intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

Chia sẻ: Tomjerry001 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh chung của cả nước. Đánh giá thực trạng chung về việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thực tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ LINH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ LINH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Luận văn bảo đảm tính chính xác,tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Linh
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ........................ 7 1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm ................................................... 7 2. Khái niệm thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ................. 12 2.1. Khái niệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm .............................. 12 2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm .............. 13 3. Các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ......................................................................................................................... 13 3.1.Tuân thủ pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm ................................. 14 3.2. Thi hành pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm ................................ 14 3.3. Sử dụng pháp luật vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm ..................... 15 3.4. Áp dụng pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm ................................. 16 4. Đặc điểm thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm .................. 18 4.1. Về phạm vi điều chỉnh .................................................................... 18 4.2. Về hệ thống pháp luật điều chỉnh ................................................... 19 4.3. Về các chủ thể thực hiện ................................................................. 19 4.3.1. Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước ............................................ 19 4.3.2. Đối với chủ thể là tổ chức ............................................................. 20 4.3.3. Đối với chủ thể là cá nhân ............................................................ 21 5. Các yếu tố tác động đến việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................................................ 22 5.1. Yếu tố kinh tế và lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh ................... 23
  5. 5.2.Yếu tố pháp luật ................................................................................ 26 5.3. Yếu tố ý thức pháp luật và đạo đức của các chủ thể tham giam quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm .......................................................... 26 5.4. Yếu tố hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ............................................................................................................... 28 5.5. Yếu tố kỹ thuật công nghệ ............................................................... 28 5.6. Yếu tố tài chính, kinh phí thực hiện ................................................. 28 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM .................................................................. 30 2.1. Tình hình thi hành pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ...................................................................................................... 30 2.2.1.Thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn hà nội .......... 30 2.1.2. Nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm .................................... 34 2.1.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ................................................................................................ 38 2.2. Những quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ......... 42 2.2.1. Luật An toàn thực phẩm số 55/2010 ............................................. 42 2.2.2. Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi 2015 .............................................. 44 2.2.3. Nghị định số 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ............................................................................ 44 2.3. Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ......................................................................................... 45 2.3.1 Những thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ..................................................... 45 2.3.2. Những khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội ............................................ 48 2.4. Kết quả đạt được .............................................................................. 53
  6. CHƢƠNG III. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ................................... 57 3.1. Các quan điểm cơ bản về thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................................................ 57 3.1.1. Đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi chủ thể trong quan hệ pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ....................................................................... 57 3.1.2. Đảm bảo nguyên tắc bình đẳng công bằng trong quá trình triển khai và thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ................................. 58 3.1.3. Đảm bảo tính công khai trong tổ chức thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm............................................................................................ 59 3.2. Các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................................ 59 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm .................... 59 3.2.2. Xây dựng và nâng cao trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công chức trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ................................ 61 3.2.3. Giáo dục pháp luật pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ............ 62 3.2.4. Yêu cầu các tổ chức sản xuất, kinh doanh ký cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm ................................................................................................ 62 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh, công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ............... 63 3.2.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng trong việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm .............................................. 64 3.2.7. Đảm bảo và nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ trong công tác thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm ............................... 65 3.3. Giải pháp đối với Hà Nội 66 KẾT LUẬN ............................................................................................ 69
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 71
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An toàn vệ sinh thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những việc cần làm liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. [27] Bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai,… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy 1
  9. trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Có thể thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề hết sức cấp thiết, có tính thời sự cao đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Điểm mấu chốt của thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm là sự xiết chặt quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước. Muốn làm tốt công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm thì trước tiên phải có các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ ràng về vấn đề này. Sau đó là khâu áp dụng và thực hiện. Thực hiện pháp luật tốt, có những quy định, chế tài nghiêm minh cộng với công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật đến người dân thì mới có thể đảm bảo hiệu quả của an toàn vệ sinh thực phẩm. Do nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn thấp, đôi khi chạy theo lợi nhuận, cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn, thực phẩm không đảm bảo chất lượng mà người tiêu dùng không biết hoặc biết không đầy đủ về chất lượng sản phẩm nên đã sử dụng những sản phẩm đó. An toàn vệ sinh thực phẩm là một vấn đề quan trọng có tính chất sống còn đối với sức khỏe của người dân nói riêng và sự phát triển giống nòi của cả dân 2
  10. tộc nói chung. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong phần lớn các bộ phận người dân, từ người sản xuất cho đến kinh doanh hàng hóa thực phẩm và người tiêu dùng còn rất thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm như hiện nay bắt nguồn từ sự bất cập của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. Tình trạng một sản phẩm thực phẩm chịu sự quản lý và giám sát cùng lúc của 3-4 bộ, ngành khác nhau dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng vừa chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, có những quy định không phù hợp với thực tế như: hiện tuyến xã không thể nào có đủ cán bộ chuyên môn để thực hiện việc khám sức khỏe, thẩm định cơ sở, cấp giấy phép theo quy định; những thử nghiệm cho kết quả ngay thì không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý ngay, nhằm tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra, còn chờ kết quả chính thức thì thực phẩm đã được tiêu thụ hết; mức xử lý vi phạm còn chưa phù hợp với quy mô của cơ sở. Ngoài tình trạng chồng chéo và thiếu thống nhất, vấn đề quan trọng là hiệu quả quản lý thấp, không đi vào cuộc sống. Bên cạnh việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật sát với thực tiễn cuộc sống thì việc triển khai thực hiện là vấn đề rất quan trọng cần được đẩy mạnh. Có như vậy thì luật mới có thể đi vào cuộc sống, tạo sự thay đổi tích cực đối với xã hội. Mặc dù đã được Quốc hội thông qua Luật An toàn thực phẩm số 55/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011; Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành 25 tháng 04 năm 2012 quy định chi tiết một số điều của Luật 3
  11. An toàn thực phẩm; Nghị định 91/2012/NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm song khả năng áp dụng còn hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc và cứng nhắc. Hơn nữa việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm còn chưa được chú trọng, quản lý vẫn theo nguyên tắc cũ là giơ cao đánh khẽ do đó chưa tạo ra tính răn đe cao, nhiều hành vi với mức xử phạt quá nhẹ nên dẫn đến tình trạng vi phạm bị xử phạt rồi lại tái phạm. Tuy có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này mới chỉ được chú trọng nghiên cứu trong một vài năm trở lại đây và kết quả nghiên cứu cũng còn rất khiêm tốn. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu có liên quan như: Điều tra ngộ độc thực phẩm – tiến sĩ Trần Thị Phúc Nguyệt, Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an toàn thực phẩm – PGS.TS. Đỗ Thị Hà – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng cục an toàn thực phẩm. Ngộ độc thức ăn – GS.TS.Nguyễn Thị dụ; Pháp luật về Kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoat động thương mại ở Việt Nam” Luận văn thạc sỹ - Đặng Công Hiển – năm 2010, khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật Hình sự Vệt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Luận văn thạc sỹ Hoàng Trí Ngọc năm 2009, khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Có thể thấy, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu sâu về vấn đề thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà Nội - một vấn đề hết sức nóng và luôn cần thiết, liên quan mật thiết đến hiệu quả của việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi muốn thực 4
  12. hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngoài ý thức tự giác của mỗi công dân nhà nước cần phải có chế tài nghiêm khắc được thể hiện qua các văn bản quy phạm pháp luật buộc mỗi công dân phải tuân thủ chấp hành. Chỉ có như vậy thì công tác vệ sinh an toàn thực phẩm mới có thể có những bước tiến mới, quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm mới có thể kiểm soát được từ khâu sản xuất đến tiêu dùng. Vì vậy tôi chọn đề tài này với mong muốn có thể phân tích và chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hệ thống pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực này. Đề tài không mới nhưng có tính ứng dụng cao. Rất mong những nghiên cứu, những vấn đề đưa ra và giải quyết trong đề tài sẽ góp phần chỉ ra những tồn đọng, bất cập trong việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Tiến tới để mỗi công dân đều được hưởng những sản phẩm thực phẩm sạch và an toàn. Những cơ sở lý luận đã được học, được tiếp cận sẽ giúp tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Phần nào đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà nội đã thực sự tốt hay chưa? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh chung của cả nước. Đánh giá thực trạng chung về việc thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm của Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của thực tại, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Từ những mục đích trên, Luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực hiện 5
  13. pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn Hà nội dưới góc độ Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, lý thuyết về thực hiện pháp luật, thực trạng hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, thực trạng thực hiện pháp luật của các chủ thể. Khoảng thời gian nghiên cứu: nghiên cứu về hệ thống pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm và việc thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm từ Nhà nước ta khi đổi mới cơ chế bao cấp sang thị trường cho đến nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp. 5. Nội dung nghiên cứu 6
  14. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm Một số khái niệm liên quan an toàn thực phẩm và Luật An toàn thực phẩm Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm. [37] Vệ sinh thực phẩm (food higyene) là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả những nội dung khác như tổ chức vệ sinh trong bảo quản và chế biến thực phẩm. [31, 5-6] An toàn thực phẩm (food safety) là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ sinh thực phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với con người. Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm không chỉ ở vi sinh vật mà còn được mở rộng ra do các chất hóa học, các yếu tố vật lý. Khả năng gây ngộ độc không chỉ ở thực phẩm mà còn xem xét cả một quá trình sản xuất trước thu hoạch. [31, 5-6] Theo nghĩa rộng an toàn thực phẩm còn được hiểu là khả năng cung cấp đầy đủ và kịp thời về số lượng chất lượng thực phẩm một khi quốc gia gặp thiên tai hay một lý do nào đó. [31, 5-6] Như vậy an toàn thực vệ sinh phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. Bảo đảm chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí quan trọng 7
  15. trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn. Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. An toàn vệ sinh thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc 8
  16. quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại khi không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mạn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm,… Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo,… và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả, … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng 9
  17. quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẩn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mãn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá các chương trình hành động đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn cầu đã xác định được nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em là các bệnh đường ruột, phổ biến là tiêu chảy. Đồng thời cũng nhận thấy nguyên nhân gây các bệnh trên là do thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, Theo thống kê của của Bộ Y tế, từ năm 2004-2009 đã có 1.058 vụ ngộ độc thực phẩm, trung bình 176,3 vụ/năm, số người bị ngộ độc thực phẩm là 5.302 người/năm, số người chết là 298 người (49,7 người/năm), tính trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm cấp tính là 7,1 người/100 ngàn dân/năm. Năm 2009 có 152 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.212 người mắc và 31 người tử vong. So sánh với năm 2008, số vụ ngộ độc/năm 2009 giảm 53 vụ (25,9%); số người mắc giảm 2.616 người (33,4%); số người đi viện giảm 1.888 người (31,3%); và số người bị tử vong giảm 26 trường hợp ( 42,6%) . Về nguyên nhân ngộ độc thực phẩm, 29,6% số vụ do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật, 5,2% số vụ do hóa chất, 24,7% do thực phẩm có sẵn độc tố tự nhiên, 40,5% số vụ không xác định được nguyên nhân. Riêng trong năm 2010 (tính đến 20/12/2010), cả nước đã xảy ra 175 vụ ngộ độc (trong đó có 34 vụ ngộ độc trên 30 người) làm 5.664 người mắc và 42 trường hợp tử vong. So sánh với số liệu trung bình/năm của giai đoạn 2006-2009, số vụ NĐTP giảm 9,1%, số mắc giảm 17,6% và số người tử vong 10
  18. giảm 19,2%. Đáng chú ý là trong số 42 người chết, có tới 14 người do uống rượu có Methanol (cồn công nghiệp) chiếm 33,3%, tiếp theo là do ăn phải nấm (23,8%). Ngộ độc do cá nóc cũng còn khá cao (16,7%). Tiến bộ đáng kể trong quản lý ngộ độc thực phẩm trong năm 2009-2010 là hệ thống thông tin ghi nhận ngộ độc thực phẩm đã thực hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời và các doanh nghiệp để xảy ra ngộ độc tập thể được nhắc nhở, theo dõi, có cam kết và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nấu nướng và quy trình chế biến thức ăn. Đã thiết lập được mạng lưới cảnh bảo nhanh có liên hệ chặt chẽ với WHO, FAO, EU và các nước trên Thế giới; bước đầu xây dựng hệ thống phân tích nguy cơ phục vụ quản lý. Bệnh truyền qua thực phẩm là nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và giống nòi do sử dụng lâu dài thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm. Hiện có tới 400 các bệnh truyền qua thực phẩm, chủ yếu là tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm... Tỷ lệ mắc bệnh giun sán ở nước ta còn rất cao. Có tới hơn 60.000.000 người đang mang giun sán trong người do tập quán ăn uống mất vệ sinh (ăn gỏi cá, ăn rau sống, ăn tiết canh, nộm...). Nhiều bệnh ký sinh trùng gây tác hại rất lớn cho sức khỏe: gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, viêm và áp xe gan, rối loạn tiêu hóa, thần kinh và vận động. Bệnh sán lá gan lớn có ở 18 tỉnh, tỷ lệ mắc có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên... Bệnh sán lá gan nhỏ có ở 24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định (37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%). Ngoài ra, các bệnh ký sinh trùng khác như: giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùng sán, giun cũng còn phổ biến. Đây là các bệnh mà nguồn lây truyền chủ yếu qua đường thực phẩm, ăn uống. [3] Hiện nay chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức mới. Đó là Sự bùng 11
  19. nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao. Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát. 2. Khái niệm thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2.1. Khái niệm pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chó tính bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho sự phát triển xã hội.[33, 44] Bám vào khái niệm trên, ta có thể đưa ra một khái niệm về pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm như sau: Pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm là hệ thống các quy tắc xử sự có 12
  20. tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ các văn bản luật và dưới luật, các thông tư nghị định có liên quan điều chỉnh những vấn đề xã hội phát sinh trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. 2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Sau khi Luật An toàn thực phẩm được thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều luật. Nhiều giải pháp về an toàn thực phẩm được triển khai trên toàn quốc. Năm 2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lược an toàn thực phẩm từ 2011 đến 2020 tầm nhìn tới 2030 của Bộ y tế. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể từ trung ương đến các tỉnh thành phố, quận, huyện, xã, phường đã vào cuộc quyết liệt để triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đôi khi còn chưa kịp thời. Công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng còn chưa tốt. Nhiều chính quyền địa phương coi công tác quản lý an toàn thực phẩm là trách nhiệm của riêng ngành y tế nên công tác chỉ đạo, huy động sự tham gia của các cơ quan liên quan chưa quyết liệt. Đầu tư kinh phí từ ngân sách còn thấp, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế. 3. Các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định những hình thức thực hiện pháp luật sau: 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2