intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

93
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam; tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ KHÁNH LINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ KHÁNH LINH BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI - 2015 ii
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong Luận văn là chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 1 năm 2016 Tác giả luận văn Hoàng Thị Khánh Linh iii
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ 8 THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM 1.1. Khái niệm quyền phụ nữ 8 1.1.1. Khái niệm quyền con người 8 1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ 11 1.2. Khái niệm bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 11 1.3. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền của phụ nữ bằng pháp luật 13 1.4. Pháp luật quốc tế với vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 15 trong quan hệ hôn nhân và gia đình 1.5. Sơ lược pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ 17 trong pháp luật từ năm 1945 đến nay 1.5.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 17 1.5.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay 19 Chương 2: NỘI DUNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT 21 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 2.1. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ việt nam trong quan hệ nhân thân 21 2.1.1. Khái quát về quyền nhân thân của cá nhân và quan hệ nhân 21 thân của người phụ nữ trong hệ hôn nhân và gia đình 2.1.2. Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ nhân thân 24 2.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ tài sản 50 2.2.1. Bảo vệ quyền của phụ nữ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử 51 iv
  5. dụng, định đoạt tài sản chung 2.2.2. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi vợ chồng lựa 60 chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận 2.2.3. Bảo vệ quyền xác lập, chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản 64 riêng của người phụ nữ 2.2.4. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi chia tài sản 67 chung trong thời kỳ hôn nhân 2.2.5. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người vợ khi li hôn 70 2.2.6. Bảo vệ quyền có chỗ ở của người vợ sau khi ly hôn 78 2.2.7. Bảo vệ quyền được cấp dưỡng của người vợ khi li hôn 82 Chương 3: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI 84 PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 3.1. Thực trạng vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong pháp 84 luật hôn nhân và gia đình hiện hành 3.1.1. Đánh giá chung 84 3.1.2. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong một số vấn đề cụ thể 86 3.2. Nguyên nhân của bất cập, hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi 100 phụ nữ ở nước ta hiện nay 3.2.1. Nguyên nhân khách quan 101 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 102 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu 104 quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 104 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt 108 Nam trong quan hệ hôn nhân và gia đình KẾT LUẬN 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 v
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật dân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình vi
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 3.1 Người đứng tên giấy tờ sở hữu/ quyền sử dụng một số tài 87 sản phân theo thành thị - nông thôn DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ 3.1 Tỷ lệ chưa ĐKKH theo dân tộc của các cặp vợ chồng 88 3.2 Phân biệt tài sản chung của hộ gia đình với tài sản riêng 95 thành viên vii
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quyền con người và quyền công dân là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nó được khẳng định là chế định cơ bản nhất của mọi bản Hiến pháp. Sự phát triển của lịch sử loài người đã chứng minh sức mạnh to lớn của nhu cầu về quyền tự do. Quyền được xem xét dưới góc độ là nhu cầu độc lập, đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho con người, đặc biệt là ở lĩnh vực chống áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, tự do. Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa những tiền đề, điều kiện giải phóng con người gắn liền với sự thay đổi về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, đặc biệt là việc thiết lập chế độ chính trị với bản chất "tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân". Quyền con người là khái niệm rộng, bao gồm các quyền của cá nhân, tập thể, của nhóm người, cộng đồng người trong xã hội. Trong đó, với những đặc trưng về giới tính, phụ nữ là một trong những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, cần phải được quan tâm, bảo vệ một cách đặc biệt. Tuy nhiên, ở hầu hết các xã hội trên thế giới, phụ nữ thường không nhận được sự quan tâm, bảo vệ thích đáng của xã hội, thậm chí bị phân biệt đối xử, bị ngược đã. Từ đầu thế kỉ XX đến nay, Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác đã ban hành nhiều điều ước quốc tế nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ. Trong đó, nổi bật nhất là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1979 (viết tắt là CEDAW). Mục đích của CEDAW là nhằm trao cho phụ nữ những quyền con người đã được pháp luật quốc tế thừa nhận nhưng họ không được hưởng trên thực tế bởi sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Công ước giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới theo hướng: không chỉ đưa ra những quy phạm chung áp dụng cho cả nam và nữ mà còn xây dựng những quy phạm riêng có tính chất ưu 1
  9. tiên, chỉ áp dụng cho phụ nữ, nhằm đạt được mục tiêu bình đẳng về quyền và cơ hội giữa nam và nữ. Đồng thời, Công ước nêu rõ những lĩnh vực chính cần tập trung xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ. Đó là: Giáo dục - đào tạo; quan hệ hôn nhân - gia đình; hoạt động chính trị - xã hội; hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội; giao dịch dân sự; tư cách cá nhân trước pháp luật; chăm sóc sức khỏe; quốc tịch (của bản thân và con cái). Trong xã hội Việt Nam từ xưa đến nay người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, công cuộc dựng nước và giữ nước. Từ truyền thống anh hùng bất khuất trong các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm; ở xã hội nào thì cũng không thể thiếu vắng người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người vợ thực hiện thiên chức cao quý của mình đối với các thành viên trong gia đình bằng sự tần tảo và đức hi sinh cao quý. Tuy nhiên ở mỗi chế độ xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận và đánh giá vai trò cũng như vị trí của người phụ nữ là khác nhau. Sự ghi nhận và đánh giá này được thể hiện rất rõ trong các quy định của pháp luật qua các thời kỳ lịch sử. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: Nói đến phụ nữ là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa. Thấm nhuần quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta luôn dành cho phụ nữ sự quan tâm đặc biệt. Ngay từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Nhà nước ta đã ghi nhận quyền bình đẳng của phụ nữ. Từ đó, nguyên tắc nam nữ bình đẳng trở thành nguyên tắc hiến định được thể hiện nhất quán trong tất cả các Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 2013. Trên cơ sở đó, nhiều văn bản pháp luật của Nhà nước đã cụ thể hóa quyền bình đẳng nam nữ nhằm thực hiện triệt để việc bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ. Trong số các ngành luật, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) giữ một vị trí quan trọng. Nguyên tắc nam nữ bình đẳng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo xâu chuỗi mọi quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam, từ những văn bản luật 2
  10. đầu tiên của Nhà nước ta cho đến Luật HN&GĐ năm 2014. Nhờ đó, quyền lợi của người phụ nữ được bảo vệ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được khẳng định. Luật HN&GĐ năm 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo tố các quyền HN&GĐ cho người phụ nữ trên cơ sở nguyên tắc nam nữ bình đẳng, đó chính là thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ nữ. Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 cũng như thực tiễn đời sống hôn nhân trong xã hội hiện nay. Do vậy, đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014" được lựa chọn để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn thi hành việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong thời kỳ hôn nhân và sau khi li hôn đã được đề cập đến rất nhiều trên khía cạnh về mặt đời sống của xã hội. Về mặt quy định của pháp luật, việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quá trình hôn nhân cũng được đề cập thông qua quy định pháp luật trong Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn các luật này. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ chưa được đem ra nghiên cứu một cách có hệ thống và cụ thể. Đối với việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ thì đã có một số công trình ở nhiều cấp độ khác nhau đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề này: Nhóm giáo trình, sách bình luận: Đinh Mai Phương (2006), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Văn Cừ và Ngô Thị Hường (2002), Một số vấn đề lí luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà 3
  11. Nội; Nguyễn Ngọc Điện (2002), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh; Tưởng Duy Lượng (2001), Bình luận một số án dân sự và hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2008... Các tài liệu nêu trên hầu hết mới chỉ đưa ra phân tích, bình luận các quy định liên quan đến vấn đề tài sản trong quá trình hôn nhân, nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân, các quy định về li hôn, nghĩa vụ cấp dưỡng nói chung giữa vợ chồng sau khi li hôn… mà chưa đi sâu nghiên cứu có tính hệ thống về bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong Luật HN&GĐ. Nhóm luận văn, luận án, đề tài khoa học: Bùi Thị Mừng (2004), Bảo vệ quyền phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học; Bài viết: "Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với việc bảo vệ người phụ nữ" của PGS.TS Trần Thị Huệ trên Đặc san của Tạp chí Luật học 2004; Bài viết: "Quyền của phụ nữ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam" của ThS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí Luật học, số 3, năm 2004; TS. Nguyễn Văn Cừ (2004), Chế độ tài sản của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội; Phạm Thị Ngọc Lan (2000), Giải quyết tranh chấp tài sản của vợ, chồng khi li hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; Đỗ Thị Kiều Ngân (2012), Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài; Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội… Như vậy, mặc dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong Luật HN&GĐ năm 2014. Do vậy, việc lựa chọn nghiên cứu đề tài "Bảo vệ quyền lợi phụ nữ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam 4
  12. năm 2014" sẽ góp phần làm rõ nội hàm của vấn đề trên cũng như đóng góp được những kiến nghị cụ thể, có giá trị đối với việc hoàn thiện quy định của pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài - Tìm hiểu những vấn đề lý luận liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam. - Tìm hiểu một cách có hệ thống và hoàn chỉnh những quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. - Trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề lý luận và thực trạng thực thi pháp luật như trên, tác giả mạnh dạn nêu lên những kiến nghị góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam là vấn đề tương đối phức tạp vì vấn đề này không chỉ liên quan đến các quy định của pháp luật HN&GĐ mà còn liên quan đến các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật đất đai, nhà ở… Tuy nhiên, dưới góc độ phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này. Bên cạnh đó, tác giả cũng khảo cứu thêm về thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật có liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ thông qua những số liệu thống kê cụ thể. Đề tài không bao gồm những vấn đề bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong trong mối quan hệ HN&GĐ có yếu tố nước ngoài. 5
  13. 5. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu, làm rõ vấn đề lý luận về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ; nêu và phân tích các hạn chế của pháp luật; nghiên cứu thực tiễn các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. Từ đó, tác giả nêu lên những đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về HN&GĐ. Luận văn được thực hiện thông qua các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích: được sử dụng để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu; - Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hóa nội dung cần nghiên cứu, đưa ra hướng nghiên cứu một cách có lôgíc để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Được sử dụng để nghiên cứu, xem xét pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ; đồng thời nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới về vấn đề trên; - Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu; từ đó, phân tích và tổng hợp số liệu để rút ra các nhận định phù hợp để làm cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra các kiến nghị về việc hoàn thiện pháp luật. 7. Điểm mới của luận văn Tiếp cận một cách khoa học các vấn đề lí luận về việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ Việt Nam trong quan hệ HN&GĐ. Xây dựng khái niệm bảo vệ quyền lợi của phụ nữ bằng pháp luật. 6
  14. Đánh giá khách quan các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và thực tiễn thi hành các quy định này. Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cac quy định của pháp luật và tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Chương 2: Nội dung bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chương 3: Thực tiễn áp dụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền lợi của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình. 7
  15. Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 1.1. KHÁI NIỆM QUYỀN PHỤ NỮ Quyền con người là quyền thiêng liêng của mỗi cá nhân. Đó là các quyền tất yếu mà con người phải được hưởng và các quốc gia đều phải tôn trọng. Trong quyền con người, quyền phụ nữ là một trong những nội dung cơ bản. Bởi vậy, để đưa ra được khái niệm quyền phụ nữ, trước hết cần tiếp cận và làm sáng tỏ khái niệm quyền con người. 1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời Quyền con người là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia chưa có một định nghĩa chính thức về quyền con người mà chỉ dừng lại ở việc liệt kê các quyền con người. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu về nhân quyền và luật học đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa ra định nghĩa về quyền con người. Theo một tài liệu thống kê của Liên hợp quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố, tuy nhiên chưa một định nghĩa nào bao hàm được tất cả thuộc tính của quyền con người. Được biết đến nhiều nhất là khái niệm quyền con người của Văn phòng cao ủy Liêp hợp quốc. Theo khái niệm này: Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại hành động (action) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người [17, tr. 42]. Ngoài ra, có một khái niệm khác hay được các nhà nghiên cứu đề cập đến: "…quyền con người là những sự được phép (entitlements) mà tất cả thành 8
  16. viên của cộng đồng nhân loại không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội..., đều có ngay từ khi sinh ra" [17, tr. 42]. Định nghĩa này phù hợp với cách hiểu thông thường về quyền con người. Ở Việt Nam, một số chuyên gia và cơ quan nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều cách hiểu về quyền con người: Trung tâm nghiên cứu quyền con người của Viện Nghiên cứu khoa học xã hội đã tiếp cận khái niệm quyền con người dưới góc độ pháp lý: Quyền con người là những đặc quyền (quyền tự nhiên) của con người được pháp luật công nhận, điều chỉnh, do cá nhân con người nắm giữ trong mối liên hệ với những cá nhân con người khác; Trong Từ điển Luật học, quyền con người là "Quyền của thành viên trong xã hội loài người, quyền của tất cả mọi người, đó là nhân phẩm, nhu cầu lợi ích và năng lực của con người thể chế hóa trong pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia" [54, tr. 648]; v.v… Các định nghĩa trên không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung lại, quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Quyền con người luôn có mối liên hệ gần gũi với pháp luật bởi hầu hết những nhu cầu vốn có, tự nhiên của con người không thể được đảm bảo đầy đủ nếu không được ghi nhận bằng pháp luật mà thông qua đó, nghĩa vụ tôn trọng và thực thi các quyền trở thành những quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc và thống nhất với tất cả mọi chủ thể trong xã hội chứ không phải chỉ tồn tại dưới dạng những quy tắc đạo đức. Như vậy, nhìn ở góc độ nào, quyền con người cũng được xác định là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Đó là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong xã hội và mọi giai đoạn lịch sử. Quyền con người được biết đến với những đặc tính cơ bản sau: - Tính phổ quát: Thể hiện ở chỗ, quyền con người là quyền bẩm sinh, vốn có của con người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên 9
  17. trong xã hội, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền mà là bình đẳng về tư cách chủ thể của quyền con người. - Tính đặc thù: Quyền con người mang những đặc trưng và bản sắc riêng tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội, truyền thống, văn hóa, lịch sử ở từng khu vực, từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. - Tính giai cấp: C.Mác cho rằng con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa làm sản phẩm của xã hội, vì vậy khi xem xét vấn đề quyền con người cần phải đặt vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Ph.Ăngghen cũng đã khẳng định quyền con người không phải là tự nhiên mà có, đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, của các cuộc cách mạng xã hội. Với tư cách là chế định pháp lý, quyền con người gắn liền với Nhà nước và pháp luật - những hiện tượng mang tính giai cấp sâu sắc. - Tính không chuyển nhượng (inalienable): Các quyền con người không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào kể cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp đặc biệt (ví dụ: Người phạm tội có thể bị tước quyền tự do hoặc quyền sống). Tùy theo từng hướng tiếp cận, quyền con người được phân thành nhiều nhóm khác nhau, trong đó, phổ biến là theo hai căn cứ sau: - Theo chủ thể quyền, quyền con người gồm có quyền cá nhân, quyền của nhóm người (quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền của người tàn tật,….) và quyền quốc gia (quyền của quốc gia, dân tộc thiểu số, quyền phát triển,…). - Theo nội dung quyền gồm có: Các quyền tự do dân chủ về chính trị (quyền bình đẳng nam nữ, quyền bầu cử ứng cử, quyền tự do ngôn luận,…), các quyền dân sự (quyền tự do đi lại, cư trú; quyền bất khả xâm phạm về thân thể; quyền được an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại;…) và các quyền về kinh tế - xã hội (quyền lao động, quyền học tập, quyền được bảo vệ sức khỏe,…). 10
  18. 1.1.2. Khái niệm quyền phụ nữ Là một nội dung cụ thể của quyền con người, quyền phụ nữ cần phải được nghiên cứu trong mối quan hệ khăng khít với quyền con người. Do đó, nếu hiểu theo nghĩa rộng, quyền phụ nữ là khái niệm dùng để chỉ quyền con người của phụ nữ. Đó là những quyền tất yếu, không bị tước bỏ bởi bất cứ ai, bất cứ chính thể nào. Là quyền con người cụ thể, quyền phụ nữ cũng hàm chứa những đặc tính cơ bản của quyền con người đó là tính phổ quát, tính đặc thù và tính giai cấp. Tuy nhiên, người phụ nữ với những đặc điểm gắn liền với giới tính tự nhiên thì ngoài quyền con người nói chung, họ còn có những quyền gắn liền với thiên chức của mình như quyền làm mẹ, quyền được bảo vệ với tư cách là nhóm người dễ bị tổn thương. Tiếp cận theo hướng này (nghĩa hẹp), quyền phụ nữ còn có thể hiểu là những quyền tất yếu, gắn liền với đặc điểm giới tính tự nhiên mà người phụ nữ phải được hưởng. Dưới góc độ pháp lý, quyền phụ nữ còn được hiểu là: tập hợp những khả năng pháp luật mỗi quốc gia công nhận cho người phụ nữ được hưởng, được làm và được đòi hỏi. 1.2. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT Chiếm hơn một nửa trong xã hội nhưng phụ nữ lại là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi. Theo thống kê của Liên hợp quốc, phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo khổ của thế giới, trong tình trạng đó, phụ nữ luôn là người bị thiệt thòi nhiều nhất về ăn uống, sức khỏe, giáo dục, đào tạo, cơ hội có việc làm và những nhu cầu khác; quyền được sống, tự do và an ninh cá nhân, kể cả quyền sống mạnh khỏe của người phụ nữ cũng thường xuyên bị vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau. Bởi vậy song song với việc ghi nhận quyền phụ nữ, vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ cũng là một nội dung cần được tiếp cận và làm rõ. Trong khoa học pháp lý, khái niệm bảo vệ quyền phụ nữ chưa được làm sáng tỏ một cách cụ thể mà được tiếp cận chủ yếu ở những cách thức và 11
  19. phương pháp bảo vệ nhất định. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để làm rõ về khái niệm này. Theo Từ điển tiếng Việt, bảo vệ là sự chống lại mọi sự xâm phạm. Bởi vậy, nếu theo cách cắt nghĩa từ ngữ nói trên, có thể hiểu bảo vệ quyền phụ nữ là hành vi của một chủ thể nhất định nhằm chống lại mọi sự xâm phạm đến các quyền con người của phụ nữ được pháp luật quốc gia và quốc tế ghi nhận. Từ cách hiểu trên có thể nhận biết được một số đặc điểm về bảo vệ quyền phụ nữ: Thứ nhất: Chủ thể bảo vệ quyền phụ nữ. Quyền phụ nữ xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử nhất định, đó là thành quả của sự phát triển lịch sử, của cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng phụ nữ, chống lại sự phân biệt đối xử, đòi bình đẳng nam nữ trên toàn thế giới. Bởi vậy, khi xã hội ý thức được quyền phụ nữ cũng là lúc vấn đề bảo vệ quyền phụ nữ được đặt ra. Bảo vệ quyền phụ nữ là một hành động khách quan, có thể do một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia thực hiện. Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, bảo vệ quyền phụ nữ không phải là hành động mang tính riêng lẻ của một chủ thể nhất định mà đòi hỏi trách nhiệm của cả cộng đồng. Thứ hai: Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ. Khách thể bảo vệ quyền phụ nữ chính là các quyền con người của phụ nữ được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế và quốc gia. Vấn đề này đã được trình bày ở các phần trên. Thứ ba: Hành động bảo vệ quyền phụ nữ. Hành động bảo vệ quyền phụ nữ là những cách thức được sử dụng để chống lại các hành vi xâm phạm tới quyền phụ nữ. Đối với một cá nhân, thông thường, có hai cách thức bảo vệ quyền phổ biến là: Tự mình bảo vệ và yêu cầu sự bảo vệ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mỗi chủ thể khác nhau sẽ lựa chọn những cách thức bảo vệ quyền phụ nữ khác nhau (ví dụ: Bản thân người phụ nữ có thể bảo vệ quyền của mình bằng cách sử dụng cả hai 12
  20. biện pháp trên). Tuy nhiên, với những chủ thể đặc biệt như cộng đồng quốc tế hay một quốc gia, việc lựa chọn những cách thức phù hợp để bảo vệ quyền phụ nữ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho hành vi bảo vệ đạt được hiệu quả. Như vậy, có nhiều phương thức để bảo vệ quyền con người, song phương thức quan trọng và không thể thiếu ấy chính là bảo vệ quyền con người bằng pháp luật. Theo đó, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền quyền của phụ nữ bằng pháp luật nói riêng trước hết phải hiểu được sự ghi nhận các quyền con người bằng pháp luật và phải đảm bảo quyền đó được thực hiện. Mặt khác, do phụ nữ là một nhóm xã hội đặc biệt, bởi vậy quyền phụ nữ phải được xem xét và ghi nhận dựa trên cơ sở của vấn đề bình đẳng giới. Chính vì vậy, bảo vệ quyền phụ nữ nói riêng và bảo vệ quyền con người nói chung phải kể đến vai trò quan trọng của Nhà nước. Nhà nước ghi nhận quyền con người, quyền phụ nữ và đảm bảo cho quyền này được thực hiện. Pháp luật chính là phương thức mang lại hiệu quả cao trong việc bảo vệ quyền con người nói chung, quyền phụ nữ nói riêng. Bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật được hiểu là sự ghi nhận các quyền con người của phụ nữ vào các quy phạm pháp luật, đồng thời đảm bảo cho quyền đó được thực hiện trên thực tế bằng các chế tài nhất định. Pháp luật được bảo đảm thực thi bằng quyền lực nhà nước nên bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hiện nay là cách thức hiệu quả nhất được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CỦA PHỤ NỮ BẰNG PHÁP LUẬT Việc xác định quyền của phụ nữ trong các văn bản pháp luật có ý nghĩa rất lớn trên phương diện lý luận và thực tiễn và có thể khái quát trong những điểm sau đây: Việc bảo vệ quyền phụ nữ trong quan hệ HN&GĐ trước hết có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bản thân người phụ nữ, đảm bảo cho người phụ nữ được hưởng đầy đủ các quyền chính đáng mà pháp luật quốc tế và 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2