intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Trí Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

22
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa trên những cơ sở lý luận về thừa kế nói chung để qua đó nghiên cứu thực trạng áp dụng luật thực định để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; luận văn chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở còn tồn tại nhiều sai sót, chưa thỏa đáng đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để khuyến nghị và nêu biện pháp hoàn thiện pháp luật qui định về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ VÂN CHIA DI S¶N Lµ NHµ ë Vµ QUYÒN Sö DôNG §ÊT ë THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHÙNG TRUNG TẬP HÀ NỘI - 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Ngô Thị Vân
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục những chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ..........7 1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế.........................................................7 1.1.1. Khái niệm thừa kế .........................................................................................7 1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế.............................................................................10 1.2. Khái niệm di sản thừa kế ..........................................................................11 1.2.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết .............................................12 1.2.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác ........13 1.3. Khái niệm chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở ........................15 1.3.1. Di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở ......................................................15 1.3.2. Căn cứ phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở .................20 1.3.3. Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở ........................................26 1.3.4. Các phương thức chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở ......30 Kết luận chương 1 ...................................................................................................34 Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở .................................................35 2.1. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc ....................38 2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có di sản dùng vào việc thờ cúng và di tặng ............................................................................47 2.2.1. Nhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản dùng vào việc thờ cúng ................47 2.2.2. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có di tă ̣ng........53
  4. 2.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.............................................54 2.4. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật ................56 2.5. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở có người thừa kế mới hoặc người bị bác bỏ quyền thừa kế và thừa kế thế vị ..........................65 2.5.1. Trường hợp có người thừa kế mới ..............................................................65 2.5.2. Trường hợp có người bị bác bỏ quyền thừa kế ...........................................66 2.5.3. Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người thừa kế thế vị .......67 2.6. Hạn chế phân chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở ..................69 2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế ................................................................71 Kết luận chương 2 ...................................................................................................78 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở ...............79 3.1. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong trường hợp có người thừa kế mới.................................................................................80 3.2. Về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc chung của vợ, chồng ..................................................................................81 3.3. Về người từ chối quyền hưởng di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở..............................................................................................86 3.4. Về di sản dùng vào việc thờ cúng lên quan đến di sản thừa kế là nhà ở, quyền sử dụng đất ở ......................................................................88 Kết luận chương 3 ...................................................................................................90 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................93
  5. DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật Dân sự năm 2005 CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐCP : Hội đồng chính phủ XHCN: Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang BẢNG 2.1: THỐNG KÊ THỤ LÝ, GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP VỀ THỪA KẾ 37
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, kể từ khi Bộ luật dân sự năm 1995 và hiện nay là Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành, trên thực tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay hơn bao giờ hết là yêu cầu cấp thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày một hoàn thiện hơn nữa, nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở nói riêng. Vì vậy, hiện nay Bộ luật dân sự năm 2005 cũng đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung; đã có Dự thảo Bộ luật dân sự năm 2005 (sửa đổi) và đang được thảo luận rộng rãi tại các cơ quan thuộc Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Tư pháp và Hội luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam..., trong đó chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng được xem xét sửa đổi, bổ sung. Nhận định chung thì Chế định về quyền thừa kế được qui định trong Bộ luật dân sự hiện hành đã tương đối đầy đủ, tạo những cơ sở pháp lý vững chắc để công tác áp dụng và thực hiện pháp luật trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, chế định về quyền thừa kế trong Bộ luật dân sự cũng chưa thể dự liệu hết được những trường hợp, những tình huống xảy ra trên thực tế phức tạp, đa dạng và biến động không ngừng. Các vụ tranh chấp về quyền thừa kế ngày một gia tăng, phức tạp cho nên việc giải quyết các vụ án thừa kế, mà đặc biệt là thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở càng gặp nhiều khó khăn hơn. Do giá trị của nhà ở và đất ở, các đương sự thường tranh chấp di sản là các loại tài sản đó. Có vụ kéo dài trong nhiều năm mà không giải quyết được. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân, thứ nhất, chế định về quyền thừa kế nói chung qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xây dựng trong thời kỳ tiến hành cơ chế quản lý kinh tế của nhà 1
  8. nước theo cơ chế thị trường. Do vậy, pháp luật về thừa kế và những qui định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở chưa thật sự thống nhất và đồng bộ. Việc xác định di sản thừa kế nói chung và thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở nói riêng là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng. Với tư cách là một người công tác lâu năm trong ngành Tòa án tại các quận trên địa bàn thành phố Hà Nội, học viên mạnh dạn chọn đề tài để nghiên cứu thực hiện luận văn thạc sĩ luật học là: Chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam, để qua đó được xem như nhận xét của người làm công tác thực tiễn về việc thực hiện pháp luật thừa kế trong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong thời gian qua có những nét đặc thù và là bài học kinh nghiệm trong công tác xét xử về thừa kế di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thực tế trong những năm công tác tại ngành Toà án của học viên, thì tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở thường xuyên diễn ra. Vì giá trị của nhà ở và đất ở không những có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà có ý nghĩa về mặt xã hội liên quan đến các lợi ích của cá nhân trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong gia đoạn hiện nay. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng những qui định pháp luật để giải quyết những tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài này để nghiên cứu, thực hiện luận văn cao học luật là bảo đảm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Ở nước ta, kể từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng và 2
  9. hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội XHCN, theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú trọng bảo vệ ngày một phù hợp hơn với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một trong những nội dung quan trọng của pháp luật thừa kế là quan hệ thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Bởi vì, nhà ở và đất ở là những bất động sản có giá trị đối với với cá nhân, với hộ gia đình theo ngạn ngữ: “an cư, lạc nghiệp” và là căn cứ xác định những thuận lợi và khó khăn của một đời người. Tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung của các nhà luật học trong nước khá phong phú. Tuy nhiên, trong các công trình này, việc xác định chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam thì chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng thể và toàn diện, mà chỉ đề cập đến việc phân chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở như một nội dung nhỏ cần phải có trong cơ cấu nội dung của luận văn mà thôi. Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung hoặc theo pháp luật hoặc theo di chúc hoặc thừa kế thế vị phải kể đến một số công trình tiêu biểu như: Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam của TS. Nguyễn Mạnh Bách (Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1993); Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân sự Việt Nam của TS. Nguyễn Ngọc Điện (Nxb. Trẻ, 1999); Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của PGS.TS. Phùng Trung Tập (Nxb. Tư pháp, 2004); Luật thừa kế Việt Nam của PGS.TS. Phùng Trung Tập (Nxb. Hà Nội, 2009); Luận án tiến sĩ của Phạm Văn Tuyết: Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật dân sự Việt Nam; Pháp luật thừa kế của Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của TS. Nguyễn Minh Tuấn (NXb. Lao động – Xã hội, 2009) và một số công trình khác được công bố trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Luật học; Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật. Tuy nhiên, những công trình khoa học kể trên chỉ tập trung nghiên 3
  10. cứu về thừa kế nói chung, mà không có công trình nào nghiên cứu về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Ngoài ra, trong những năm qua, tuy đã có một số luận văn cao học luật nghiên cứu về thừa kế tại các cơ sở đào tạo luật là Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhưng các công trình này chủ yếu tập trung nghiên cứu về thừa kế thế vị, về những người không được quyền hưởng di sản, về thừa kế theo di chúc, về thừa kế theo hàng cụ thể: Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bích Phượng (Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội) về Thừa kế thế vị theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành (2006); Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lan Hương (Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội) về xác định di sản thừa kế theo di chúc theo qui định trong Bộ luật dân sự năm 2005… Với tình hình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu đề tài: “Chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo pháp luật Việt Nam” là một công trình nghiên cứu độc lập, lần đầu tiên được nghiên cứu ở nước ta và không có sự trùng lặp với bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố. Hơn nữa, học viên là người làm công tác thực tiễn tại Toà án, cho nên rất tâm huyết với đề tài này và mạnh dạn nghiên cứu để phục vụ cho công tác thực tiễn của bản thân. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài: Dựa trên những cơ sở lý luận về thừa kế nói chung để qua đó nghiên cứu thực trạng áp dụng luật thực định để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để qua đó chỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là nhà ở và đất ở còn tồn tại nhiều sai sót, chưa thỏa đáng đồng thời cũng chỉ ra những bất cập, thiếu sót của luật thực định để khuyến nghị và nêu biện pháp hoàn thiện pháp luật qui định về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 4
  11. 3.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài Với đề tài luận văn này, học viên chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật Việt Nam hiện hành dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, mà không nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói chung. Tập trung nghiên cứu qui định của pháp luật hiện hành về thừa kế, qua đó phân tích thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành để giải quyết những tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Tìm hiểu các cơ sở, các yếu tố tác động ảnh hưởng đến việc xây dựng các qui định của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thông qua công tác xét xử tại Tòa án nhân dân các cấp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài dựa trên cơ sở lý luận của học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng trong việc thực hiện đề tài như: Phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, tổng hợp, phương pháp so sánh… 5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của qui định pháp luật về thừa kế, về chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo qui định của pháp luật hiện hành. - Phân tích thực trạng giải quyết những tranh chấp thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Toà án nhân dân trong một số năm trở lại đây, để qua đó nhận xét hiệu quả điều chỉnh của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở. 5
  12. - Phân tích, đánh giá những qui định chung về thừa kế và thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở, phát hiện những bất cập của một số qui định của pháp luật về thừa kế, để nêu ra phương hướng hoàn thiện pháp luật thừa kế phù hợp với thực tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung về thừa kế, di sản thừa kế, chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở Chương 3. Giải pháp hoàn thiện những qui định pháp luật về chia di sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở 6
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỪA KẾ, DI SẢN THỪA KẾ, CHIA DI SẢN LÀ NHÀ Ở VÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở 1.1. Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế 1.1.1. Khái niệm thừa kế Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc dịch chuyển tài sản của một người đã chết cho người khác còn sống theo di chúc hoặc theo điều kiện, trình tự hàng thừa kế. Thừa kế xuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người. Trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ, những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhân phụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc. Trong chế độ mẫu hệ với địa vị chủ đạo của người phụ nữ đã tạo ra tiền đề cho việc thừa kế tài sản của các con và những người có quan hệ huyết thống của người mẹ. Trong tác phẩm: Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và nhà nước, F.Angghen viết: Theo chế độ mẫu quyền, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên mẹ và trật tự thừa kế lúc ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã chết. Tài sản phải để lại trong nội bộ thị tộc. Vì tài sản để lại không có giá trị gì cho lắm nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho những người bà con thân thuộc nhất về phía người mẹ… Lúc đầu chúng thừa kế người mẹ cùng với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, về sau có thể chúng là người đầu tiên kế thừa mẹ chúng [12, tr.79]. Vào thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tập quán của thị tộc. Theo đó, tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đi thì di sản được chuyển dịch cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản của thị tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 7
  14. Hình thức thừa kế này là hình thức thừa kế đầu tiên của xã hội loài người về vật phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sống chung cho toàn bộ các thành viên trong thị tộc. Theo tiến trình phát triển của nhân loại là sự phát triển không ngừng của nền sản suất xã hội, và chính tự thân của sự phát triển này đã là nguyên nhân làm thay đổi địa vị của người phụ nữ trong thị tộc, trong mỗi gia đình thành viên thị tộc. Sự ra đời của nhiều ngành nghề mới như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt đòi hỏi sức khoẻ và trí tuệ của người đàn ông, sản phẩm lao động mà người đàn ông làm ra không những đủ nuôi sống gia đình mà còn tạo ra nhiều của cải dư thừa. Địa vị của người đàn ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc dần dần được thiết lập. Đặc biệt khi nhà nước ra đời và qui định chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã làm cho con cái biết rõ cha mẹ mình. Từ đó trong quan hệ gia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ. Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng chế độ phụ hệ với vai trò gia trưởng đặc trưng của người đàn ông. Các con trong gia đình có huyết thống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế tài sản của cha. Thế là huyết thống theo họ mẹ và quyền thừa kế theo mẹ đã bị xoá bỏ, huyết tộc theo họ cha và thừa kế cha được xác lập”. Như vậy qua mỗi một thời kỳ, qua mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội loài người tương ứng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của hình thức gia đình thì việc điều chỉnh quan hệ sở hữu có thay đổi dẫn theo sự thay đổi của các quan hệ thừa kế đó là do các nguyên nhân về kinh tế, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân trong xã hội quyết định [30]. Như vậy ngay từ khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ sở hữu và thừa kế đã xuất hiện như một yếu tố khách quan. Thừa kế xuất hiện 8
  15. phụ thuộc vào chế độ sở hữu. Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên để xuất hiện quan hệ sở hữu thì thừa kế là phương tiện duy trì củng cố quan hệ sở hữu. Khi xã hội phân chia thành giai cấp và chế độ tư hữu được hình thành, giai cấp thống trị chiếm hữu hầu hết tư liệu sản xuất và truyền lại cho con cháu nên địa vị thống trị được củng cố từ đời này sang đời khác. Việc thừa kế tài sản là sự chuyển dịch công cụ, phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho con cháu nhằm tiếp tục xác lập quyền lực về chính trị, kinh tế đối với những người lao động. Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, quan hệ thừa kế có tính kế thừa các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình và dòng tộc. Những thành quả lao động của gia đình như nhà ở và những của cải để dành khác, đây là những thành quả lao động mà thế hệ trước để lại cho thế hệ sau bởi nhà ở và các tài sản khác không những là tài sản có giá trị lớn, mà nó còn thể hiện giá trị văn hoá đã tồn tại và phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, thậm chí việc chia di sản thừa kế còn theo truyền thống của dòng tộc. Hình thức thừa kế này rõ nét nhất là ở một số tỉnh vùng Tây Nguyên như tỉnh Gia lai, theo Luật tục Êđê và M‟nông thì thừa kế thuộc về những người thuộc về họ của người mẹ. Hai dân tộc này vẫn theo chế độ mẫu hệ truyền thống, do vậy tài sản trong gia đình thuộc quyền sở hữu của người mẹ và người con gái, người đàn ông là người bố hoặc người chồng không có quyền hưởng di sản của người vợ goá [30]. Luật thừa kế hiện đại của nước ta đã quan tâm đến quan hệ huyết thống giữa những người có quyền hưởng di sản của nhau, đồng thời đặt mối quan hệ này trong mối liên hệ với quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng. Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà, cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng tổ tiên nhắc nhở con cháu nhớ công ơn của người đã chết. 9
  16. 1.1.2. Khái niệm quyền thừa kế Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một xã hội chưa phân chia thành giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật (thuộc về phạm trù kinh tế), thì quyền thừa kế chỉ có thể phát sinh trong một xã hội có nhà nước và pháp luật. Quyền thừa kế hàm chứa những yếu tố cấu thành một quan hệ pháp luật và có những đặc điểm pháp luật đặc thù. Chế định về quyền thừa kế không những qui định quyền tự định đoạt của của thể trong việc để lại di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật và quyền của người được thừa kế di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền hưởng hoặc từ chối quyền hưởng di sản theo những điều kiện do pháp luật qui định. Hình thức dịch chuyển tài sản của người chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật chính là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp. Như vậy giữa quyền sở hữu đối với tài sản và quyền thừa kế có mối quan hệ qua lại với nhau, nếu quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp, thì quyền sở hữu lại chi phối trực tiếp đến quyền thừa kế. Quyền thừa kế được hiểu dưới hai nghĩa: Thứ nhất, quyền thừa kế theo theo nghĩa rộng (nghĩa khách quan) là tổng hợp các qui phạm pháp luật qui định về trình tự, hình thức để lại di sản và hưởng di sản thừa kế; người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản; có quyền kiện hay không kiện yêu cầu chia di sản trong thời hạn pháp luật qui định. Theo qui định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [23, Điều 631]. Thứ hai, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan: Là quyền dân sự cụ thể của mỗi cá nhân trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo di chúc 10
  17. hoặc theo pháp luật; quyền nhận di sản hay từ chối quyền hưởng di sản; quyền kiện hay không kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình. Tóm lại, quyền thừa kế chỉ có thể được thực hiện khi người có di sản chết, những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của người để lại di sản thể hiện ý chí nhận di sản của người đã chết. Quyền thừa kế còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản. Đó là quan hệ giữa những người có quyền hưởng di sản và những người không có quyền hưởng di sản. Đặc điểm này của quyền thừa kế thể hiện trong quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối. Theo đó, quan hệ thừa kế chỉ hình thành theo sự kiện một người chết đi có để lại di sản thừa kế; có người thừa kế và người thừa kế thể hiện ý chí nhận di sản mà mình có quyền hưởng. Ngược lại, một người chết đi không để lại di sản (không có di sản); hoặc có để lại di sản nhưng không có người thừa kế hoặc có người thừa kế những đều không có quyền hưởng, đều từ chối quyền hưởng thì quan hệ thừa kế cũng không được xác lập. 1.2. Khái niệm di sản thừa kế Về di sản thừa kế, Điều 634 BLDS năm 2005 quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác” [23, Điều 634]. Về di sản thừa kế còn có nhiều cách hiểu khác nhau, thậm chí ngay trong pháp luật qua mỗi thời kì cũng quy định khác nhau. Cùng với sự phát triển nền kinh tế - xã hội của Việt Nam hơn sáu mươi năm qua, với những chính sách đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần… đến nay thành phần, khối lượng, giá trị tài sản thuộc sở hữu tư nhân - nguồn của di sản thừa kế cũng ngày một phong phú, nhiều hơn và lớn hơn. Di sản thừa kế là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản khi còn sống. Theo quy 11
  18. định tại Điều 163 BLDS: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” [23, Điều 163]. Như vậy, thành phần di sản bao gồm các loại tài sản khác nhau và không bị hạn chế về số lượng, giá trị. 1.2.1. Di sản thừa kế là tài sản riêng của người chết Tài sản riêng của người chết được xác định khi người đó còn sống, có quyền sở hữu tài sản của mình một cách độc lập và tự mình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo ý chí của riêng mình mà không bị ràng buộc vào ý chí của người khác và chỉ tuân theo pháp luật. Trong quan hệ vợ chồng, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng được xác định là tài sản có trước thời kì hôn nhân hoặc có trong thời kì hôn nhân nhưng do được tặng cho riêng, được thừa kế riêng mà người có tài sản riêng đó không định đoạt ý chí sáp nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng thì tài sản đó vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của vợ hoặc của chồng. Tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng còn xác định được trường hợp vợ, chồng đã thoả thuận bằng văn bản chia tài sản chung hoặc yêu cầu Toà án chia khi có lí do chính đáng thì phần tài sản của vợ hoặc của chồng được chia là tài sản riêng của mỗi người. Những tài sản chung của vợ chồng không chia thì vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Những tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân hợp pháp là tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên, khi xác định tài sản chung và tài sản riêng của người vợ hoặc của người chồng, cần thiết phải phân biệt những trường hợp cụ thể sau đây: Trường hợp thứ nhất: Vợ chồng đã chia tài sản chung (trong đó có tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo các căn cứ hợp pháp thì phần tài sản được chia của mỗi người là tài sản riêng, việc khai thác tài sản đó thuộc quyền sở hữu của riêng chủ sở hữu là vợ hoặc chồng, theo đó các khoản lợi thu được từ tài sản riêng đó là tài sản riêng. Đối với nhà ở và quyền sử dụng đất ở, vợ chồng đã chia, thì diện tích nhà và diện tích đất ở của mỗi bên vợ và 12
  19. chồng thuộc quyên sở hữu của riêng người đó. Trong qua trình sử dụng hoặc dùng nhà ở, đất ở để cho thuê, thì các khoản thu được từ các giao dịch này thuộc quyền sở hữu của người có nhà ở và quyền sử dụng đất ở, mà không thuộc về sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng. Trường hợp thứ hai: Trước thời kì hôn nhân, vợ hoặc chồng có tài sản riêng là nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tư liệu sản xuất, sau khi kết hôn, các loại tài sản đó không được nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì vẫn là tài sản riêng của người chồng hoặc người vợ có các loại tài sản đó. Nhưng tài sản riêng của người chồng hoặc của người vợ được khai thác và thu được những lợi ích nhất định thì các khoản lợi có được từ việc khai thác tài sản riêng đó là của chung vợ chồng [30]. 1.2.2. Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác * Người chết là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản chung với vợ hoặc chồng và người chết là sở hữu chung theo phần đối với tài sản chung với người khác. Trong những trường hợp này, khi người này chết thì tài sản là di sản thừa kế được xác định trong khối tài sản chung đó như sau: - Đối với sở hữu chung hợp nhất, khi vợ hoặc chồng chết trước, phần di sản của người chết trước là chồng hoặc vợ được xác định là 1/2 giá trị trong tổng giá trị tài sản chung hợp nhất của vợ chồng. - Đối với trường hợp thứ hai, khi còn sống người chết là đồng sở hữu chung theo phần đối với tài sản, khi người này chết thì phần quyền tài sản của người này trong khối tài sản chung là di sản thừa kế. - Các quyền tài sản khác của người chết để lại là di sản thừa kế gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ (quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả), các khoản tiền bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng, tiền bảo hiểm là di sản thừa kế của người đó. 13
  20. Di sản thừa kế của cá nhân được hiểu là toàn bộ tài sản (trong đó có nhà ở và quyền sử dụng đất ở) theo quy định tại Điều 163 BLDS. Di sản thừa kế chỉ bao gồm các thành phần tài sản xác định được từ khối tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, không bị hạn chế về phạm vi giá trị. Tài sản của công dân trong giai đoạn hiện nay được quy định tại Điều 32 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ” [25, Điều 32]. Theo quy định của pháp luật, những tài sản thuộc quyền sở hữu cá nhân gồm thu nhập hợp pháp, nhà ở, máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản gửi tổ chức tín dụng bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, các trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, các giấy tờ có giá, quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lí khác; quyền đối với phần vốn góp trong các doanh nghiệp… Những loại tài sản này mà một người khi còn sống có quyền sở hữu và khi người đó chết thì những tài sản này là di sản thừa kế, được đem chia thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Tuy nhiên, nếu nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại lớn hơn hoặc ngang bằng với giá trị di sản của người này để lại thì khi đó sẽ không còn di sản để chia thừa kế [30]. Từ phân tích trên, khái niệm về di sản thừa kế được hiểu như sau: Di sản thừa kế là phần tài sản còn lại của người chết sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản (nếu có) với các chủ thể khác, phần di sản dùng vào việc thờ cúng, phần di tặng (nếu có), phần 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2