intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau hạt điều để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều Việt Nam

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:130

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu đề tài trong nước trước đây về sàn giao dịch hàng hóa và thị trường giao sau hàng hóa. Kinh nghiệm về quá trình hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng hóa và thị trường giao sau một số quốc gia trên thế giới. Rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng sàn giao dịch hàng hóa và phát triển thị trường giao sau cho ngành điều Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xây dựng thị trường giao sau hạt điều để phòng ngừa rủi ro biến động giá cho ngành điều Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** LÊ MINH NHỨT XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HẠT ĐIỀU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH *** LÊ MINH NHỨT XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HẠT ĐIỀU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2012 Tác giả luận văn Lê Minh Nhứt
  4. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƢƠNG I: THỊ TRƢỜNG GIAO SAU NÔNG SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÕNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA. ...........................................................................................................................4 1.1.Rủi ro đối với hàng nông sản và của ngành điều. .............................................4 1.1.1.Rủi ro đối với hàng nông sản: .....................................................................4 1.1.2.Rủi ro đối với ngành điều ...........................................................................6 1.2.Thị trường giao sau và sàn giao dịch hàng hóa .................................................7 1.2.1.Sự phát triển của thị trường giao sau và sự ra đời của sàn giao dịch hàng hóa:.......................................................................................................................7 1.2.2.Sàn giao dịch hàng hóa .............................................................................10 1.2.3.Lợi ích của sàn giao dịch: .........................................................................14 1.3.Thị trường giao sau đối với việc phòng ngừa rủi ro ........................................16 1.3.1.Các sản phẩm trên thị trường giao sau .....................................................16 1.3.2.Lợi ích của thị trường giao sau: ................................................................17 1.4.Các công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh và sàn giao dịch hàng hóa. ...............................................................................................................................21 1.4.1 .Công trình nghiên cứu về sản phẩm phái sinh .........................................21 1.4.2.Công trình nghiên cứu về sàn giao dịch hàng hóa ....................................23 1.5.Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá hàng hóa trên thị trường giao sau của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:...........24 1.5.1.Mỹ .............................................................................................................24 1.5.2.Ấn Độ ........................................................................................................26 1.5.3.Trung Quốc ...............................................................................................29 1.5.4 .Thái Lan ...................................................................................................32 1.5.5.Malaysia ....................................................................................................33 1.5.6 .Sàn giao dịch kim loại London ................................................................35 1.5.7.Costa Rica .................................................................................................36
  5. 1.5.8.Guatemala .................................................................................................36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................37 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ ĐIỀU TẠI VIỆT NAM. .............................38 2.1.Vai trò và vị trí ngành điều Việt Nam .............................................................38 2.1.1.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước .................38 2.1.2.Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần nâng cao hiệu quả s dụng đất, cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái............................39 2.1.3. Ngành điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống người lao động ...........................................................................41 2.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu điều .......................................42 2.2.1.Tình hình sản xuất điều.............................................................................42 2.2.2.Tình hình tiêu thụ điều thô trong nước .....................................................44 2.3.Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu điều của Việt Nam ...................................45 2.3.1. Xuất khẩu điều của Việt Nam ..................................................................45 2.3.2.Tình hình nhập khẩu .................................................................................48 2.4.Tình hình biến động giá điều ...........................................................................51 2.5.Nguyên nhân của sự biến động giá điều ..........................................................55 2.5.1.Ngu n cung trong nước chưa ổn định ......................................................55 2.5.2.Rủi ro do biến động của giá điều ..............................................................60 2.6. Sự cần thiết về sàn giao dịch hạt điều và thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro biến động giá................................................................................................63 2.6.1. Tiềm năng số lượng những người tham gia thị trường lớn .....................63 2.6.2. Sự biến động giá điều trong nước và thế giới ..........................................64 2.6.3.Kế hoạch gia tăng ngu n cung từ trong nước để đảm bảo số lượng và chất lượng hạt điều cho giao dịch ..............................................................................65 2.6.4.Giao dịch hàng hóa cơ sở ngày càng tăng ................................................67 2.7.Sàn giao dịch hàng hóa hiện nay tại Việt Nam ...............................................69
  6. 2.7.1.Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuộc (BCEC) .............................69 2.7.2.Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) ..................................................70 2.7.3.Sàn giao dịch hàng hóa Sơn Tín (STE) ....................................................71 2.7.4.Lý do thất bại của sàn giao dịch nông sản ở nước ta ................................71 2.7.5.Sản phẩm phái sinh trong nền kinh tế Việt Nam ......................................73 2.8.Khảo sát doanh nghiệp và nông dân tr ng điều về sở giao dịch và thị trường giao sau hàng hóa nông sản ...................................................................................79 KẾT LUẬN CHƢƠNG II.......................................................................................93 CHƢƠNG III: PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG GIAO SAU VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA ĐỂ PHÕNG NGỪA RỦI RO CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM. ........................................................................................................................95 3.1.Điều kiện thành lập thị trường giao sau hàng hóa nông sản Việt Nam ...........96 3.1.1.Chuẩn bị về số lượng và chất lượng hạt điều đáp ứng nhu cầu cho giao dịch giao sau ......................................................................................................96 3.1.2.Xây dựng nền kinh tế ổn định, phát triển vững mạnh và chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả ...............................................................................................98 3.1.3.Xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng, đầy đủ về thị trường giao sau hàng hóa ...........................................................................................................................99 3.2.Xây dựng sàn giao dịch hạt điều ...................................................................100 3.2.1.Vị trí đặt trụ sở chính của sàn .................................................................101 3.2.2.Tạo cơ sở vật chất cần thiết để phát triển giao dịch hàng hóa nông sản 101 3.2.3.Nâng cao chất lượng hạt điều đáp ứng tiêu chuẩn giao dịch ..................102 3.2.4.Xây dựng hệ thống thông tin và dự báo tình hình ..................................103 3.2.5.Đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức nhân lực của sàn giao dịch hàng hóa ...........................................................................................104 3.2.6.Hỗ trợ từ phía nhà nước ..........................................................................105 3.3.Phát triển thị trường giao sau điều ................................................................105 3.3.1.Phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường tiền tệ ..........................106
  7. 3.3.2.Nâng cao nhận thức và kiến thức của chủ thể tham gia thị trường giao sau hàng hóa ...........................................................................................................107 3.3.3.Nâng cao tính thanh khoản của các các công cụ giao sau ......................109 3.3.4.Tăng cường công tác giám sát để đảm bảo thị trường phát triển ổn định và bền vững ..........................................................................................................109 3.3.5.Tham gia thị trường giao sau của nông dân thông qua Hội nông dân: ...110 KẾT LUẬN ............................................................................................................112 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. MỤC LỤC BẢNG Bảng 2.1: Trị giá xuất khẩu điều của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 11/2011: ...................................................................................................................................46 Bảng 2.2: Thị trường Việt Nam nhập khẩu điều .......................................................49 Bảng 2.3: Giá trị nhập khẩu điều thô theo tháng của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011. ...........................................................................................................50 Bảng 2.4: Diễn biến giá điều nhân xuất khẩu trung bình theo tháng trong năm 2010 - 2011: .......................................................................................................................53 Bảng 2.5: Diễn biến giá điều xuất khẩu trung bình của Việt Nam theo tháng: ........54 Bảng 2.6: Diện tích gieo tr ng điều giai đoạn từ 2006 – 2011, nghìn ha: ................56 Bảng 2.7: Năng suất và sản lượng điều của Việt Nam năm 2001 và 2011: .............57 Bảng 2.8: Giá trị công cụ tài chính phái sinh ...........................................................77 của một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2009 ...............................................77
  9. MỤC LỤC HÌNH Hình 2.1: Cơ cấu thị trường nhập khẩu điều của Việt Nam theo lượng 11 tháng đầu năm 2011. ..................................................................................................................47 Hình 2.2: Diện tích gieo tr ng và diện tích thu hoạch điều của cả nước theo năm, 1995-2008 (Ha) .........................................................................................................56 Hình 2.3: Chuỗi cung ứng điều Việt Nam [8] ...........................................................63 Hình 2.4: Giá trị xuất khẩu nhân điều các nước xuất khẩu chính trên thế giới [8] .......68 Hình 2.5: Tỷ lệ doanh thu các sản phẩm phái sinh ...................................................76 trên tổng doanh thu của các NHTM Việt Nam .........................................................76 Hình 2.6:Các biện pháp giảm tác động về giá của doanh nghiệp,ngu n:khảo sát của tác giả ........................................................................................................................80 Hình 2.7: Nhận thức về tầm quan trọng của nông hộ đối với các.............................82 loại rủi ro. ..................................................................................................................82 Hình 2.8: Nhận thức về tầm quan trọng của doanh nghiệp đối với các loại rủi ro, ..83 Hình 2.9: Sự hiểu biết của doanh nghiệp về sản phẩm phái sinh .............................83 Hình 2.10: Nguyên nhân hạn chế s dụng sản phẩm phái sinh ................................86 của doanh nghiệp,......................................................................................................86 Hình 2.11: Nguyên nhân hạn chế s dụng sản phẩm phái sinh ................................86 của nông dân .............................................................................................................86 Hình 2.12:Thực trạng phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp .....................................87 Hình 2.13: Nhu cầu tham gia sàn giao dịch đối với doanh nghiệp ...........................90 Hình 2.14: Giải pháp nâng cao s dụng sản phẩm phái sinh đối ..............................92 với doanh nghiệp .......................................................................................................92 Hình 2.15: Giải pháp nâng cao s dụng sản phẩm phái sinh ....................................93 đối với nông dân, .......................................................................................................93
  10. LỜI MỞ ĐẦU 1 – Lý do chọn đề tài: Xuất khẩu hàng hóa nông sản đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển. Các nhà quản lý kinh tế tại những quốc gia đang phát triển luôn quan tâm đến những sản phẩm có lợi thế và đưa quốc gia đứng đầu về sản xuất, xuất khẩu hàng hóa đó. Ngành điều Việt Nam hiện nay là một trong những ngành chủ lực của nước ta, hàng năm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD đã đưa Việt Nam thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu điều nhân. Trước đây Việt Nam chủ yếu xuất khẩu điều thô chưa qua chế biến, nhưng hiện nay với sự phát triển của chế biến điều nhân xuất khẩu nên hàng năm doanh nghiệp Việt Nam phải nhập khẩu lượng lớn điều thô từ nước ngoài để đáp ứng cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành điều đã thực sự phải đối mặt rủi ro rất lớn với sự biến động thường xuyên về giá, hình thức buôn bán giao ngay truyền thống đã có nhiều rủi ro và hạn chế, như: trong xuất nhập khẩu chất lượng không đảm bảo, giao hàng không đúng hạn và nhiều yếu tố khác tác động như lãi suất, tỷ giá đã tác động đến sản xuất kinh doanh, nhưng những phương pháp phòng ngừa hiện tại không hiệu quả, phương pháp giao dịch có nhiều hạn chế, cơ sở thông tin về giá và thị trường tiêu thụ độ tin cậy không cao. Sàn giao dịch hàng hóa và các sản phẩm phòng ngừa rủi ro của các nước trên thế giới đã chứng minh được vai trò và lợi ích của nó đối với lĩnh vực nông nghiệp và đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Sàn giao dịch hàng hóa cung cấp những công cụ phòng ngừa rủi ro biến động giá, hạn chế rủi ro tốt nhất cho doanh nghiệp và nông dân, công khai, minh bạch thông tin về giá và tiêu thụ hàng hóa để các nhà đầu tư xem xét đưa ra cá quyết định sản xuất
  11. kinh doanh, đảm bảo chất lượng lượng hàng hóa trong giao dịch…Nhưng hiện nay Việt Nam chưa có sàn giao dịch và thị trường giao sau cho hạt điều, vì vậy tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HẠT ĐIỀU ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CHO NGÀNH ĐIỀU VIỆT NAM”. 2 - Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài trong nước trước đây về sàn giao dịch hàng hóa và thị trường giao sau hàng hóa. - Kinh nghiệm về quá trình hình thành và phát triển của sàn giao dịch hàng hóa và thị trường giao sau một số quốc gia trên thế giới. Rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng sàn giao dịch hàng hóa và phát triển thị trường giao sau cho ngành điều Việt Nam. - Biến động giá điều trong nước, rủi ro do tác động của sự biến động về giá và t n tại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu của ngành điều trong nước. - Thực trạng phòng ngừa rủi ro của doanh nghiệp điều Việt Nam, sàn giao dịch hàng hóa và thị trường giao sau hiện nay, khảo sát đối với doanh nghiệp và nông hộ tr ng điều về thị trường giao sau và sàn giao dịch hàng hóa, nghiên cứu các giải pháp để xây dựng sàn giao dịch hạt điều và phát triển thị trường giao sau để phòng ngừa rủi ro do sự biến động giá cho ngành điều. 3 – Mục tiêu nghiên cứu: Xác định sự cần thiết để xây dựng thị trường giao sau hàng hóa nông sản, các điều kiện của ngành điều cho việc xây dựng sàn giao dịch hàng hóa. Việc s dụng các sản phẩm phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau và giao dịch hàng hóa qua các sở giao dịch giúp ngành điều phát triển ổn định góp phần phát triển kinh tế của đất nước.
  12. 4 - Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là ngành điều Việt Nam, sàn giao dịch hàng hóa và các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro biến động giá. Phạm vi nghiên cứu: ngành điều, nông hộ sản xuất và một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu điều. 5 – Phƣơng pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu đề tài, tài liệu, các bài báo, tạp chí và các báo cáo liên quan đến nội dung. - Thực hiện khảo sát, điều tra thực tế đối với một số doanh nghiệp ngành điều trong nước và nông hộ tr ng điều tại Bình Phước và Đ ng Nai kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở báo cáo của các ngân hàng, của ngành và hoạt động của các sàn giao dịch trong nước…để đưa ra nhận xét về rủi ro biến động giá và rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu điều. -Tổng hợp các nội dung nghiên cứu, kinh nghiệm của các nước, kế thừa có phát triển các đề tài nghiên cứu trước đây từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất.
  13. 4 CHƢƠNG I THỊ TRƢỜNG GIAO SAU NÔNG SẢN ĐỐI VỚI VIỆC PHÕNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA. --------------------------- 1.1.Rủi ro đối với hàng nông sản và của ngành điều. Hầu hết các nước đang phát triển đều dựa vào nông nghiệp trong nước để cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, nó tạo nên sự ổn định, đảm bảo an toàn cho phát triển và thông qua xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cung cấp ngoại tệ đáp ứng nhu cầu cho phát triển kinh tế. Sản phẩm từ nông nghiệp là đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản. Ngoài ra, ngành nông nghiệp còn làm phát triển thị trường nội địa thông qua việc người tiêu dùng tiêu thụ hàng hóa công nghiệp, hàng hóa tiêu dùng (vải, đ gỗ, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng), hàng hóa tư liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu, nông cụ, trang thiết bị, máy móc) là tiêu biểu cho sự đóng góp về mặt thị trường của ngành nông nghiệp đối với quá trình phát triển kinh tế. Sự đóng góp này bao g m cả việc bán lương thực, thực phẩm và nông sản nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác. Việc quan tâm bảo vệ nền nông nghiệp trong nước là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của chính phủ các nước đang phát triển, nhưng trong hội nhập kinh tế thế giới các chính sách bảo trợ của chính phủ dần dần phải dỡ bỏ để đảm bảo công bằng trong giao thương quốc tế. Do đó nhu cầu các sản phẩm, công cụ, giải pháp phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả trong nông nghiệp rất cần thiết. 1.1.1.Rủi ro đối với hàng nông sản: Sản phẩm nông nghiệp chứa đựng nhiều rủi ro thuộc về bản chất, như: thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh, biến động giá vật tư đầu vào, biến động bất
  14. 5 thường giá cả đầu ra, đầu vào đã ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh nông sản, rủi ro gặp phải còn có thể phân loại thành: - Rủi ro sản xuất: sự không chắc chắn về số lượng và chất lượng đầu vào. Điều này đối với hàng hóa nông sản là thường gặp phải do chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên. - Rủi ro giá: sự biến động về giá hàng hóa nông sản xảy ra do rủi ro trong sản xuất nêu trên, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động khác, như: chiến tranh, suy thoái kinh tế và các thủ thuật kinh doanh… - Rủi ro thị trường: do không chắc chắn về đầu ra, vì có thể các đối tác sẽ nhập hàng ít nếu như họ tìm được ngu n cung từ các quốc gia khác. - Rủi ro đối tác: trong giao dịch có những đối tác có thể sẽ không thực hiện tốt hoặc không thực hiện những điều khoản trong hợp đ ng, nhưng về thanh toán, giao hàng, vận chuyển… - Rủi ro lãi xuất: do các khoản đảm bảo không chắc chắc có bù đắp được vốn lưu động trong suốt mùa vụ và đầu tư cho mùa vụ tới hay không. Việc thay đổi lãi xuất trong nước ảnh hưởng đến chi phí s dụng vốn vay của các doanh nghiệp. - Rủi ro thể chế: những thay đổi trong cơ chế, chính sách hỗ trợ từ chính phủ có thể tác động đến sản xuất và kinh doanh của ngành. Những cơ chế, chính sách này là những biện pháp hỗ trợ nông nghiệp của nhà nước nhằm tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa nông sản của nước ta và đối phó với hàng nhập khẩu có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế hoặc cho những sản phẩm nông nghiệp. Bảo hộ nông nghiệp thường thực hiện bằng hai cách: + Các rào cản về thương mại hàng hóa nông sản bằng các công cụ thuế quan hoặc phi thuế quan. + Các biện pháp hỗ trợ giá đầu vào, thu mua và bán hàng, cho vay để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
  15. 6 Tùy từng loại sản phẩm, từng thời điểm chính phủ sẽ thực hiện một trong hai cách hoặc phối hợp cả hai cách. - Rủi ro tỷ giá: sự thay đổi tỷ giá ảnh hưởng thu nhập của các đối tượng tham gia xuất nhập khẩu nông sản, cũng như làm thay đổi giá hàng hóa trong nước nhất là đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. - Rủi ro cạnh tranh: hội nhập kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu hàng nông sản không còn là trở ngại nhưng phải cạnh tranh công bằng hơn khi tự do thương mại được mở rộng. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam. Những loại rủi ro này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các nước đang phát triển, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng mà sản phẩm sản xuất ra phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Mặc dù ngành nông nghiệp Việt Nam từ trước đến giờ luôn có can thiệp của chính phủ để bảo hộ, hỗ trợ bằng các chính sách thuế quan và phi thuế quan, nhưng hội nhập nên biến động về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng nhiều, chính phủ các nước dần tháo gỡ các biện pháp bảo hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, vì vậy một sự biến động của một quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có những tác động nhất định đối với thị trường thế giới. 1.1.2.Rủi ro đối với ngành điều Cũng như các mặt hàng nông sản khác, ngành điều cũng có các rủi ro trong nông nghiệp. Trong vài năm qua, được nhận xét của nhiều người là ngành dễ làm giàu, nhưng hiện nay ngành điều cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn trong kinh doanh. Việt Nam nhập khẩu điều thô ngày càng tăng, do vùng nguyên liệu điều trong nước chưa ổn định và có chiều hướng giảm diện tích gieo tr ng, biến đổi khí hậu làm cho nâng suất điều giảm. Doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều ngày càng tăng, 6 tháng đầu năm 2012 số doanh nghiệp tăng thêm là 47, hiện nay có 291 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong đó có 181 doanh nghiệp có chế biến. Các doanh nghiệp
  16. 7 tranh nhau thu mua hạt điều, không qua những quy chuẩn chế biến, việc kiểm soát chất lượng và giá xuất khẩu cũng khó khăn, từ đó làm giảm uy tín sản phẩm điều xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Khả năng phân tích thị trường kém, thông tin nắm bắt không đảm bảo, hiệp hội hoạt động kém hiệu quả, giá cả không theo đánh giá dự kiến của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ điều thô phải qua nhiều kênh đã làm cho giá hạt điều từ nông dân đến doanh nghiệp có chênh lệch nhiều. Do qua nhiều kênh nhỏ nên giao dịch phân tán về mặt địa lý vì vậy sẽ hình thành nhiều giá giao ngay khác nhau, nhiều hộ thu mua ép giá nông dân, đã làm giảm chất lượng điều, một vài doanh nghiệp làm ăn không uy trong thanh toán, giao hàng gây ảnh hưởng đến cho các doanh nghiệp khác, vì vậy đối tác nước ngoài có tâm lý e ngại khi giao dịch hàng hóa với đối tác Việt Nam, ảnh hưởng đến đầu ra trong sản xuất và chế biến điều. Không có một sàn giao dịch hạt điều, vì vậy khi giá điều sụt giảm trong mùa vụ, kênh tiêu thụ có nhiều hạn chế, nhưng không có biện pháp hữu hiệu giúp người nông dân vượt qua, thậm chí còn bị ép giá, nhiều người đã chặt bỏ điều trên diện tích lớn. Thực trạng này cũng vừa xảy ra trong mùa vụ 2012. Vì vậy, tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất, chế biến sẽ nhiều hơn trong thời gian tới… 1.2.Thị trƣờng giao sau và sàn giao dịch hàng hóa 1.2.1.Sự phát triển của thị trƣờng giao sau và sự ra đời của sàn giao dịch hàng hóa: Ngu n gốc của thị trường kỳ hạn được tìm thấy từ thời Trung cổ tại Châu Âu. Do hạn chế trong vận chuyển và thông tin thời đó, nên việc giao thương buôn bán diễn ra hết sức đơn giản. Tuy nhiên, bên cạnh đó một số hợp đ ng kỳ hạn trở nên phổ biến…Mối quan hệ trong hợp đ ng kỳ hạn được hình thành giữa người mua, người bán là thương nhân và nông dân. Vào những năm mất mùa,
  17. 8 người nông dân trữ hàng làm giá cả tăng cao, điều này gây khó khăn cho giới thương nhân. Ngược lại, khi bội thu giới thương nhân lại dìm giá xuống, gây khó khăn cho người nông dân... Để tránh tình trạng đó, thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi mùa vụ để thỏa thuận giá cả trước. Như vậy, rủi ro về giá của hai bên đã được giải quyết. Đến thế kỷ 16, hợp đ ng kỳ hạn được cải thiện, với sự nổi lên của thị trường chứng khoán Paris. Tiếp đến thị trường kỳ hạn được nổi lên thành thị trường chứng khoán Amsterdam vào thế kỷ 17, với nét đặc trưng là hợp đ ng kỳ hạn, quyền chọn về lúa mì, cá Trích và cổ phiếu. Mặc dù, các thị trường phái sinh đã t n tại trong nhiều thế kỷ, nhưng sự tăng trưởng của nó là một phần quan trọng của thị trường tài chính chỉ trong 30 năm. Bây giờ, sản phẩm phái sinh đã phát triển rộng rãi bởi các tập đoàn, các tổ chức tài chính, nhà đầu tư chuyên nghiệp và cá nhân. Từ những bằng chứng thống kê trong năm 2007 cho thấy, các sản phẩm phái sinh tăng trưởng một cách nhanh chóng trên cả hai phương diện, từ nhu cầu người s dụng và khả năng sáng tạo của ngành công nghiệp dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự ra đời của sàn giao dịch hàng hóa phải đi từ sự phát triển của thị trường ở Chicago, lịch s phát triển thị trường ở Chicago đã cho thấy rằng, hệ thống thị trường sẽ dần phát triển cùng với sự phát triển của các thị trường này cũng như khi sự tăng tưởng kinh tế chứ không phải xuất phát từ một thị trường phức tạp ngay từ đầu. Hay nói khác đi, sở giao dịch Chicago không bắt đầu từ một thị trường phát triển ngay như ngày hôm nay. Vào những năm 1840, khi mà việc sản xuất ngũ cốc ngày càng phát triển nhờ sự cải tiến về công nghệ thì những người nông dân ở phía Tây nước Mỹ thường đến Chicago để bán ngũ cốc cho các thương gia, r i sau đó những người này sẽ đưa lượng hàng hoá này đi khắp cả nước. Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Khối lượng sản xuất ngày
  18. 9 càng lớn trong khi hệ thống vận tải chưa phát triển phù hợp không thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Khi những người nông dân này đến Chicago họ không hề biết trước giá cả thị trường, hơn nữa ở Chicago lúc này có rất ít các công cụ để cất trữ hàng hoá và cũng không có một quy trình chuẩn nào để đánh giá chất lượng ngũ cốc, khiến cho nông dân rơi vào thế bị động và phụ thuộc vào thương nhân. Thị trường tiêu thụ hỗn loạn, các nhà đầu cơ lợi dụng tình trạng này ép giá làm giá ngũ cốc giảm mạnh sau vụ thu hoạch r i sau đó lại tăng lên khi ngu n cung đã được giải tỏa. Những hiện tượng mang tính chu kỳ như vậy đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất lương thực, do đó những người nông dân đã tìm cách tránh rủi ro bằng cách bán ngũ cốc trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, kể cả với mức giá thấp hơn một ít so với giá dự kiến khi ngũ cốc được đưa đến thị trường. Người mua và người bán lúc này phải thoả thuận với nhau về số lượng ngũ cốc, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền. Ban đầu, những hoạt động này diễn ra tự phát và đơn lẻ nhưng dần dần do tính ưu việt của nó trong việc tiêu thụ cũng như lưu thông hàng hoá nó lại trở nên ngày càng phổ biến. Do vậy, một thị trường mới dần được hình thành, một thị trường mà ở đó người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai. Tuy nhiên, ở một thị trường mới như vậy, việc tìm được người mua hay người bán đúng với số lượng và chất lượng hàng hoá nông sản mình cần không phải là một việc dễ dàng. Chính vì vậy, trên thị trường lúc này xuất hiện một người thứ ba - người trung gian với vai trò môi giới chắp nối những người cần mua và cần bán lại với nhau. Nhưng việc chắp nối của người trung gian thực không đơn giản, để hành nghề họ cũng phải bỏ thời gian và sức lao động và để thu được lợi nhuận họ cũng phải gánh chịu những rủi ro khi không gặp được đúng người mua và người bán. Các hiện tương như vậy đã đặt ra cho
  19. 10 các nhà kinh tế một nhiệm vụ cần phải giải quyết, một mặt để giải tỏa được những ách tắc trong lưu thông, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác đây cũng là một thị trường kinh doanh hết sức hấp dẫn. Chính vì vậy vào năm 1848, Chicago Board of Trade (CBOT) đã được mở ra bởi 82 thương nhân buôn ngũ cốc ở một thị trấn nhỏ là Midwestern như là một trung tâm mua bán nơi mà những người nông dân và các thương nhân gặp gỡ để đổi tiền lấy việc giao ngay những loại hàng hoá nông sản như lúa mì, trên cơ sở những quy định nhất định đã được CBOT thiết lập sẵn về việc đánh giá và cân đo lúa mì, và việc cất trữ những phần lúa mì còn lại chưa được giao dịch, cũng như là việc đấu thầu giá cả, và giải quyết những tranh chấp diễn ra. Đây chính là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới. 1.2.2.Sàn giao dịch hàng hóa 1.2.2.1.Một số yếu tố trên sàn giao dịch hàng hóa - Tiền bảo chứng (hay mức ký quỹ): là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đ ng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền bằng với giá trị hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì sở giao dịch chỉ quy định một mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Mức yêu cầu về tiền bảo chứng thấp khi tham gia vào các hợp đ ng tại sở giao dịch là một trong những nguyên nhân làm cho chúng trở thành những công cụ đòn bẩy tài chính mạnh mẽ. Các loại tiền bảo chứng trên sở giao dịch g m: + Tiền bảo chứng ban đầu (Initial Margin): Tiền bảo chứng ban đầu là khoản tiền ký quỹ vào tài khoản bảo chứng để bảo đảm trang trải bất cứ khoản lỗ nào do những biến động xấu trên thị trường. Việc ký quỹ tiền bảo chứng ban đầu này được xem như khoản tiền đặt cọc cam kết thi hành hợp đ ng mà hai bên mua bán phải thực hiện. Mức tiền bảo chứng ban đầu cũng
  20. 11 khác nhau tùy loại hợp đ ng và phải trả trước khi chuyển lệnh cho người môi giới. + Tiền bảo chứng duy trì (Maintenance Margin): Khi tiền bảo chứng đạt mức duy trì tối thiểu, nhà đầu tư cần phải nộp tiền để đảm bảo đưa mức tiền bảo chứng trở lại tiền bảo chứng ban đầu (Initial margin). Đây là khoản tiền tối thiểu mỗi hợp đ ng mà khách hàng phải ký quỹ mãi mãi. Khoản bảo chứng này thường thấp hơn khoản tiền bảo chứng ban đầu, nó thường bằng 75% khoản tiền bảo chứng ban đầu. + Tiền bảo chứng biến đổi (Variation Margin hay Margin Call): Những khoản lỗ và lãi của những khách hàng của các thành viên được kết toán thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán lại xác định các mức giá kết toán cho mỗi hợp đ ng trên cơ sở giá niêm yết trên thị trường vào cuối phiên giao dịch. Những thành viên mà bị lỗ ở cuối ngày giao dịch sẽ bị yêu cầu nộp tiền bảo chứng thêm. Các thành viên thanh toán lại chuyển thông báo về số tiền phải nộp thêm cho khách hàng của mình. - Giao hàng hữu hình: Kết thúc một vị thế tương lai bằng việc nhận giao hàng thường là biện pháp „nặng nhọc‟ để hoàn thành nghĩa vụ hợp đ ng. Việc giao hàng hữu hình đặt ra những chi phí rõ rệt: chi phí kho hàng, bảo hiểm, xếp tàu, và lệ phí môi giới. Trên thực tế việc giao hàng hữu hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bởi nó đòi hỏi mua hay bán thực sự một thứ hàng, điều mà các nhà kinh doanh thường không muốn làm trừ khi họ có nhu cầu cụ thể đối với hàng hoá với lý do đó chỉ những công ty kinh doanh hàng hoá mới ưa chuộng hình thức này. - Thanh toán bù trừ (Offsetting): đây là hình thức thanh toán vị thế phổ biến nhất, người mua khởi đầu và kết thúc vị thế của mình bằng việc bán một hợp đ ng tương lai y hệt (cùng một loại hàng và cùng tháng giao hàng). Tương tự, người bán khởi đầu kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0