intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thời cơ, thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, luận văn cố gắng đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, và để hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ======== NGUYỄN THỊ HẢI YẾN ĐỀ TÀI: XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị XHCN Mã số: 05.02.01 Người hướng dẫn : PGS.TS. PHÍ MẠNH HỒNG HÀ NỘI - 2007
  2. MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN ... .............................................................................................................................. 6 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản ....................................................................................................... 6 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ............................................................................... 10 1.3. Thị trường nông sản thế giới và tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam .................................................................................... 14 1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản ... 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .......................................................... 37 2.1. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................................... 37 2.2. Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam ....................................................... 62 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................................................................... 76 3.1. Bối cảnh quốc tế, trong nước và một số quan điểm định hướng chủ yếu đới với xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ........................ 76 3.2. Một số giải pháp chủ yếu ........................................................... 86 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  3. CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN (Xếp theo thứ tự a, b, c,...) AFTA : Khu vực tự do kinh tế ASEAN ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEM : Diễn đàn hợp tác Á - Âu APEC : Diễn đàn hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương CNH, HĐH : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Doha : Vòng đàm phán về giảm các dạng trợ cấp xuất khẩu nhằm hỗ trợ cho các nước đang phát triển (khởi động từ năm 2001). EU : Liên minh Châu Âu FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FAO : Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc GATT : Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : Quĩ tiền tệ quốc tế ICO : Hiệp hội cà phê thế giới Nxb : Nhà xuất bản NSXK : Nông sản xuất khẩu KNXK : Kim ngạch xuất khẩu ODA : Nguồn vốn cam kết viện trợ tự nguyện của các Chính phủ PTNT : Phát triển nông thôn USD : Đô la Mỹ USDA : Bộ Nông nghiệp Mỹ XKNS : Xuất khẩu nông sản WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau 20 năm đổi mới cơ chế kinh tế với các chính sách mở cửa đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế và thực hiện chương trình khuyến khích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước ta, nền kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục với nhịp độ cao và khá ổn định: bình quân hàng năm tăng 5,75% trong giai đoạn 1991-2002, riêng năm 2005 ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước Việt Nam vẫn tăng 3,2%. Trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các vùng sinh thái, đã hình thành được nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông sản xuất khẩu có qui mô lớn như: lúa gạo ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở Đông Nam Bộ, chè ở vùng trung du miền núi phía Bắc. Sự phát triển vượt bậc của hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong nhiều năm qua là một trong những thành tựu nổi bật nhất của công cuộc đổi mới đất nước. Trị giá xuất khẩu hàng nông sản năm 2000 là 2.563,4 triệu USD, đến năm 2003 tăng lên 2.672 triệu USD, năm 2004 là 3.383,6 triệu USD, năm 2005 là 4.467,4 triệu USD, trị giá xuất khẩu hàng nông lâm sản năm 2006 là 6266,1 triệu USD. XKNS hiện là nguồn thu ngoại tệ lớn của đất nước, phục vụ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu và cơ cấu thị trường cũng đã có những thay đổi tích cực. Tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến tăng khá nhanh, thị trường xuất khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu cũng đã có những thay đổi tích cực. Trong nhiều năm liền xuất khẩu đã trở thành động lực chính của tăng trưởng GDP và xuất khẩu nông sản đã góp phần đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, nhờ đó tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế thuần nông, tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hoá, khẳng định rõ vị trí của nền nông nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. 1
  5. Một số nông sản của Việt nam đã khẳng định được vị thế trên thế giới cả về số lượng và chất lượng: Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê, điều nhân, đứng đầu về xuất khẩu hạt tiêu, thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè. Tuy đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhưng cho đến nay xuất khẩu của Việt Nam còn khá nhỏ bé, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm 2005 đạt 32.447,1 triệu USD, trong khi đó nông sản chiếm 4.467,4 triệu USD, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Philippin, Ân Độ,...) [41, 435] Trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia AFTA, ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001), và trở thành thành viên của WTO kinh tế Việt Nam tuy có nhiều cơ hội phát huy lợi thế so sánh, mở rộng thị trường, nhưng cũng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức trước sự cạnh tranh quốc tế gay gắt do chúng ta chưa có mấy lợi thế về trình độ sản xuất, về chủng loại hàng hoá, về kinh nghiệm trong thương mại quốc tế. Vì thế việc tiếp tục đổi mới chính sách để khai thác các lợi thế về tiềm năng nhằm phát triển sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế các loại nông sản hàng hoá xuất khẩu là một trong các vấn đề trọng yếu để Việt Nam phát triển nền kinh tế, mở rộng thị trường và hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế chung của khu vực và thế giới. Trước tình hình đó, Nhà nước cần tìm ra những giải pháp thiết thực để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi gia nhập WTO. Cho nên, việc phân tích thực trạng, vạch ra hạn chế và tìm ra những giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam hiện nay là rất quan trọng. Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh đề tài này đã có nhiều công trình nghiên cứu, trong đó có một số công trình và bài viết tiêu biểu sau: “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Nxb CTQG 2003 của tác giả GSTS Chu Văn Cấp (chủ biên). 2
  6. “Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trong thương mại quốc tế” của tác giả Thân Danh Phúc- Tạp chí kinh tế và phát triển, số 31, 1999. “Một số giải pháp tạo bước đột phá trong xuất khẩu nông sản ở Việt nam”- Tạp chí kinh tế và dự báo, số 3 năm 2000. “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt nam và chương trình đẩy mạnh xuất khẩu nông sản” tác giả Nguyễn Hữu Khải, Nxb Thống kê 2003. “Làm thế nào để thực hiện quy hoạch nông sản xuất khẩu”, Th.S Trịnh Thị Ái Hoa - Số 3/2006 Tạp chí Kinh tế và dự báo. “Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả của hàng nông sản xuất khẩu trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Đình Long – Kỷ yếu khoa học nghiên cứu kinh tế nông nghiệp và phát triển nông sản, 2002. “Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản ở đồng bằng sông Hồng” Luận văn tiến sĩ của tác giả Hoàng Văn Phấn. “Đổi mới một số chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước ta hiện nay” Luận văn thạc sỹ của tác giả Trịnh Thị Ái Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khoa học khác đi sâu nghiên cứu từng loại nông sản xuất khẩu riêng biệt của nước ta thời gian vừa qua như: lúa gạo, cà phê, điều,...(xin xem thêm trong phần tài liệu tham khảo). Nhìn chung vấn đề xuất khẩu nông sản của Việt nam đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên trong bối cảnh mới, đặc biệt là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thì càng có nhiều vấn đề mới cần giải quyết. Trong luận văn này tác giả sẽ đi sâu giải quyết những vấn đề đặt ra có tính thời sự hơn đối với hoạt động xuất khẩu nông sản, đặc biệt là một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và nêu lên những nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản hiệu quả hơn trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích của đề tài: Trên cơ sở phân tích một cách hệ thống vai trò, đặc điểm, thực trạng của xuất khẩu nông sản Việt Nam, thời cơ, thách thức trong điều kiện hội nhập 3
  7. kinh tế quốc tế, luận văn cố gắng đề xuất những nhóm giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, và để hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài: Thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ vai trò của xuất khẩu nông sản trong quá trình CNH, HĐH trong các nước đang phát triển. - Khảo cứu, phân tích kinh nghiệm một số nước trên thế giới làm cơ sở kinh nghiệm cho Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian qua, nhất là thời kỳ 1991 đến nay. - Đề xuất quan điểm, giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản có hiệu quả hơn trong thời gian tới ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn lấy việc phân tích những vấn đề kinh tế chủ yếu của XKNS, phân tích vai trò, định hướng và những giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản làm đối tượng nghiên cứu. Do điều kiện có hạn nên luận văn chỉ nghiên cứu ba loại nông sản trong các loại NSXK chủ lực Việt Nam đó là: gạo, cà phê, chè. Ba loại nông sản này được chọn là do: gạo là hàng xuất khẩu chủ lực tập trung ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ hai thế giới, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 20% khối lượng gạo sản xuất ra. Cà phê là hàng nông sản quan trọng thứ hai của Việt Nam sau lúa gạo, tập trung ở Tây Nguyên, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê. Việc sản xuất cà phê hầu hết dành cho xuất khẩu (95%) là nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Hiện nay hai mặt hàng này được Chính phủ phân vào nhóm nông sản có khả năng cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu gạo và cà phê thường chiếm khoảng từ 50% đến 70% tổng KNXK nông sản của ta. Mặt hàng chè được trồng chủ yếu ở khu vực trung du, miền núi phía Bắc và Lâm Đồng, mặc dù KNXK chưa lớn nhưng cũng xếp thứ bảy trong các 4
  8. nước xuất khẩu chè lớn của thế giới. Xuất khẩu chè chiếm tỷ trọng 75% đến 85% lượng chè sản xuất. Chè của Việt Nam thuộc nhóm NSXK có khả năng cạnh tranh có điều kiện, mặt khác chè lại thuộc nhóm cây “xoá đói giảm nghèo” của Việt Nam. Vì thế cùng với gạo và cà phê, chè cũng trở thành mặt hàng nông sản có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Hơn nữa ba loại cây lại nằm ở ba miền Bắc, Trung, Nam có thể khái quát cho tình hình XKNS ở Việt Nam. Dưới góc độ kinh tế chính trị, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những vấn đề cơ bản và chủ yếu để phân tích, lấy địa bàn cả nước làm không gian nghiên cứu, hướng sự phân tích tập trung vào thời kỳ 1991 đến nay, vì từ năm 1991 XKNS bắt đầu có sự tăng trưởng mạnh, đạt giá trị lớn. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp của khoa kinh tế chính trị: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu, luận văn chú trọng một số phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh để phục vụ cho việc nghiên cứu. Về thực tiễn, luận văn xuất phát từ tình hình xuất khẩu của nông sản Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong khu vực,... 6. Đóng góp mới của luận văn: - Phân tích thực trạng XKNS, đưa ra các đánh giá cần thiết, đặc biệt làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với lĩnh vực xuất khẩu nông sản. - Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh hoạt động XKNS trong thời gian tới của Việt Nam. 7. Kết cấu luận văn Tên luận văn : “Xuất khẩu hàng nông sản ở Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” Kết cấu: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, về nội dung, luận văn được chia làm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Một số vấn đề chung về xuất khẩu hàng nông sản. 5
  9. Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Một số quan điểm và các giải pháp kinh tế chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản trong thời gian tới. 6
  10. NỘI DUNG CHƢƠNG1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN 1.1. Khái quát về lý thuyết lợi thế trong sản xuất và xuất khẩu nông sản Mỗi quốc gia đều chỉ có những nguồn lực nhất định. Để sản xuất ra một mặt hàng nào đó với số lượng bao nhiêu, nhiều hay ít so với những mặt hàng khác thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý. Xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, đương nhiên mỗi quốc gia cần lựa chọn việc sản xuất ra những mặt hàng có lợi thế so sánh lớn nhất để trao đổi với nhau, nhờ đó có thể tận dụng và phát huy được các lợi thế sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng cao hiệu qủa sản xuất. Từ thế kỷ XVIII, các nhà khoa học người Anh là Ađam Smith và David Ricacdo đã đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối và lợi thế tương đối, đến nay các lý thuyết này vẫn là lý thuyết nền tảng của thương mại quốc tế. 1.1.1. Lợi thế tuyệt đối Ađam Smith (1723-1770), nhà kinh tế học cổ điển người Anh trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng : “Thương mại quốc tế mang lại lợi ích cho các quốc gia bắt nguồn từ nguyên tắc phân công”. Ông là nhà kinh tế đầu tiên trên thế giới nhận thấy phân công quốc tế, tiến bộ kinh tế và đầu tư là những động lực của phát triển kinh tế. Ađam Smith cũng đã phê phán những mặt hạn chế của Chủ nghĩa trọng thương và chứng minh rằng thương mại quốc tế đã giúp cho các nước tăng được giá trị tài sản của mình trên nguyên tắc phân công quốc tế. Ađam Smith cho rằng mỗi quốc gia cần chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà mình có lợi thế tuyệt đối. Những tiêu chuẩn quyết định cho sự lựa chọn ngành được chuyên môn hoá trong phân công quốc tế là những điều kiện tự nhiên về địa lý và khí hậu mà chỉ nước đó mới có mà thôi. Nói cách khác, theo ông, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên là nguyên nhân của thương mại quốc tế và quyết định cơ cấu thương mại quốc tế. 7
  11. Theo Ađam Smith, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực và tài nguyên sẵn có của mình như : đất đai, lao động, nguồn vốn, khoa học, công nghệ và kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh,...Như vậy các quốc gia cần tiến hành sản xuất chuyên môn hoá những mặt hàng nào đó mà họ có lợi thế tuyệt đối về các nguồn lực, sau đó tiến hành trao đổi với các nước thì hai bên đều có lợi. Ông cho rằng, hai quốc gia trao đổi thương mại với nhau là dựa trên cơ sở tự nguyện và cùng có lợi (vì nếu không có lợi thì các quốc gia sẽ từ chối tham gia), lợi ích của thương mại bắt nguồn từ lợi thế tuyệt đối của một quốc gia. Từ lập luận đó Ađam Smith chủ trương là phải tự do kinh doanh vì mỗi cá nhân và doanh nghiệp đều có mục đích thu lợi nhuận tối ưu. Do vậy việc cho phép tự do kinh doanh sẽ đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Trong quá trình trao đổi thương mại, nguồn lực của các nước sẽ được lựa chọn sử dụng có hiệu quả cao hơn, tổng sản phẩm của toàn thế giới sẽ gia tăng và bằng cách đó mọi người dân của các nước đều được tiêu dùng nhiều loại sản phẩm theo mức mong muốn lớn hơn thông qua thương mại quốc tế. Như vậy, sản xuất chuyên môn hoá dựa vào lợi thế tuyệt đối trong thương mại quốc tế đảm bảo có lợi cho các nước. Tuy nhiên, lợi thế tuyệt đối chỉ giải thích được một phần của thương mại quốc tế. Bởi lẽ trên thực tế, nếu như ở một vài quốc gia nào đó vì không có những tài nguyên thiên nhiên dồi dào và không có các tiềm năng to lớn như các nước khác thì liệu những quốc gia đó sẽ không thể tham gia vào thương mại quốc tế hay sao? Chính vì vậy, việc đẩy mạnh thương mại quốc tế của nhiều nước phát triển vốn dĩ nghèo tài nguyên thiên nhiên như : Nhật, Thụy Sĩ, Áo,... sẽ không thể giải thích được bằng lý thuyết lợi thế tuyệt đối. Vì sự hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối trước tình hình phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế nên đã ra đời lý thuyết lợi thế tương đối. 1.1.2. Lợi thế tƣơng đối Trên cơ sở kế thừa và phê phán lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Ađam Smith, David Ricacdo đã xây dựng nên học thuyết về lợi thế so sánh hay còn gọi là học thuyết lợi thế tương đối. Ông cho rằng sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên mà còn về điều kiện sản xuất nói chung nhưng 8
  12. đều có lợi khi chuyên môn hoá sản xuất một sản phẩm nào đó và cùng tham gia vào thương mại quốc tế. Nguyên tắc này chỉ ra rằng : một nước (hoặc một người) có thể nâng cao mức sống và thu nhập thực tế của mình bằng cách chuyên môn hoá vào việc sản xuất những hàng hoá có năng suất tương đối cao hơn. Điều đó có nghĩa là bất cứ quốc gia nào cũng có lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế dù rằng quốc gia đó có hay không có các điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn hẳn các nước khác. Theo David Ricacdo thì trong qúa trình tham gia thương mại quốc tế, các quốc gia sẽ lựa chọn sản xuất loại hàng hoá và dịch vụ có lợi nhất cho xuất khẩu và nhập khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ, mà việc sản xuất chúng có nhiều bất lợi. Xét cho cùng, lợi thế so sánh là do có sự khác biệt quốc tế về năng suất lao động tương đối. Theo thuyết “lợi thế tương đối” chuyên môn hoá quốc tế không nhất thiết phải tập trung vào các ngành có lợi thế tuyệt đối, nó chỉ đòi hỏi có được lợi thế tương đối mà thôi. Tuy nhiên, mô hình của David Ricacdo cũng còn hạn chế ở chỗ: ông đã dựa trên hàng loạt các giả thiết đơn giản hoá lý thuyết về giá trị lao động để chứng minh cho qui luật này. Nhưng trên thực tế, lao động không phải là đồng nhất, những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau với những mức lương khác nhau. Hơn nữa, hàng hoá được làm ra không chỉ do một yếu tố lao động mà còn có sự tham gia của nhiều yếu tố nữa như: đất đai, vốn, khoa học - công nghệ. Mặt khác, mô hình David Ricacdo cũng bỏ qua vai trò về lợi thế nhờ qui mô. Lý thuyết “lợi thế so sánh” hay “lợi thế tương đối” mới chỉ ra được cơ sở và nguyên tắc của sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, còn cơ chế hoạt động của nó như thế nào trên thực tế chưa được nghiên cứu kỹ. Chính vì vậy, lý thuyết này đã được nhiều nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển thêm. Nhằm hoàn thiện lý thuyết chung về kinh tế quốc tế Haberler đã đưa ra lý thuyết về chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của một sản phẩm được hiểu là số lượng sản phẩm khác phải hy sinh để dành tài nguyên cho sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đó. Chi phí cơ hội tăng tức là một quốc gia phải hy sinh nhiều hơn để dành tài nguyên cho việc sản xuất một đơn vị sản phẩm. 9
  13. Theo Haberler, chi phí cơ hội ở từng quốc gia có sự khác nhau và điều này làm cơ sở phát sinh thương mại quốc tế. Để tham gia vào thương mại quốc tế, mỗi quốc gia nên chuyên môn hoá sản xuất một loại sản phẩm, nhưng do chi phí cơ hội tăng nên quá trình chuyên môn hoá sẽ chỉ diễn ra cho đến khi giá cả so sánh ở các quốc gia là như nhau. Điều này giải thích tại sao các nước đều chuyên môn hoá không hoàn toàn vào một sản phẩm mà còn sản xuất các sản phẩm khác nữa. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, dưới tác động của nhiều nhân tố, mà trước hết là cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, kinh tế thế giới và phân công lao đông quốc tế có những biến đổi sâu sắc. Trong tình hình đó, hai nhà kinh tế Thuỵ Điển là Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã hoàn thiện thêm lý thuyết lợi thế so sánh, chỉ ra cơ chế hoạt động của “lợi thế tương đối” theo nguyên tắc sự cân bằng giá cả của các yếu tố sản xuất. Căn cứ vào yếu tố sản xuất, các quốc gia sẽ được phân thành hai nhóm : - Nhóm các quốc gia có lợi thế về nguồn lao động, tư liệu sản xuất và điều kiện tự nhiên (đất đai, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng,...) - Nhóm các quốc gia có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ. Căn cứ vào vai trò hiệu quả sinh lợi thì ngành kinh tế được phân thành hai loại : - Ngành có khả năng tạo ra hiệu quả sinh lợi cao. - Ngành không có nhiều khả năng tạo ra hiệu quả sinh lợi cao. Lý thuyết Heckscher-Ohlin phát biểu như sau: Một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm mà nó sử dụng tập trung các yếu tố ở quốc gia đó tương đối dư thừa, nhập khẩu những sản phẩm mà nó sử dụng tập trung các yếu tố ở quốc gia đó tương đối khan hiếm. Như vậy, lý thuyết Heckscher-Ohlin đã giải thích được sự khác nhau trong giá cả sản phẩm so sánh. Nói cách khác lợi thế so sánh giữa các quốc gia chính là sự khác nhau giữa các yếu tố dư thừa tương đối hay nguồn lực vốn có của mỗi quốc gia. Lý thuyết về lợi thế tương đối là có căn cứ khoa học và được kiểm nghiệm trên thực tế, do đó cần được nghiên cứu vận dụng một cách sáng tạo 10
  14. vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong quá trình đổi mới chính sách ngoại thương và kinh tế đối ngoại. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc nghiên cứu nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nếu bỏ qua lợi thế so sánh thì có thể phải trả giá đắt về mức sống và tăng trưởng kinh tế. 1.2. Vai trò của xuất khẩu hàng nông sản trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xuất khẩu hàng nông sản là việc một nước mang hàng hoá nông sản của đất nước bán ra thị trường ngoài nước. Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở những nước trong khu vực (Malaysia, Singapor, Hàn Quốc, Thái Lan..) có điều kiện tương đồng như ở Việt Nam đã chỉ rõ nhờ có chính sách đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở phát huy các lợi thế và tiềm năng của đất nước mà đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa đất nứơc nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành những quốc gia phát triển, có nền kinh tế giàu có, hiện đại. Do vậy xuất khẩu là đòn bẩy quan trọng của tăng trưởng kinh tế, xã hội. Việt Nam là nước có đủ 4 yếu tố rất cơ bản về lợi thế trong hoạt động XKNS bao gồm: vị trí địa lý, nguồn lực lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi, chính sách đổi mới và sự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước cho rằng : XKNS là một bộ phận quan trọng trong chiến lược xuất khẩu Việt Nam trong thế kỷ XXI. Đó cũng là một bộ phận trọng yếu của vấn đề đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Giải quyết tốt vấn đề này là một yêu cầu có tính quyết định của Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Ở những nước đang phát triển, CNH, HĐH là nhiệm vụ trọng tâm để đưa nền kinh tế lạc hậu, dựa chủ yếu vào nông nghiệp thành nền kinh tế công 11
  15. nghiệp phát triển. Xuất khẩu hàng nông sản là một cách thức quan trọng để thúc đẩy Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển. Xuất khẩu nông sản cho phép các nước đang phát triển phát huy tốt nhất những lợi thế so sánh ban đầu của mình (là nước nông nghiệp, có nguồn lao động rẻ), do đó làm cho tiến trình CNH, HĐH diễn ra hiệu quả hơn. Những khía cạnh cụ thể thể hiện vai trò của XKNS là: 1.2.1. Xuất khẩu nông sản tăng cƣờng quĩ ngoại tệ cho các nƣớc đang phát triển, tạo điều kiện thúc đẩy tích lũy vốn phục vụ cho quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế học đã cho thấy quá trình tái sản xuất gồm 4 khâu : Sản xuất - Phân phối - Trao đổi - Tiêu dùng Trong đó ngoại thương nói chung và xuất khẩu nói riêng nằm ở khâu trao đổi. Muốn quá trình trao đổi thông suốt, với qui mô lớn, tốc độ nhanh, đòi hỏi lực lượng sản xuất của nước đó phải phát triển. Ở Việt Nam, nông nghiệp là ngành truyền thống, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP: nếu tính từ năm 1986 đến năm 2005, năm cao nhất chiếm 46,3% (1998), và thấp nhất là năm 2001 cũng chiếm 23,3%. Bước đi ban đầu của hoạt động xuất khẩu là phải tập trung vào những mặt hàng nông sản. Đây là một hướng đi tất yếu, phù hợp khách quan, phát huy được lợi thế so sánh của chúng ta. Chính vì vậy, nhóm hàng nông sản chiếm trung bình hơn 20% trong tổng KNXK của cả nước giai đoạn 1991 - 2005. Không những thế, một số nông sản thực phẩm còn được xuất khẩu ở mức thứ 2, thứ 3 trên thế giới như: gạo, cà phê, hồ tiêu, điều (năm 2005 gạo, cà phê xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới). Đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần, sản xuất nông nghiệp còn mang tính chất của một nền sản xuất nhỏ. Để nâng cao hiệu quả sản xuất và XKNS , chúng ta cần đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Song với nội lực hiện tại của đất nước, thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ mới là rất quan trọng. Xuất khẩu đã và đang đóng góp một phần không nhỏ vào việc tạo ra nguồn vốn bằng ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu vật tư, thiết bị nông nghiệp. 12
  16. Năm 1995 kim ngạch nông sản xuất khẩu đạt 1745,8 triệu USD, năm 2000 đạt 2563,4 triệu USD và tổng kim ngạch 5 năm (1995 - 2000) đạt 15.122,8 triệu USD, tới năm 2005 KNXK nông sản đạt 4467,4 triệu USD. Đây là con số không nhỏ chút nào và cũng không dễ có chút nào, nếu phải so sánh với con số của ODA hoặc FDI. Điều này không những nói về mặt lượng mà còn nói lên đây chính là nguồn vốn của chính chúng ta, mà nếu đi vay, thì tất yếu trước hay sau cũng phải trả bằng cách này hay cách khác. 1.2.2. Xuất khẩu nông sản đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hàng NSXK tăng không chỉ đem lại nhiều ngoại tệ mà còn tạo thêm công ăn việc làm trong nước thông qua các hoạt động thu, gom, vận chuyển, phân loại, chế biến hàng nông sản ở vùng, địa phương. Điều này sẽ thúc đẩy công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển ở nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đây là những mặt chủ yếu của công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa, tức là xuất khẩu những gì ta có. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu rất nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp, không có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển . Hai là, coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, nhằm xuất khẩu những gì mà thị trường thế giới cần. Quan điểm này chính là xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm. 1.2.3. Xuất khẩu nông sản thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế nhanh hơn, tạo thu nhập cho nông dân, tích cực tạo ra việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. 13
  17. Ở Việt Nam, sau những năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp có bước phát triển về chất. Điều đó không chỉ biểu hiện ở chỗ tạo thêm nhiều việc làm trong nông nghiệp, nông thôn, làm tăng thu nhập của các tầng lớp trong nông thôn, mà còn góp phần từng bước khắc phục tình trạng đói nghèo. Năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam là 58%, giảm xuống còn 19,5% năm 2004, đến cuối năm 2005 còn 7% (theo tiêu chuẩn cũ). Số lao động được giải quyết việc làm trong năm 2006 là 668,5 nghìn lượt người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thành thị đã giảm từ 5,3% năm 2005 xuống 4,4% năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 19% năm 2006. Cũng trong năm 2006 cả nước đã xây dựng mới được 5 vạn căn nhà và sửa chữa 3 vạn ngôi nhà tình nghĩa và tình thương cho các hộ chính sách và hộ nghèo với tổng trị giá trên 440 tỷ đồng. Đó cũng chính là những thành tựu rất cơ bản và cũng rất quan trọng của nông nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua. 1.2.4. Xuất khẩu nông sản khuyến khích khu vực công nghiệp (trƣớc hết là công nghiệp chế biến nông sản), dịch vụ (các dịch vụ tài chính - ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ xã hội) phát triển. Đồng thời với quá trình phát triển thị trường các sản phẩm nông sản sẽ là việc hình thành và phát triển thị trường công nghệ đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả các sản phẩm nông nghiệp của các nước đang phát triển. 1.2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cƣờng địa vị kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trƣờng thế giới. Quan hệ kinh tế đối ngoại là tổng thể các mối quan hệ về thương mại - kinh tế và khoa học kỹ thuật giữa một quốc gia này với một quốc gia khác bao gồm các hình thức sau : xuất khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, đầu tư quốc tế, dịch vụ - du lịch, hợp tác sản xuất kinh doanh,... Ở Việt Nam, trước những năm 1980 các hình thức quan hệ này còn rất mới mẻ và hầu như chưa phát triển mạnh. Sau những năm đổi mới cơ chế kinh tế Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường củng cố và phát triển nhiều hình thức quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó hình thức xuất khẩu hàng hoá phát triển 14
  18. nhanh và ổn định. Nhờ vây, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 150 nước và lãnh thổ, hoạt động thương mại đã đạt được những kết quả to lớn, củng cố vị trí và uy tín của mình trong cộng đồng các nước. Có thể khẳng định rằng : xuất khẩu chính là cơ sở để đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước và mở rộng các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Đối với những nước có lợi thế về đất đai, thời tiết, khí hậu và các nguồn lực khác thì nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong việc sản xuất NSXK, nhất là các nước đi lên từ ngành nông nghiệp như Việt Nam. Cho đến nay, xét trên nhiều chỉ tiêu kinh tế, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Để có thể vươn lên đạt trình độ phát triển ngang tầm với các quốc gia khác trong khu vực, chúng ta cần phải đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong một thời gian tương đối dài. Định hướng thay thế nhập khẩu, như kinh nghiệm của nhiều nước đã chỉ ra, có thể mang lại tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian nhưng không thật bền vững. Đến một giai đoạn nhất định do sức mua của thị trường nội địa hạn chế sẽ không cho phép tiếp tục phát triển sản xuất trên qui mô tối ưu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới tốc độ tăng trưởng. Phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu, do lấy đích là thị trường ngoài nước, sẽ có nhiều khả năng tránh được trở ngại trên. Sản xuất sẽ phát triển tới quy mô kinh tế tối ưu, các nguồn lực được sử dụng hợp lý, qua đó đảm bảo một tốc độ cao và bền vững. Đối với Việt Nam, chiến lược hợp lý nhất cần được ưu tiên trong thời gian tới vẫn sẽ là “hướng về xuất khẩu”. Cần nhất quán coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của hoạt động kinh tế đối ngoại. Như vậy là tất cả các hình thức ưu đãi cao nhất phải được dành cho sản xuất hàng xuất khẩu, trước hết tập trung vào các ngành chủ lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá. 1.3. Thị trường nông sản thế giới và tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam. 1.3.1. Thị trƣờng nông sản thế giới Sau khủng hoảng kinh tế ở Châu Á 1997, kinh tế thế giới đã có những biến động lớn và sa sút hơn nhiều so với những năm trước 1997 - năm được coi là thành công nhất về phương diện kinh tế thế giới. Về mặt hàng nông sản thực 15
  19. phẩm, buôn bán trên thế giới tăng thêm khoảng 84 tỷ USD trong thập kỷ qua. Giá ngũ cốc, lúa mì, ngô biến động theo xu hướng giảm xuống do cung lớn hơn cầu. Trong khi đó khối lượng gạo xuất khẩu của thế giới tăng lên chút ít: trong giai đoạn 1990 -1995 dao động từ 15-20 triệu tấn năm (năm cao nhất là 1995 đạt 21 triệu tấn); giai đoạn 1996-2000 lượng gạo buôn bán trên thị trường thế giới là 20,4 triệu tấn/năm (năm cao nhất là 1998 với 24,5 triệu tấn, năm 2000 là 21,2 triệu tấn); năm 2005 tăng lên đạt 29,21 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2005 là 415,1 triệu tấn. Trung Quốc là nước sản xuất gạo lớn nhất thế giới chiếm 1/3 lượng gạo toàn cầu. Xuất khẩu gạo năm 1994 của Trung Quốc đạt 1,5 triệu tấn, song những năm sau đó giảm nhiều do nhu cầu về gạo trong nước rất lớn. Từ năm 1998 trở lại đây sản lượng gạo Trung Quốc không đủ tiêu dùng, Trung Quốc đang chuyển sang nhập khẩu gạo vì nhu cầu trong nước ngay càng tăng trong khi nguồn cung không đáp ứng đủ mức cầu ấy. Năm 2005/2006 sản lượng gạo của Trung Quốc đạt 126,4 triệu tấn nhưng vẫn không đủ mức tiêu dùng. Nước xuất khẩu gạo lớn nhất là Thái Lan với khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo/năm. Gạo phẩm chất tốt của Thái Lan rất dễ chiếm lĩnh thị trường thế giới (gạo thơm Hương Nhài chiếm 20% trong tổng lượng gạo xuất khẩu, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, luôn cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Mỹ). Còn gạo chất lượng thấp và gạo tấm thì bị gạo của Việt Nam cạnh tranh. Mỹ là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, hàng năm xuất khoảng 2,5 - 3,0 triệu tấn, chủ yếu cạnh tranh trên thị trường gạo chất lượng cao. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác bao gồm : Ấn Độ, Pakistan, Úc, Uruguay, Ai Cập, Myanmar. Trung Đông là thị trường chủ yếu tiêu thụ gạo chất lượng cao với lượng nhập khẩu hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn. Iran là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới, cho dù đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh sản xuất trong nước. Năm 1997 Iran nhập tới 1,4 triệu tấn gạo, năm 1998 Saudi Arabia nhập khẩu khoảng 0,7 triệu tấn, còn Iraq nhập 0,6 triệu tấn. Do ảnh hưởng của trận động đất, sóng thần xảy ra cuối năm 2004 tại một số nước Nam Á và Đông Nam Á, nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippin, Bangladesh, cũng như của các nước Châu Phi, 16
  20. Trung Mỹ tăng mạnh, khiến cho giá gạo trên thị trường thế giới năm 2005 liên tục tăng và giữ ở mức cao. - Về cà phê : các nước sản xuất chủ yếu là Brazin chiếm 30% sản lượng cà phê thế giới, Colombia - 20%, tiếp theo là Inđonêxia, Việt Nam. Tổng diện tích cà phê thế giới niên vụ 1998/1999 khoảng 11,5 triệu ha, sản lượng là 6,5 triệu tấn. Sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu khá cao, chiếm khoảng 80% sản lượng sản xuất ra. Kim ngạch xuất khẩu cà phê thế giới tăng dần qua các năm: năm 1991 mới chỉ đạt 6,3 tỷ USD thì đến năm 1995 đã tăng lên 11 tỷ USD và năm 1999 đạt 14 tỷ USD. Kể từ năm 2001 khi lượng cung cà phê trên thế giới tăng mạnh (do thời tiết thuận lợi, cây cà phê ở Braxin bước vào kỳ tăng trưởng nhất), nên giá cả cà phê giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Tình trạng này kéo dài đến hết năm 2004. Năm 2005 được coi là một năm sáng sủa đối với ngành cà phê thế giới, việc khủng hoảng thừa cung đã dần được khống chế. Trên thị trường thế giới năm 2005, giá cà phê cả Arabica và Robusta đều đã cải thiện đáng kể. Braxin và Việt Nam là hai nước có ảnh hưởng quyết định đến diễn biến giá cà phê thế giới. Diễn biến giá cả cà phê thế giới rất phức tạp, lên xuống thất thường, dao động từ 1500 đến 3200 USD/tấn (thời điểm cao nhất là tháng 9/1994 với giá là 4260 USD/tấn cà phê Arabica giảm xuống còn 1450 USD/tấn vào tháng 8/ 2000, còn giá cà phê Robusta là 623 USD/tấn). Cuối năm 2005, giá cà phê liên tục giữ ở mức cao, cà phê Arabica là 2175 USD/tấn, cà phê Robusta là 1115 USD/tấn (do ảnh hưởng bởi nguồn tin sản lượng hạn chế ở hầu hết các nước sản xuất, vì thời tiết xấu). Các nước nhập khẩu cà phê chủ yếu là Anh, Đức, Bỉ, Bắc Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Pháp, Phần Lan...với cơ cấu nhập khẩu theo chiều hướng tăng tỷ trọng cà phê Arabica (cà phê ngon), giảm tỷ trọng cà phê Robusta. - Về chè: Cho đến nay, chè được sản xuất ở 39 nước thuộc cả 5 châu lục, trong đó chủ yếu là sản xuất ở Châu Á (80% chè thế giới). Tổng sản phẩm (chè chế biến/ chè khô) được sản xuất ra đến nay đạt trên dưới 3 triệu tấn/ năm (năm 2003: 3.149.356 tấn, năm 2004: 3.326.085 tấn, năm 2005: 3.376.031 tấn). 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2