intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày lý thuyết cầu và phương pháp TCM; thực trạng khai thác du lịch tỉnh Đồng Nai; xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị dulịch Đồng Nai. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch trường hợp tỉnh Đồng Nai

  1. XÂY DỰNG ĐƯỜNG CẦU VÀ ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ DU LỊCH TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM MAI VĂN NHƠN XÂY DỰNG ĐƯỜNG CẦU VÀ ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ DU LỊCH TRƯỜNG HỢP TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. HỒ ĐỨC HÙNG TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 2 NĂM 2009
  3. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô tại Đại học Kinh tế và Khoa Kinh tế Phát triển đã giúp tôi hoàn chỉnh kiến thức cần thiết của chương trình Cao học Kinh tế. Xin cảm ơn các anh chị lãnh đạo Sở Thương mại-Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã động viên và tạo điều kiện cho tôi về thời gian để theo đuổi chương trình. Xin cảm ơn các đồng nghiệp tại Phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai đã giúp tôi thực hiện cuộc điều tra và nhập liệu trong một thời gian dài. Xin cảm ơn các bạn học viên lớp Cao học Fulbright 2 đã dành nhiều lời động viên. Cảm ơn Thạc sĩ Vũ Trọng Anh đã dành thời gian đọc và góp ý, giúp tôi về kinh tế lượng và chỉnh sửa nhiều chi tiết quan trọng. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hồ Đức Hùng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong bước đầu nghiên cứu khoa học và hoàn thành Luận văn này. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn vợ tôi, người hy sinh nhiều nhất, giúp tôi có điều kiện theo đuổi việc học tập và thực hiện Luận văn. Xin được trân trọng tất cả những ý kiến nhận xét của Quý Thầy, Cô, đồng nghiệp và tất cả những người có quan tâm. Tác giả Mai văn Nhơn
  4. ii Lời cam đoan Tôi cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong Luận văn là trung thực. Các số liệu sử dụng trong Luận văn đều dựa trên cơ sở kết quả của cuộc điều tra thực tế và các tài liệu tham khảo tin cậy đã được liệt kê tại Danh mục tài liệu tham khảo. TP.HCM, ngày 25 tháng 2 năm 2009 Tác giả Mai văn Nhơn
  5. iii Tóm tắt Đây là nghiên cứu dựa trên cầu đầu tiên và là nghiên cứu định lượng đầu tiên về giá trị du lịch tại Đồng Nai. Với vị trí thuận lợi, đa dạng về tài nguyên và tiềm năng, bên cạnh lợi thế để phát triển công nghiệp, Đồng Nai còn có khả năng phát triển nhiều loại hình dịch vụ, trong đó có du lịch. Tuy nhiên, Đồng Nai chưa khai thác được lợi thế này, biểu hiện qua chi tiêu của du khách rất nhỏ, tương ứng với các dịch vụ nghèo nàn tại hầu hết các điểm du lịch được coi là giàu tiềm năng nhất. Căn cứ vào bộ dữ liệu khảo sát 291 du khách và các thống kê chính thức, giá trị của du lịch Đồng Nai được ước lượng là 698 tỷ đồng năm 2008. Các nhân tố quan trọng nhất tác động trên cầu du lịch được xác định là thu nhập và chi phí du hành. Dữ liệu khảo sát cũng cho biết thị trường mục tiêu của du lịch Đồng Nai và đánh giá của du khách đối với các dịch vụ hiện có. Thặng dư của du khách khá lớn có thể là nguồn tài trợ cho các chính sách phát triển bền vững. Hy vọng kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đóng góp trong việc lượng hoá giá trị du lịch và có thể gợi ý các chính sách nhằm phát triển bền vững du lịch tại địa phương.
  6. iv MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương 1 Lý thuyết cầu và phương pháp TCM 5 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 1.1.1. Lý thuyết cầu 5 1.1.2. Mô hình cầu du lịch 7 1.1.3. Mô hình cầu du lịch theo phương pháp TCM 10 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 15 1.2.1. Brakke, B. (2004-2005) 15 1.2.2. Hồ Đức Hùng (chủ nhiệm đề tài, 2005) 16 1.2.3. Trần Võ Hùng Sơn và Phạm Khánh Nam (2002) 17 1.2.4. UNDP, SDC và MPI, Dự án VIE/97/007 (2001) 17 1.2.5. Những nghiên cứu khác 18 1.3. ÁP DỤNG ĐỂ CHỌN MÔ HÌNH 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 19 Chương 2 Thực trạng khai thác du lịch tỉnh Đồng Nai 20 2.1. ĐẶC ĐIỂM và TIỀM NĂNG 20 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 20 2.2.2. Tài nguyên du lịch thiên nhiên 22 2.2.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 24 2.2. HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 27 2.2.1. Doanh thu và lượt khách 27 2.2.2. Ngày khách 29 2.2.3. Sản phẩm du lịch và chất lượng các loại dịch vụ qua đánh giá của du khách và các nhà quản lý 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 31 Chương 3 Xây dựng đường cầu và ước lượng giá trị du lịch Đồng Nai 33 3.1. MÔ HÌNH ĐƯỜNG CẦU DU LỊCH 33 3.1.1. Biến phụ thuộc 33 3.1.2. Các biến độc lập và dấu kỳ vọng 33 3.2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 34 3.3. TỔ CHỨC PHỎNG VẤN 34
  7. v 3.4. HẠN CHẾ CỦA DỮ LIỆU THU THẬP 35 3.5. CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MẪU 36 3.5.1. Số lần tham quan trong năm (IY) 38 3.5.2. Thu nhập (IINCOME) 38 3.5.3. Ngày k hách (ITRAVEL TIME) 39 3.5.4. Tuổi đời bình quân (IAGE) 39 3.5.5. Trình độ học vấn (IEDU) 40 3.5.6. Giới tính (IGENDER) 40 3.5.7. Tình trạng hôn nhân (IMS) 40 3.5.8. Nơi xuất phát của du khách 41 3.5.9. Phương tiện 41 3.5.10. Các hoạt động của du khách 42 3.5.11. Chi phí du hành cá nhân (ITC) 43 3.6. MÔ HÌNH CHI PHÍ DU HÀNH CÁ NHÂN ITCM 46 3.7. MÔ HÌNH CHI PHÍ DU HÀNH THEO VÙNG ZTCM 47 3.7.1. Phân chia vùng 47 3.7.2. Chi phí du hành theo vùng (TC- Travel cost) 48 3.7.3. Tỉ lệ du hành theo vùng (Y – Visitation rate) 48 3.7.4. Thu nhập trung bình của du khách theo vùng (INCOME) 49 3.7.5. Tuổi du khách trung bình theo vùng (AGE) 50 3.7.6. Đường cầu du lịch theo phương pháp ZTCM 51 3.8. GIÁ TRỊ DU LỊCH VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TIÊU DÙNG 54 3.9. CÁC GIẢI PHÁP GỢI Ý 55 3.9.1. Các giải pháp liên quan đến thu nhập 55 3.9.2. Các giải pháp liên quan đến chi phí du hành 56 3.9.3. Cam kết một mức giá hợp lý của các doanh nghiệp đối với các dịch vụ du lịch 60 3.9.4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ để gia tăng và khai thác giá trị thặng dư 61 TÓM TẮT CHƯƠNG 63 Kết luận 65 Kết luận 65 Những hạn chế của nghiên cứu 66 Đề xuất hướng nghiên cứu mở rộng tương lai 67 Tài liệu tham khảo 69 Phụ lục 73
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Kết quả hoạt động du lịch 2001-2008 27 Bảng 2.2 So sánh chi tiêu khách du lịch năm 2005 29 Bảng 2.3 Xếp hạng các dịch vụ theo mức hài lòng của du khách 30 Bảng 3.1 Các đặc trưng thống kê của mẫu 37 Bảng 3.2 Nơi xuất phát của du khách 41 Bảng 3.3 Dự định của du khách 43 Bảng 3.4 Đơn giá vận chuyển theo từng loại phương tiện 44 Bảng 3.5 Bảng phân chia vùng, cự ly du hành và hệ số phân bổ chi phí 45 Bảng 3.6 Kết quả hồi quy theo ITCM 47 Bảng 3.7 Tỉ lệ du hành và chi phí du hành theo vùng 49 Bảng 3.8 So sánh thu nhập theo khảo sát và theo NGTK 50 Bảng 3.9 Tuổi của du khách trung bình theo vùng 50 Bảng 3.10 Trường hợp semilog 52 Bảng 3.11 Trường hợp log-log 52 Bảng 3.12 Kiểm định 2 dạng mô hình 53 Bảng 3.13 Giá trị du lịch và giá trị thặng dư 54 Bảng 3.14 Chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 56 Phụ lục 6 Tính toán đơn giá vận chuyển/km 80
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Đồng Nai trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 21 Hình 2.2 Lượt khách – Doanh thu 2001-2008 28 Hình 3.1 Số lần du khách đến Đồng Nai/ năm 38 Hình 3.2 Thu nhập của du khách 39 Hình 3.3 Phương tiện của du khách 42 Hình 3.4 Đường cầu du lịch Đồng Nai 54 Phụ lục 2 Vị trí Đồng Nai trong tổng thể mạng lưới đường Xuyên Á 75 Phụ lục 3 Tài nguyên du lịch tự nhiên 76 Phụ lục 4 Tài nguyên du lịch nhân văn 77 Phụ lục 5 Phân bố các khu, điểm du lịch TP. HCM - Đồng Nai – Bình Dương trong bán kính 50km và 100km với tâm là TP. HCM 78 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ITCM The Individual Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành cá nhân GS.TS. Giáo sư Tiến sĩ NGTK Niên giám Thống kê OLS Ordinary Least Square regression - phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu TCM The Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành TP. thành phố TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh ZTCM The Zonal Travel Cost Method - phương pháp chi phí du hành theo vùng
  10. 1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà lợi ích của nó thì ai cũng đã rõ. Nếu lấy mức chi tiêu trung bình của du khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay là 800 USD/người 1 (thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực), thì đã có nghĩa là đón một khách quốc tế tương đương với xuất khẩu 2 tấn gạo 2 . Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, giáp ranh TP.HCM, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận, Vũng Tàu, nghĩa là nằm trên các trục quốc lộ chính nối từ TP.HCM đi đến các vùng du lịch trọng điểm, trong khu vực cư dân có đời sống kinh tế năng động và cao nhất nước. Ở vị trí đặc biệt như vậy, Đồng Nai bị xem là quá chú trọng phát triển công nghiệp mà không biết làm dịch vụ. Du lịch Đồng Nai như một nàng công chúa ngủ vùi, mãi vẫn còn chờ đợi người đánh thức. Thực ra, du lịch Đồng Nai năm 2008 đón 1.370.000 lượt khách, doanh thu 250 tỷ đồng không phải là một con số quá khiêm tốn 3 . Thế nhưng, nhìn vào hoạt động du lịch nghèo nàn, thiếu các sản phẩm cụ thể, chú trọng nhiều đến tham quan nhưng thiếu tính khám phá, chưa gây được ấn tượng gì để du khách quay lại lần sau… thì quả thật có thể cảm nhận được Đồng Nai đang khai thác du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Nghi vấn “doanh thu du lịch chưa xứng với tiềm năng” tất yếu dẫn đến câu hỏi: Giá trị tiềm năng của du lịch Đồng Nai là bao nhiêu? và nhu cầu cần phải được lượng hoá cụ thể. Xuất phát từ đối tượng sử dụng sản phẩm du lịch - các du khách - để phân tích, sau đó áp dụng các phương pháp định lượng phổ biến để lượng hoá sự ưa thích 1 Theo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (2008, [2]). 2 Theo http://vneconomy.vn/ ngày 3/2/2009: gạo 25% tấm giá 400 USD/tấn, FOB TP.HCM. 3 Thí dụ, Daklak năm 2008 đón 250.000 lượt du khách, Đà Nẵng: 1,27 triệu lượt du khách, Cần Thơ với chương trình “Năm Du lịch Quốc gia - Miệt vườn sông nước Cửu Long 2008” đón 2,5 triệu lượt du khách, doanh thu 451,5 tỷ đồng - thông tin từ website Tổng cục Du lịch http://www.dulichvn.org.vn/.
  11. 2 của họ đối với các sản phẩm, từ đó xây dựng đường cầu và xác định giá trị du lịch Đồng Nai là nội dung nghiên cứu của Luận văn này. Đây là nghiên cứu dựa trên cầu đầu tiên và là nghiên cứu định lượng đầu tiên về giá trị du lịch tại Đồng Nai. Năm 2009 được đánh giá là một năm đầy khó khăn cho ngành du lịch. Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra gói kích cầu, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chương trình giảm giá tour “Ấn tượng Việt Nam”. Ngay lúc này, các nhà quản lý và chính quyền các địa phương phải gấp rút tìm ra các giải pháp phù hợp, vừa nhanh chóng cải thiện tình hình, vừa làm nền tảng cho sự phát triển bền vững mai sau. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể đóng góp một phần công sức trong việc đánh giá nhu cầu của du khách và có thể gợi ý các chính sách nhằm phát triển bền vững du lịch địa phương. Mục đích và Câu hỏi nghiên cứu Luận văn này được thực hiện nhằm trả lời câu hỏi: Giá trị của du lịch Đồng Nai là bao nhiêu? Và những câu hỏi phụ: ƒ Các nhân tố nào tác động trên cầu du lịch Đồng Nai? Mức tác động riêng phần của từng nhân tố? ƒ Khách du lịch đến Đồng Nai hiện nay là những ai? Cơ cấu như thế nào? Họ ghé thăm những đâu, điều gì đã thu hút họ? Mức hài lòng của du khách? Luận văn cũng nhằm làm rõ những nghi vấn: ƒ Có hay không, một tác động âm của chi phí du hành 4 đối với số du khách hằng năm đến Đồng Nai? 4 Thuật ngữ “chi phí du hành" trong suốt Luận văn này được hiểu không chỉ là chi phí đi lại. Nó còn bao gồm cả chi phí cơ hội do lưu trú, đi đường, và một số chi phí khác. Chi tiết xem tại 3.5.11, trang 43.
  12. 3 ƒ Các đặc trưng kinh tế xã hội của cá nhân du khách: thu nhập, số năm đi học có tác động dương? ƒ Có phải thanh niên là đối tượng khách chính của du lịch Đồng Nai, do phù hợp với các loại hình du lịch và các dịch vụ đang có tại đây? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch đến Đồng Nai trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9/2008. Phạm vi nghiên cứu là tỉnh Đồng Nai, trực tiếp là tại các điểm du lịch đang khai thác kinh doanh. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách. Phương pháp phân tích định lượng được áp dụng cùng với phương pháp chi phí du hành (TCM - The Travel Cost Method) và phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu (OLS - Ordinary Least Square regression) để xây dựng mô hình đường cầu. Nguồn dữ liệu sơ cấp tập hợp từ cuộc khảo sát ngẫu nhiên 350 du khách (322 khách nội địa và 28 khách quốc tế) trong thời gian 4 tháng tại các điểm du lịch đang khai thác kinh doanh và khách do các công ty lữ hành phục vụ. Bảng phỏng vấn được thiết kế tập trung vào chi phí du hành, thu nhập, các đặc trưng kinh tế xã hội của du khách để xây dựng đường cầu. Số liệu thứ cấp chủ yếu lấy từ Niên giám Thống kê Việt Nam 2006 [16], Niên giám Thống kê Đồng Nai 2007 [3] và các báo cáo thống kê từ 2001 đến 2008 của Sở Thương mại – Du lịch và Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai [13]. Bố cục Luận văn Luận văn này bao gồm ba chương. Chương 1 giới thiệu về Lý thuyết cầu và phương pháp chi phí du hành, điều kiện áp dụng, ưu điểm và hạn chế của phương pháp. Những nghiên cứu có liên quan, trong nước và trên thế giới cũng được trình bày cùng với đề xuất về việc áp dụng mô hình và giả thiết các nhân tố tác động lên cầu du lịch Đồng Nai.
  13. 4 Chương 2 đánh giá một cách tổng quan về du lịch Đồng Nai: tiềm năng, thực trạng và những vấn đề đang đối mặt có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu. Chương 3 là chương trọng tâm, nêu các bước xây dựng đường cầu du lịch Đồng Nai và một số gợi ý chính sách. Chương này bắt đầu bằng việc xây dựng các biến cho mô hình, mô tả việc thu thập dữ liệu, đặc trưng thống kê của các biến, xây dựng đường cầu bằng phương pháp ZTCM (Zonal Travel Cost Method), tính toán giá trị thặng dư của du khách từng vùng và giá trị của du lịch Đồng Nai. Các gợi ý chính sách được đặt cơ sở trên quan điểm phát triển bền vững và là những hệ quả trực tiếp suy ra từ mô hình hồi quy OLS và các đặc trưng thống kê. Cuối cùng, tác giả dành một phần ngắn để chỉ ra những hạn chế của mô hình, của Luận văn và đề xuất những hướng nghiên cứu tiếp theo.
  14. 5 Chương 1 Lý thuyết cầu và phương pháp TCM Đây là chương giới thiệu về lý thuyết cầu và phương pháp TCM (The Travel Cost Method - phương pháp Chi phí du hành). Những nghiên cứu có liên quan đến cầu du lịch, trong nước và trên thế giới cũng được trình bày sơ lược. Trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu đi trước, tác giả rút ra đề xuất về việc áp dụng mô hình và giả thiết các nhân tố tác động lên cầu du lịch Đồng Nai. 1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.1. Lý thuyết cầu Cầu cùng với Cung là những khái niệm cơ bản nhất trong kinh tế học. Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá chấp nhận được (Begg,1995, [4]). Người ta dùng đường cầu để thể hiện mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả, khi các yếu tố khác được giữ nguyên. Hầu hết các loại hàng hoá đều tuân theo quy luật đường cầu dốc xuống, thể hiện lượng cầu của một loại hàng hoá giảm xuống khi giá cả của hàng hoá đó tăng lên, và ngược lại. (Samuelson, 2002, [11]). Đường cầu thị trường có được bằng cách cộng theo chiều ngang (trục số lượng) các đường cầu cá nhân. Tại mỗi mức giá, lượng cầu của thị trường là tổng của lượng cầu của tất cả người tiêu dùng. Trên thực tế, điều này rất quan trọng, vì có thể dựng nên cầu thị trường từ cầu của những nhóm dân cư khác nhau, hoặc từ những người tiêu dùng ở tại các khu vực khác nhau. Tác giả Luận văn sẽ áp dụng phần lý thuyết này để xây dựng đường cầu thị trường cho du lịch Đồng Nai thông qua việc tổng hợp cầu từ các nhóm du khách đến từ các vùng khác nhau. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cầu của thị trường, mà thông thường được xếp vào 3 nhóm chính: thu nhập, giá cả của các mặt hàng liên quan, và sở thích
  15. 6 của người tiêu dùng. Khi các yếu tố này thay đổi, đường cầu sẽ dịch chuyển (Begg,1995 [4]). Thông thường, thu nhập tăng dẫn đến cầu tăng (hàng hoá bình thường). Ngược lại, khi thu nhập tăng dẫn đến giảm cầu ở một mặt hàng, thì mặt hàng đó được gọi là hàng thứ cấp 5 . Khi một hàng hoá thay thế tăng giá, cầu của hàng hoá đang xét đến cũng sẽ tăng (Begg, 1995 [4]). Điều này được hiểu như là, khi giá du lịch Bà Rịa Vũng Tàu trở nên đắt đỏ, thì người tiêu dùng sẽ sang Đồng Nai để du lịch nhiều hơn. Nhóm thứ ba là khẩu vị hay sở thích của người tiêu dùng, được hiểu như là sự thuận tiện, phong tục, thị hiếu, hay mốt tiêu dùng (Begg,1995 [4]). Khi người ta tập trung chú ý nhiều vào sức khoẻ và quan tâm nhiều hơn đến thiên nhiên, thì du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần tiếp đón được nhiều du khách hơn. Một cách tổng quát, có thể biểu diễn cầu theo hàm số sau: Q = f(P, I, Ps, Pc, T) (1.1) Trong đó: Q lượng cầu P giá quan hệ ngược chiều I thu nhập của người mua thuận chiều Ps giá của hàng hoá thay thế thuận chiều Pc giá của hàng hoá bổ sung ngược chiều T thị hiếu của người mua thuận chiều Gắn liền với đường cầu là khái niệm về độ co dãn cầu. Độ co dãn cầu đo sự nhạy cảm của lượng hàng được yêu cầu đối với những thay đổi của các biến trong hàm cầu. Ví dụ, độ co dãn của cầu theo giá cho biết tỉ lệ 5 Tác giả kỳ vọng dịch vụ du lịch Đồng Nai là loại hàng hoá bình thường, sẽ tăng khi thu nhập tăng. Trường hợp ngược lại, hoặc đã xảy ra lỗi trong quá trình tập hợp dữ liệu và chạy hồi quy, hoặc du lịch Đồng Nai là loại hàng hoá thứ cấp: khi thu nhập tăng, du khách bỏ đi, vì chất lượng du lịch kém quá, du khách tìm đến những dịch vụ có chất lượng cao hơn.
  16. 7 phần trăm thay đổi trong lượng cầu đối với một mặt hàng khi giá của hàng hoá đó thay đổi 1%. (Pindyck, 1994, [12]) %ΔQ ΔQ / Q P ΔQ εP = = = (1.2) %ΔP ΔP / P Q ΔP P ∂Q hay εP = (1.3) Q ∂P Trong đó: εP độ co dãn cầu theo giá Q lượng cầu P mức giá 1.1.2. Mô hình cầu du lịch Lý thuyết cầu du lịch và các mô hình hàm cầu Du lịch là loại hàng hoá đặc biệt, phải được tiêu dùng ngay tại điểm đến (điểm cung ứng dịch vụ), vì điểm đến không thể đóng gói sự hấp dẫn và mang bán tại thị trường địa phương. Sự chọn lựa du lịch, theo định nghĩa, được giải thích là sự sẵn lòng của du khách để đến, lưu lại, và tiêu dùng dịch vụ tại điểm đến cho trước. Để xấp xỉ những ảnh hưởng trên sự chọn lựa của người tiêu dùng, Brakke (2004, [28]) xây dựng mô hình cầu du lịch cho sản phẩm du lịch tại điểm đến i của các du khách đến từ j như sau: Yij = f(Uij, Pxij, Pyij, Ij ) (1.4) Trong đó, Yij lượng cầu sản phẩm du lịch tại điểm i của du khách đến từ j Uij thỏa dụng hay sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch tại điểm i so với những điểm đến khác bởi du khách đến từ j. Pxij chi phí du hành của khách từ j đến i Pyij chi phí du hành của du khách từ j đến điểm thay thế của i Ij thu nhập khả dụng của du khách j. Phương trình (1.4) là mô hình lý thuyết của cầu du lịch, nói lên sự quan hệ giữa cầu về sản phẩm du lịch (Y) - được gọi là biến phụ thuộc, và các biến độc lập (P, I…), mà đôi khi cũng được gọi là các biến giải thích.
  17. 8 Trên thực tế, cần có những hàm số toán học cụ thể hơn để đo lường các ảnh hưởng đến cầu. Thông thường, hàm cầu được ước lượng sử dụng hồi quy OLS. Damodar N. Gujarati (2004,[29]) đã trình bày 6 dạng hàm thông dụng trong giáo trình nổi tiếng của mình 6 , nhưng sau đây là những dạng phổ biến trong việc hồi quy xây dựng đường cầu: Dạng tuyến tính: Y = β1 + β 2 PX + β3 PY + β 4 I + ... + U (1.5) Dạng semilog: ln(Y ) = β1 + β 2 PX + β3 PY + β 4 I + ... + U (1.6) Dạng log-log : ln(Y ) = β1 + β 2 ln( PX ) + β3 ln( PY ) + β 4 ln( I ) + ... + U (1.7) Trong đó : Y cầu du lịch PX giá sản phẩm du lịch của điểm khảo sát PY giá sản phẩm du lịch thay thế I thu nhập của du khách U yếu tố ngẫu nhiên β j (j=1,2...) các hệ số hồi quy tuyến tính, còn gọi là hệ số độ dốc riêng (partial slope coefficient) hoặc hệ số hồi qui riêng (partial regression coefficient). Các hệ số β j mô tả số đơn vị thay đổi của biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi một đơn vị, trong khi giữ cho các biến độc lập khác không đổi. Nói cách khác, hệ số hồi quy riêng phản ánh ảnh hưởng ròng (net effect) hoặc ảnh hưởng trực tiếp (direct effect) lên biến phụ thuộc khi biến độc lập thay đổi một đơn vị sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các biến hồi qui khác. Độ co dãn của cầu theo các biến số Độ co dãn của cầu theo thu nhập mang giá trị dương đối với các hàng hoá thông 6 Basic Econometrics (Fourth Edition), The McGraw−Hill Companies, New York, 2004.[29]
  18. 9 thường, mang giá trị âm đối với các mặt hàng thứ cấp. Một mặt hàng xa xỉ có co dãn theo thu nhập lớn hơn 1, trong khi mặt hàng thiết yếu có co dãn bé hơn 1 (Begg,1995, [4]). Độ co dãn theo thu nhập của hàng hoá thông thường có dấu dương, nghĩa là, khi thu nhập tăng, cầu tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp cầu du lịch, có một số lý giải phức tạp hơn. Tuy thu nhập tăng, du khách vẫn có thể bị giới hạn bởi công việc (bận rộn hơn), nên không thể kéo dài hơn thời gian nghỉ dưỡng tại một khu du lịch. Trong khi đó, các loại du lịch thương gia (business travel), du lịch xa xỉ (luxury travel), du lịch thăm bạn bè và người thân hầu như không co dãn theo thu nhập. Khi thu nhập tăng, du khách cũng có thể chuyển sang một mức dịch vụ cao hơn, với giá cao hơn, và thời gian du lịch ít đi. Như vậy, dấu kỳ vọng của β 4 trong các mô hình (1.5), (1.6) và (1.7) thay đổi và không phải bao giờ cũng đoán được, dù ta vẫn kỳ vọng β 4 có dấu dương và du lịch Đồng Nai là hàng hoá bình thường. Độ co dãn của cầu, thí dụ đối với giá cả PX, được tính toán theo công thức (1.3), và áp dụng cho từng mô hình (1.5), (1.6), (1.7): PX ∂Y PX Dạng tuyến tính : εP = = β2 (1.8) X Y ∂PX Y Dạng semilog: ε P = β 2 PX X (1.9) Dạng log-log : ε P = β2 X (1.10) Như vậy, trong trường hợp tuyến tính và semilog, độ co dãn điểm thay đổi khi PX thay đổi, trong khi đối với dạng hàm log-log, độ co dãn là hằng số: Hệ số ứng với logarithm của một biến độc lập là độ co dãn của biến phụ thuộc vào biến độc lập đó (Gujarati, 2004, [29]). Độ co dãn hằng số dễ dàng cho các nhà hoạch định chính sách dự đoán sự thay đổi của cầu du lịch khi thay đổi 1% một biến độc lập nào đó, trong khi vẫn giữ nguyên các biến khác.
  19. 10 Việc bổ sung các biến kinh tế – xã hội Phát triển từ lý thuyết cầu, lý thuyết cầu du lịch nhấn mạnh các nhân tố chính ảnh hưởng đến cầu du lịch là chi phí du hành, giá hàng thay thế, thu nhập và sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Tuy nhiên, những biến liên quan đến động thái người tiêu dùng do các đặc trưng xã hội (tuổi tác, giới tính, số năm đi học, tình trạng hôn nhân...) đã vắng mặt. Do đó, nhiều tác giả trong nghiên cứu của mình thường bổ sung các biến kinh tế - xã hội khi thực hiện phương pháp TCM như sẽ được trình bày tại phần tiếp theo sau đây. 1.1.3. Mô hình cầu du lịch theo phương pháp TCM Để đánh giá (đo lường giá trị bằng tiền) của du lịch, hay xác định giá trị du lịch của một vùng, miền, quốc gia... các nhà nghiên cứu thường sử dụng thông tin về mối quan hệ giữa hàng hoá thị trường và hàng hoá phi thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), được Phạm Khánh Nam và Trần Võ Hùng Sơn dẫn trong [39], thì các phương pháp đánh giá được chia thành 3 nhóm chính: ƒ Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn như thu nhập, mức chi tiêu, xếp hạng các ưa thích, các hoạt động... Tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp Chi phí du hành - TCM. ƒ Các phương pháp dựa trên thông tin phát biểu của người được phỏng vấn, trong trường hợp dịch vụ, thị trường chưa tồn tại. Tiêu biểu của nhóm này là phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên – CVM (Contingent Valiation Method). ƒ Các phương pháp dùng chi phí thay thế khi các dịch vụ do môi trường cung cấp không còn nữa. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả sẽ chỉ áp dụng phương pháp TCM. Phương pháp TCM TCM thường được sử dụng rộng rãi để đo lường giá trị giải trí của các tài nguyên thiên nhiên, như các vùng hồ, thác hay các khu vườn thiên nhiên. Những
  20. 11 nghiên cứu đã thực hiện tại nhiều nơi trên thế giới chứng minh rằng TCM là công cụ hữu hiệu để đánh giá hoặc ước lượng giá trị giải trí và các lợi ích của một điểm đến (Georgiou, 1988, [35]). Khi hưởng thụ dịch vụ giải trí, du lịch ở một nơi nào đó, du khách có thể không trả tiền (như ngắm cảnh thiên nhiên ở một nơi được xem là khu vực công cộng) hoặc chỉ phải trả một giá danh nghĩa, chưa phản ánh đúng giá trị, nguồn lực thật sự đã bỏ ra để cung cấp dịch vụ đó (người cung cấp dịch vụ ghế ngồi ở Vũng tàu chẳng hạn, chỉ thu tiền vé ghế ngồi liên quan trực tiếp đến quản lý, nhân công, khấu hao, tiền thuê đất... nhưng không hề, và không thể thu đủ giá trị của cảnh mặt trời lặn phía trước ghế, mới chính là cái tạo ra sự thư giãn, giá trị du lịch và giải trí cao nhất cho du khách). Như vậy, không thể dùng vé vào cổng để đo lường đủ giá trị của dịch vụ giải trí. Phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí vận chuyển, ăn uống, chi phí trả cho các dịch vụ... và thông qua những hành vi thường quan sát được để xây dựng hàm cầu giải trí hay du lịch. Phương pháp TCM dựa trên giả định rằng chi phí du hành có thể thay thế giá chi trả cho việc thoả mãn đối với một khu/ vùng giải trí. Chi phí du hành bao gồm chi phí đi lại và chi phí cơ hội cho việc đi lại đó (Euisoon Shin và Maynard Hufschmidt, 1997, [33]). Những người ở xa vùng giải trí phải trả chi phí cao hơn những người ở gần, và do vậy, họ sẽ ít đi đến vùng giải trí đó hơn. Phương pháp TCM ước lượng giá trị giải trí của một điểm du lịch dựa trên phản hồi của khách du lịch với những chi phí khác nhau. Theo Freeman (1993, [34]), du khách sẽ chọn lựa số lần ghé thăm điểm đến i như sau : Y=f(TC, I, S, TC’,S’) (1.11) Y cầu du lịch TC chi phí du hành I thu nhập S đặc điểm của điểm du lịch TC’ chi phí du lịch đến điểm thay thế S’ đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2