hộ gia đình khu vực nông thôn vùng Tây Nguyên Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. - Số liệu sử dụng cho nghiên cứu đƣợc trích từ bộ dữ liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2010 (VHLSS 2010) do Tổng cục Thống kê Việt Nam thu thập. Hình 1.1 - Vùng nghiên cứu trên bản đồ Việt Nam 1.6 Kết cấu của luận văn Luận văn đƣợc thể hiện với 5 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1. Giới thiệu Chƣơng này trình bày vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi, các giả thuyết cũng nhƣ phạm vi nghiên cứu của đề tài.
  16. 5 Chƣơng 2. Lƣợc khảo tài liệu Nội dung chƣơng 2 trình bày tổng quan tài liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. Các khái niệm về nghèo, các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo, các yếu tố của mô hình tài sản sinh kế và quan hệ giữa các yếu tố kinh tế xã hội với nghèo về tiền cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này. Bên cạnh đó, chƣơng Lƣợc khảo tài liệu cũng ghi nhận những phƣơng pháp nghiên cứu của các nghiên cứu đã khái quát để kế thừa một cách phù hợp vào đề tài. Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng này trình bày chi tiết thông tin về bộ dữ liệu sử dụng để phân tích trong đề tài, các phƣơng pháp phân tích dữ liệu để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận Đây là chƣơng trình bày các kết quả thu đƣợc từ quá trình nghiên cứu và phân tích dữ liệu của tác giả. Nội dung của chƣơng Kết quả và thảo luận thể hiện quan điểm cũng nhƣ cách đánh giá, nhìn nhận của tác giả trong việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Chƣơng 5. Kết luận và khuyến nghị
  17. 6 CHƢƠNG 2. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Chƣơng Lƣợc khảo tài liệu của đề tài trình bày tổng quan các tài liệu, báo cáo nghiên cứu, sách liên quan đến vấn đề nghiên cứu do tác giả thu thập đƣợc để làm cơ sở cho thiết kế nghiên cứu. 2.1 Sơ lƣợc về kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên Vùng Tây Nguyên là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk , Đắc Nông và Lâm Đồng. Phía bắc Tây Nguyên giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào), Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đƣờng biên giới với Campuchia. Lâm Đồng không có đƣờng biên giới quốc tế. Tổng diện tích Tây Nguyên vào khoảng 54.641 km². So với các vùng khác trong cả nƣớc, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, nhƣ là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung sống của nhiều dân tộc trong cùng một vùng lãnh thổ và mức sống còn tƣơng đối thấp so với các vùng đồng bằng. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nƣớc, rất phù hợp với những cây công nghiệp nhƣ cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, chè. Các loại cây công nghiệp này cũng là nguồn thu nhập chủ yếu của ngƣời dân Tây Nguyên. Trong đó, cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Tây Nguyên hiện nay có hơn 290 nghìn ha cà phê, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nƣớc. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lƣợng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk.
  18. 7 Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nƣớc ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Một đặc trƣng quan trọng trong đời sống xã hội tại Tây Nguyên là sự hội tụ của nhiều dân tộc thiểu số cùng chung sống nhƣ Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông, v.v, và dân tộc Kinh. Các đồng bào dân tộc thiểu số hiện chiếm khoảng 25% tổng dân số tại Tây Nguyên. Chính các dân tộc thiểu số đã tạo cho Tây Nguyên một nền văn hoá hết sức phong phú với nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Trong toàn vùng Tây Nguyên hiện có 4 tôn giáo chính đang hoạt động là Công giáo, Phật giáo, Tin lành và Cao đài. Tuy nhiên, chính sự đa sắc tộc và đa tôn giáo cũng một phần tạo nhiều khó khăn cho ngƣời dân Tây Nguyên trong việc giảm nghèo, phát triển kinh tế và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Tây Nguyên là một trong các vùng kinh tế xã hội có tỷ lệ nghèo cao nhất cả nƣớc và cao hơn rất nhiều so với trung bình cả nƣớc. Theo Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con ngƣời 2011 ( UNDP, 2012, trang 59), tỷ lệ nghèo của vùng Tây Nguyên qua các năm 1998 – 2002 – 2004 – 2006 – 2008 lần lƣợt là 52,4% - 51,8% - 33,1% - 28,6% - 24,1% so với tỷ lệ nghèo của cả nƣớc là 34,7% - 28,9% - 19,5% - 16,0% - 14,5%. Cũng theo báo cáo này, trong giai đoạn 2002 – 2010, các vùng kinh tế xã hội đều có tỷ lệ nghèo đói giảm đáng kể, ngoại trừ vùng Tây Nguyên. Đây là số liệu của mặt bằng chung toàn vùng Tây Nguyên, tình trạng nghèo nều xem xét riêng ở các hộ gia đình khu vực nông thôn sẽ còn tăng cao và sâu sắc hơn nữa. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 (UNDP, 2006, trang 8) đã chỉ ra “nghèo vẫn là vấn đề chủ yếu của nông thôn”. Ngoài ra, Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con ngƣời 2011 (2012, trang 59) đã phân tích số liệu và nêu rõ tỷ lệ nghèo đói đếm đầu ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị đến 5 lần. Bên cạnh đó, một vấn đề rất cần lƣu tâm là tình trạng nghèo ảnh hƣởng sâu sắc đến đồng bào dân tộc thiểu số, mà Tây Nguyên là một trong những khu vực tập trung nhiều dân tộc thiểu số nhất cả nƣớc. “Ở Việt Nam, số liệu thống kê qua các năm đều cho thấy những hộ gia đình thuộc nhóm dân tộc thiểu số nghèo hơn rất nhiều so với đa số ngƣời Kinh” (Nguyễn Trọng Hoài, 2010, trang 120). Báo cáo Quốc gia về Phát triển Con ngƣời
  19. 8 2011 (UNDP, 2012, trang 59) cũng cho thấy “tỷ lệ nghèo đa chiều ở dân tộc thiểu số là 61,9% so với dân tộc Kinh và Hoa là 17,4%”. Đáng lƣu ý hơn, số liệu nghiên cứu của Baulch và cộng sự (2009)2 cho thấy tỷ lệ nghèo của nhóm dân tộc thiểu số sinh sống tại khu vực nông thôn Tây Nguyên năm 2006 là 73,6%, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống tại các khu vực khác. Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc tình trạng nghèo tại vùng Tây Nguyên, đặc biệt là khu vực nông thôn là vấn đề rất đáng quan tâm. Do đó, cần phải có những phƣơng pháp thích hợp để đo lƣờng và mô tả tình trạng nghèo cho riêng khu vực này và khi thảo luận về nghèo tại Tây Nguyên nhất thiết cần xem xét yếu tố đa sắc tộc, một yếu tố đặc trƣng của xã hội Tây Nguyên. 2.2 Nghèo và đo lƣờng nghèo 2.2.1 Khái niệm nghèo Nghèo là một khái niệm có thể đƣợc nhìn nhận trên nhiều phƣơng diện khác nhau. Vì vậy có rất nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau nhƣ thế nào là nghèo. Theo Rowntree (1910)3, đƣợc xem là ngƣời đầu tiên đi tìm thƣớc đo nghèo đói, cho rằng nghèo đói là tình trạng thiếu một lƣợng tiền để “có đƣợc những thứ cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần túy”. Theo Wilson (1987)4, xem xét nghèo trong bối cảnh nhiều yếu tố hơn, cho rằng ngƣời nghèo là những ngƣời không có trình độ, kỹ năng, luôn chịu sự tách biệt về xã hội, không có khả năng tiếp cận hoặc không có đƣợc mối liên hệ với các cá nhân khác, với những thể chế đem lại cho họ nguồn lợi kinh tế và các vị thế xã hội. Cụ thể hơn, Hội nghị Thƣợng đỉnh thế giới và phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 kết luận: “Ngƣời nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dƣới 1 đô la (USD) một ngày cho mỗi ngƣời, số tiền đƣợc coi nhƣ đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại”. Hội nghị chống 2 Trích bởi VASS, 2011. Giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu và thách thức – Báo cáo đánh giá nghèo tại Việt Nam giai đoạn 2008- 2010. 3 Trích bởi Nguyễn Trọng Hoài, 2010. Kinh tế phát triển. Hà Nội: NXB Lao Động. 4 Trích bới Lƣơng Hồng Quang, 2002. Văn hóa của nhóm nghèo ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Văn Hoá Thông Tin.
  20. 9 nghèo đói khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan, tháng 9/1993) đã đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đƣợc xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng”. Đây cũng là định nghĩa về nghèo đói đƣợc các nƣớc trong khu vực thống nhất và cũng đƣợc sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Theo Ngân hàng thế giới thì nghèo đói là tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu nhƣ giáo dục, y tế, dinh dƣỡng; ngƣời nghèo dễ bị tổn thƣơng trƣớc những sự kiện bất thƣờng nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ; bị gạt ra bên lề xã hội và không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế của Nhà nƣớc. Trong một nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2005), họ cho rằng mặc dù có nhiều định nghĩa nhƣng tựu chung khái niệm nghèo đói thể hiện ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất là có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cƣ; Thứ hai là không đƣợc thụ hƣởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con ngƣời; Thứ ba là thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng. Nhƣ vậy, mặc dù không có một định nghĩa duy nhất về nghèo nhƣng nhìn chung có thể hiểu, nghèo là tình trạng một bộ phận ngƣời dân không có đƣợc những điều kiện cần thiết để đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh thần ở mức tối thiểu (hay gọi là ngƣỡng nghèo). 2.2.2 Các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo Nhƣ đã trình bày, nghèo là một khái niệm phức tạp và có rất nhiều định nghĩa đƣa ra để giải thích về nghèo. Do tính phức tạp của nó, rất nhiều công trình đƣợc thực hiện để tìm kiếm phƣơng pháp đo lƣờng nghèo một cách tốt nhất. Có thể phân loại các phƣơng pháp đo lƣờng nghèo thành đo lƣờng nghèo đơn chiều và đo lƣờng nghèo đa chiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2