intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:115

53
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của Tổ chức tín dụng tại Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra định hướng, kiến nghị và giải pháp tối ưu nhằm điều chỉnh các quan hệ tín dụng cho vay tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU HIỀN HO¹T §éNG CHO VAY TI£U DïNG CñA Tæ CHøC TÝN DôNG THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THU HIỀN HO¹T §éNG CHO VAY TI£U DïNG CñA Tæ CHøC TÝN DôNG THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380101.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ LAN HƢƠNG HÀ NỘI - 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thu Hiền
  4. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp một cách hoàn chỉnh, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hƣớng dẫn nhiệt tình của quý Thầy cô cũng nhƣ sự ủng hộ động viên của gia đình và bạn bè thời gian qua. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến cô Nguyễn Thị Lan Hƣơng đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô trong khoa đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để em đƣợc học tập nghiên cứu thời gian qua. Em kính chúc quý Thầy cô luôn dồi dào sức khỏe, bình an, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công! Cuối cùng em xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh và ủng hộ em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 7 năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thu Hiền
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG .................................................................................................. 6 1.1. Khái quát cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ..................... 6 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ........................................................................................ 6 1.1.2. Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ......... 12 1.1.3. Hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.......... 13 1.2. Khái quát về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng .......................................................... 20 1.2.1. Chủ thể tham gia hoạt động cho vay tiêu dùng .................................. 20 1.2.2. Mục đích vay ...................................................................................... 20 1.2.3. Tổ chức tín dụng phải đƣợc cấp phép hoạt động tín dụng ................. 20 1.2.4. Tuân thủ pháp luật về điều kiện cho vay............................................ 20 1.2.5. Quy định về quy trình cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng ......... 20 1.2.6. Bảo đảm hoàn trả vốn vay .................................................................. 20 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 24 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY TIÊU
  6. DÙNG VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM........................................................................................ 25 2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam .............................................................. 25 2.1.1. Khoản vay........................................................................................... 25 2.1.2. Thời hạn vay ....................................................................................... 27 2.1.3. Phƣơng thức cho vay .......................................................................... 29 2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng tín dụng ...... 29 2.1.5. Phƣơng thức cho vay .......................................................................... 29 2.1.6. Qui định về kiểm soát rủi ro đối với cho vay tiêu dùng của TCTD.................................................................................................. 31 2.2. Quy định của pháp luật hiện hành về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam .............................................................. 37 2.2.1. Khoản vay........................................................................................... 37 2.2.2. Chủ thể vay......................................................................................... 38 2.2.3. Quy trình cho vay tiêu dùng ............................................................... 38 2.3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ cho vay tiêu dùng............................................................................................ 43 2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của các tổ chức tín dụng ..................................... 43 2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng vay ............................................. 50 2.4. Nội dung thỏa thuận của các chủ thể trong cho vay tiêu dùng ....... 52 2.4.1. Thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng cho vay tiêu dùng .................... 52 2.4.2. Thỏa thuận về bảo đảm tiền vay ........................................................ 59 2.5. Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ ............................................... 61 2.5.1. Các hình thức đảm bảo khoản vay ..................................................... 61 2.5.2. Thực tiễn xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ ....................................... 62 2.6. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng ......................................................................... 68
  7. 2.6.1. Các loại tranh chấp trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng ............................................................................................... 68 2.6.2. Phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng .................................................................. 70 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 85 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ........................................................................... 86 3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ......................................................................... 86 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng .................................................................. 89 3.2.1. Hoàn thiện quy định về cho vay tiêu dùng của công ty tài chính và ngân hàng thƣơng mại ................................................................... 89 3.2.2. Hoàn thiện qui định về lãi suất ........................................................... 89 3.2.3. Hoàn thiện các quy định về điều kiện vay vốn .................................. 95 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về xử lý nợ ................................................. 95 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 101 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS 2015 Bộ Luật Dân sự số: 91/2015/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2015 CTTC Công ty tài chính CVTD Cho vay tiêu dùng HĐTDCVTD Hợp đồng tín dụng cho vay tiêu dùng Luật các TCTD 2010 Luật các Tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 16/06/2010 NHTM Ngân hàng thƣơng mại NTD Ngƣời tiêu dùng TCTD Tổ chức tín dụng Thông tƣ Thông tƣ 39/2016/TT_NHNN quy định về hoạt động 39/2016/TT-NHTNN cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng do ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ban hành ngày 30/12/2016 Thông tƣ Thông tƣ số: 43/2016/TT-NHNN quy định cho vay 43/2016/TT-NHNN tiêu dùng của Công ty tài chính do Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam ban hành ngày 30/12/2016 TSĐB Tài sản đảm bảo
  9. DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 2.1 Tóm tắt một số quy trình cho vay tiêu dùng 39 Bảng 2.2 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn giai đoạn 2014-2016 42
  10. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, nền kinh tế nƣớc ta đã có những bƣớc tiến nhảy vọt. Sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng đã khiến cho đời sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện về cả vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu tiêu dùng tăng lên khiến cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam phát triển khá mạnh, với sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt là các công ty tài chính (CTTC). Hoạt động cho vay tiêu dùng xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân khi năng lực tài chính chƣa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép họ có thể tiêu dùng trƣớc, chi trả sau dƣới nhiều hình thức. Ở Việt Nam, hoạt động cho vay tiêu dùng có rất nhiều tiềm năng do kinh tế tăng trƣởng tốt, dân số trẻ. Hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển, đa dạng hóa hoạt động theo hƣớng hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, theo đó, CVTD trở thành một hoạt động cơ bản, trọng yếu để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, đóng góp vào sự phát triển của đất nƣớc. Thị trƣờng này đang ngày càng đƣợc mở rộng, là tiêu điểm cạnh tranh giữa các TCTD trong tƣơng lai. Qua đó ta có thể khẳng định hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD trong giai đoạn hiện nay sẽ còn tiếp tục là một kênh cung cấp vốn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Để thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng này theo kịp sự phát triển của thị trƣờng thế giới một cách lành mạnh, bền vững, trƣớc hết cần một khuôn khổ pháp lý qui định về hoạt động CVTD đảm bảo sự hài hòa giữa các chức năng bảo vệ ngƣời tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam, đi đôi với việc nâng cao tính năng động, trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thu nhập của ngƣời dân 1
  11. Việt Nam. Muốn vậy, Chính phủ phải thiết lập đƣợc hệ thống pháp luật chặt chẽ để đảm bảo đƣợc hành lang an toàn cho hệ thống TCTD nói chung và hoạt động CVTD của TCTD nói riêng. Nhận thức đƣợc những vấn đề trên và xuất phát từ thực tiễn hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, học viên đã quyết định chọn đề tài: “Hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu Thị trƣờng cho vay tiêu dùng có xu hƣớng phát triển nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt sau sự ra đời của Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN và Thông tƣ 43/2016/TT-NHNN tạo dựng hành lang pháp lý về cho vay tiêu dùng. Nghiên cứu về vấn đề cho vay tiêu dùng có thể kể đến Luận văn Thạc sỹ Luật học (2012) của Lê Nguyên Thảo về Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng đã đánh giá đƣợc hoạt động cho vay và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động CVTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp nên chƣa đánh giá đƣợc tổng quát của tín dụng về CVTD. Luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn” của Lê Mai Phƣơng, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2011. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng về pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Căn cứ vào quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng để phát hiện những bất cập trong hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng. Đồng thời đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng và các biện pháp bảo đảm an toàn. Khóa luận “Pháp luật về hợp đồng tín dụng cho vay tiêu dùng ở Việt 2
  12. Nam” của tác giả Phạm Thị Hoài, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội 2018. Đề tài đã làm rõ một số vấn đề lý luận về hoạt động cho vay tiêu dùng cũng nhƣ hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Nêu rõ vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội từ đó tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động cho vay tiêu dùng. Tại “Tọa đàm phát triển tài chính bán lẻ, cơ hội thúc đẩy tiêu dùng, phục vụ tăng trƣởng kinh tế” diễn ra ngày 12/7/2017 tại Hà Nội do Báo Đầu tƣ phối hợp cùng Công ty E.Life tổ chức với sự tham gia của đại diện Ngân hàng Nhà nƣớc, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và các công ty tài chính cùng gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp. Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận về thực trạng, tiềm năng và vai trò của tài chính tiêu dùng trong sự phát triển chung của nền kinh tế; Giải thích căn nguyên lãi suất và các lƣu ý khi sử dụng dịch vụ tài chính tiêu dùng; Nỗ lực để mở rộng thị trƣờng tài chính tiêu dùng một cách toàn diện và giải pháp phát triển… Đặc biệt, các chuyên gia lƣu ý việc bảo vệ ngƣời tiêu dùng trƣớc những rủi ro vỡ nợ, đồng thời khuyến cáo các công ty tài chính cần nâng cao quy trình thẩm định, đánh giá khả năng trả nợ, lịch sử vay và trả và các yếu tố khác của khách hàng để tránh những xung đột xã hội. Bên cạnh đó hội thảo: Tọa đàm Thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam: thực trạng và khuyến nghị cho ngƣời tiêu dùng tại Viện Quản trị Kinh doanh, Trƣờng ĐH Kinh tế - ĐHQGHN các chuyên gia đã phân tích đƣợc thực trạng, cơ hội, tiềm năng cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp cho ngƣời tiêu dùng khi tham gia vào hoạt động cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, trên một số tạp chí chuyên ngành cũng nhƣ báo điện tử còn có những bài viết có nội dung liên quan đến tín dụng tiêu dùng nhƣ: Nhuệ Mẫn (2017), Tín dụng tiêu dùng tăng mạnh: vừa mừng vừa lo, Tạp chí Đầu tƣ 3
  13. chứng khoán, số ra ngày 11-12-2017; Văn Linh (2017), Đƣa hoạt động của công ty tài chính vào quy củ, Tạp chí Đầu tƣ chứng khoán, số ra ngày 13-02- 2017; Báo pháp luật, Quy định mới về hoạt động cho vay của TCTD,… Tuy nhiên các tài liệu và công trình nghiên cứu trên mới góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn một phần về vấn đề hoạt động cho vay tiêu dùng nhƣng chƣa bao quát đƣợc các quy định của pháp luật tác động trực tiếp đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Vì vậy, với luận văn này tác giả mong muốn làm rõ những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về hoạt động cho vay tiêu dùng, bên cạnh đó sẽ đƣa ra các giải pháp và khuyến nghị về một hành lang pháp lý cho hoạt động cho vay tiêu dùng. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý luận chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của Tổ chức tín dụng tại Việt Nam, phân tích đánh giá thực trạng, từ đó chỉ ra định hƣớng, kiến nghị và giải pháp tối ƣu nhằm điều chỉnh các quan hệ tín dụng cho vay tiêu dùng. Mục tiêu cụ thể - Thứ nhất, trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng. - Thứ hai, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng - Thứ ba, định hƣớng hoàn thiện và một số kiến nghị về pháp luật cho vay tiêu dùng của tổ chức tín dụng 3.2. Nhiệm vụ 4
  14. - Tập trung nghiên cứu bản chất, ý nghĩa hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng, đặt trong bối cảnh hiện tại để tìm ra những rủi ro cũng nhƣ quy định pháp luật hạn chế rủi ro trong tín dụng tiêu dùng. - Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, kiến nghị nhằm hƣớng đến xây dựng những quy định, hành lang pháp lý cho tín dụng tiêu dùng 4.2. Phạm vi nghiên cứu Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng theo pháp luật Việt Nam, không bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của các Tổ chức tín dụng Việt Nam mà giới hạn ở các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng. 5. Kết cấu của Luận văn Nội dung của Luận văn gồm có 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng và pháp luật về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng Chương 2: Thực trạng hoạt động về cho vay tiêu dùng và thực tiễn thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam Chương 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 5
  15. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1.1. Khái quát về cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng  Khái niệm CVTD của các TCTD Cho vay là hiện tƣợng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài ngƣời có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn. Khái niệm cho vay, theo nghĩa chung nhất đƣợc hiểu là việc một ngƣời thỏa thuận để cho ngƣời khác đƣợc quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với ngƣời đó. CVTD là một loại hình cho vay, một hình thức cho vay bóc tách theo mục đích, là các khoản vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của ngƣời tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì khái niệm tổ chức tín dụng (TCTD) đƣợc hiểu nhƣ sau: Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân [11, Điều 4, Khoản 1]. CVTD của các TCTD là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi [10, Điều 2, Khoản 1]. 6
  16. Vì thế ta có thể hiểu CVTD là hình thức cấp phát tín dụng cho các cá nhân nhằm để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng cần thiết của khách hàng (hoặc cho vay tiêu dùng là hình thức tổ chức tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình vay vốn để mua sắm tƣ liệu sinh hoạt hoặc đáp ứng nhu cầu khác phục vụ đời sống. Các khoản cho vay tiêu dùng này giúp cho ngƣời tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụ trƣớc khi họ có khả năng chi trả, tạo cơ hội cho họ có thể hƣởng một mức sống cao hơn). Cho vay tiêu dùng là một hoạt động tất yếu hình thành do yêu cầu của nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của NTD khi khả năng chi trả bị hạn chế, vay TCTD là một cách thức tạo lập nguồn tiền. Đáp ứng nhu cầu này, hoạt động cho vay tiêu dùng hình thành và ngày càng phát triển.  Đặc điểm CVTD của các TCTD Khác với cho vay kinh doanh, ở đây ngƣời đi vay sử dụng tiền vay vào các hoạt động không sinh lời, nguồn trả nợ độc lập so với việc sử dụng tiền vay, do đó cho vay tiêu dùng có những đặc điểm khác biệt. Cụ thể là: • Chủ thể vay vốn: Chủ thể của các hợp đồng tín dụng cho vay tiêu dùng là các cá nhân vay vốn nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của mình. Trƣớc khi có Thông tƣ 39 thì theo quy định tại Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, chủ thể đƣợc vay vốn bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam và nƣớc ngoài, bao gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân, tổ hợp tác và các tổ chức khác có năng lực pháp luật dân sự. Nghĩa là các tổ chức tín dụng trƣớc khi có Thông tƣ 39, nhiều ngân hàng vẫn giải ngân vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cho các hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Với quy định mới của Thông tƣ 39, nếu hộ gia đình muốn vay, cá nhân là chủ hộ sẽ phải đứng tên và chịu trách nhiệm trả nợ với tƣ cách cá nhân. Sau khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực, với quy định “địa vị pháp lý, chuẩn 7
  17. mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân” thì chủ thể của hợp đồng tín dụng tiêu dùng không còn bao gồm cả hộ gia đình và tổ hợp tác nhƣ trƣớc đây nữa. • Thời hạn vay: Thời hạn cho vay tiêu dùng tùy thuộc vào mục đích vay của cá nhân vay, cá nhân có thể vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn là các khoản vay nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng, thƣờng phục vụ mục đích mua sắm các vật dụng gia đình, chi tiêu sinh hoạt… Trung và dài hạn là các khoản vay có giá trị lớn thời hạn dài hơn 12 tháng, ví dụ phục vụ nhu cầu mua sắm phƣơng tiện đi lại, nhà cửa … • Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của khoản vay tiêu dùng chính là thu nhập của ngƣời đi vay bởi vì mục đích của khách hàng là vay phục vụ tiêu dùng, phục vụ nhu cầu cuộc sống không trực tiếp tạo ra nguồn lợi nhuận từ khoản vay nên họ chỉ có thể trả nợ bằng nguồn thu nhập nhận đƣợc hàng tháng nhƣ: tiền lƣơng, thƣởng, phụ cấp. Do vậy, các TCTD thƣờng xem xét mức thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng để quyết định cho vay cũng nhƣ mức vay, mức lãi suất và thời hạn. • Rủi ro cho vay tiêu dùng: Do tình hình tài chính của khách hàng có thể gặp biến động dẫn đến khách hàng mất khả năng thanh toán, hoặc rủi ro do khách hàng sau khi tiêu dùng sản phẩm không muốn trả tiền. Mặt khác, trong trƣờng hợp khách hàng gặp sự cố về sức khỏe dẫn đến không còn đủ năng lực hành vi dân sự thì việc thu hồi nợ là rất khó khăn. Do đó, các khoản cho vay tiêu dùng thƣờng đƣợc quản lý một cách chặt chẽ và linh hoạt.  Phân loại CVTD của các TCTD Hoạt động cho vay bị ảnh hƣởng bởi rất nhiều yếu tố đầu vào và đầu ra. 8
  18. Việc hoạch định kế hoạch cho vay phải dựa trên cơ sở khoa học, phân loại CVTD của tổ chức tín dụng chủ yếu căn cứ vào những tiêu chí cơ bản khác nhau sau đây, và mỗi cách phân loại đó đều đem đến những ý nghĩa và mục đích nhất định. - Phân loại cho vay dựa vào thời hạn vay + Cho vay ngắn hạn Hiện nay, cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm (theo Khoản 1 Điều 10 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng quy định) Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản lƣu động, đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn các nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn, cụ thể ở đây là dƣới 1 năm. + Cho vay trung hạn và cho vay dài hạn Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm (theo Khoản 2 Điều 10 Thông tƣ 39/2016/TT- NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng quy định). Mục đích của loại cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tƣ vào tài sản cố định hay đƣợc sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng… Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm (theo Khoản 3 Điều 10 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng quy định). Mục đích của loại cho vay này thƣờng là nhằm tài trợ đầu tƣ vào các dự án đầu tƣ. Thời gian thu hồi vốn của các chủ thể có nhu cầu 9
  19. vay là lâu, phải có thời gian kinh doanh lâu dài. Đối với hai hình thức cho vay là trung hạn và dài hạn của TCTD thì phƣơng thức cho vay chủ yếu là cho vay thông thƣờng và tín dụng tuần hoàn. Cho vay thông thƣờng: Khoản vay này chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm máy móc, thiết bị, nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, tiền vay đƣợc thanh toán dần cho ngân hàng theo định kỳ. Số tiền thanh toán định kì có thể là khác nhau. Tín dụng tuần hoàn: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng cam kết chính thức dành một hạn mức tín dụng trong thời hạn nhất định có thể từ 1-3 năm, hay 5 năm, song thời hạn nợ kí kết trong hợp đồng thƣờng ngắn, và nếu khách hàng thực hiện tốt các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì cam kết hạn mức sẽ đƣợc tiếp tục. Đối với cho vay ngắn hạn, phần lớn lƣợng vốn huy động vào đều có kì hạn dƣới 1 năm trong khi vay trung hạn cũng phải 1-5 năm, dài hạn thƣờng trên 5 năm. Vì vậy, khi quyết định các hình thức cho vay các TCTD đều rất thận trọng do cho vay trung hạn và dài hạn bởi gặp nhiều khó khăn trong khâu thanh khoản cũng nhƣ cơ cấu tài sản của mình Tuy nhiên, theo quy định mới của Ngân hàng Nhà nƣớc (Theo Thông tƣ số: 36/2014/TT-NHNN ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014) ngân hàng thƣơng mại đƣợc dùng tối đa 60% nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung hạn dài hạn thay vì 30% nhƣ trƣớc đây. Đây là một vấn đề lớn giúp các tổ chức tín dụng mở rộng cho vay trung hạn dài hạn. Bởi vốn ngắn hạn chủ yếu phục vụ cho sản xuất kinh doanh lƣu động, trong khi vốn dài hạn lại đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế về lâu dài. Vốn trung dài hạn tắc, đầu tƣ phát triển cũng sẽ tắc theo, kinh tế khó tăng trƣởng nhƣ mong muốn. Nhƣ thế cơ chế mới của Nhà nƣớc vừa có thể đảm bảo tính thanh khoản cho các ngân hàng đồng thời kinh tế vẫn phát triển vững mạnh. 10
  20. Trong ba hình thức cho vay trên thì các TCTD là ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hình thức sử dụng vốn vay, còn các TCTD phi ngân hàng thì chỉ đƣợc thực hiện hoạt động cho vay trung hạn và dài hạn. Điều này cho ta thấy phạm vi về thời hạn cho vay của TCTD là ngân hàng thƣờng diễn ra rộng hơn, phổ biến hơn so với các loại hình TCTD khác. - Phân loại cho vay dựa vào tính chất có bảo đảm của khoản vay + Cho vay có bảo đảm bằng tài sản Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay đƣợc bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc bên thứ ba. Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn chứa đựng khả năng rủi ro, điều đó rất có thể kéo theo rủi ro của tổ chức tín dụng cho vay vốn. Bởi vậy, trên thực tế, đảm bảo thƣờng đƣợc coi là điều kiện quan trọng trong mọi nghiệp vụ cho vay của tổ chức tín dụng. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản của ngƣời vay là hình thức cho vay qua sự xác định giá trị của tài sản mà khách hàng cầm cố hay thế chấp cho tổ chức tín dụng khi vay vốn. Tài sản cầm cố thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản. + Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay không đƣợc đảm bảo bằng tài sản cụ thể, xác định bằng tài sản của khách hàng vay hoặc của ngƣời thứ ba. Loại cho vay này chủ yếu dựa trên uy tín của bản thân khách hàng vay vốn mà TCTD quyết định cho vay. Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nhìn chung là hình thức cho vay tƣơng đối mạo hiểm của tổ chức tín dụng nên cần tuân thủ các điều kiện về vay vốn (quy định tại Điều 7 Thông tƣ 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng). 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2