intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: ViJensoo ViJensoo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

26
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thực trạng pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và thực tiễn thi hành tại Việt Nam; Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và nâng cao hiệu quả thi hành tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI d PHẠM NGỌC THẮNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM NGỌC THẮNG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH HƯNG YÊN Ngành: Luật kinh tế Mã số : 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ MAI THANH Hà Nội, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn được trích dẫn rõ ràng. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật dân sự Việt Nam Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua CISG bán hàng hóa quốc tế DN Doanh nghiệp HĐMBHH Hợp đồng mua bán hàng hóa HĐND Hội đồng nhân dân International Commercial Terms INCOTERMS (Điều kiện thương mại quốc tế) LTM Luật Thương mại Việt Nam MBHHQT Mua bán hàng hoá quốc tế Principles of International Commercial Contracts PICC (Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UBND Ủy ban nhân dân VIAC Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1 Thực trạng phương thức đàm phán và ký kết hợp đồng MBHHQT ............. 40 Bảng 2.2 Loại hợp đồng các thương nhân thường sử dụng .......................................... 41 Bảng 2.3 Điều kiện giao hàng các thương nhân tỉnh Hưng Yên thường sử dụng ........ 42 Bảng 2.4 Nguồn luật thương nhân thường được áp dụng trong hợp đồng MBHHQT. 43 Bảng 2.5. Hiểu biết của các DN Hưng Yên về CISG ................................................... 47
  6. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ................................................................................................ 7 1.1 Lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................................... 7 1.2 Lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................................... 14 1.3 Lý luận về pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .................... 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN ................... 34 2.1. Thực trạng quy định pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .... 34 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại tỉnh Hưng Yên .................................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ TẠI TỈNH HƯNG YÊN .................................................................................................................. 59 3.1 Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .................................................................................................................. 59 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ............................................. 63 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 75
  7. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hợp đồng chính là cơ sở pháp lý để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia vào các giao dịch, đồng thời là căn cứ để giải quyết khi có các tranh chấp xảy ra. Hợp đồng đã, đang và sẽ luôn là công cụ pháp lý quan trọng để thiết lập các mối quan hệ pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh - thương mại. Do đó việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có vai trò vô cùng quan trọng đối với cả bên bán và bên mua trong việc xác định hiệu lực của giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Mỗi quốc gia, vì vậy, đều xây dựng pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các thương nhân thực hiện giao dịch kinh doanh. Chính yếu tố quốc tế đã tạo nên sự đặc trưng cũng như tính phức tạp trong việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Các đối tác đến từ các quốc gia khác nhau có thể sẽ có quan niệm không giống nhau về giao kết hợp đồng, về thời điểm giao kết, về nội dung, hình thức giao kết, …. Các quan niệm khác nhau nếu không được thống nhất hay hài hòa hóa thì dễ dẫn đến các tranh chấp pháp lý. Thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và tích cực hội nhập kinh tếquốc tế, trong những năm qua Nhà nước đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ về kinh tế, dân sự, thương mại có yếu tố nước ngoài.Việt Nam đã chủ động tham gia ký kết các điều ước quốc tế, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động giao kết mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn là lĩnh vực phức tạp đòi hỏi cần phải được nghiên cứu. Hiện nay, các văn bản pháp luật tại Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đó là: Bộ luật Dân Sự 2015, Luật Thương mại năm 2005, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành; các điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế(CISG), các tập quán quốc tế như các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms). 1
  8. Về tình hình thực tế, Hưng Yên là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý, chính trị và kinh tế tại khu vực Bắc Bộ. Trong những năm qua, tỉnh Hưng Yên có sự gia tăng đáng kể về số lượng các thương nhân đăng kí mới cũng như quy mô vốn. Tuy nhiên, số lượng các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vẫn còn hạn chế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu chưa cao, đặc biệt là chưa áp dụng hiệu quả các quy định pháp luật trong việc đàm phán, giao kết, thực hiện hợp đồng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà các cơ hội kinh doanh, đầu tư, hợp tác được mở rộng trên toàn thế giới, thì các thương nhân Việt Nam nói chung và Hưng Yên nói riêng đều phải đối mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc đàm phán, soạn thảo và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các khó khăn, thách thức này phần lớn đến từ sự khác biệt giữa pháp luật về hợp đồng của các quốc gia khác nhau, từ nhận thức chưa đầy đủ của thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh Việt Nam về vai trò của hợp đồng, từ việc thiếu kỹ năng soạn thảo hợp đồng. Do đó việc nâng cao về nhận thức cũng như kỹ năng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là vô cùng quan trọng đối các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh Hưng Yên, điều này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân này khi tham gia vào các giao dịch quốc tế. Chính vì vậy, Luận văn “Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên” đáp ứng tính lý luận và thực tiễn cần thiết để nâng cao năng lực giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh Hưng Yên, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên nói riêng và của Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam. Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân 2
  9. nước ngoài nói riêng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải và đưa ra những kiến nghị. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về giao kết hợp đồng tại địa bàn cụ thể như Hưng Yên còn chưa được triển khai. Các công trình nghiên cứu chung về pháp luật hợp đồng MBHHQT có thể dẫn chiếu cụ thể: Tác giả Nông Quốc Bình với một số công trình nghiên cứu đã công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: “Phạm vi áp dụng và không áp dụng Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”; “Sự mềm dẻo trong một số điều khoản của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” đăng trên Tạp chí Luật học số 04/2011 hay “Xác định pháp luật áp dụng điều chỉnh Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Tác giả Nguyễn Bá Bình với công trình nghiên cứu đã được công bố năm 2008 như: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, vài suy nghĩ về nội hàm khái niệm cũng như việc xác định tính hợp pháp của Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”. Tác giả Bành Quốc Tuấn với bài viết “Thoả thuận luật áp dụng trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài”. Tác giả Nguyễn Minh Hằng với một số công trình như: “Giải quyết Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” trên tạp chí diễn đàn Doanh nghiệp năm 2007; “Sửa đổi Điều 769 BLDS 2005”. Tác giả Nguyễn Trọng Thùy với bài viết “Rủi ro trong thương mại quốc tế: Những suy ngẫm từ thực tiễn ”, được đăng trên trang thông tin điện tử của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam trong năm 2017. Nội dung chủ yếu của bài viết là nhìn nhận về mặt rủi ro trong Thương mại quốc tế trong giai đoạn của 30 năm đổi mới. Tác giả Lê Thị Diễm Quỳnh “Quy định mới về hoạt động mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ”, Cục quản lý đăng ký kinh doanh. Nội dung chủ yếu của bài viết là phân tích những điểm nổi bật của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán 3
  10. hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Mặc dù các công trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài nhưng chưa công trình nào khai thác như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và điều kiện có hiệu lực của hợp đồng… nên việc nghiên cứu vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tỉnh Hưng Yên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Để đạt được mục đích nói trên, luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: − Hệ thống hóa, luận giải những vấn đề lý luận pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Phân tích thực trạng giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tỉnh Hưng Yên. − Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tỉnh Hưng Yên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó là những vấn đề pháp lý liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế qua thực tiễn một địa bàn cụ thể là tỉnh Hưng Yên. 4.2.Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Luận văn nghiên cứu cơ sở pháp lý điều chỉnh giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà không mở rộng ra các loại hợp đồng khác cũng như những vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp. 4
  11. - Về thời gian: Tác giả thu thập và phân tích số liệu, các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tại Hưng Yên từ năm 2015- đến nay. - Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa quốctế củathương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tạitỉnh Hưng Yên. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới,khi tiến hành hoạt động nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu luật kinh tế như: phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá,hệ thống hóa, các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh. Thu thập dữ liệu: Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu gồm dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp: được thu thập thông qua các điều tra khảo sát thực tế và các cuộc phỏng vấn được thực hiện từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020. Dữ liệu thứ cấp: trích dẫn từ các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; các báo cáo của các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực liên quan như Sở công thương tỉnh Hưng Yên, Chi Cục hải quan tỉnh Hưng Yên. Số liệu thứ cấp được tác giả thu thập để phục vụ nghiên cứu trong giai đoạn 2015 – đến nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Đóng góp về mặt lý luận Ngoài việc hệ thống lại các lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn đưa ra và phân tích các cơ sở pháp lý và yếu tố ảnh hưởng đến việc giao kết hợp đồng MBHHQT của các thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tỉnh Hưng Yên. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận văn là một công trình khoa học có giá trị, sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các học viên cao học, độc giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.Kết quả nghiên 5
  12. cứu của luận văn sẽ là cơ sở cho thương nhân, cá nhân và hộ kinh doanh tỉnh Hưng Yên nói riêng, cũng như thương nhân Việt Nam nói chung có thể nghiên cứu áp dụng để nâng cao năng lực giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài Lời mở đầu, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn gồm có 3 chương, trong đó: Chương 1: Lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và lý luận pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại tỉnh Hưng Yên. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại tỉnh Hưng Yên. 6
  13. CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ 1.1 Lý luận về hợp đồng mua bánhàng hóa quốc tế 1.1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hiện nay chưa có từ điển chuyên ngành Luật nào đưa ra khái niệm về “hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế”, mà chỉ giải thích các thuật ngữ tạo thành như “hợp đồng”, “mua bán hàng hóa”, “quốc tế” hay “yếu tố nước ngoài”. Về mặt học thuật, đã có một số tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồngMBHHQT. Theo tác giả Trần Việt Dũng, Luật thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, 2005, tr 19 thì: “Hợp đồng MBHHQT là một hợp đồng thương mại giữa các thương nhân có trụ sở tại các quốc gia khác nhau nhằm traođổi, mua bán hàng hóa xuyên biên giới”. Người viết cho rằng, khái niệm này chưa bao quát hết được tính lãnh thổ trong hoạt động MBHHQT. Trong thực tế, khi hàng hóa di chuyển từ một địa điểm kinh doanh sang khu vực hải quan riêng trong lãnh thổ một nước thì vẫn được coilà hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Vì thế, trong nhiều trường hợp thì hợp đồng giữa các thương nhân trong và ngoài khu vực hải quan riêng vẫn được coi là hợp đồng MBHHQT. Theo tác giả Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG HCM, 2011, tr. 258 cho rằng: “Hợp đồng MBHHQT là sự thỏa thuận giữa các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền”. Khái niệm này chưa thực sự chính xác, bởi tài sản là khái niệm rộng, trong đó bao gồm hàng hóa. Như đã nêu ở trên, khái niệm hàng hóa đã được pháp luật quy định tại khoản 3, điều 3 Luật Thương mại 2005 bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, những vật gắn liền với đất đai không bao gồm tiền, giấy tờ có giá. Trong khi đó, tài sản là một khái niệm mang hàm nghĩa rộng, được quy định tại 7
  14. điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm bất động sản và động sản, vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy có thể thấy, hàng hóa là một loại tài sản cụ thể nhưng tài sản thì chưa hẳn đã là hàng hóa. Xét về khía cạnh pháp luật thực định thì pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và văn bản pháp lý quốc tế đã có những quy định không giống nhau về hợp đồng MBHHQT, ví dụ như: - Theo quy định tại Điều 56 Luật mua bán hàng hóa năm 1979 của Anh có nêu: “Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các bên có trụ sở thương mại (nếu không có trụ sở thương mại thì là nơi cư trú) nằm trên lãnh thổ ở các nước khác nhau và thỏa mãn các điều kiện sau: (a) Hợp đồng bao gồm mua bán hàng hóa, mà tại thời điểm ký kết hợp đồng, hàng hóa được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này sang lãnh thổ của quốc gia khác; (b) Chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng được lập trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; hoặc (c) Việc giao hàng được thực hiện trong lãnh thổ quốc gia khác với lãnh thổ quốc gia chào hàng hoặc chấp nhận chào hàng”. - Ở Hoa Kỳ, Bộ luật thương mại thống nhất Hoa Kỳ năm 1952 không trực tiếp đưa ra khái niệm về hợp đồng MBHHQT nhưng đưa ra định nghĩa về giao dịch quốc tế tại Điều 1-301, theo đó giao dịch quốc tế là giao dịch có mối quan hệ hợp lý với quốc gia khác với Hoa Kỳ. Và mua bán chính là việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua để nhận tiền. Bộ luật thương mại thống nhất của Hoa Kỳ, tuy không trực tiếp đưa ra tiêu chí để xác định hợp đồng MBHHQT nhưng việc định nghĩa giao dịch quốc tế đã thể hiện của tiêu chí “trụ sở thương mại” ở các nước khác nhau. Mặc dù các quy định được diễn đạt khác nhau nhưng hợp đồng mua bán hàng hóa theo pháp luật Anh và Hoa Kỳ đều là sự thỏa thuận về việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua để đổi lại khoản tiền tương ứng. Bên cạnh đó, hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng MBHHQT khi hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết bởi các bên có “trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau”. 8
  15. Tại Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sởthương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau”. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG) không quy định về khái niệm hợp đồng MBHHQT nhưng tại Điều 1 của Công ước đã gián tiếp xác định phạm vi của hợp đồng MBHHQT, đó là: “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các quốc gia khác nhau”. Như vậy, theo Công ước Viên 1980 thì cơ sở để xác định một hợp đồng là hợp đồng MBHHQT đó là địa điểm kinh doanh của các bên tham gia ký kết phải được đặt tại các nước khác nhau mà không phụ thuộc vào địa điểm giao kết hợp đồng và cũng không xét đến yếu tố hàng hóa có được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hay khu vực hải quan riêng hay không. Ở Việt Nam, hợp đồng MBHHQT còn được gọi dưới các tên khác nhau như: Hợp đồng ngoại thương, hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.... Trước đây, theo Điều 80 Luật Thương mại 1997 có giải thích: “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài”. Đồng thời, tiêu chí để xác định một hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố quốc tế đó là dựa vào quốc tịch của các chủ thể tham gia việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, trong thực tế việc căn cứ vào quốc tịch của chủ thể để xác định đó có phải là hợp đồng MBHHQT hay không gặp nhiều khó khăn. Bởi lẽ, pháp luật quy định về quốc tịch của mỗi quốc gia là không giống nhau, vì thế trong nhiều trường hợp khó khăn đối với việc lựa chọn nguồn luật điều chỉnh. Hiện tại, Luật Thương mại 2005, không định nghĩa về hợp đồng MBHHQT. Luật thương mại 2005 chỉ liệt kê các loại hợp đồng MBHHQT tại điều 27 đó là “Mua bán 9
  16. hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” và quy định về hình thức của hợp đồng như sau: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”. Như vậy có thể thấy, luật Thương mại 2005 không đưa ra tiêu chí xác định một hợp đồng là hợp đồng MBHHQT dựa vào trụ sở thương mại hay quốc tịch của chủ thể; mà việc xác định sẽ căn cứ vào sự di chuyển của hàng hóa đó. Hợp đồng MBHHQT là hợp đồng mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài nếu hàng hóa (đối tượng của hợp đồng) di chuyển qua biên giới các quốc gia hoặc di chuyển qua khu vực hải quan riêng. Mặt khác, theo quy định tại Điều 663 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài; b) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; c) Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.” Như vậy, khái niệm “Mua bán hàng hóa quốc tế” theo khoản 1 Điều 27 luật Thương mại có phạm vi hẹp hơn so với “mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài” xuất phát từ khái niệm “quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” theo Điều 663 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên, theo khoản3 Điều 4 luật Thương mại, “hoạt động thương mại không được quy định trong Luật Thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự”. Vì thế, về mặt pháp lý việc xác định hợp đồng MBHHQT cần vận dụng cả khoản 1Điều 27 luật Thương mại 2005 và Điều 663 Bộ luật dân sự 2015. Việc xác định yếu tố “quốc tế” của hợp đồng mua bán hàng hóa có ý nghĩa pháp lý và ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng, bởi nó xác định nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng. Tuy nhiên, quy định về hợp đồng MBHHQT theo Công ướcViên 1980, Bộ luật 10
  17. Dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005 chưa thực sự đồng nhất. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước Quốc tế 2016 thì: “Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”. Tháng 12/2015, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 84 của Công ước Viên 1980, do vậy cách tiếp cận về hợp đồng MBHHQT cũng cần dựa vào công ước này. Từ những phân tích trên, có thể khái quát hợp đồng MBHHQT như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa bên bán và bên mua có yếu tố nước ngoài liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu đối với loại hàng hoá nhất định”. 1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc điểm khác biệt so với hợp đồng mua bán hàng hoá thông thường, đó là: Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng MBHHQT Ngoài năng lực chủ thể hợp đồng áp dụng chung, chủ thể của hợp đồng MBHHQT thường có trụ sở thương mại đặt ở các quốc gia khác nhau. Pháp luật của nhiều nước, các điều ước quốc tế đều lấy đặc điểm chủ thể của hợp đồng làm cơ sở để xác định hợp đồng đó có phải là hợp đồng MBHHQT không. Nếu các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa có chung trụ sở tại một nước thì hợp đồng đó không được coi là hợp đồng MBHHQT. Nếu một bên có nhiều hơn một trụ sở thương mại thì sẽ xem xét đến trụ sở thương mại có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng đó và đối với việc thực hiện hợp đồng đó; Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ để xác định tính quốc tế của hợp đồng. Thứ hai, về đối tượng của hợp đồng MBHHQT Đối tượng của hợp đồng MBHHQT là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hợp đồng. Mục đích cuối cùng của sự thỏa thuận giữa các bên đó là chuyển giao hàng 11
  18. hóa và quyền sở hữu hàng hóa từ người bán sang người mua hoặc người có quyền lợi liên quan. Tuy nhiên, không phải một vật bất kỳ mà các bên thỏa thuận,trao đổi, mua bán với nhau đều có thể trở thành đối tượng của hợp đồng MBHHQT. Đối tượng của hợp đồng MBHHQT phải thỏa mãn các điều kiện sau: − Đối tượng của hợp đồng MBHHQT phải là hàng hóa. Các hợp đồng liên quan đến hoạt động dịch vụ logistics, hợp đồng đại lý phân phối... không được coi là hợp đồng MBHHQT, bởi vì đối tượng của các hợp đồng này không phải là hàng hóa. − Đối tượng của hợp đồng MBHHQT phải được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo quy định của nước sở tại và các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên. Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu thay đổi theo từng thời kỳ, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, chính sách, quy định pháp luật của mỗi nước. − Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng MBHHQT phải được dịch chuyển qua biên giới các nước hoặc qua khu vực hải quan riêng. Trong thực tiễn, hầu hết hàng hóa sẽ được dịch chuyển trực tiếp từ nước người bán sang nước người mua. Song cũng có những trường hợp, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng MBHHQT không dịch chuyển quan biên giới của nước người xuất khẩu mà di chuyển vào khuvực hải quan riêng như khu chế xuất. Thứ ba, về đồng tiền thanh toán trong hợp đồng MBHHQT Đối với các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, đồng tiền thanh toán là nội tệ. Đối với hợp đồng MBHHQT các bên có thể thoả thuận chọn đồng tiền thanh toán là đồng tiền của nước người mua, nước ngoài bán hoặc một nước thứ ba nào đó… Do đó, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng MBHHQT thường là ngoại tệ với ít nhất một bên hoặc cả hai bên của hợp đồng. Thứ tư, về hình thức của hợp đồng MBHHQT Nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng cũng được áp dụng trong hợp đồng MBHHQT. Theo Điều 11 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì hợp đồng MBHHQT không nhất thiết phải được ký kết hoặc xác nhận bằng 12
  19. văn bản hay tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Sự tồn tại của hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, trong đó có cả lời khai của người làm chứng. Với quy định như vậy ta thấy thuận lợi cho các bên giao kết hợp đồng. Công ước Viên 1980 quy định thêm tại Điều 96: Nếu luật một quốc gia thành viên nào quy định hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì yêu cầu phải được thể hiện dưới hình thức văn bản phải được tôn trọng. 1.1.3 Vai trò của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, các thương nhân càng có nhu cầu mở rộng hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác ở các nước khác nhau. Vì thế, hợp đồng MBHHQT càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại. Thứ nhất, hợp đồng MBHHQT là công cụ thể hiện ý chí của cả người mua và người bán khi thiết lập giao dịch mua bán hàng hóa. Thông qua hợp đồng MBHHQT các bên đã thống nhất được cơ chế giao nhận, mua bán hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của mình. Thứ hai, hợp đồng MBHHQT là công cụ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia. Như đã cập ở trên, hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thường diễn ra ở phạm vi nước ngoài, các chủ thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau,có văn hóa kinh doanh, thói quen, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý khác nhau... vì thế luôn tồn tại nhiều yếu tố rủi ro. Ví dụ, trong một số trường hợp nào đó dù đã có thỏa thuận trước đó nhưng người bán không muốn bán hàng hóa của người mua, hoặc ngược lại người mua đơn phương hủy đơn hàng, hay các bên có thể tranh chấp liên quan đến chất lượng hàng hóa, thời gian địa điểm giao nhận hàng.... Trong trường hợp xảy ra tranh chấp nếu các bên không có hợp đồng MBHHQT thì vấn đề sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên. Hợp đồng MBHHQT hợp pháp có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên tham gia. Đồng thời đây cũng là bằng chứng quan 13
  20. trọng, có giá trị pháp lý để cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra các phán quyết bảo đảm lợi ích cho các đương sự. Thứ ba, hợp đồng MBHHQT là một trong những cơ sở để thương nhân thực hiện chiến lược sản xuất, kinh doanh của mình. Các thương nhân có thể xác định trước được khối lượng, số lượng hàng hóa sẽ mua bán trong tương lai, từ đó xây dựng được kế hoạch kinh doanh phù hợp. 1.2 Lý luận về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1.2.1 Khái niệm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được hiểu là quá trình thoả thuận, ghi nhận ý chí giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và/hoặc có quốc tịch khác nhau, mà kết quả cuối cùng của quá trình đó là thể hiện các nội dung cần giao dịch dưới hình thức nhất định. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có những đặc trưng sau đây: Thứ nhất, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là quá trình tuyên bố ý chí của các chủ thể trong giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế. Khác với các hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước, việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài. Điều này xảy ra là do sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài trong giao dịch với thương nhân nước ngoài, sự đan xen của nhiều hệ thống và truyền thống pháp luật cũng như sự khác nhau về cách tư duy và quan niệm trong hoạt động kinh doanh, do đó, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thường là một quá trình dài hơn so với giao dịch kinh doanh trong nước. Thứ hai, chủ thể thường là thương nhân các nước khác nhau. Đây là nét đặc trưng nổi bật của giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Sự xuất hiện của thương nhân nước ngoài trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế làm cho giao dịch có nhiều nét khác biệt so với giao dịch kinh doanh trong nước và các giao dịch có yếu tố nước ngoài khác. Sự hiện diện của thương nhân nước ngoài làm tăng tính phức tạp của giao dịch, làm hình thành mối quan tâm của các bên về việc lựa chọn luật áp dụng đối 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
60=>0