intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:73

169
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về phòng chống xâm hại trẻ em và thực trạng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta trong những năm gần từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY PHƢƠNG PH¸P LUËT VÒ PHßNG, CHèNG X¢M H¹I T×NH DôC TRÎ EM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ THÚY PHƢƠNG PH¸P LUËT VÒ PHßNG, CHèNG X¢M H¹I T×NH DôC TRÎ EM Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 8.38010101 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. HOÀNG THỊ KIM QUẾ HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Thúy Phƣơng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .............................................. 8 1.1. Khái niệm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em ..................................... 8 1.1.1. Khái niệm trẻ em .................................................................................. 8 1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em .................................................... 10 1.2. Những yếu tố tác động đến xâm hại tình dục trẻ em .................... 11 1.2.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................... 11 1.2.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................... 13 1.3. Quy định của pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ..... 15 1.3.1. Quy định của pháp luật về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ...... 16 1.3.2. Quy định của pháp luật về chống xâm hại tình dục trẻ em ................ 19 1.4. Ý nghĩa của việc pháp luật quy định về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ........................................................................... 23 1.4.1. Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em ............................. 23 1.4.2. Khẳng định về cơ chế pháp lý, công cụ bảo vệ trật tự xã hội ............ 25 1.4.3. Phù hợp bối cảnh trong nƣớc và quốc tế ............................................ 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 29 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .................................................... 30 2.1. Tình hình xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay............. 30 2.2. Thực trạng pháp luật về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ở nƣớc ta hiện nay ...................................................................... 33
  5. 2.3. Thực trạng pháp luật về chống – xử lý vi phạm pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em ................................................................... 39 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 43 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM .................................................... 44 3.1. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................. 44 3.2. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về xử lý hành vi xâm hại tình dục trẻ em .................................................................................. 46 3.3. Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lƣợng thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em.......................... 54 3.3.1. Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em cho chính trẻ em và các chủ thể pháp luật khác ........................................................................ 54 3.3.2. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em .................................................................................................. 56 3.3.3. Tăng cƣờng kỹ năng sống, kiến thức và sự tham gia của trẻ em vào thực hiện pháp luật phòng chống xâm hại tình dục .................... 58 3.3.4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện và áp dụng pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm trẻ em..................... 59 3.3.5. Phát triển hệ thống Qũy bảo trợ trẻ em và đầu tƣ cơ sở vật chất thỏa đáng cho công tác thực hiện và áp dụng pháp luật về bảo vệ chăm sóc trẻ em ............................................................................ 60 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 65
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Dân sự BLHS : Bộ luật Hình sự LHPN : Liên hiệp phụ nữ TNCS : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tƣơng lai của đất nƣớc. Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trong điều kiện tốt nhất là nhiệm vụ của toàn xã hội, và là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam trong việc đảm bảo an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nƣớc. Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Bởi vậy, việc “Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển” [4] là một trong những mục tiêu quan trọng, là mối quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nƣớc ta, của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực với nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại vẫn đang tồn tại là vấn nạn xâm hại trẻ em, trong đó tình hình xâm phạm tình dục trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hƣớng ngày càng gia tăng cả về số lƣợng và tính chất. Đây là vấn đề gây hoang mang, lo sợ, bức xúc và đáng bị lên án. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Hình sự, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, trung bình mỗi năm có hơn 1500 trẻ em bị xâm hại tình dục [1]. Đây chỉ là con số của những vụ việc đƣợc báo cáo, còn rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không đƣợc thống kê. Mặt khác, nếu hiểu xâm hại tình dục theo đúng chuẩn khái niệm 1
  8. quốc tế xâm hại tình dục là tất cả hành vi dụ dỗ, lôi kéo, xúi bẩy trẻ em thực hiện hành vi mang tính chất tình dục không phù hợp với lứa tuổi các em thì số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam sẽ cao hơn rất nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xâm hại tình dục trẻ em nhƣng một trong những lý do mấu chốt là do sự lỏng lẻo và những “khoảng trống” trong hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em, gây bất cập trong việc ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng này. Vậy chúng ta phải làm gì để lấp đầy những khoảng trống trong hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em tránh bị xâm hại tình dục? Làm thế nào để số lƣợng trẻ bị xâm hại xuống mức thấp nhất? Đó là những câu hỏi khó đặt ra mà Đảng và Nhà nƣớc cần phải quan tâm và giải quyết triệt để để bảo vệ cho thế hệ trẻ - tƣơng lai của đất nƣớc. Do đó, đặt ra một yêu cầu cần phải nghiên cứu về quy phạm pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em để có những đề xuất, kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Từ những phân tích trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em”. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua, tình hình tội phạm xâm hại tình dục trẻ em đang là hồi chuông báo động cho sự suy đồi đạo đức xã hội, gây bức xúc trong dƣ luận. Vì vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết về đề tài này nhƣ: Lê Thị Nga, Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Hồ Thị Nhung, Các tội xâm hại tình dục trẻ em - Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam và nghiên cứu so sánh với một số nước, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015; 2
  9. Nguyễn Minh Hƣơng, Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014; “So sánh dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với bộ luật hình sự của một số nước và kiến nghị”, PGS.TS. Dƣơng Tuyết Miên và Bùi Thị Quyên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 07/2013; Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm danh dự của con người”, TS. Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8(169), 2010; Báo cáo nghiên cứu “Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt nam trong những năm gần đây”, Viện Gia đình và Giới;… Vì vậy, nghiên cứu pháp luật về xâm hại tình dục trẻ em không phải là một hiện tƣợng mới nhƣng lại là một đề tài đƣợc coi là cấp thiết, cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và kỹ lƣỡng để có thể thấy vấn đề một cách toàn diện. Đối với luận văn này, trên cơ sở tham khảo một số tài liệu có liên quan, tác giả đã tiếp cận vấn đề một cách nghiêm túc. Từ việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực trạng xâm hại tình dục trẻ em và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về phòng chống xâm hại trẻ em và thực trạng phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em ở nƣớc ta trong những năm gần từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Trình bày một số vấn đề lý luận về phòng chống xâm hại tình dục trẻ 3
  10. em nhƣ phân tích khái niệm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, những yếu tố tác động đến xâm hại tình dục trẻ em; phân tích pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; - Đƣa ra đƣợc thực trạng pháp luật Việt Nam về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em: những quy định cụ thể về xâm hại tình dục trẻ em hiện hành, thực trạng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; - Từ những vấn đề lý luận và thực trạng nêu trên đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh quy định pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, kết hợp với việc phân tích các nguyên nhân, những tồn tại, hạn chế và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành về nhóm hành vi xâm phạm tình dục trẻ em 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề lý luận và những quy định của pháp luật hiện hành về xâm hại tình dục trẻ em ở Việt nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật đối với các hành vi xâm hại tình dục trẻ em trong thực tiễn, những mặt đạt đƣợc và hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện trong thực tiễn 5. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; 4
  11. - Nghiên cứu về các quy định pháp luật hiện hành của nƣớc ta về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; - Thực trạng xâm hại tình dục trẻ em ở nƣớc ta trong những năm gần đây; - Từ những nghiên cứu, phân tích trên đƣa ra những bất cập và những giải pháp hoàn thiện pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; - Phƣơng pháp diễn dịch; - Phƣơng pháp quy nạp; - Phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học. 6. Tính mới và những đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình nghiên cứu có hệ thống ở cấp độ một luận văn thạc sĩ luật học về hoàn thiện pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, trong đó giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn có liên quan. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: 5
  12. - Xây dựng đƣợc cái nhìn tổng thể về tình hình xâm hại tình dục trẻ em ở nƣớc ta trong thời gian 5 năm gần đây (từ 2014 – 2018); - Phân tích và rút ra đƣợc những yếu tố tác động đến xâm hại tình dục trẻ em hiện nay; - Hệ thống hóa các quy định của pháp luật hiện hành về phòng chống xâm phạm tình dục trẻ em; - Phân tích những hạn chế của các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; - Tập trung nghiên cứu về phƣơng hƣớng phòng ngừa, ngăn chặn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở những góc độ khác nhau; - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng các vụ việc liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em thời gian 5 năm gần đây, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em góp phần bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích không chỉ dành cho các nhà lập pháp, mà còn cho các nhà nghiên cứu, các cán bộ giảng dạy pháp luật, các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành Lý luận, Hình sự, Tố tụng hình sự tại các cơ sở đào tạo Luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời là cơ sở cho các nhà lập pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật hiện hành để góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, từ đó tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ việc liên quan một cách khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nói chung và trẻ em nói riêng. 6
  13. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Chương 2: Thực trạng pháp luật về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em. 7
  14. CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM 1.1. Khái niệm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em 1.1.1. Khái niệm trẻ em Khái niệm trẻ em đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, dƣới những góc độ khác nhau. Nhƣ trong triết học, trẻ em đƣợc xem xét trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển xã hội nên ở mọi thời đại, tƣơng lai của quốc gia, dân tộc đều tùy thuộc vào việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đối với chuyên ngành xã hội học, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời có vị thế, vai trò khác với ngƣời lớn, vì vậy, cần đƣợc xã hội quan tâm, tạo điều kiện sinh trƣởng, nuôi dƣỡng, bảo vệ, chăm sóc phát triển thành ngƣời lớn. Dƣới góc độ pháp lý, trẻ em đƣợc xác định theo độ tuổi và độ tuổi của trẻ em tùy thuộc vào sự quy định của mỗi quốc gia và từng lĩnh vực trẻ em tham gia. Mặc dù còn nhiều cách hiểu khác nhau nhƣng chúng ta có thể thống nhất khái niệm trẻ em nhƣ sau: “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người”. Theo Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em năm 1989, trẻ em do còn non nớt về trí tuệ và thể lực vì thế cần phải đƣợc bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi ra đời. Ngay tại Điều 1 Công ƣớc Quyền trẻ em đã xác định rõ: “Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”. 8
  15. Nhƣ vậy, theo Công ƣớc Quyền trẻ em, trẻ em đƣợc xác định là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ khi pháp luật các quốc gia quy định độ tuổi sớm hơn. Các văn bản pháp luật quốc tế khác nhƣ: Quy tắc Bắc Kinh, Hƣớng dẫn Ri át và Quy tắc của Liên hiệp quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do thƣờng sử dụng thuật ngữ ngƣời chƣa thành niên là những ngƣời chƣa đến 18 tuổi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Nghĩa là không giới hạn trẻ em là công dân Việt Nam, mà đối tƣợng áp dụng của Luật còn bao gồm cả trẻ em là ngƣời nƣớc ngoài cƣ trú tại Việt Nam. Quy định về tuổi trẻ em trong Luật Trẻ em của Việt Nam đã có độ vênh tới 2 tuổi so với Công ƣớc Quốc tế về Quyền trẻ em. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khái niệm “trẻ em” theo Luật Trẻ em và khái niệm “ người chưa thành niên” quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Điều 18 BLDS quy định: “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên”. Điều 68 BLHS quy định: “Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ mười bốn tuổi đến dưới mười tám tuổi”, Bộ luật lao động quy định: “Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới mười tám tuổi”, còn khái niệm trẻ em trong Luật Lao động đƣợc quy định là ngƣời chƣa đủ 15 tuổi; Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra”, Luật Hôn nhân và gia đình quy định: “trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý”. 9
  16. Nhƣ vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em đƣợc pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những ngƣời dƣới 16 tuổi. Khái niệm này phần nào có thể bao hàm đƣợc cả khái niệm trẻ em của Công ƣớc và của các ngành luật thuộc hệ thống pháp luật quốc gia. Tùy thuộc vào quan hệ pháp luật mà trẻ em tham gia, độ tuổi chịu trách nhiệm của trẻ em có khác nhau, nhƣng pháp luật Việt Nam luôn bảo vệ quyền của trẻ em từ mọi hành vi xâm phạm. 1.1.2. Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em Theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng “tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao” và “xâm hại là xâm phạm đến khiến cho bị tổn hại”. Do vậy, xâm hại tình dục trẻ em là xâm phạm, động chạm đến quyền tự do, nhu cầu phát triển tự nhiên của trẻ em về quan hệ tính giao, xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của trẻ. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em nhƣ sau: Xâm hại tình dục trẻ em là việc lôi kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục mà trẻ em đó không hiểu một cách đầy đủ, không có khả năng quyết định ƣng thuận một cách có hiểu biết, hoặc hành động đó là trái pháp luật hoặc trái quy tắc xã hội. Xâm hại tình dục trẻ em là hành động diễn ra giữa một trẻ em với một ngƣời trƣởng thành hoặc với một trẻ em khác mà do độ tuổi và mức độ phát triển, ngƣời này có mối quan hệ trách nhiệm, tin tƣởng hoặc quyền hành với trẻ, và hành động gây ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của ngƣời đó. Theo Luật Trẻ em 2016: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan 10
  17. đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dƣới mọi hình thức. Trẻ có thể bị xâm hại tình dục dƣới nhiều hình thức khác nhau trong đó phổ biến là xâm hại bằng cách đụng chạm và không đụng chạm. Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách đụng chạm bộc lộ qua một số hành vi nhƣ hôn hít hoặc ôm trẻ theo kiểu tình dục, sờ mó vào bộ phận sinh dục của trẻ, hoặc bắt trẻ sờ mó vào bộ phận sinh dục của ngƣời lớn hoặc của một đứa trẻ lớn hơn, ép trẻ thực hiện hành vi mại dâm… Xâm hại tình dục trẻ em bằng cách không đụng chạm là những hành vi nhƣ dùng lời nói hoặc tranh ảnh khiêu dâm để làm cho trẻ sốc, làm cho trẻ hƣng phấn tình dục hoặc làm cho trẻ quen với tình dục, cho trẻ nghe hoặc nhìn những cảnh tình dục, bắt trẻ đứng ngồi theo tƣ thế gợi dục để chụp ảnh (khiêu dâm), hoặc cho trẻ xem sách báo khiêu dâm… Hầu hết những ngƣời xâm hại tình dục là nam giới. Và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi ngƣời quen biết, nhƣ họ hàng, bạn của gia đình, hoặc hàng xóm. Hành vi xâm hại hiếm khi đƣợc thực hiện bởi một ngƣời lạ. Đôi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Không phải tất cả những ngƣời xâm hại tình dục trẻ em đều dùng bạo lực. Đôi khi họ lợi dụng sự tin tƣởng hoặc sự ảnh hƣởng của mình để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục. Họ cũng có thể thuyết phục hoặc dùng “lòng tốt”, sự đe doạ và bắt nạt hoặc cho quà hoặc bao ăn uống. Cho dù ngƣời ta sử dụng bạo lực, sự đe doạ hay “lòng tốt” để bắt trẻ thực hiện hành vi tình dục thì kết quả của việc xâm hại này vẫn sẽ gây tổn thƣơng cho trẻ. 1.2. Những yếu tố tác động đến xâm hại tình dục trẻ em 1.2.1. Các yếu tố khách quan Về môi trường gia đình, phần lớn các gia đình Việt Nam chƣa có thói 11
  18. quen dạy trẻ về giới tính, coi đây là vấn đề cấm kỵ từ đó, dẫn tới các em thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, về kiến thức, kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục. Hơn nữa đó là nhận thức của các cha mẹ về xâm hại tình dục trẻ em còn rất nhiều hạn chế. Nhiều cha mẹ chƣa hề có khái niệm nào về ấu dâm. Họ chỉ nghĩ ấu dâm có nghĩa là phải có quan hệ tình dục, phải là hãm hiếp trẻ em. Đa phần các bậc phụ huynh mới chỉ dừng lại ở việc cấm đoán trẻ, thậm chí không cho con nhìn thấy những gì có thể xảy ra nó nhƣ thế nào; nhiều bậc cha mẹ vẫn còn e ngại, thậm chí không dạy trẻ biết đƣợc những bộ phận nào trên cơ thể mà ngƣời khác không đƣợc động vào, khiến trẻ thiếu các kỹ năng nhƣ kỹ năng phòng tránh, kỹ năng tự vệ hay kỹ năng phản kháng để chống lại các hành vi lạm dụng. Về môi trường giáo dục, hiện tại các trƣờng học chƣa thực sự chú trọng đến việc tƣ vấn tâm lý học đƣờng, giáo dục giới tính. Tất cả những gì các trƣờng đang làm hiện nay mới chỉ là lý thuyết về phòng chống xâm hại tình dục. Thậm chí nhiều trƣờng còn coi đó là một học trình bộ môn mà không phải thi nên học cho xong, dạy cho xong. Nhiều trƣờng ý thức hơn, có mời các chuyên gia về nói chuyện với học sinh của trƣờng nhƣng nó vẫn chỉ mang tính ngắn hạn, vội vàng và chƣa thực sự sâu sát hơn. Bên cạnh đó, gia đình và nhà trƣờng chƣa làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho các em về những vấn đề liên quan đến giới tính, tâm sinh lý lứa tuổi cũng nhƣ những kỹ năng để phòng tránh xâm hại tình dục, nên khi gặp phải những tình huống phát sinh trên thực tế, bản thân các em không biết cách xử lý và giải quyết phù hợp, từ đó dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Về môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội, kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, đời sống ngƣời dân đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì cũng bộc lộ một số vấn đề nhƣ tỉ lệ thất nghiệp còn cao nên nhiều ngƣời có thời gian rảnh rỗi thƣờng xuyên truy cập phim đồi 12
  19. trụy, ảnh khiêu dâm dẫn đến không kiềm chế đƣợc cảm xúc sẵn sàng xâm phạm tình dục đối với ngƣời khác hoặc có trƣờng hợp ngƣời phạm tội xâm phạm sở hữu nhƣng vì sự kích thích cơ thể từ phía nạn nhân nên ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục luôn nạn nhân. Mặt khác, văn hóa nƣớc ngoài ngày càng du nhập vào Việt Nam bằng nhiều con đƣờng khác nhau, trong đó tranh ảnh khiêu dâm, băng đĩa đồi trụy đầy rẫy trên mạng Internet, thậm chí đƣợc bày bán tràn lan ngoài thị trƣờng dẫn đến tâm lý cởi mở trong vấn đề tình dục nên xem thƣờng các giá trị văn hóa truyền thống dẫn đến không ít trƣờng hợp xâm phạm tình dục loạn luân, bắt chƣớc hành vi lệch lạc về giới tính trên Internet. 1.2.2. Các yếu tố chủ quan Trẻ em – nhóm người yếu thế trong xã hội là ngƣời bị hạn chế hoặc hoàn toàn không có khả năng, điều kiện tự vệ hoặc bảo vệ mình. Kẻ phạm tội lợi dụng sự phát triển chƣa đầy đủ về mặt thể chất và sự hạn chế trong nhận thức của trẻ về các hình thức xâm hại tình dục, sự tò mò khám phá về giới tính, sự thiếu kỹ năng phòng ngừa và tố giác ngƣời xâm hại để thực hiện những hành vi đồi bại. Đặc biệt là hành vi xâm hại tình dục để lại hậu quả rất nặng nề cho trẻ em, nó không chỉ gây tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức khỏe mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển bình thƣờng của các em, nhất là các em tuổi còn quá nhỏ. Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị xâm hại tình dục không phân biệt dân tộc, học vấn, điều kiện kinh tế, lứa tuổi, giới tính, đặc điểm cá nhân. Tuy nhiên một số trẻ em thuộc các nhóm sau đƣợc nhận diện là có nguy cơ cao hơn so với những trẻ khác: Trẻ em từ các gia đình khó khăn; Trẻ em sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có cha hoặc mẹ; Trẻ em chậm phát triển; Trẻ em từ vùng các dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn;Trẻ em sống trong hoàn cảnh có nhiều cám dỗ;… Song cần lƣu ý rằng không chỉ các 13
  20. nhóm có nguy cơ cao này cần đƣợc chú trọng mà trẻ em ở những nhóm khác cũng cần phải đƣợc chú trọng bảo vệ. Sai lệch về lối sống của những kẻ thực hiện hành vi xâm hại tình dục trẻ em. Nếu con ngƣời có những sở thích lành mạnh thì hình thành ở ngƣời đó nhân cách đúng đắn. Ngƣợc lại, con ngƣời có sở thích không lành mạnh, tiêu cực sẽ hình thành ở cá nhân đó nhân cách lệch lạc nhƣ sống ích kỷ, hƣởng thụ, sống buông thả, coi thƣờng chuẩn mực đạo đức… Ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục sẵn sàng bất chấp những giá trị, quy tắc đạo đức, pháp luật để thỏa mãn nhu cầu, sở thích hàng ngày của mình. Yếu tố ý thức của ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục có ý nghĩa quyết định thực hiện hành vi phạm tội của họ, đa phần trong ý thức của họ sai lệch về nhu cầu, sở thích, cách thỏa mãn nhu cầu tình dục thấp hèn của mình, dẫn đến hành động theo thói quen cảm tính. Các yếu tố thuộc về chủ quan cá nhân ngƣời phạm các tội xâm phạm tình dục gồm có những sai lệch về sở thích, nhu cầu, cách thức thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của bản thân bất chấp hành vi đó là vi phạm pháp luật. Hạn chế về ý thức pháp luật cá nhân và khả năng kiểm soát hành vi, ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục thƣờng là ngƣời có trình độ học vấn thấp, quan niệm sai về các giá trị cuộc sống, không hiểu biết hoặc hiểu biết rất ít pháp luật nên thƣờng có thái độ thờ ơ, coi thƣờng pháp luật. Những sai lệch trong ý thức pháp luật cũng là một trong những yếu tố tác động trong cơ chế làm phát sinh tội phạm khi gặp những hoàn cảnh, tình huống cụ thể họ sẽ không kiềm chế, kiểm soát đƣợc hành vi của mình, xử sự không đúng đắn và có hành vi vi phạm pháp luật. Mặc khác, do nhận thức và trình độ học vấn thấp nên khả năng kiểm soát và hạn chế hành vi đối với ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục ở mức độ thấp, nhiều trƣờng hợp ngƣời phạm tội xâm phạm tình dục ngay chính cả ngƣời thân trong gia đình. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2