Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 17
download
Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở nước ta hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÚY NGÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THÚY NGÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật Kinh Tế Mã số 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ BÍCH THỌ HÀ NỘI, năm 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Thị Bích Thọ Các thông tin, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực, khách quan của các kết quả nghiên cứu trong Luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Ngà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 Chương 1...............................................................................................................6 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU .....6 1.1. Khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu ................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xăng dầu .................................................................. 6 1.1.2. Khái niệm kinh doanh xăng dầu .......................................................................... 6 1.1.3. Điều kiện kinh doanh xăng dầu ........................................................................... 7 1.2. Nội dung điều kiện kinh doanh xăng dầu ................................................................ 10 1.2.1. Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu................................................ 10 1.2.2. Điều kiện về hình thức kinh doanh xăng dầu.................................................... 11 1.2.3. Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu .................................................. 12 1.2.4. Điều kiện về vốn trong kinh doanh xăng dầu ................................................ 13 1.2.5. Điều kiện về yêu cầu đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu ....... 14 1.2.6. Điều kiện về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu ....................................................................................................................... 14 1.3. Điều kiện đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ................................................... 15 1.3.1. Điều kiện đối với thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu ............. 15 1.3.2. Điều kiện hoạt động pha chế xăng dầu.............................................................. 16 1.3.3. Điều kiện đối với thương nhân phân phối xăng dầu.......................................... 16 1.3.4. Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu ........................................... 17 1.3.5. Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu ........................................................... 18 1.3.6. Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu ............................ 18 1.3.7. Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu ..................................................... 19 1.3.8. Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu ............. 19 1.3.9. Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu ................................................. 20 Chương 2............................................................................................................ 21 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU TỪ THỰC TIẾN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................. 21 2.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu .......................................... 21
- 2.1.1. Sự phát triển về các quy định pháp luật về kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .. 21 2.1.2. Đánh giá pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .................. 26 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................................................... 31 2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................... 31 2.2.2. Tình hình quản lý nhà nước về điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 43 2.2.3. Tình hình thực hiện pháp luật về điệu kiện kinh doanh xăng dầu tại Thành Phố Hồ Chí Minh ................................................................................................................ 45 Chương 3............................................................................................................ 52 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU ................................ 52 3.1 . Các tiêu chuẩn cơ bản để hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu . 52 3.2 . Định hướng hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ...................... 58 3.2.1. Đảm bảo tính phù hợp của các quy định pháp luật đối với thực tiễn thị trường kinh doanh xăng dầu .................................................................................................... 58 3.2.2. Đảm bảo môi trường cạnh tranh hiệu quả của thị trường kinh doanh xăng dầu ..................................................................................................................................... 59 3.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu .................................................................................................... 59 3.3. Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .................................................................................................................................. 60 3.3.1. Đảm bảo tính hợp pháp và sửa đổi nội dung của một số quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu .................................................................................... 60 3.3.2. Xây dựng quy định cho phép doanh nghiệp tự quyết định giá phù hợp với cơ chế giá thị trường......................................................................................................... 61 3.3.3 Nghiên cứu xây dựng, ban hành pháp luật về kinh doanh xăng dầu .................. 62 3.3.4. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, rà soát việc thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu .................................................................................................... 62
- 3.3.5. Quy định cụ thể các biện pháp chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường .............................. 63 3.3.6. Tăng cường vai trò của hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ............................................................................................................ 63 KẾT LUẬN........................................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................1
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN :Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia đông Nam Á) BVMT :Bảo vệ môi trường COMECO : Công Ty Cổ Phần Vật Tư Xăng Dầu ĐKKD :Đăng ký kinh doanh IEA :International Energy Agency (Cơ quan năng lượng quốc tế) Mipeco :Tổng công ty xăng dầu quân đội OPEC :Organization of Petroleum Export Countries (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) Petec :Tổng công ty thương mại kỹ thuật và đầu tư Petec PCCC :Phòng cháy chữa cháy Petrolimex :Tập đoàn xăng dầu Việt Nam PV Oil :Tổng Công ty dầu Việt Nam Thalexim :Tổng Công Ty Thương Mại Xuất Nhập Khẩu Thanh Lễ UBND :Ủy ban nhân dân USD :đô la Mỹ VNĐ :Việt Nam đồng WTO :World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) XHCN :Xã hội chủ nghĩa
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách doanh nghiệp xăng dầu đầu mối ........................ 33 Bảng 2.2: Bảng thống kê cửa hàng bán lẻ xăng dầu của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 ................................ 46 Biểu đồ 2.1: Thị phần xăng dầu cả nước năm 2018 ............................ 35 Biểu đồ 2.2: Thị phần bán lẻ xăng dầu cả nước 2018 .......................... 37 Biểu đồ 2.3: Thị phần của một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại TP.HCM năm 2018 .................................................................................... 45
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xăng dầu là nguồn năng lượng quan trọng để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với các hoạt động sản xuất, đời sống xã hội và an ninh quốc phòng – là một trong những nhân tố đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia mà chưa thể thay thế được. Do vậy kinh doanh xăng dầu có tính chất đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động kinh doanh xăng dầu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Nhà nước, vừa cần phải đảm bảo hoạt động dựa trên các nguyên tắc của nền kinh tế thị trường vừa phải điều tiết, bình ổn giá cả nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến các hoạt động đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Trong những năm vừa qua dưới sự quản lý của Nhà nước, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong nước luôn ổn định, sản xuất và đời sống nhân dân ngày càng phát triển. Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ- CP đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi trong thị trường cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng cạnh tranh về thị phần. Danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì xăng dầu là loại hàng hóa đặc biệt, có những tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng, an toàn phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường... Muốn kinh doanh mặt hàng này, các doanh nghiệp cần phải đạt được những yêu cầu về điều kiện: chủ thể kinh doanh, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật trình độ chuyên môn....Điều kiện kinh doanh hiện nay được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và tương đối phức tạp: Giấy phép kinh doanh, Giấy đủ điều kiện kinh doanh, Bảo hiểm bắt buộc…. và đặc biệt là kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp phải tuân thủ theo các qui định pháp luật khi muốn thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Theo 1
- Nghị định 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP hiện nay cùng mới sự mở rộng cơ chế quản lý trong kinh doanh xăng dầu, đã ngày càng có nhiều doanhh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có thể tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam. Nhưng vấn đề cần thiết vẫn là cần phải đánh giá đầy đủ quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đề sự hạn chế, bất cập còn tồn tại từ thực tiễn, qua đó nhìn nhận lại các yêu cầu thật sự cần thiết để các doanh nghiệp tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiện quả trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chính Minh là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế đi đầu trong cả nước, các lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh xăng dầu nói riêng đều đang phát triển nhanh, và cũng xuất hiện nhiều tồn tại, phức tạp. Do đó tác giả chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh xăng dầu theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết nghiên cứu lý luận, sách đã xuất bản viết về điều kiện kinh doanh xăng dầu theo quy định hiện nay. Tuy nhiên, kinh doanh xăng dầu là một vấn đề lớn và có tính ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển và hoạt động của nền kinh tế. Bước đầu tìm hiểu, tôi xin nêu ra một số tài liệu phản ánh tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài này như bài viết của tác giả Trần Huỳnh Thanh Nghị đăng trên Tạp chí Luật học số 4/2015 đã phân tích một số cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh Nghiệp 2014, qua đó chỉ ra một số trở ngại của Việt Nam trong việc cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp, danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Anh “ Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật Việt Nam” đã nêu ra những điều kiện cơ bản trong 2
- quá trình thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện nói riêng. Với những bất cập về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy đã có bài viết “ Hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam” , tác giả Hà Linh đã có bài viết “Điều kiện kinh doanh xăng dầu không phù hợp, thị trường có nguy cơ bị lũng đoạn” nêu lên sự cần thiết xây dung văn bản pháp luật chuyên biệt cho trình tự, thủ tục ĐKKD trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kế thừa từ các nghiên cứu từ của các học giả trước đây, đồng thời bằng kiến thức của mình tác giả đề tài xin đóng góp một số ý kiến về đề tài “Điều kiện kinh doanh xăng dầu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở nước ta hiện nay từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chế định pháp luật này. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Nghiên cứu các vấn đề mang tính cơ sở về điều kiện kinh doanh xăng dầu. Đánh giá thực trạng đăng ký kinh doanh xăng dầu tại Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra ưu điểm, hạn chế; nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và các bài học kinh nghiệm. Phân tích các yêu cầu, xác định quan điểm và đề xuất giải pháp hoàn thiện, thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
- Đối tượng nghiên cứu của Luận văn: Điều kiện kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước và hoàn thiện pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế. Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật lịch sử, so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp đánh giá bình luận…để làm sáng tỏ về mặt khoa học các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu và tập hợp hệ thống các vấn đề về lý luận liên quan đến điều kiện kinh doanh xăng dầu phân tích những điểm bất cập và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Về mặt thực tiễn, trên cơ sở phân tích, tổng hợp, đánh giá về thực trạng đăng ký kinh doanh xăng dầu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh góp phần có thể làm tài liệu khoa học có tính thực tiễn, có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu. 7. Kết cấu luận văn Chương 1: Các vấn đề chung về điều kiện kinh doanh xăng dầu. Chương 2: Thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. 4
- Chương 3: Các kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh xăng dầu. 5
- Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1. Khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xăng dầu Xăng là một loại dung dịch nhẹ chứa hydrocacbon, được chế biến bằng phương pháp chưng cất trực tiếp và cracking từ dầu mỏ. Dễ bay hơi, dễ bốc cháy và có mùi đặc trưng và được sử dụng như một dung môi và nhiên liệu cho động cơ đối trong. Xăng được sử dụng như một loại nguyên liệu dùng để làm chất đốt cho các loại động cơ xăng. Theo nghị định 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 09 năm 2014 thì “Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu thô, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: Xăng động cơ, dầu điêzen, dầu hỏa, dầu ma-dút, nhiên liệu bay; nhiên liệu sinh học và các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hóa lỏng và khí nén nguyên liệu.” [10] Đặc điểm của xăng dầu : - Xăng dầu là chất lỏng rất dễ bốc cháy, dễ bắt lửa, chỉ va chạm mạnh cũng có thể gây ra cháy nổ. - Xăng dầu là một loại hóa chất độc hại đối với sức khỏe con người và môi trường. - Xăng dầu là nguồn nguyên liệu chính trong các hoạt động thường ngày cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều ngành kinh tế. 1.1.2. Khái niệm kinh doanh xăng dầu Kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong các hoạt động kinh tế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới. Khái niệm kinh doanh chính thức được Pháp luật Việt Nam sử dụng tại hai bộ Luật đó là Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Đến năm 1999, khi Luật Doanh nghiệp ra đời, khái niệm kinh doanh lại được hiểu như sau 6
- “ Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện môt, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”[18]. Theo đó kinh doanh sẽ bao gồm cả các hoạt động mua bán trao đổi hảng hóa, các hoạt động sản xuất gia công, đầu tư hay các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lời. Nghị định 84/2009/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2009 về kinh doanh xăng dầu, theo đó “Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhập, bảo quản và vận chuyển xăng dầu” [9] Nghị định 84/2014/NĐ-CP ban hành ngày 03/09/2014 của Chính phủ, “Kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động : Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu.”[10] Về cơ bản nội dung khái niệm về kinh doanh xăng dầu trong hai Nghị định của Chính Phủ không có sự khác biệt. 1.1.3. Điều kiện kinh doanh xăng dầu Tự do kinh doanh là quyền con người và là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp Việt Nam thừa nhận. Tuy nhiên đối với một số ngành nghề kinh doanh có vai trò thiết yếu trong an ninh quốc phòng, có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội mặc dù vẫn trên tinh thần được tự do kinh doanh nhưng các chủ thể kinh doanh cần phải đáp 7
- ứng được các điều kiện nhất định tùy theo từng ngành nghề theo quy định của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Điều kiện kinh doanh là yếu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” [32]. Xăng dầu là một mặt hàng chiến lược của mỗi quốc gia, thiết yếu đối với đời sống xã hội, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của đất nước, là yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Xăng dầu là một trong những mặt hàng rất nhạy cảm trước những biến động về chính trị và kinh tế trên thế giới. Với những đặc điểm đặc thù như vậy, xăng dầu dầu được xếp vào danh sách hàng hóa thuộc diện kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh do Nhà nước quy định, được Nhà nước quản lý nguồn nhập khẩu, điều phối giá và dự trữ chiến lược. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, điều kiện kinh doanh xăng dầu được hiểu là “ yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiển trách nhiệm, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác” [32]. Đến Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì thuật ngữ điều kiện kinh doanh không được được nêu ra, mà thay vào đó thuật ngữ này lại được nêu ra tại khoản 1, Điều 7 trong Luật Đầu tư năm 2014 ; cụ thể như sau “ Ngành, nghề, đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toan xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của 8
- cộng đồng” [35].Cùng với đó là danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện bao gồm 267 ngành nghề kinh doanh, chia thành 16 lĩnh vực và có các điều kiện đầu tư, kinh doanh đi kèm tại Phụ lục 04. Và đến này, Phụ lục này được thay thế bằng Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Theo đó danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện còn 243 ngành, các ngành, nghề này phải đảm bảo các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 118/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật đầu tư, có quy định: “Điều kiện đầu tư kinh doanh là điều kiện mà cá nhân, tổ chức phải đáp ứng theo quy định của luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư khi thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành, nghề quy định tại Phụ lục 4 Luật Đầu tư.Theo đó, điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo một hoặc một số hình thức sau đây: a) Giấy phép đăng ký kinh doanh; b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; c) Chứng chỉ hành nghề; d) Chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp; đ) Văn bản xác nhận; e) Các hình thức văn bản khác theo quy định của pháp luật không được quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản này; 9
- g) Các điều kiện mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này. [11]. Nhà nươc có thể điều tiết được hoạt động sản xuất- kinh doanh trong nền kinh tế thông qua các chế định pháp luật về điều kiện kinh doanh, từ đó đảm bảo được sự ổn định, phát triển bền vững của nền kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển một số ngành nghề hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành nghề thông qua sự ban hành các chính sách. Từ các giải thích khái niệm điều kiện kinh doanh xăng dầu trên, chúng ta có thể hiểu: “Điều kiện kinh doanh xăng dầu là những quy định của pháp luật mà chủ thể kinh doanh xăng dầu trước và trong khi kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ khi kinh doanh xăng dầu”. Đó là các yêu cầu mà pháp luật quy định trong các văn bản pháp luật, đạo luật. Nhưng quy định này có tính bắt buộc đối với tất các các doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xăng dầu. Điều kiện kinh doanh xăng dầu bao gồm các nhóm quy định sau: Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu; về hình thức và địa điểm kinh doanh, về vốn trong kinh doanh xăng dầu, về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trông kinh doanh xăng dầu, về yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn, điều kiện đối với các hoạt động kinh doanh xăng dầu. 1.2. Nội dung điều kiện kinh doanh xăng dầu 1.2.1. Điều kiện đối với chủ thể kinh doanh xăng dầu “Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu” [10]. Đây là điều kiện chung về mặt chủ thể, áp dụng cho tất cả các hình thức kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Theo đó, 10
- doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu “phải là thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại” [10]. Có thể thấy, đây là điều kiện có những thay đổi rõ rệt nhất, ứng với các thời kỳ kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Trước đây, nếu kinh doanh xăng dầu là ngành kinh doanh độc quyền của Nhà nước và chỉ có Công ty Nhà nước mới được quyền kinh doanh xăng dầu thì hiện nay, đã cho phép các thành phần kinh tế khác nhau có thể gia nhập vào thị trường kinh doanh xăng dầu ở các hình thức kinh doanh khác nhau. Tuy đã mở rộng về mặt chủ thể nhưng pháp luật vẫn quy định chủ thể trong kinh doanh xăng dầu phải là thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại. Theo quy định của Luật Thương mại 2005, tại Điều 6, Thương nhân bao gồm “tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [33]. Bên cạnh đó, theo khoản 4 Điều 16 Luật Thương mại 2005 thì Thương nhân Việt Nam được định nghĩa như sau: [33] “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì được coi là thương nhân Việt Nam”. Như vậy, có thể thấy, điều kiện về mặt chủ thể trong kinh doanh xăng dầu là thương nhân Việt Nam theo Luật Thương mại đã mở ra hành lang pháp lý thông thoáng, tạo điều kiện cho các chủ thể khác nhau khi đáp ứng được điều kiện trở thành Thương nhân Việt Nam, có thể tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. 1.2.2. Điều kiện về hình thức kinh doanh xăng dầu Tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP, đã liệt kê các hình thức kinh doanh xăng dầu, theo đó, kinh doanh xăng dầu bao gồm các hoạt động [10]: Xuất khẩu (xăng dầu, nguyên liệu sản xuất trong nước và xăng dầu, nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu), nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu, nguyên liệu; sản xuất và pha chế xăng dầu; phân phối 11
- xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê kho, cảng, tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển xăng dầu. Như vậy, đối với các hình thức kinh doanh xăng dầu, pháp luật đã quy định khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanh này từ thực tiễn thị trường kinh doanh và dự liệu các hình thức kinh doanh có thể hình thành trong tương lai để các chủ thể có thể lựa chọn một hình thức kinh doanh phù hợp với năng lực và nhu cầu xã hội. Các thương nhân, khi tham gia vào thị trường kinh doanh xăng dầu, ngoài việc đáp ứng điều kiện bước đầu về chủ thể là thương nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thương mại thì phải chọn cho mình một hình thức kinh doanh phù hợp theo quy định. Bên cạnh đó, đối với mỗi hình thức kinh doanh, các chủ thể cần phải đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trình độ chuyên môn và đặc biệt là phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong kinh doanh xăng dầu. 1.2.3. Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu Điều kiện về địa điểm kinh doanh xăng dầu là một trong những điều kiện cần có sự quy hoạch của địa phương và phải phù hợp với nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, đây là điều kiện chỉ áp dụng đối với hình thức kinh doanh là các cửa hàng bán lẻ xăng dầu vì ảnh hưởng trực tiếp đến các điều kiện về dân cư, cơ sở hạ tầng, nhu cầu và đặc biệt là vấn đề PCCC và BVMT tại xung quanh khu vực có các cửa hàng bán lẻ xăng dầu. Theo đó, địa điểm kinh doanh xăng dầu phải phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu [10]. Đối với các hình thức kinh doanh khác, tuy các quy định pháp luật hiện hành không đặt ra điều kiện về địa điểm kinh doanh và không yêu cầu về quy hoạch của địa phương nhưng phải đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật và quan trọng hơn, điều kiện về an toàn phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường phải được đặt ra hàng đầu. 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 309 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 120 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 228 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 88 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
88 p | 66 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 193 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn