intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

32
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của các ngân hàng cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CẨM THẠCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN CẨM THẠCH YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN *** Lời đầu tiên, tôi xin cam đoan luận văn "Yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Mộng Tuyết - Khoa Ngân Hàng - Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Với những hạn chế về thời gian, kiến thức, kinh nghiệm nên đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Tôi mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của Quý thầy cô để hoàn chỉnh hơn luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ Trần Cẩm Thạch
  4. Mục lục TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu. ....................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 2 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.3 Tổng quan học thuật......................................................................................... 3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .................................................................. 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................ 4 1.6 Kết cấu đề tài..................................................................................................... 5 1.7 Đóng góp của đề tài .......................................................................................... 5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 7 2.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời của ngân hàng.................................................. 7 2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại ........................................................... 7 2.1.2 Khái niệm về tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại ............................ 7 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời của ngân hàng .................................. 8 2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return On Asset) ................. 8
  5. 2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) ......... 8 2.2.3 Chỉ số tỷ lệ lãi cận biên (NIM: Net Interest Margin) .................................. 9 2.3 Tổng quan các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của NHTM .................. 9 2.3.1 Các yếu tố nội tại của các NHTM ............................................................... 9 2.3.2 Các yếu tố bên ngoài tác động đến tỷ suất sinh lời của NHTM ................ 13 2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. ............................................................................................ 15 2.4.1 Nghiên cứu của Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và Maysoon Hejazi (2008) .......................................................................................................... 15 2.4.2 Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) ........ 17 2.4.3 Nghiên cứu của Hassan Hamadi và Ali Awdeh (2012) ............................. 18 2.4.4 Nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014) .................................................... 20 2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 23 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 25 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NHTMCP NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ................................. 26 3.1 Tổng quan các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ......................... 26 3.1.1 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. ........................ 26 3.1.2 Tổng quan về các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ................... 29 3.2 Thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam 31 3.3 Thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................................................................... 33 3.3.1 Các yếu tố nội sinh..................................................................................... 33 3.3.2 Các yếu tố ngoại sinh ................................................................................. 41 3.4 Đánh giá chung thực trạng tỷ suất sinh lời và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ........................... 44 3.4.1 Xu hướng tỷ suất sinh lời ........................................................................... 44 3.4.2 Những thành tựu đạt được ......................................................................... 46
  6. 3.4.3 Những hạn chế ........................................................................................... 47 3.4.4 Những nguyên nhân chủ yếu ..................................................................... 47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 48 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM . 49 4.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................ 49 4.2 Các biến nghiên cứu ....................................................................................... 49 4.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 51 4.4 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................................... 52 4.5 Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 53 4.5.1 Mô tả mẫu nghiên cứu ............................................................................... 53 4.5.2 Kết quả hồi quy các yếu tố tác động đến NIM của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................................................................................. 56 4.5.3 Kiểm định các giả thiết hồi quy ................................................................. 58 4.6 Thảo luận về kết quả nghiên cứu .................................................................. 62 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................... 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................... 65 5.1 Giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lời của NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam.................................................................................................................... 65 5.1.1 Đối với các ngân hàng thương mại ............................................................ 65 5.1.2 Đối với Nhà nước ...................................................................................... 67 5.2 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 69 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................... 70 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG TRONG MẪU NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP DỮ LIỆU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG MẪU NGHIÊN CỨU
  7. PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH FEM PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO MÔ HÌNH REM
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ACB Ngân hàng TMCP Á Châu BID Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam CAP Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản CPI Consumer Price Index - Chỉ số giá tiêu dùng CTG Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam DEPOSIT Biến Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản EIB Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam FEM Mô hình tác động cố định GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GLS Mô hình ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát HBB Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội HNX Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội Hose Sở Giao Dịch Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh LOAN Biến tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản MBB Ngân hàng TMCP Quân Đội NCB Ngân hàng TMCP Quốc Dân NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt NHNN Ngân hàng Nhà Nước NHTM Ngân hàng Thương Mại NHTMCP Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần NIM Net Interest Margin - Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
  9. NVB Ngân hàng TMCP Nam Việt OLS Phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu REM Mô hình tác động ngẫu nhiên ROA Return on assets - Lợi nhuận trên tổng tài sản ROE Return on Equity - Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SIZE Biến quy mô ngân hàng SSA Các nước Châu Phi cận Sahara STB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TTCK Thị trường chứng khoán VCB Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam VAMC Công ty quản lý tài sản
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước đây ........................................................ 20 Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình ......................................................... 23 Bảng 3.1: Dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng đối với nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng tại thời điểm 30/06/2015 ................................................................................... 28 Bảng 3.2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống ngân hàng và tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu so với cuối năm trước vào thời điểm 30/06/2015 .................... 29 Bảng 3.3: Thông tin các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời điểm 30/06/2015 .................................................................................................... 31 Bảng 3.4: Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ...................................................................................................... 34 Bảng 3.5: Tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................. 36 Bảng 3.6: Tăng trưởng tiền gửi khách hàng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ..................................................................................... 37 Bảng 3.7: Tỷ lệ dư nợ cho vay và cho thuê tài chính khách hàng trên huy động tiền gửi khách hàng giai đoạn 2006-2014 .................................................................................. 39 Bảng 3.8: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ cho vay và cho thuê tài chính khách hàng giai đoạn 2006-2014 ........................................................................ 41 Bảng 3.9: NIM của các NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ............................................................................................................. 44 Bảng 4.1: Tổng quan các biến ....................................................................................... 53 Bảng 4.2: Bảng tương quan các biến trong mô hình..................................................... 55 Bảng 4.3: Kết quả hồi quy NIM bằng mô hình FEM và mô hình REM ....................... 56 Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman ........................................................................ 58 Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định đa cộng tuyến ........................................................ 59
  11. Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi ............................................... 60 Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định Wooldridge ............................................................ 60 Bảng 4.8: Bảng kết quả hồi quy GLS ........................................................................... 61 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy NIM bằng mô hình FEM, mô hình REM và mô hình khắc phục ............................................................................................................................... 62 DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1: ROA, NIM, ROE trung bình của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2006- 2014 ............................................................................................................................... 32 Hình 3.2: Tổng tài sản các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam thời điểm 30/06/2015..................................................................................................................... 35 Hình 3.3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng trung bình tín dụng, huy động tiền gửi của các NHTMCP niêm yết giai đoạn 2006-2014 ................. 39 Hình 3.4: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ..................... 41 Hình 3.5: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ...................................... 43 Hình 3.6: Cơ cấu thu nhập của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ........... 45
  12. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Lý do chọn đề tài Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian quan trọng, đóng vai trò thiết yếu trong các hoạt động của nền kinh tế, cung cấp rất nhiều các gói dịch vụ khác nhau. Sự lành mạnh hóa và hoạt động có hiệu quả trong khu vực ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng có khả năng gánh chịu những cú sốc kinh tế và đóng góp cho sự ổn định của nền kinh tế. Ở Việt Nam trong những năm qua, nhờ chính sách đổi mới kinh tế, ngành ngân hàng đã có những thay đổi to lớn và hệ thống ngân hàng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì sự cạnh tranh trên thương trường ngày càng gay gắt đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải không ngừng tự hoàn thiện mình trong quá trình hoạt động. Trong đó, tỷ suất sinh lời của ngân hàng có ý nghĩa nhất định cho sự thành công của ngân hàng trong cạnh tranh vì nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, các nhà quản trị ngân hàng có sự quan tâm nhất định đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng để đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của ngân hàng và đưa ra các quyết định phù hợp. Hiện nay có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều chú trọng các yếu tố nội tại của các ngân hàng thương mại như: tỷ số cơ cấu vốn, các khoản vay không có khả năng thu hồi, kiểm soát chi phí. Bên cạnh những yếu tố nội tại, tỷ suất sinh lời của các ngân hàng còn bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn đề tài “Yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
  13. 2 1.2 Mục đích nghiên cứu. 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của bài nghiên cứu này là xác định những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua cơ sở lý thuyết về tỷ suất sinh lời của các ngân hàng cũng như kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Căn cứ vào mô hình các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời đến các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã xây dựng cùng với kết quả hồi quy, tác giả đề xuất những giải pháp, những kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời tại các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu tác động của các yếu tố nội sinh bên trong ngân hàng đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu tác động của các yếu tố ngoại sinh, các biến kinh tế vĩ mô đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng thương mại. - Phân tích thực trạng tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu Từ các mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: - Những yếu tố nội sinh bên trong ngân hàng nào tác động đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng? - Những yếu tố ngoại sinh, các biến kinh tế vĩ mô nào tác động đến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng?
  14. 3 - Thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay? - Những giải pháp nào có thể nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam? 1.3 Tổng quan học thuật - Nghiên cứu của Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi và Maysoon Hejazi (2008) Bài nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về mức lợi nhuận biên của các ngân hàng tại nước Jordan trong giai đoạn 1992 - 2005. Bài nghiên cứu thực nghiệm này tập trung phân tích tỷ lệ lãi cận biên (NIM) được dựa trên hai nhóm biến độc lập. - Nghiên cứu của Sehrish Gul, Faiza Irshad và Khalid Zaman (2011) Mục đích của bài nghiên cứu này là nhằm xác định rõ mối quan hệ giữa nhóm các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng (biến nội sinh), các biến thể hiện yếu tố kinh tế vĩ mô (biến ngoại sinh) tác động tới lợi nhuận của ngân hàng thông qua các dữ liệu của 15 ngân hàng thương mại hàng đầu của Pakistan trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2009. - Nghiên cứu của Hassan Hamadi và Ali Awdeh (2012) Bài nghiên cứu nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Lebanon trong giai đoạn 1996 – 2009. Bài nghiên cứu sử dụng các biến độc lập là các yếu tố nội sinh trong bản thân ngân hàng, yếu tố ngành, chính sách tiền tệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô - Nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014), nghiên cứu về mối quan hệ các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của 22 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2012.
  15. 4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: tỷ suất sinh lời và các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: o Về không gian: Do mong muốn sự minh bạch rõ ràng trong các số liệu báo cáo tài chính nên tác giả nghiên cứu 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong tổng số 34 ngân hàng TMCP, cụ thể như sau:  Ngân Hàng TMCP Á Châu (ACB)  Ngân Hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BID)  Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG)  Ngân Hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB)  Ngân Hàng TMCP Quân Đội (MB)  Ngân hàng TMCP Quốc Dân (Đổi tên từ Ngân hàng TMCP Nam Việt) (NVB)  Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)  Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)  Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) o Về thời gian: bài nghiên cứu lấy số liệu trong giai đoạn từ năm 2006- 2014 1.5 Phương pháp nghiên cứu. Nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Nghiên cứu định tính: trong phương pháp này, tác giả thu thập, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích nhằm xem xét xu thế tác động của các yếu tổ đến tỷ suất sinh
  16. 5 lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian 2006-2014. - Nghiên cứu định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng nhằm vận dụng mô hình hồi quy đo lường các tác động của các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài được tác giả chia làm 05 chương cụ thể như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Tổng quan các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần và mô hình nghiên cứu Chương 3: Thực trạng các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của Ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 4: Mô hình nghiên cứu và các yếu tố tác động đến suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 5: Kết luận và kiến nghị 1.7 Đóng góp của đề tài Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các Ngân hàng thương mại là rất cần thiết cho bối cảnh hiện nay. Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này góp phần bổ sung những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và cung cấp một mô hình định lượng nhằm đánh giá tác động của các yếu tố nội tại bên trong và các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng.
  17. 6 Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này có thể hỗ trợ cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc đánh giá tỷ suất sinh lời trong mối quan hệ với các yếu tố nội tại của ngân hàng và các yếu tố kinh tế vĩ mô. Vì vậy, họ có thể nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các ngân hàng dưới tác động của các yếu tố vĩ mô. Qua đó, các nhà quản lý có một cơ sở vững chắc hơn trước việc hoạch định chiến lược hoạt động và phát triển đúng đắn cho ngân hàng. Về phía các nhà làm chính sách, nghiên cứu này có thể giúp họ giải thích được sự tác động của những thay đổi trong môi trường vĩ mô đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại một các thuyết phục hơn. Từ đó, giúp cho họ có cơ sở trong việc hoạch định những chính sách kinh tế hợp lý nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại, ổn định thị trường tài chính và thúc đẩy kinh tế phát triển. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu đề tài nghiên cứu là “Yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tiếp đến tác giả giới thiệu về mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu, tổng quan học thuật, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu kết cấu đề tài, đóng góp của đề tài.
  18. 7 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khái niệm về tỷ suất sinh lời của ngân hàng 2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính nhận tiền gửi và sử dụng những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn. Ngân hàng là kết nối giữa khách hàng có thâm hụt vốn và khách hàng có thặng dư vốn. Theo Peter S. Rose - Giáo sư kinh tế học và tài chính trường đại học Yale thì về bản chất ngân hàng thương mại cũng có thể được coi như một doanh nghiệp và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. 2.1.2 Khái niệm về tỷ suất sinh lời của ngân hàng thương mại Có nhiều đinh nghĩa và khái niệm về tỷ suất sinh lời, tỷ suất sinh lời là khái niệm được sử dụng cho nhiều tình hình khác nhau trong kinh tế học. Theo Olalekan và Adeyinka (2013), khả năng sinh lời là khả năng tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động của ngân hàng, thể hiện qua hoạt động ngân hàng. Đối với Harward và Upton (1991), khả năng sinh lời còn là khả năng thu được lợi nhuận từ việc đầu tư của ngân hàng. Theo Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trần Ngọc Thơ, 2014, tỷ suất sinh lời là chỉ số đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phẩn. Từ những nội dung trên tác giả đúc kết tỷ suất sinh lợi của ngân hàng là: khoản lãi thu được so với vốn được sử dụng để sinh ra khoản lãi đó hay chi phí đã tiêu hao để sinh ra
  19. 8 khoản lãi đó. Tỷ suất sinh lợi của ngân hàng được biểu hiện bằng: tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. 2.2 Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất sinh lời của ngân hàng 2.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA: Return On Asset) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) chỉ ra bao nhiêu lợi nhuận các ngân hàng thương mại có thể tạo ra bằng cách sử dụng một đơn vị tài sản, mặc dù nó có thể bị bóp méo bởi các hoạt động ngoại bảng. Tuy nhiên, đối với các NHTM Việt Nam, các hoạt động này là không đáng kể. ROA có thể cho thấy khả năng của các ngân hàng trong việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính để tạo ra lợi nhuận. Công thức tính ROA như sau: Lợi nhuận ròng 𝑅𝑂𝐴 = Tổng tài sản có bình quân Chỉ số ROA càng lớn càng cho thấy hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng tài sản của NHTM. 2.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE: Return On Equity) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu. Công thức tính ROA như sau: Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ số ROE càng lớn càng cho thấy hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu của NHTM.
  20. 9 2.2.3 Chỉ số tỷ lệ lãi cận biên (NIM: Net Interest Margin) Chỉ số tỷ lệ lãi cận biên (NIM) được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong đó, tổng tài sản có sinh lời bình quân được xác định theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán đầu tư. Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và đánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất. Công thức tính NIM như sau: Thu nhập từ lãi − Tổng chi phí trả lãi NIM = Tổng tài sản có sinh lời bình quân 2.3 Tổng quan các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời của NHTM 2.3.1 Các yếu tố nội tại của các NHTM 2.3.1.1 Quy mô của NHTM (Size) Theo thông thường, những ngân hàng lớn thường có tỷ suất về lợi nhuận cao hơn sao với các ngân hàng nhỏ. Những ngân hàng lớn có lợi thế về thương hiệu, tài sản, quy mô vốn … sẽ tạo ra lợi nhuận nhiều hơn so với các ngân hàng nhỏ. kết quả nghiên cứu của Sufian (2011) tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Spathis và cộng sự (2002) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990 – 1999, nghiên cứu của Kosmidou (2008) tại các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1990-2002 đã tìm ra mối tương quan dương giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lời của các ngân hàng Tuy nhiên, với bộ máy lớn, cồng kềnh, khó thay đổi khi có những diễn biến bất ngờ của nền kinh tế có thể khiến cho các ngân hàng lớn không kịp điều chỉnh dẫn đến lợi nhuận xuống thấp. Các ngân hàng nhỏ với bộ máy nhỏ gọn, linh hoạt hơn có thể tạo được lợi nhuận nhiều hơn trong những giai đoạn nền kinh tế có sự chuyển biến lớn. Kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) tại Philippines, nghiên cứu của Pasiouras
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2