Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 20
download
Đề tài này nghiên cứu quá trình thực hiện áp dụng thỏa ước lao động tập thể trên địa bàn quận Tân Phú. Nghiên cứu những bất cập khi áp dụng thỏa ước lao động tập thể vào thực tiễn, nguyên nhân những bất cập từ đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thỏa ước lao động tập thể theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU HOÀN QUÂN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ HÀ NỘI – 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU HOÀN QUÂN THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ THÚY HƯƠNG HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi tự nghiên cứu; các số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực. Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Tác giả luận văn Lưu Hoàn Quân
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu………………………………………..1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài…………………………………………2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………….…3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………..3 5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn…………………...……4 7. Kết cấu của luận văn………………………………………………...4 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ .........................................................................................................6 1.1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể...............................................6 1.2. Phân loại thỏa ước lao động tập thể…….......……….....………….7 1.2.1. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp………………………......7 1.2.2. Thỏa ước lao động tập thể ngành……………………………..........8 1.2.3. Thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định………….8 1.3. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể………………...…….....…10 1.4. Nội dung pháp luật về thỏa ước lao động tập thể...........................12 1.4.1. Chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể…………………..….…12 1.4.2. Hình thức của thỏa ước lao động tập thể…………………..…….16 1.4.3. Nguyên tắc ký kết thỏa ước lao động tập thể……………………..16 1.4.4. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể……………………...….17 1.4.5. Trình tự thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể……....18
- 1.4.5.1. Trình tự thương lượng tập thể………………………………..….18 1.4.5.2. Ký kết thỏa ước lao động tập thể …………………………....22 1.4.6. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể………………………………22 1.4.6.1. Gửi, tiếp nhận thỏa ước lao động tập thể ……………………...22 1.4.6.2. Triển khai thực hiện Thỏa ước lao động tập thể …………...…23 1.4.6.3. Hiệu lực, thời hạn thỏa ước lao động tập thể……………….....24 1.4.7. Giải quyết tranh chấp về thỏa ước lao động tập thể……..…..…26 1.4.8. Xử lý vi phạm thỏa ước lao động tập thể………………………….28 Chương 2: THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH..............................................................................................................35 2.1. Tình hình thực hiện ký kết thỏa ước lao động tập thể trên địa bàn quận Tân Phú…………………………………………………………...……35 2.1.1. Tổ chức thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể……….35 2.1.2. Ký kết thỏa ước lao động tập thể giai đoạn 2013 đến 2019……43 2.1.3. Nội dung thoả ước lao động tập thể……………………….………43 2.1.4. Chất lượng thoả ước lao động tập thể……………………...……..46 2.1.5. Tình hình sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể………….50 2.2. Tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể……....…………….50 2.3. Giải quyết tranh chấp về thỏa ước lao động tập thể…………..…52 2.4. Đánh giá về hoạt động thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể giai đoạn 2013 – 2019 trên địa bàn quận Tân Phú…………..………..…56 2.4.1. Ưu điểm…………………………………………………………..……57
- 2.4.2. Hạn chế……………………………………………………………..…58 2.4.3. Nguyên nhân của các tồn tại hạn chế……………………………..59 Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ……………………………………………...64 3.1. Hoàn thiện pháp luật về thỏa ước lao động tập thể………………64 3.2. Các kiến nghị..………………………………………...………….65 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thỏa ước lao động tập thể trên địa bàn quận Tân Phú…………………………………....….67 KẾT LUẬN………………………………………………………………....71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLLĐ : Bộ Luật lao động CĐCS : Công đoàn cơ sở DN : Doanh nghiệp HNNLĐ : Hội nghị người lao động NLĐ : Người lao động NSDLĐ : Người sử dụng lao động QHLĐ : Quan hệ lao động TƯLĐTT : Thỏa ước lao động tập thể
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình DN có tổ chức công đoàn gửi TƯLĐTT (2013- 2019). Bảng 2.2. Tình hình gửi TƯLĐTT của các doanh nghiệp (2013-2019). Bảng 2.3. Số liệu tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn các cấp (2013-2019). Bảng 2.4. Biểu thị chất lượng TƯLĐTT qua thí điểm phân loại.
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Thỏa ước lao động tập thể là văn bản quan trọng quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong mối quan hệ lao động thông qua sự thỏa thuận về điều kiện lao động mà hai bên đạt được thỏa thuận thông qua thương lượng. Qua TƯLĐTT ta biết được mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với người lao động, cũng như việc doanh nghiệp áp dụng các quy định của pháp luật về TƯLĐTT có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hay không. Điều kiện kinh tế nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố lớn có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, được xem như là đầu tàu của nền kinh tế trong nước, trong giai đoạn nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự vận động mạnh mẽ của kinh tế thành phố Hồ Chí minh đã góp phần không nhỏ vào định hướng phát triển kinh tế của cả nước, trong quá trình phát triển đó có sự đóng góp không nhỏ của quận Tân Phú, hiện nay quận Tân Phú có gần 500 ngàn dân, gần 20 ngàn doanh nghiệp với nhiều loại hình DN, hàng năm giải quyết việc làm hơn 20 ngàn lao động trên địa bàn quận, thu thuế cho ngân sách hàng năm gần 2.000 tỷ đồng/năm. Từ sự phát triển kinh tế của quận Tân Phú đã đặt ra vấn đề cần giải quyết thỏa đáng để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ổn định lâu dài đó là mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ, giải quyết tốt được mối quan hệ lao động sẽ là chìa khóa cho sự phát triển của doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy mối quan hệ hài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ. 1
- Song trên thực tế mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là vì lợi nhuận, ít quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của NLĐ từ đó dễ dẫn đến mâu thuẫn trong mối quan hệ lao động. Về phía NLĐ sẽ không được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật, không kích thích khả năng làm việc, hiệu quả công việc đạt được không cao, không có sáng tạo trong hoạt động sản xuất; về phía NSDLĐ sẽ vi phạm các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Người lao động và NSDLĐ không đạt được mục tiêu chung, mỗi bên điều bị ảnh hưởng đến lợi ích của mình từ đó dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích sẽ là tiền đề cho hoạt động đấu tranh về các quyền lợi hợp pháp dẫn đến nhiều vụ việc đình công, lãng công xảy ra, xung đột hai bên không được giải quyết dứt điểm điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của DN, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của địa phương, ảnh hưởng chung đến sự phát triển của kinh tế địa phương. Để giải quyết thực trạng trên cần có một tổ chức đứng ra để giải quyết mọi tranh chấp trong quan hệ lao động giữa NSDLĐ và NLĐ đó là tổ chức công đoàn đại diện tập thể người lao động tại DN thông qua TƯLĐTT. Do đó nghiên cứu TƯLĐTT theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh là cần thiết và phù hợp góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình với 10 quốc gia khác và ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu [29]. Một vấn đề rất quan trọng đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam, đó là khi tham gia Hiệp định thì chúng ta sẽ phải 2
- chấp nhận có thêm các tổ chức bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Hay nói nôm na là “đa Công đoàn”. Điều này sẽ đòi hỏi tổ chức Công đoàn phải có cạnh tranh gay gắt, hoạt động thực sự, không hình thức, khi bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ. Bên cạnh đó các quy định về chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để bắt buộc các DN phải thực hiện các quy định đã có về thương lượng, ký kết và đăng ký TƯLĐTT, nên có nhiều DN lợi dụng để né tránh, thậm chí không thương lượng hoặc ký kết và đăng ký TƯLĐTT [22]. Tuy có nhiều tài liệu nghiên cứu về TƯLĐTT nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tình hình ký kết thực hiện TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú. Vì vậy nghiên cứu đề tài “TƯLĐTT theo pháp luật lao động Việt Nam từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh” là góp phần nghiên cứu vào tình hình doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện thương lương và ký kết TƯLĐTT. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về TƯLĐTT theo pháp luật Việt Nam. - Nghiên cứu quá trình thực hiện áp dụng TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú. - Nghiên cứu những bất cập khi áp dụng TƯLĐTT vào thực tiễn, nguyên nhân những bất cập từ đó đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về TƯLĐTT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các quy định của pháp luật về TƯLĐTT và thực tiễn áp dụng pháp luật TƯLĐTT. 3
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về TƯLĐTT của các doanh nghiệp đã xây dựng TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2013 đến 2017, đây là giai đoạn đánh giá của năm năm đầu của BLLĐ năm 2012 có hiệu lực, là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung nội dung TƯLĐTT theo quy định luật mới. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và kết hợp các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, diễn giải, tổng hợp những quy định của pháp luật về thương lượng ký kết TƯLĐTT. Sử dụng số liệu thu thập về thương lượng, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể để phân tích việc thực hiện TƯLĐTT theo pháp luật Việt Nam tư thực tiễn quận Tân Phú. Đồng thời thu thập thông tin, số liệu từ các nguồn đáng tin cậy khác phục vụ cho công tác nghiên cứu. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Đề tài nghiên cứu xuất phát từ việc nhằm nâng cao hiệu quả, vai trò của TƯLĐTT, hoàn thiện pháp luật về TƯLĐTT. Kết quả nghiên cứu là quá trình đánh giá tình hình thực hiện TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh làm cơ sở xây dựng quy trình hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn quận tổ chức xây dựng thỏa ước và thực hiện TƯLĐTT theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận. 7. Kết cấu của luận văn 4
- Luận văn gồm có phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về TƯLĐTT. Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật về TƯLĐTT trên địa bàn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về TƯLĐTT. 5
- Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 1.1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về thương lượng tập thể, Công ước ILO số 154 định nghĩa thương lượng tập thể là đề cập đến: Tất cả các cuộc đàm phán diễn ra giữa một người sử dụng lao động, một nhóm người sử dụng lao động hoặc một hoặc nhiều tổ chức của người sử dụng lao động, mặt khác, và một hoặc nhiều tổ chức của người lao động, cho: Xác định điều kiện làm việc và điều khoản tuyển dụng; Điều chỉnh quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; Điều chỉnh các mối quan hệ giữa chủ lao động hoặc tổ chức của họ và tổ chức của người lao động hoặc tổ chức của người lao động [28]. Ở Việt Nam, Theo điều 66 BLLĐ năm 2012, “Thương lượng tập thể là việc tập thể lao động thảo luận, đàm phán với người sử dụng lao động nhằm: Giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” ; Xác lập các điều kiện lao động mới làm căn cứ để tiến hành ký kết thoả ước lao động tập thể; Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ[16]. Theo điều 65 BLLĐ năm 2019, “Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện NLĐ với một bên là một hoặc nhiều NSDLĐ hoặc tổ chức đại diện NSDLĐ nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định” [17]. Như vậy BLLĐ năm 2019 đã mở rộng chủ thể tham gia thương lượng so với BLLĐ năm 2012. Đây là cơ sở để người sử dụng lao động thỏa thuận với NLĐ thông qua người đại diện là tổ chức công đoàn để xác lập một thỏa thuận được 6
- thống nhất giữa hai bên về điều kiện lao động, chế độ tiền lương, những quyền và lợi ích hợp của các bên theo quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời cũng xem xét thỏa thuận về những quyền và lợi ích cao hơn cho NLĐ so với quy định của pháp luật nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của DN. Thỏa ước lao động tập thể được xác lập bằng văn bản, thông qua quá trình thương lượng giữa hai bên chủ thể: tập thể lao động và NSDLĐ. Nội dung TƯLĐTT chứa đựng các quy định về điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Vì vậy, nội dung của TƯLĐTT không hoàn toàn trùng với các nội dung thương lượng tập thể quy định tại Điều 70 BLLĐ, mà chỉ bao gồm những nội dung các bên đã thương lượng thành. Tức là, nội dung TULĐTT phải bảo đảm được 3 điều kiện: Thuộc các nội dung thương lượng tập thể; Không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật, nghĩa là các quyền lợi của NLĐ phải cao hơn những quy định tối thiểu, các nghĩa vụ phải thấp hơn các quy định tối đa trong hành lang BLLĐ quy định; Nội dung này phải có đa số (trên 50%) số người của tập thể lao động (đối với thỏa ước doanh nghiệp) hoặc số đại diện Ban chấp hành công đoàn (đối với thỏa ước ngành) biểu quyết tán thành. 1.2. Phân loại thỏa ước lao động tập thể Theo khoản 1 điều 73 BLLĐ năm 2012 TƯLĐTT gồm: (i) TƯLĐTT doanh nghiệp, (ii) TƯLĐTT ngành, (iii) các hình thức TƯLĐTT khác do Chính phủ quy định. Theo khoản 1 điều 75 BLLĐ năm 2019 TƯLĐTT gồm: (i) TƯLĐTT doanh nghiệp, (ii) TƯLĐTT ngành, (iii) có nhiều DN và các TƯLĐTT khác. Trong BLLĐ năm 2019 có mở rộng thêm loại hình TƯLĐTT có nhiều DN, điều này đã phù hợp với xu thế phát triển trong thời gian tới. 7
- 1.2.1. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 1 điều 83 BLLĐ năm 2012 TƯLĐTT doanh nghiệp được ký kết bởi: bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở và bên người sử dụng lao động là NSDLĐ hoặc người đại diện của NSDLĐ. Đặc điểm của loại hình thỏa ước này là phổ biến, dễ thực hiện tuy nhiên với loại hình này người đại diện cho người lao động khó phát huy được khả năng thương lượng, không thể thỏa thuận theo chứng kiến của mình do phụ thuộc vào NSDLĐ. 1.2.2. Thỏa ước lao động tập thể ngành Theo quy định tại khoản 1 điều 87 Bộ luật lao động năm 2012, Đại diện ký kết TƯLĐTT ngành được quy định như sau: bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành và bên NSDLĐ là đại diện của tổ chức đại diện NSDLĐ đã tham gia thương lượng tập thể ngành. Đặc điểm của loại thỏa ước này là người lao động trong các doanh nghiệp có cùng ngành với nhau, có liên hệ với nhau về tính chất công việc, điều kiện lao động, về các tiêu chuẩn chung sẽ được áp dụng chung cho nhóm doanh nghiệp đó, đây được xem là một cam kết chung về các chính sách trong sử dụng lao động, tạo sự thống nhất chung. Hiện nay Việt Nam đang thành công trong TƯLĐTT ngành dệt may [19], là cơ sở để mở rộng cho các ngành khác trong tương lai. 1.2.3. Thỏa ước lao động tập thể khác do chính phủ quy định Theo quy định tại khoản 1 điều 73 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định hình thức TƯLĐTT khác do Chính phủ quy định, hiện nay Chính phủ chưa có quy định mới nào về hình thức TƯLĐTT khác, trên thực tiễn nhiều 8
- địa phương đã thực hiện TƯLĐTT nhóm DN cụ thể: Theo Trung tâm hỗ trợ phát triển quan hệ lao động, thuộc Cục QHLĐ và tiền lương. Tính đến ngày 6/11/2018, các TƯLĐTT nhóm DN đã được ký kết gồm: TƯLĐTT nhóm DN thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam ký kết ngày 28/3/2014 với 35 DN tham gia và có thời hạn áp dụng 2 năm. Ngày 19/6/2016, Công đoàn Khu kinh tế Hải Phòng đã thực hiện việc ký TƯLĐTT nhóm gồm 5 DN Hàn Quốc, thuộc KCN Tràng Duệ (Hải Phòng) lĩnh vực điện tử, có thời hạn áp dụng là 2 năm. TƯLĐTT nhóm các DN du lịch, dịch vụ ở Đà Nẵng với 4 DN tham gia; ký kết ngày 14/1/2016; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/3/2016; thời hạn là 2 năm. TƯLĐTT nhóm các DN dệt may ở Quận 12 TPHCM ký kết ngày 28/12/2015 với 4 DN tham gia, có thời hạn là 2 năm. LĐLĐ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức ký TƯLĐTT nhóm các DN du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hạ Long ký kết ngày 5/6/2018 với 20 DN tham gia [13]. Liên đoàn lao động thành phố Hạ Long tổ chức hội nghị sơ kết một năm thực hiện TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp du lịch, dịch vụ thành phố Hạ Long. Bản TƯLĐTT nhóm lần đầu tiên được ký kết vào đầu tháng 6/2018 gồm có 20 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố Hạ Long. Sau một năm triển khai, 100% doanh nghiệp cam kết thực hiện nội dung điều khoản trong bản TƯLĐTT nhóm. Các quy định về tiền lương, việc làm, chế độ thưởng, thăm hỏi, ốm đau, hiếu, hỉ được người sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc với 3.600 lao động được hưởng lợi; ý thức làm việc, trách nhiệm của người lao động được nâng cao, mối quan hệ lao động hài hòa ổn định. Trong số 20 DN tham gia TƯLĐTT nhóm, có 8/20 9
- DN đạt danh hiệu DN giỏi cấp thành phố; 4/20 đơn vị đạt danh hiệu DN giỏi cấp tỉnh... Liên đoàn lao động TP Hạ Long đã mời bổ sung thêm 8 doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, tàu du lịch tham gia TƯLĐTT nhóm. Nâng tổng số có 28 doanh nghiệp tham gia TƯLĐTT nhóm du lịch, dịch vụ TP Hạ Long [25]. Việc TƯLĐTT nhóm là xu thế chung, theo Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu: Việc ký TƯLĐTT nhóm là xu thế chung [14]. Thời gian tới, để có thể ký các TƯLĐTT nhóm DN có nhiều điều khoản có lợi hơn cho NLĐ, các đơn vị thực hiện cần tập trung vào TƯLĐTT đang có, bổ sung và nâng cao lợi ích cho NLĐ; tuyên truyền cho chủ sử dụng lao động về Tổ chức Công đoàn và lợi ích khi DN tham gia TƯLĐTT nhóm. Cần phát huy sức mạnh tổng hợp, cùng với cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương, cộng đồng DN, tuyên truyền về lợi ích khi tham gia ký thỏa ước sẽ hiệu quả hơn nhiều trong việc vận động, tuyên truyền để các DN ký TƯLĐTT nhóm. TƯLĐTT của nhóm DN giúp các DN cùng nhóm ngành nghề liên kết chặt chẽ trong việc chăm lo đời sống NLĐ. Hầu hết những TƯLĐTT nhóm đều được ký kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề và cùng khu vực địa lý. Điều này cho thấy rõ đặc điểm cơ cấu công đoàn: các đông đoàn ngành chỉ chịu trách nhiệm về số người lao động trong các ngành công nghiệp, phần lớn chủ yếu trực thuộc công đoàn địa phương. Với loại hình TƯLĐTT nhóm có thể áp dụng theo khu vực địa lý hoặc theo khu công nghiệp, khu chế xuất. 1.3. Vai trò của thỏa ước lao động tập thể 10
- Thỏa ước lao động tập thể đóng góp vai trò vô cùng to lớn trong doanh nghiệp khi nó thừa nhận quyền của NLĐ thông qua tổ chức đại diện cho họ gọi là công đoàn. Công đoàn là nơi sẽ thiết lập những điều kiện lao động có lợi nhất cho NLĐ trong khuôn khổ quy định của luật lao động, vừa đảm bảo được tính hợp pháp, vừa đáp ứng được các yếu tố cơ bản về nhân quyền. Chính bởi lẽ đó mà TƯLĐTT có vị trí vô cùng quan trọng đối với NLĐ nói riêng và với DN nói chung. Thứ nhất: TƯLĐTT được hình thành thể hiện sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên trên tình thần tự nguyện, bình đẳng, các bên có trách nhiệm phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được cụ thể hóa trong quá trình thỏa thuận theo quy định của pháp luật lao động, NSDLĐ và NLĐ tuân theo và được xem như bản quy ước có sự ràng buộc về pháp lý buộc các bên phải thực hiện, không ai được quyền thay đổi nhằm tránh ảnh hưởng đến người lao động cũng như ảnh hưởng đến hoạt động của DN. Thứ hai: TƯLĐTT là nền tảng tạo ra mối quan hệ lao động hài hòa giữa NLĐ và NSDLĐ, dựa trên các nội dung đã thỏa thuận để giải quyết các mối quan hệ lao động hạn chế được những vấn đề cạnh tranh trong quan hệ lao động. Thứ ba: TƯLĐTT là quá trình hợp tác, thỏa thuận dựa trên tình thần tự nguyện, ý chí của NLĐ và NSDLĐ thể hiện sự đoàn kết, thống nhất về các quyền và nghĩa vụ của các bên, đảm bảo hài hòa lao động Về bản chất, TƯLĐTT vừa mang tính chất thỏa thuận, thương lượng vừa mang tính chất quy phạm, do đó TƯLĐTT được coi là những quy định chung của doanh nghiệp. TƯLĐTT còn được xem như “BLLĐ con trong mỗi DN” [1]. 11
- Thỏa ước lao động tập thể còn giúp cho tổ chức công đoàn có điều kiện phát huy vai trò tích cực của mình trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích hợp pháp của người lao động, đại diện cho tập thể người lao động nói lên tiếng nói của mình, làm cơ sở để xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, là cầu nối quan trọng giữa NLĐ và NSDLĐ. 1.4. Nội dung pháp luật về thỏa ước lao động tập thể. 1.4.1. Chủ thể thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể Theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 điều 83 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định người ký kết TƯLĐTT DN được quy định như sau: Bên tập thể lao động: là đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Bên NSDLĐ: là NSDLĐ hoặc người đại diện của NSDLĐ [4]. Theo quy điều 68 BLLĐ năm 2019 có quy định quyền thương lượng tập thể của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở trong DN như sau: Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể khi đạt tỷ lệ thành viên tối thiểu trên tổng số người lao động trong DN theo quy định của Chính phủ được quy định tại Khoản 1 Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đáp ứng quy định tại khoản 1 điều 68 BLLĐ 2019 thì tổ chức có quyền yêu cầu thương lượng là tổ chức có số thành viên nhiều nhất trong DN. Các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khác có thể tham gia thương lượng tập thể khi được tổ chức đại diện NLĐ có quyền yêu cầu thương lượng tập thể đồng ý, quy định tại Khoản 2 Trường hợp DN có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không có tổ chức nào đáp ứng quy định tại khoản 1 điều 68 BLLĐ thì các tổ chức có quyền tự nguyện kết hợp với nhau để yêu cầu thương lượng tập thể 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 310 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 347 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 120 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 229 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 136 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 88 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 109 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 35 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 193 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 119 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 59 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 67 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 19 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn