Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tổng quan hiện trạng hoạt động của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh một cách có hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------o0o--------- LÊ MINH TRIẾT XÂY DỰNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------o0o--------- LÊ MINH TRIẾT XÂY DỰNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04/2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Thị Nhung. Nguồn số liệu và những kiến thức nêu trong đề tài này được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và được thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác. Tác Giả
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng – đồ thị LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH .. 4 1.1 Khái quát chung về thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán phái sinh ................................................................................................................................ 4 1.1.1 Thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh ............................ 4 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường phái sinh ..................................... 10 1.1.3 Các công cụ chứng khoán phái sinh phổ biến hiện nay .................................. 11 1.2 Vai trò của các công cụ chứng khoán phái sinh và sự cần thiết khách quan của việc xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh ........................................... 14 1.2.1 Phòng ngừa rủi ro ........................................................................................... 14 1.2.2 Công cụ đầu tư ................................................................................................ 15 1.2.3 Một công cụ dùng để đánh giá thị trường ....................................................... 16 1.2.4 Là động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển ............................... 16 1.2.5 Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết và nền kinh tế .......................... 17 1.3 Điều kiện để xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh .............................. 18 1.3.1 Thị trường chứng khoán cơ sở ........................................................................ 18 1.3.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh ................................ 18 1.3.3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam .................................................................................................... 18 1.3.4 Công bố thông tin ........................................................................................... 19 1.3.5 Hàng hóa cho Thị trường Chứng khoán phái sinh.......................................... 19 1.3.6 Nhận thức của nhà đầu tư ............................................................................... 19 1.3.7 Nguồn nhân lực phục vụ thị trường chứng khoán phái sinh .......................... 19
- 1.4 Kinh nghiệm xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh của một số nƣớc 20 1.4.1 Sở Giao dịch quyền chọn Chicago (CBOE): .................................................. 20 1.4.2 Thị trường Chứng khoán phái sinh Hàn Quốc ............................................... 21 1.4.3 Thị trường chứng khoán phái sinh Singapore ................................................ 23 1.4.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................... 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀN KIỆN XÂY DỰNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH Ở VIỆT NAM.......................................................... 30 2.1 Thực trạng thị thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .......................................... 30 2.1.1 Thực trạng cổ phiếu niêm yết ......................................................................... 30 2.1.2 Thực trạng cổ phiếu chưa niêm yết ................................................................ 37 2.2 Thực trạng các điều kiện xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh ở Việt Nam............................................................................................................................. 39 2.2.1 Thị trường chứng khoán cơ sở ........................................................................ 39 2.2.2 Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh ................................ 40 2.2.3. Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ cho việc áp dụng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam .................................................................................................... 40 2.2.4 Công bố thông tin ........................................................................................... 42 2.2.5 Hàng hóa cho Thị trường Chứng khoán phái sinh.......................................... 43 2.2.6 Nhận thức của nhà đầu tư ............................................................................... 43 2.2.7 Nguồn nhân lực phục vụ thị trường chứng khoán phái sinh .......................... 44 2.3 Những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ....................................................................................................... 45 2.3.1 Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư trong việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh .......................................................................................................... 45 2.3.1 Những thuận lợi .............................................................................................. 47 2.3.2 Những khó khăn khi áp dụng chứng khoán phái sinh vào thị trường chứng khoán Việt Nam .............................................................................................. 50 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VIỆT NAM ................................................................................................. 56 3.1 Định hƣớng xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam ............. 56 3.1.1 Thị trường chứng khoán phái sinh được hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường .................................................................................................. 56 3.1.2 Thị trường chứng khoán phái sinh phát triển lành mạnh và bền vững ........... 56
- 3.1.3 Xây dựng và phát triển Thị trường chứng khoán phái sinh theo lộ trình phù hợp với mức độ phát triển của Thị trường chứng khoán và nền kinh tế. ........ 57 3.2 Lộ trình xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh Việt Nam ................... 58 3.3 Giải pháp xây dựng thị trƣờng chứng khoán phái sinh tại Việt Nam ........... 61 3.3.1 Chứng khoán cơ sở của chứng khoán phái sinh ............................................. 61 3.3.2 Mô hình tổ chức và quản lý của thị trường chứng khoán phái sinh ............... 63 3.3.3 Phương thức giao dịch và thanh toán ............................................................. 66 3.3.3.1 Các thông số về Chứng khoán phái sinh ..................................................... 66 3.3.3.2 Quy định về hệ thống giao dịch: .................................................................. 67 3.3.4 Quy định về cơ chế quản lý và giám sát: ........................................................ 70 3.3.5 Quy định về thanh toán bù trừ: ....................................................................... 72
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết Tắt Tiếng Việt đầy đủ CBOE Sở giao dịch quyền chọn Chicago CBOT Chicago Board of Trade – Sàn giao dịch Chicago CCFEX Sở giao dịch phái sinh Trung Quốc CCPS Công cụ phái sinh CCTC Công cụ tài chính CDS Hợp đồng hoán đổi nợ xấu CTCK Công ty chứng khoán CKPS Chứng khoán Phái sinh DNNY Doanh nghiệp niêm yết ĐCTC Định chế tài chính GDPS Giao dịch phái sinh HASTC Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HĐGS Hợp đồng giao sau HĐKH Hợp đồng kỳ hạn HĐPS Hợp đồng phái sinh HĐQC Hợp đồng quyền chọn HĐTL Hợp đồng tương lai HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM KLGD Khối lượng giao dịch KOFED Thị trường chứng khoán phái sinh Hàn Quốc KOSDAQ Thị trường chứng khoán phi tập trung Hàn quốc KOSPI Chỉ số chứng khoán Hàn Quốc KSD Trung tâm lưu ký Hà Quốc NASDAQ Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ NĐT Nhà đầu tư NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài NHNN Ngân hàng Nhà nước
- NHTM Ngân hàng thương mại NSE Sở giao dịch chứng khoán Ấn Độ NYSE Sàn giao dịch chứng khoán New York OPTIONS Hợp đồng quyền chọn OTC Thị trường không chính thức/Thị trường phi tập trung SGD Sở giao dịch SGDCK Sở giao dịch chứng khoán SGX Sở giao dịch chứng khoán Singapore SWAT Hợp đồng hoán đổi TCTD Tổ chức tín dụng TTTTBT Trung tâm thanh toán bù trừ TTCK Thị trường Chứng khoán TTCKPS Thị trường Chứng khoán Phái Sinh UBCKNN Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà nước Thị trường giao dịch cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa UPCOM niêm yết. VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VP Bank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VSD Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam
- DANH MỤC CÁC BẢNG – ĐỒ THỊ A. DANH MỤC CÁC HÌNH CHÍNH Hình 1.1: Cơ chế giáo dịch chứng khoán phái sinh Hình 2.1: Diễn biến Vn-Index qua các năm Hình 2.2: Sự hiểu biết về vai trò của chứng khoán phái sinh Hình 2.3: Kinh nghiệm sử dụng công cụ tài chính phái sinh Hình 2.4: Nhu cầu sử dụng chứng khoán phái sinh Hình 2.5: Những khó khăn khi xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Hình 2.6: Những thuận lợi khi xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Hình 3.1: Mô hình tổ chức và quản lý của thị trường chứng khoán phái sinh Hình 3.2: Mô hình giao dịch của Thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam B. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê quy mô niêm yết và giao dịch cổ phiếu tại HOSE và HNX 2005- 2013 Bảng 2.2: So sánh giá trị vốn hóa/GDP của các quốc gia khi áp dụng giao dịch chứng khoán phái sinh
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trên thế giới, đã phát triển rất nhiều công cụ để tận dụng những ưu điểm của thị trường chứng khoán và hạn chế những rủi ro gây ra do sự biến động mạnh của thị trường này. Những công cụ này rất đa dạng, phong phú và phức tạp nhưng hiệu quả rất cao, đó chính là chứng khoán phái sinh. Ở Việt Nam, hầu như chưa có sản phẩm nào, công cụ nào để bảo vệ nhà đầu tư trước những rủi ro của thị trường chứng khoán. Việt Nam cần phát triển các sản phẩm phái sinh dựa trên hàng hóa cơ sở là chứng khoán để bảo vệ các nhà đầu tư và đa dạng hóa các sản phẩm để nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Từ thực tế này nên tôi chọn đề tài “Xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam” với mong muốn là giúp được ít nhiều trong việc xây dựng thị trường Chứng khoán Phái sinh tại Việt Nam. 2. Tổng quan về những nghiên cứu trƣớc: Tính tới thời điểm hiện tại thì có rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến thị trường chứng khoán phái sinh, có thể kể ra sơ lược như sau: - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Bích Anh được thực hiện năm 2012 về đề tài: Phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam. Đề tài phân tích thực trạng phát triển các công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để rút ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Qua đó, tìm ra biện pháp thiết thực cho sự phát triển công cụ phái sinh tiền tệ tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam. - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Từ Vương Kim Ngân được thực hiện năm 2012 về đề tài: Phát triển công cụ tài chinh phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu thực trạng thị trường phái sinh tiền tệ Việt Nam 2006-2011 và thực tế áp dụng các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong hoạt động kinh doanh của hệ thống Ngân hàng Thương Mại Việt Nam hiện nay, ngoài ra còn phân tích thực trạng áp dụng các công cụ tài chính phái sinh tiền
- 2 tệ tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công thương Bình Dương cho các doanh nghệp; từ đó tìm ra những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong ngân hàng. Cuối cùng, tác giả đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển công cụ tài chính phái sinh tiền tệ cho doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá hiện nay. - Luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Hải Yến được thực hiện năm 2009 về đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển công cụ tài chính phái sinh ở các Ngân hàng Thương mại ở Tp.HCM. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh ở các Ngân hàng Thương mại tại Tp.HCM. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp thiết thực để từng bước xây dựng, ứng dụng và phát triển các công cụ đó một cách có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng cũng như góp phần làm hạn chế rủi roc ho các doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung. Nhìn chung, các đề tài trước đây hầu như chỉ tập trung vào các công cụ tài chính phái sinh tại các Ngân hàng cụ thể hoặc một khu vực địa lý cụ thể mà không có giải pháp cụ thể cho thị trường chứng khoán phái sinh. Và trước các tác giả này thì cũng có 1 vài tác giả có nghiên cứu, phân tích và tìm giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam nhưng những giải pháp này hiện nay không còn phù hợp nữa do bối cảnh kinh tế xã hội những năm đó khác xa bây giờ. Với mong muốn xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam, đề tài sẽ phân tích chi tiết thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam, nghiên cứu thêm kinh nghiệm và quá trình phát triển thị trường chứng khoán phái sinh ở 1 số nước để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Dựa trên các phân tích đó cộng với việc tham khảo các nghiên cứu, lý luận của những nhà nghiên cứu, chuyên gia chứng khoán cũng như kinh nghiệm bản thân trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất phù hợp với thực tế cho việc xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. 3. Mục tiêu đề tài: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá tổng quan hiện trạng hoạt động của thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thiết thực để từng bước xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh một cách có hiệu quả.
- 3 4. Đối tƣợng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các sản phẩm chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. - Hiện trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam. - Các điều kiện và giải pháp cần thiết để xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam 5. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam từ giai đoạn 2000 đến hiện tại. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu thêm thị trường chứng khoán phái sinh ở một vài nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Đây là một đề tài mang tính khoa học và ứng dụng nên trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng đồng thời kết hợp với nhiều phương pháp như mô tả thống kê, phân tích, so sánh để giải quyết các vấn đề đặt ra. Nguồn số liệu trong đề tài này được lấy từ internet, từ báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra dữ liệu còn được lấy từ các báo và tạp chí nước ngoài. 7. Kết cấu đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận. Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về thị trường chứng khoán phái sinh. - Chương 2: Thực trạng các điều kiện xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam. - Chương 3: Giải pháp xây dựng thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam
- 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH 1.1 Khái quát chung về thị trƣờng chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán phái sinh 1.1.1 Thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng chứng khoán phái sinh Chứng khoán: chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành, gồm: trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh. Cũng như các loại hàng hóa khác, chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt lưu thông trên thị trường riêng của nó: Thị trường chứng khoán. Phân loại chứng khoán: - Căn cứ vào nội dung: chia ra chứng khoán nợ và chứng khoán vốn: Chứng khoán nợ: chứng nhận nợ do Nhà nước hoặc các doanh nghiệp phát hành khi cần huy động vốn cho các mục đích tài trợ dài hạn. Điển hình là các loại trái phiếu. Chứng khoán vốn: Là chứng nhận sự góp vốn kinh doanh vào các công ty cổ phần. Đó là các loại cổ phiếu – cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. - Căn cứ vào hình thức: chứng khoán được phát hành có thể là dưới hình thức vô danh hoặc ký danh: Chứng khoán vô danh (bearer securities): trên các chứng nhận nợ hay góp vốn không có ghi tên người sở hữu, loại chứng khoán này có thể dễ dàng mua bán chuyển đổi trên thị trường chứng khoán. Chứng khoán ký danh (registered securities): là loại chứng khoán mà tên người sở hữu được lưu giữ trong hồ sơ của chủ thể phát hành cũng như trên tờ giấy chứng khoán. Việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán này có phần khó khăn hơn chứng khoán vô danh ngay cả khi được sự đồng ý của cơ quan phát hành ra nó. - Căn cứ vào lợi tức chứng khoán:
- 5 Chứng khoán có lợi tức ổn định: người nắm giữ loại chứng khoán này được hưởng lợi tức ổn định theo tỷ lệ lãi suất tính trên mệnh giá chứng khoán. Điển hình là các loại trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi. Chứng khoán có lợi tức không ổn định: có nhiều loại chứng khoán mà nhà đầu tư yêu cầu mức lợi tức cao hơn nhiều so với mức lợi tức ổn định. Các loại chứng khoán này thường mang tính chất rủi ro cao và không ổn định. Điển hình là cổ phiếu thường của công ty cổ phần. Chứng khoán phái sinh (derivatives): là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ đã có như cổ phiếu, trái phiếu,… nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo lợi nhuận. Các chứng khoán phái sinh sẽ là đòn bẩy, làm tăng nhiều lần giá trị các các đối tượng đầu tư như cổ phiếu, trái phiếu, để đảm bảo rằng nếu giá của cổ phiếu, trái phiếu có thay đổi bao nhiêu thì giá của các công cụ phái sinh vẫn sẽ được duy trì ở mức ban đầu. Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính, như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền , hợp đồng quyền chọn. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Thị trƣờng chứng khoán: là một bộ phận của thị trường vốn, thực hiện cơ chế chuyển vốn trực tiếp từ nhà đầu tư sang nhà phát hành, qua đó thực hiện chức năng của thị trường tài chính là cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trƣờng Chứng khoán Phái sinh: là thị trường giao dịch các loại công cụ phái sinh liên quan đến chứng khoán như quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, hợp đồng giao sau cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu…. Các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng nhìn chung có bốn công cụ chính là Hợp
- 6 đồng kỳ hạn (forwards), Hợp đồng tương lai (futures), Quyền chọn (options) và Hợp đồng hoán đổi (swaps). Thị trường chứng khoán phái sinh được hiểu như là sân chơi cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp và các nhà tạo lập thị trường. Thực tế cho thấy, ở tất cả các nước khi mà thị trường chứng khoán phát triển đạt đến trình độ phát triển nhất định thì Thị trường chứng khoán phái sinh mới ra đời và chính thức đi vào hoạt động, lý do bởi tính chuyên nghiệp và mức độ phức tạp của thị trường. Ở bất kỳ thị trường nào, dù là thị trường bất động sản hay chứng khoán cũng luôn tồn tại dưới hai hình thức: đó là thị trường chính thức (hay còn gọi là thị trường giao dịch tâp trung, thị trường giao dịch tại Sở) và thị trường không chính thức (hay còn gọi là thị trường OTC), và Thị trường chứng khoán phái sinh cũng vậy. Phƣơng thức giao dịch: có hai phương thức giao dịch, chính các phương thức giao dịch này hình thành nên hay 2 loại thị trường: Thị trƣờng chứng khoán phái sinh phi tập trung (OTC): là thị trường mà ở đó người mua và người bán trực tiếp gặp nhau, trao đổi và mua bán, nghĩa là các bên tham gia giao dịch không cần đến Sở hay phải thông qua bất kỳ một trung gian nào. Bên mua và bên bán tự tìm đến nhau, tự do trao đổi, thoả thuận và đi đến quyết định mua bán cuối cùng. Nhìn chung, các bên mua bán tự thoả thuận và ký kết hợp đồng, không có điều khoản bắt buộc phải ký quỹ Thị trƣờng chứng khoán phái sinh tập trung (Thị trƣờng giao dịch tại Sở): là thị trường mà hoạt động mua bán các công cụ phái sinh đều phải thông qua Sở Giao dịch (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua giao dịch trực tuyến). Sở đóng vai trò như một tổ chức trung gian trong tất cả các hoạt động mua bán, yêu cầu 2 bên mua bán trước khi tiến hành hoạt động mua bán phải ký quỹ tại Sở như một điều kiện đảm bảo giữa 2 bên. Ở thị trường này, ký quỹ là một quy định bắt buộc đối với các bên sau khi hợp đồng được ký kết. Cơ chế ký quỹ được duy trì ở 2 mức: đó là mức ký quỹ ban đầu và mức ký quỹ duy trì. Mức ký quỹ ban đầu là mức ký quỹ được quy định bắt buộc các bên phải thực hiện việc ký quỹ, tuỳ thuộc vào hợp đồng được ký kết mà Sở yêu cầu mức ký quỹ ban đầu các bên phải ký quỹ là bao nhiêu. Mức ký
- 7 quỹ duy trì là mức ký quỹ tối thiểu mà các bên cần phải có trước những biến động giá trên thị trường. Nếu giá thị trường biến động bất lợi cho bên mua hay bên bán, mà sau khi thực hiện bù trừ, mức ký quỹ của họ bị giảm xuống thấp hơn mức ký quỹ duy trì thì lập tức Sở sẽ yêu cầu họ thực hiện ký quỹ bổ sung. Ký quỹ ở đây có thể là tiền, hoặc cũng có thể là các chứng khoán niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung, tùy thuộc vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia. Về hàng hoá giao dịch: - Ở thị trường OTC, các chứng khoán phái sinh phổ biến: hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Các điều khoản ghi trong hợp đồng không tuân thủ theo chuẩn mực nào cả và cũng không bị chi phối hay giám sát của điều luật nào khác, mà ngược lại rất linh hoạt, dựa vào nhu cầu và thoả thuận của chính những người tham gia ký kết hợp đồng. Đây là điểm khác biệt cơ bản so với Thị trường chứng khoán phái sinh tập trung. Thị trường OTC ngày nay đang phát triển rất mạnh. - Còn ở Thị trường chứng khoán phái sinh giao dịch tại Sở, công cụ phái sinh được giao dịch phổ biến trên thị trường là hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai. Hợp đồng giao dịch tại Sở có các điều khoản ghi trong đó được chuẩn hoá về chất lượng (thứ hạng), về thời gian, địa điểm, phương thức, quy mô hợp đồng…, và chịu sự chi phối của các quy định tại Sở, hệ thống luật pháp. Về thành viên giao dịch: - Ở thị trường chứng khoán phái sinh OTC: các thành viên giao dịch là những nhà đầu tư trực tiếp tham gia thực hiện giao dịch, họ không phải qua trung gian nào. - Ở thị trường chứng khoán phái sinh tập trung: thành viên giao dịch bao gồm những thành viên như sau: + Nhà phát hành Chứng khoán phái sinh (Writer or Seller): là những chủ thể sẽ cung cấp chứng khoán phái sinh cho thị trường. Nhà phát hành có thể là cá nhân, tổ chức và cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường do chịu trách nhiệm sẵn sàng đáp ứng mọi lệnh mua hoặc bán của nhà đầu tư đối với chứng khoán phái sinh.
- 8 + Nhà tạo lập thị trường (Market maker): Người tạo lập thị trường sẽ chủ động đưa ra giá đặt mua và chào bán theo cung - cầu của thị trường và đảm bảo cho lệnh mua và lệnh bán luôn được thực hiện. Khi một nhà đầu tư muốn mua/bán chứng khoán phái sinh và không có thành viên nào trên thị trường muốn bán/mua chứng khoán phái sinh đó, nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện giao dịch. Hệ thống này đảm bảo nếu nhà đầu tư muốn mua 1 loại chứng khoán phái sinh nào đó thì sẽ có người sẵn sàng chào bán, và nếu một người muốn bán sẽ có người sẵn sang mua. Do đó, nhà tạo lập thị trường sẽ giúp điều hòa và làm tăng khả năng linh hoạt cho thị trường, thông qua đó tạo ra lợi nhuận cho chính mình từ chênh lệch giá mua và giá bán. + Nhà môi giới (Broker): gồm có môi giới tại các công ty chứng khoán và trên SGD, đây là những người thực hiện giao dịch cho nhà đầu tư. Khi nhà đầu tư muốn đặt lệnh mua hay bán chứng khoán phái sinh sẽ liên hệ với công ty chứng khoán; sau đó, môi giới tại công ty chứng khoán sẽ chuyển lệnh đến nhà môi giới trên sàn. Nhà môi giới trên sàn có thể là người của công ty chứng khoán nơi trực tiếp nhận lệnh từ khách hàng hoặc là một nhà môi giới độc lập hoặc nhà môi giới của công ty chứng khoán khác. + Chuyên viên quản lý sổ lệnh (The order book official): những người này chịu trách nhiệm quản lý các lệnh giới hạn CKPS được chuyển đến nhà môi giới. Thông thường khi đến nhà môi giới trên sàn, lệnh giới hạn có thể không được thực hiện ngay mà sẽ được chuyển đến chuyên viên quản lý sổ lệnh. Người này sẽ đưa lệnh vào máy tính theo một trật tự để theo dõi và thực hiện công khai mức giá đặt mua cao nhất và mức giá chào bán thấp nhất; đồng thời, sẽ tiến hành giao dịch khi có lệnh phù hợp. + Trung tâm thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh: được thành lập và quản lý bởi các sở giao dịch với chức năng làm trung gian thanh toán cho các bên tham gia giao dịch. Công ty Thanh toán bù trừ đảm bảo rằng người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ theo các điều kiện của hợp đồng. Công ty thanh toán bù trừ có một số thành viên, được gọi là các công ty thanh toán và tất cả các giao dịch phải thông
- 9 qua những thành viên này. Các thành viên được yêu cầu phải có một số vốn tối thiểu nhất định và đóng góp thành lập một quỹ đặc biệt để có thể sử dụng khi bất cứ thành viên nào không thể đảm bảo nghĩa vụ thanh toán hợp đồng do mất khả năng chi trả. + Nhà đầu tư (taker/buyer): là những người có nhu cầu mua hoặc bán CKPS trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận hoặc đa dạng hóa danh mục đầu tư hoặc phòng ránh rủi ro do sự biến động giá cổ phiếu. Cơ chế giao dịch: - Trên Thị trường chứng khoán phái sinh, một nhà đầu tư muốn giao dịch, đầu tiên phải mở một tài khoản tại nhà môi giới. Nhà đầu tư sẽ xác định loại hợp đồng, loại chứng khoán, lệnh và số lượng hợp đồng…sau đó thông báo cho nhà môi giới. Công ty môi giới chuyển lệnh đến nhà môi giới trên sàn và thông báo cho thành viên thanh toán hay công ty thanh toán để xử lý giao dịch ban đầu. Công ty thanh toán đặt lệnh thực hiện cho trung tâm thanh toán bù trừ. Sau đó, trung tâm thanh toán bù trừ sẽ chọn ngẫu nhiên một công ty thanh toán mà thông qua đó có một nhà đầu tư vừa bán một hợp đồng. Các thành viên của trung tâm Thanh toán bù trừ sẽ tự động thực hiện các giao dịch có cung- cầu gặp nhau và thông tin cho giao dịch thành công cho các nhà đầu tư đã đặt lệnh mua/bán và đưa thông tin đến Sở giao dịch hoặc gửi thông tin cho các thành viên trong hệ thống giao dịch để làm cơ sở cho giao dịch tiếp theo, thực hiện thanh toán chuyển tiền và cổ phiếu cho nhà đầu tư theo thời gian quy định, thông báo cho nhà đầu tư về sự thay đổi trong tài khoản giao dịch. Hình 1.1: Cơ chế giáo dịch chứng khoán phái sinh Người Nhà môi Thành viên trung mua giới tâm TTBT Trung tâm TTBT Thành viên trung Người Nhà môi tâm TTBT bán giới
- 10 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển thị trƣờng phái sinh Thị trường chứng khoán phái sinh có thể được xem như đã xuất hiện từ thời trung cổ, bắt đầu đơn giản với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai. Lúc đầu, đối tượng của các HĐTL trên thị trường là các mặt hàng đơn giản như lúa mì hay cà phê. Các nhà đầu tư mua và bán các hợp đồng tương lai với mục đích nhằm giảm bớt sự lo ngại xảy ra những biến cố khiến giá bị đẩy lên cao hay xuống thấp trong những tháng sau đó. Đến những năm thập niên 80 của thế kỷ 20, các hợp đồng tương lai bắt đầu nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại. Một số cột mốc chính của sự phát triển thị trường phái sinh: - 24/9/1730: Sàn giao dịch hợp đồng tương lai đầu tiên trên thế giới được thiết lập tại thành phố Osaka, mang tên Sàn giao dịch Gạo Dojima. Dojima là tên một quận ở Osaka. Khi đó chính quyền Edo trả lương cho các samurai bằng gạo. Năm 1730 giá gạo xuống thấp, nên số tiền quy đổi được từ gạo cũng giảm đi. Để giải quyết tình trạng này, người ta nghĩ ra cách mua bán gạo không thanh toán ngay mà thanh toán vào một thời điểm sau này với mức giá hiện tại, đề phòng tình trạng giá gạo còn xuống nữa. Cách này được gọi là mua bán gạo ghi sổ. - 1848: sàn giao dịch Chicago (CBOT) ra đời. Đây là sàn giao dịch các công cụ tài chính phái sinh hiện đại đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, người ta chỉ ký kết các hợp đồng kỳ hạn. Đến năm 1864, các hợp đồng tương lai mới hình thành. - 1949: quỹ đầu tư ngừa rủi ro (hedge fund) đầu tiên trên thế giới được thành lập bởi Alfred Jones (1900-1989), người gốc Úc. Khoảng tháng 5 năm 1949, Alfred thành lập công ty đầu tư với số vốn ban đầu là 100 nghìn đô la Mỹ, trong đó có 40 nghìn đô la tiền túi của ông. Chiến thuật của Alfred là mua thật nhiều cổ phiếu, để sự lên xuống giá mỗi cổ phiếu bị bù trù cho nhau và làm giảm rủi ro đầu tư. Trong suốt 34 năm hoạt động dưới sự điều hành của Alfred, quỹ chỉ lỗ 3 năm. - 1973: Sàn giao dịch quyền chọn Chicago được thiết lập. Đây là sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán tiêu chuẩn hóa đầu tiên trên thế giới. - 1987: nhóm nghiên cứu các công cụ phái sinh của ngân hàng JP Morgan Chase đã phát minh ra Credit Default Swap.
- 11 - 2007: quy mô thị trường các công cụ phái sinh toàn cầu vượt quá 450 nghìn tỷ đô la Mỹ. - 2012: quy mô thị trường các công cụ phái sinh toàn cầu vượt 600 nghìn tỷ đô la Mỹ. 1.1.3 Các công cụ chứng khoán phái sinh phổ biến hiện nay Hợp đồng tƣơng lai (Futures) là việc thoả thuận giữa các bên về những nghĩa vụ mua bán phải thực hiện theo mức giá đã xác định cho tương lai mà không phụ thuộc vào giá thị trường tại thời điểm đó. HĐTL thường được các nhà đầu tư xem là một phương thức tốt để hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Các hợp đồng tương lai nở rộ và phổ biến trong các giao dịch thương mại và bao gồm nhiều loại khác nhau, như Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (index futures), Hợp đồng tương lai lãi suất (interest futures), Hợp đồng tương lai ngoại hối (currency futures), Hợp đồng tương lai nông sản (agricultural futures), Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (metal and mineral futures)... Hợp đồng kỳ hạn (Forwards) là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào: từ nông sản, tiền tệ cho tới chứng khoán. Điểm khác biệt của hợp đồng kỳ hạn với hợp đồng tương lai là giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau dựa theo những ước lượng mang tính cá nhân và giá này vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể thay đổi, tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Hợp đồng quyền chọn (Options): hợp đồng cho phép người mua quyền lựa chọn quyền (không phải nghĩa vụ) mua (call) hoặc quyền bán (put) một tài sản gốc theo giá cụ thể với giá thực hiện vào một ngày cụ thể trong tương lai. Giá trả cho quyền này ngoài giá chính thức chỉ biết được từ hiệu số rủi ro kỳ vọng trong hợp đồng xác định trước với rủi ro thực lúc đáo hạn thì người mua quyền còn phải trả trước phí đặt cọc cho người bán. Phí đặt cọc, hay giá cuộc chơi chính là một bộ phận của giá để nhận ra năng lực dự báo rủi ro của người mua, do đó phí đặt cọc trở thành giới
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
123 p | 843 | 193
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
148 p | 597 | 171
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
148 p | 620 | 164
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Marketing dịch vụ trong phát triển thương mại dịch vụ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
135 p | 556 | 156
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM đến năm 2020
53 p | 404 | 141
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của hoạt động tín dụng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên
116 p | 511 | 128
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng thay đổi thái độ sử dụng thương mại điện tử Việt Nam
115 p | 310 | 106
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên trong hộ gia đình tới thu nhập và an toàn lương thực của hộ nông dân huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
110 p | 342 | 62
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý rủi ro trong kinh doanh của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
115 p | 350 | 62
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Xây dựng chiến lược khách hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
116 p | 193 | 48
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
26 p | 289 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia Lai
13 p | 246 | 36
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kinh tế: Giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum
13 p | 242 | 36
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Ninh Bình trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
143 p | 225 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu một số giải pháp quản lý và khai thác hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện biến đổi khí hậu
83 p | 236 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
26 p | 224 | 16
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển tổng công ty xây dựng số 1 thành tập đoàn kinh tế mạnh trong tiến trình hội nhập quốc tế
12 p | 185 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn