Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam
lượt xem 14
download
Đề tài nghiên cứu có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra, các giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG VĂN HỮU TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG VĂN HỮU TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Tuấn Đạo Thanh Hà nội - 2014 2
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hoàng Văn Hữu 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI 6 THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1.1. Tổng quan về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 6 1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 6 1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại 8 1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại 10 1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên 22 1.2.1. Khái niệm về công chứng 22 1.2.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng 27 viên gây ra trong hoạt động công chứng 1.2.3. Mục đích và ý nghĩa của việc quy định chế định bồi thường 28 thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng 1.3. Lịch sử hình thành quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt 29 hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.3.1. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng 29 viên gây ra trong hoạt động công chứng trước năm 2006 1.3.2. Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng 32 viên gây ra trong hoạt động công chứng từ năm 2006 đến nay 4
- Chương 2: NHỮNG BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT 37 VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA 2.1. Vấn đề phân định rõ ràng giữa trách nhiệm bồi thường của tổ 37 chức hành nghề công chứng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên 2.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công 40 chứng viên là công chức, viên chức so với công chứng viên không phải là công chức, viên chức 2.2.1. Có thiệt hại xảy ra 41 2.2.2. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật 44 2.2.3. Có lỗi 45 2.2.4. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại 48 2.3. Cơ chế bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với 52 công chứng viên hành nghề tại Phòng công chứng và Văn phòng công chứng 2.3.1. Cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành 53 nghề tại phòng công chứng 2.3.2. Cơ chế bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên hành 69 nghề tại văn phòng công chứng Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI 78 THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 3.1. Ban hành thống nhất các quy định về bảo hiểm trách nhiệm 78 nghề nghiệp bắt buộc đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng 3.1.1. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên 78 và tổ chức hành nghề công chứng 5
- 3.1.2. Ban hành một bản hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề 81 nghiệp mẫu 3.1.3. Ủy thác cho một tổ chức có tính trung gian (Hiệp hội công 84 chứng) đứng ra mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 3.2. Bổ sung một vài hình thức khác nhằm bảo đảm trách nhiệm 92 bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng 3.2.1. Áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự có 95 sự xuất hiện của một bên trung gian thứ ba (cầm cố, thế chấp, ký quỹ) 3.2.2. Áp dụng một số biện pháp trách nhiệm dân sự khác như buộc 99 xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, phạt vi phạm 3.3. Xây dựng các tiêu chí nhằm xác định cụ thể nghĩa vụ của 103 công chứng viên làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường KẾT LUẬN 115 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật công chứng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 đến nay chưa đầy 8 năm song đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó đáng chú ý là bước đầu đã thực hiện xã hội hóa công tác công chứng, xây dựng được mạng lưới công chứng rộng khắp trong cả nước. Theo Báo cáo tổng kết 5 năm triển khai Luật công chứng 2006 của Bộ Tư pháp năm 2013: Trước khi Luật công chứng được ban hành, cả nước có 353 công chứng viên được bổ nhiệm. Đến năm 2012, sau 5 năm thi hành Luật công chứng, tổng số công chứng viên được bổ nhiệm là 1.606 người (tăng 1.253 người). Nhìn chung, số lượng các công chứng viên được bổ nhiệm tăng dần theo từng năm: Năm 2007: bổ nhiệm 55 công chứng viên; Năm 2008: bổ nhiệm 117 công chứng viên; Năm 2009: bổ nhiệm 166 công chứng viên; Năm 2010: bổ nhiệm 297 công chứng viên; Năm 2011: bổ nhiệm 325 công chứng viên; Năm 2012: Bổ nhiệm 293 công chứng viên. Trong số 1.606 công chứng viên được bổ nhiệm nêu trên, có 1.180 công chứng viên đang hành nghề (trong đó có 438 công chứng viên của Phòng công chứng và 742 công chứng viên của Văn phòng công chứng). Trong 5 năm thi hành Luật công chứng, các tổ chức hành nghề công chứng trên cả nước đã công chứng được 6.964.014 việc; tổng số phí công chứng thu được là 2.577.497.952.000 đồng (Hai nghìn năm trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm chín mươi bảy triệu chín trăm năm mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số thù lao công chứng thu được là 176.190.662.000 đồng (Một trăm bảy mươi sáu tỉ một trăm chín mươi triệu sáu trăm sáu mươi hai nghìn đồng chẵn); tổng số tiền 7
- nộp thuế và nộp ngân sách nhà nước là 977.415.407.000 đồng (Chín trăm bảy mươi bảy tỉ bốn trăm mười lăm triệu bốn trăm linh bảy nghìn đồng chẵn) [7]. Người dân được tạo điều kiện thuận lợi khi đi công chứng, không còn cảnh xếp hàng, chen chúc như các năm trước. Hoạt động công chứng đã và đang có bóng dáng chuyên nghiệp hóa, xã hội hóa, từng bước hòa nhập với các tổ chức công chứng quốc tế. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động công chứng có thể xảy ra đối với bất kỳ công chứng viên nào, dù thuộc văn phòng công chứng hay phòng công chứng. Một khi rủi ro xảy ra thì trách nhiệm vật chất của công chứng viên có thể rất lớn, tùy thuộc vào giá trị hợp đồng và thiệt hại xảy ra. Hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù và trong quá trình thực hiện công việc của mình, công chứng viên có thể gây thiệt hại và vấn đề bồi thường phải được đặt ra. Hiện nay, do cách thức quản lý hoạt động công chứng, do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức công chứng với nhau còn bộc lộ nhiều bất cập dẫn tới tình trạng công chứng viên công chứng sai gây thiệt hại cho đương sự. Bên cạnh đó những bất cập, sự không đồng nhất trong quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra như: Luật công chứng 2006, Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2009, Luật viên chức 2010, Bộ luật dân sự 2005… dẫn đến khi có tranh chấp xảy ra, vấn đề có hay không trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết. Cơ sở pháp lý giải quyết bồi thường thiệt hại đối với công chứng viên và điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra gồm những gì? Cách thức xác định mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu? Các biện pháp bảo đảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như thế nào? Trước yêu cầu của thực tế, để giải quyết triệt để vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, tránh những thiệt hại xảy ra không đáng có cho các bên và công chứng viên; đồng thời góp phần 8
- làm sáng tỏ về mặt lý luận, tác giả chọn đề tài:"Trách nhiệm bồi thường do công chứ ng viên gây ra trong hoạ t đ ộ ng công chứ ng theo pháp luậ t Việ t Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu đề tài này, tác giả hướng tới mục đích làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, bản chất, nội dung của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, thông qua đó đề xuất những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng hướng tới xây dựng hoạt động công chứng thực sự an toàn, lành mạnh, đúng pháp luật góp phần thực hiện thắng lợi quá trình cải cách tư pháp ở nước ta. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn được đặt ra là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng như: Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại, ý nghĩa của việc xác định rõ trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. - Sơ lược về lịch sử các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. - Phân tích, đánh giá thực trạng những bất cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và những đánh giá về thực trạng, bất cập trong các quy định về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. 9
- 3. Phạm vi nghiên cứu Với phạm vi nghiên cứu này, luận văn nghiên cứu về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra dưới góc độ lý luận, phân tích những quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra đồng thời chỉ ra vướng mắc trong hoạt động thực tiễn của những chế định này. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật, về cải cách tư pháp. Đồng thời, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với các chuyên gia đầu ngành, những người làm công tác thực tiễn lâu năm); phương pháp khảo sát thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra. 5. Tình hình nghiên cứu đề tài và những điểm mới của luận văn Từ trước tới nay chỉ có một số bài viết rất sơ sài về công chứng, trách nhiệm của công chứng viên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. Luận văn là công trình khoa học đầu tiên về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng theo pháp luật Việt Nam từ trước tới nay. Là công trình luận văn đầu tiên đề cập và giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng, luận văn có những điểm mới sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, góp phần nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất của vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra. 10
- - Luận văn khảo cứu các quy định pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định đó. - Các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng mà luận văn đưa ra sẽ giúp ích cho các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung, các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, các công chứng viên và Tòa án nói riêng nhận thức sâu sắc và đúng đắn vấn đề bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. Chương 2: Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi thường do công chứng viên gây ra. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại do công chứng viên gây ra trong hoạt động công chứng. 11
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO CÔNG CHỨNG VIÊN GÂY RA TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG 1.1. TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI 1.1.1. Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Chúng ta có thể khái quát các giai đoạn phát triển cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: Giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ cổ đại, khi chính quyền trong xã hội còn chưa được tổ chức một cách vững chãi, các cá nhân, mỗi khi bị xâm phạm vào quyền lợi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương làm nô lệ, hay lấy tài sản của họ. Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhân phục thù. Giai đoạn thứ hai: Người gây ra sự tổn hại có thể nộp một số tiền chuộc hay thục kim cho nạn nhân để tránh trả thù. Chế độ này còn được gọi là chế độ thục kim. Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thỏa thuận với nhau về tiền chuộc, đó là chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyền, các bên tranh chấp bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗi theo ngạch giá do pháp luật quy định, đó là chế độ thục kim bắt buộc. Tiền thục kim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất bồi thường thiệt hại. Vào thời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyển từ chế độ tự ý thục kim sang bắt buộc thục kim. Giai đoạn thứ ba: Chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự. Chính quyền, trước hết can thiệp để trừng phạt những tội phạm chỉ 12
- liên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân. Sự can thiệp này rất cần thiết vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm pháp này không được chú ý tới vì không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tư nhân. Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ẩu đả, trộm cắp. Về phương diện hình sự, cá nhân mất hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xin bồi thường tổn hại của mình về dân sự. Tuy trong một số trường hợp, Luật La Mã đã tiến tới sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự nhưng nhà làm luật chưa quy định được một nguyên tắc trách nhiệm tổng quát, bắt buộc người gây ra tổn thất phải bồi thường thiệt hại trong bất luận trường hợp nào. Ở Việt Nam, cổ luật cũng không tách biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự công. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ: Điều 582 Quốc triều Hình luật đã quy định: Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm hiệu và ràng buộc không đúng phép - (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai) - hay là chó dại mà không giết thì người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết hay bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết người một bậc. Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là người cố trêu chọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ không phải tội [56]. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam cũng quy định sự bồi thường. Đối với trường hợp đánh người bị thương, Điều 468 Quốc triều Hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô, ví dụ: Đánh bị thương bằng 13
- chân tay thì phải nuôi 10 ngày, bằng vật khác thì phải nuôi 20 ngày, bằng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãy xương thì phải nuôi 80 ngày… Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, cổ luật Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự và dân sự và cũng không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự. Ở giai đoạn hiện nay, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định và điều chỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các nước. Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 307 Bộ luật dân sự 2005 và chương XXI Bộ luật dân sự 2005 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường… Tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được hiểu là bồi thường thiệt hại. Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự mà theo đó khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất do mình gây ra. 1.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại Là một loại trách nhiệm pháp lý nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý nói chung như do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng, áp 14
- dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người bị áp dụng, được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước... trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn có những đặc điểm riêng sau đây: - Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một quan hệ tài sản do Luật dân sự điều chỉnh. - Về điều kiện phát sinh: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện nhất định là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. - Về hậu quả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn thất cho người bị thiệt hại. - Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng đối với chủ thể khác như: Cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi 15
- dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý; bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra… 1.1.3. Phân loại trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đây là cách phân loại cơ bản nhất, xác định được rõ hai loại trách nhiệm này sẽ giúp cho việc áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Như vậy, cơ sở để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao gồm: - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở một hợp đồng có trước, tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng. Nếu giữa hai bên không tồn tại một hợp đồng nào thì nếu có thiệt hại xảy ra bao giờ cũng sẽ là những thiệt hại phát sinh ngoài hợp đồng và bên gây thiệt hại chỉ có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Chính vì vậy, bồi thường thiệt hại trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hủy bỏ hợp đồng và vi phạm đề nghị giao kết hợp đồng là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bởi lẽ hợp đồng chưa được giao kết giữa các bên hoặc được coi là chưa hề tồn tại. - Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng 16
- nhưng hành vi gây thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng không phải là trách nhiệm theo hợp đồng. Ví dụ, A thuê B đến sơn lại nhà cho mình. Trong quá trình làm việc, B đã ăn trộm chiếc điện thoại của A và đã bán cho người khác. Trong trường hợp này không thể tìm lại chiếc điện thoại thì A chỉ có thể khởi kiện B yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. - Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ hợp đồng đó. Bồi thường thiệt hại theo hợp đồng được áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng bao giờ cũng được phát sinh trên cơ sở một hợp đồng có trước thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủ yếu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổ chức khác. So với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có một số khác biệt như sau: - Về cơ sở phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh trên cơ sở do pháp 17
- luật quy định. Trong khi đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận của các bên như: Buộc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, phạt vi phạm và/ hoặc bồi thường thiệt hại. - Về điều kiện phát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện do pháp luật quy định như: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi trái pháp luật, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, có lỗi. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, cơ sở phát sinh trách nhiệm là do các bên thỏa thuận nên các bên cũng có thể thỏa thuận đặt ra các điều kiện phát sinh có thể không bao gồm đầy đủ những điều kiện trên như bên vi phạm hợp đồng không có lỗi cũng vẫn phải bồi thường thiệt hại... - Về chủ thể chịu trách nhiệm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài việc áp dụng đối với người có hành vi trái pháp luật thì còn áp dụng đối với người khác như cha mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ, pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại... Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng chỉ có thể áp dụng đối với các bên tham gia hợp đồng mà không thể áp dụng đối với người thứ ba. - Về mức bồi thường: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về nguyên tắc là người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra. Thiệt hại chỉ có thể được giảm trong một trường hợp đặc biệt đó là người gây thiệt hại có lỗi vô ý và thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ. Còn đối với bồi thường thiệt hại theo hợp đồng thì các bên có thỏa thỏa thuận ngay trong hợp đồng về mức bồi thường bằng, thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại xảy ra và khi phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mức bồi thường sẽ áp dụng mức do các bên thỏa thuận. Việc phân biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đặc biệt có ý nghĩa trong việc thực 18
- hiện nghĩa vụ chứng minh của đương sự. Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng nguyên đơn chỉ cần chứng minh thiệt hại là do người gây thiệt hại đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng gây ra còn trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng bên bị thiệt hại ngoài việc chứng minh thiệt hại còn phải chứng minh hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Đối chiếu với những quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng, việc coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng vẫn có những quan điểm trái chiều. Quan điểm thứ nhất cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng chỉ có thể là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Quan điểm này lập luận rằng, trong hoạt động công chứng khi công chứng viên tiếp nhận và giải quyết một yêu cầu công chứng thì giữa các chủ thể này không giao kết với nhau bất cứ một bản hợp đồng nào dưới dạng hợp đồng cung cấp dịch vụ (như quy định về hợp đồng dịch vụ tại mục 7, chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2005 hay tại mục 1, chương IV Luật công chứng 2006 về trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch). Quan điểm thứ hai cho rằng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên trong hoạt động công chứng vẫn là trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng. Quan điểm này cho rằng giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng mặc dù không tồn tại một bản hợp đồng cụ thể nào nhưng khi đứng ra cung cấp dịch vụ công chứng theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên đã mặc nhiên giao kết một bản hợp đồng theo những điều khoản, điều kiện đã được quy ước, tương tự như hợp đồng vận chuyển hành khách (Xem Mục 8, chương XVIII Bộ luật dân sự 2005). Quan điểm thứ hai lấy điểm a khoản 1 Điều 35 Luật công chứng 2006 làm cơ sở pháp lý và coi "Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu" có vị trí, vai trò tương tự như "vé" trong hợp đồng vận chuyển hành khách, cụ 19
- thể: "vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên" (khoản 2 Điều 528 Bộ luật dân sự 2005 và các điều 68, 69, 70 và 71 Luật giao thông đường bộ năm 2008). Theo cá nhân tôi, căn cứ vào bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và tính chất đặc thù của công chứng viên cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại của công chứng viên phải là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. • Trách nhiệ m bồ i thư ờ ng thiệ t hạ i vậ t chấ t và trách nhiệ m bồ i thư ờ ng thiệt hại về tinh thần Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần thì tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể tính toán và không thể định lượng được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy định một mức nhất định để cơ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 316 | 69
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản trị công ty cổ phần theo mô hình có Ban kiểm soát theo Luật Doanh nghiệp 2020
78 p | 224 | 48
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về tiếp công dân từ thực tiễn tỉnh Thanh Hóa
78 p | 185 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam
25 p | 204 | 34
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hợp đồng tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp tại Việt Nam
20 p | 244 | 29
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng
86 p | 118 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về mua bán nhà ở xã hội, từ thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh
83 p | 106 | 19
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình
26 p | 123 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực hiện pháp luật về thanh niên từ thực tiễn thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
83 p | 115 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán thiết bị y tế trong pháp luật Việt Nam hiện nay
90 p | 85 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Thỏa thuận thi hành án dân sự theo pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam hiện hành
24 p | 139 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật hình sự Việt Nam về tội gây rối trật tự công cộng và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
17 p | 159 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn