Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Đưa lý Nam Bộ vào chương trình môn âm nhạc ở trường tiểu học Long Khánh B1 huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
lượt xem 5
download
Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đưa một số điệu Lý Nam Bộ vào chương trình môn âm nhạc (giờ dạy bài hát tự chọn và ngoại khóa âm nhạc) cho học sinh trường Tiểu học Long Khánh B1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm giúp học sinh được nâng cao khả năng ca hát, biểu diễn, hiểu biết về Lý Nam Bộ, thêm trân trọng và giữ gìn di sản âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Đưa lý Nam Bộ vào chương trình môn âm nhạc ở trường tiểu học Long Khánh B1 huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TW NGÔ KIỀU YẾN ĐƢA LÝ NAM BỘ VÀO CHƢƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LONG KHÁNH B1 HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC Khóa 6 (2015 - 2017) Hà Nội, 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGHỆ THUẬT TW NGÔ KIỀU YẾN ĐƢA LÝ NAM BỘ VÀO CHƢƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LONG KHÁNH B1 HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Âm nhạc Mã số: 60.14.01.11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Đỗ Hiệp Hà Nội, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Đƣa Lý Nam Bộ vào chƣơng trình môn âm nhạc ở trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, số liệu nghiên cứu thu đƣợc từ thực nghiệm không sao chép. Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 Ngƣời cam đoan Ngô Kiều Yến
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT: Công nghệ thông tin ĐHSP: Đại học Sƣ phạm GS.TS: Giáo sƣ tiến sĩ GV: Giáo viên GVCN: Giáo viên chủ nhiệm HS: Học sinh NCKH: Nghiên cứu khoa học PGS.TS: Phó giáo sƣ, tiến sĩ SGK: Sách giáo khoa TH: Tiểu học THCS: Trung học cơ sở TTHLK: Trƣờng Tiểu học Long Khánh TS: Tiến sĩ TW: Trung ƣơng
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................... 7 1.1. Một số khái niệm .................................................................................... 7 1.1.1. Dân ca.................................................................................................. 7 1.1.2. Làn điệu ............................................................................................... 7 1.1.3. Dạy học và phƣơng pháp dạy học ....................................................... 8 1.2. Khái quát về vùng đất Nam Bộ ............................................................ 10 1.2.1. Môi trƣờng tự nhiên .......................................................................... 10 1.2.2. Vài nét về văn hoá Nam Bộ .............................................................. 11 1.3. Tổng quan về Lý Nam Bộ .................................................................... 13 1.3.1. Lý là gì? ............................................................................................. 13 1.3.2. Ý nghĩa của Lý trong đời sống ngƣời dân Nam Bộ .......................... 14 1.3.3. Phân loại lý Nam Bộ ......................................................................... 15 1.3.4. Đặc điểm âm nhạc, lời ca, diễn xƣớng.............................................. 17 1.4. Thực trạng dạy học dân ca tại trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 ........ 26 1.4.1. Vài nét về trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 .................................... 26 1.4.2. Chƣơng trình môn Âm nhạc.............................................................. 27 1.4.3. Thực trạng dạy học dân ca và Lý Nam Bộ ....................................... 31 Tiểu kết ........................................................................................................ 35 Chƣơng 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐƢA LÝ NAM BỘ VÀO TRƢỜNG TIỂU HỌC LONG KHÁNH B1 ................................................................. 36 2.1. Tiêu chí lựa chọn các bài Lý ................................................................ 36 2.1.1. Về nội dung lời ca ............................................................................. 36 2.1.2. Về nghệ thuật .................................................................................... 39 2.2. Dạy hát Lý Nam Bộ trong giờ dành cho âm nhạc địa phƣơng ............ 40 2.2.1. Giới thiệu bài và cho học sinh nghe hát mẫu .................................... 40 2.2.2. Các bƣớc thực hành dạy hát .............................................................. 42
- 2.2.3. Luyện tập, củng cố, kiểm tra ............................................................. 45 2.2.4. Phƣơng pháp đặt lời mới ................................................................... 50 2.3. Đƣa Lý Nam Bộ vào sinh hoạt âm nhạc ngoại khóa ........................... 57 2.3.1. Vai trò của hoạt động ngoại khóa âm nhạc trƣờng ở Tiểu học......... 57 2.3.2. Các công việc cụ thể ......................................................................... 59 2.4. Thực nghiệm sƣ phạm .......................................................................... 68 2.4.1. Mục đích và đối tƣợng thực nghiệm ................................................. 68 2.4.2. Nội dung và phƣơng pháp thực nghiệm ............................................ 68 2.4.3. Kết quả thực nghiệm ......................................................................... 72 Tiểu kết ........................................................................................................ 75 KẾT LUẬN ................................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 80 PHỤ LỤC .................................................................................................... 82
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam, một vùng đất đƣợc ƣu đãi bởi thiên nhiên tƣơi đẹp, tài nguyên phong phú. Nơi đây còn là một vùng văn hóa giữ đƣợc nhiều giá trị truyền thống độc đáo nhƣ phong tục, tập quán, văn hóa làng nghề, ẩm thực… trong đó dân ca là một thành tố quan trọng. Từ bao đời nay, dân ca gắn bó với đời sống văn hóa và tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam nói chung và mảnh đất Nam Bộ nói riêng. Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại có thể kể ra các điệu nhƣ: Hò, Lý, Hát đƣa em (Hát ru), Hát huê tình (giao duyên), hát Sắc bùa, hát vui chơi trẻ em (Đồng dao), nói thơ, nói vè… Khi nói về những thể loại dân ca đặc sắc của Nam Bộ không thể không nói tới Lý. Lý là một trong rất nhiều thể loại dân ca đặc sắc của ngƣời Việt. Lý cùng với các thể loại khác nhƣ Hò, Cò lả, Hát xoan, Hát xẩm, Ru... tạo nên những nét độc đáo của dân ca Việt Nam. Lý có ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam song có lẽ phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ. Lý của Nam Bộ có ở khắp các địa phƣơng, có lẽ ở đâu cũng có Lý, ngƣời Nam Bộ có thể Lý về bất cứ cái gì xung quanh mình: Lý con sáo, Lý cây khế, Lý cây bông, Lý ngựa ô, Lý kéo chài… Lý Nam Bộ không chỉ nhiều về số lƣợng mà còn phong phú về đề tài, nội dung cũng nhƣ đặc điểm âm nhạc. Lý Nam Bộ đề cập đến các đề tài trong cuộc sống: từ lao động, hát giao duyên trai gái cho tới những sinh hoạt hàng ngày; từ các trái cây nhƣ cây bƣởi, cây khế…, các con vật nhƣ con sáo, con mèo, con cá, con chuột… cho tới các vận dụng bình thƣờng nhƣ cái áo, bình vôi… đều có thể đƣợc ngƣời Nam Bộ đƣa vào Lý. Ở đó là những ƣớc mơ của ngƣời dân bình thƣờng, phê phán, châm biếm những cảnh chƣớng tai gai mắt, là những lời ca ngợi thiên nhiên, cảnh, vật xung quanh... Lý Nam Bộ phản ánh cuộc sống, cách suy nghĩ và tính cách của
- 2 ngƣời Việt ở Nam Bộ. Lý Nam Bộ có đủ mọi sắc thái: khi là những giai điệu tƣơi sáng, khi là nét buồn man mác, khi là cảm xúc mộc mạc và có cả những nét hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, hồn nhiên. Giáo dục nghệ thuật nói chung là một trong những hƣớng đi hoàn toàn đúng đắn mà các Bộ, ngành liên quan đang hết sức chú trọng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay, các bậc cha mẹ, vì nhiều lí do khác nhau chƣa chú tâm dạy con cái mình hát những điệu Lý nhƣ trƣớc. Do cuộc sống phát triển, đất nƣớc ta đang hội nhập sâu rộng với thế giới, rất nhiều loại hình âm nhạc nƣớc ngoài đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào nƣớc ta và nhận đƣợc sự quan tâm, yêu thích của giới trẻ. Do vậy, việc đƣa các làn điệu dân ca Việt Nam nói chung trong đó có Lý nói riêng vào nhà trƣờng phổ thông là điều cần thiết, đặc biệt là ở cấp Tiểu học, để ngay từ cấp đầu tiên của phổ thông, các em đã đƣợc tiếp xúc với âm nhạc cổ truyền của dân tộc. Ở các trƣờng tiểu học của tỉnh Đồng Tháp đã có những chủ trƣơng, chƣơng trình đƣa dân ca Nam Bộ vào học đƣờng để các em đƣợc tiếp cận các làn điệu dân ca nhƣng còn hạn chế. Bản thân trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 trong chƣơng trình dạy hát chƣa từng đƣa dân ca vào các chƣơng trình dạy hát cho các em. Vì vậy việc học các bài Lý còn hạn chế. Trên chƣơng trình sách giáo khoa cũng chỉ có duy nhất 1 bài “Lý cây xanh” trong đó Lý Nam Bộ lại rất phong phú. Là một giáo viên âm nhạc trực tiếp tại trƣờng Tiểu học, tôi muốn nghiên cứu, tìm hiểu, bổ sung thêm các bài Lý vào trong tiết dạy hát địa phƣơng và giờ ngoại khóa, góp phần bảo tồn Lý. Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: Đƣa Lý Nam Bộ vào chƣơng trình môn âm nhạc ở trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp cho luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học âm nhạc của mình.
- 3 2. Lịch sử nghiên cứu Về các tài liệu công trình đã nghiên cứu về dân ca Việt Nam và các điệu lý Nam Bộ có thể kể đến một số công trình của các tác giả nhƣ: Năm 1983 trong cuốn Tìm hiểu dân ca Nam Bộ của các tác giả Lƣ Nhất Vũ - Lê Giang (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh). Công trình này đã nghiên cứu khái quát về các thể loại cũng nhƣ đặc điểm, giá trị nghệ thuật của dân ca Nam Bộ, trong đó có đề cập tới các điệu Lý của Nam Bộ. Trong cuốn Dân ca ngƣời Việt của PGS. Tú Ngọc (Nxb Âm nhạc năm 1994). Cuốn sách này viết khái quát về dân ca ngƣời Việt, có một phần viết về dân ca Nam Bộ và lý Nam Bộ. Trong đó tác giả đã điểm ra đƣợc một số điệu Lý phổ biến của Nam Bộ. Trong cuốn Âm nhạc cổ truyền Việt Nam của PGS. TS Nguyễn Thụy Loan (Nxb Đại học Sƣ phạm 2006). Công trình giới thiệu về âm nhạc cổ truyền các dân tộc Việt Nam bao gồm các thể loại của dân ca trong đó có dân ca Nam Bộ đặc biệt là lý Nam Bộ. Trong công trình này tác giả đã khẳng định giá trị của lý Nam Bộ. Năm 2009 có Đề án hỗ trợ đƣa dân ca vào THCS của nhóm tác giả trƣờng ĐHSP nghệ thuật TW do GS.TSKH. Phạm Lê Hòa làm chủ biên. Trong đề án này, các tác giả đã giới thiệu sơ lƣợc về dân ca các vùng miền của Việt Nam, trong đó có Lý của Nam Bộ. Năm 2010 Lý trong dân ca ngƣời Việt của Lƣ Nhất Vũ - Lê Giang - Lê Anh Trung, Hội Văn nghệ dân gian Viêt Nam, Nxb Văn học Dân tộc, Hà Nội. Cuốn sách này cũng tuyển chọn, ghi âm rất nhiều bài Lý của Nam Bộ. Ngoài các công trình nghiên cức đã công bố còn có luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận và phƣơng pháp dạy học âm nhạc tác giả Huỳnh Công Luận Năm (2014), Đƣa một số làn điệu dân ca Nam Bộ vào chƣơng
- 4 trình đào tạo ngành Sƣ phạm Âm nhạc tại Trƣờng Đại học An Giang. Trong công trình này tác giả đã ngiên cứu đƣợc một số điệu Lý, hệ thống đƣợc các bài dân ca và đƣa ra cách dạy dân ca này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về dân ca Nam Bộ trên các phƣơng diện, song còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu về nội dung, cách thức tổ chức, phƣơng pháp truyền dạy hát Lý Nam Bộ cho học sinh tiểu học, đặc biệt là trƣờng Tiểu học Long Khánh B1. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp đƣa một số điệu Lý Nam Bộ vào chƣơng trình môn âm nhạc (giờ dạy bài hát tự chọn và ngoại khóa âm nhạc) cho học sinh trƣờng Tiểu học Long Khánh B1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp nhằm giúp học sinh đƣợc nâng cao khả năng ca hát, biểu diễn, hiểu biết về Lý Nam Bộ, thêm trân trọng và giữ gìn di sản âm nhạc cổ truyền Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các khái niệm, và các vấn đề liên quan đến Lý Nam Bộ - Tìm hiểu thực trạng dạy học dân ca Nam Bộ nói chung và Lý nói riêng của học sinh tiểu học tại trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 - huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. - Đề xuất những biện pháp đƣa Lý Nam Bộ vào chƣơng trình (học bài hát bài hát tự chọn) và ngoại khóa cho học sinh trƣờng Tiểu học Long Khánh B1- huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Biện pháp đƣa một số bài Lý Nam Bộ vào chƣơng trình giờ học hát bài hát tự chọn và ngoại khóa cho học sinh trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 - huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp.
- 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 - huyện Hồng Ngự - tỉnh Đồng Tháp. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01.2016 đến tháng 01.2018 - 13 bài Lý đƣợc chúng tôi lựa chọn đƣa vào giờ dạy âm nhạc địa phƣơng và ngoại khóa cho học sinh tiểu học lớp 4 và lớp 5: Lý con trâu, Lý cây Bông, Lý cái mơn, Lý con cua, Lý đất giồng, Lý con sam, Lý bánh ít, Lý chim quyên, Lý con rồng, Lý con sáo, Lý chiều chiều, Lý con sáo sang sông, Lý con khỉ, đƣợc bổ sung vào chƣơng trình giờ học hát bài hát tự chọn và sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc đối với học sinh trƣờng Tiểu Học Long Khánh B1. - Các vấn đề liên quan đến Lý Nam Bộ nhƣ nghệ thuật âm nhạc, các yếu tố văn hoá liên quan cũng là phạm vi nghiên cứu của luận văn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu nhƣ sau: Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, so sánh, tổng hợp. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm: Điều tra, thực nghiệm. Phƣơng pháp sƣu tầm tài liệu. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn góp phần bảo tồn, duy trì và phát huy giá trị của các điệu Lý Nam Bộ trong môi trƣờng học đƣờng. Luận văn giúp học sinh trƣờng Tiểu học Long Khánh B1 hiểu thêm về Lý, biết thực hành Lý Nam Bộ và có ý thức yêu mến, giữ gìn vốn dân ca của địa phƣơng. Luận văn đƣa ra một số biện pháp khả thi trong việc đƣa Lý Nam Bộ vào phân môn học hát và sinh hoạt ngoại khóa âm nhạc tại trƣờng Tiểu học Long Khánh B1.
- 6 Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm tới Lý Nam Bộ và đƣa Lý Nam Bộ vào môi trƣờng học đƣờng. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 2 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng 2: Một số biện pháp đƣa Lý Nam Bộ vào trƣờng Tiểu học Long Khánh B1.
- 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Dân ca Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Liêm: “Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác, đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác và đƣợc nhân dân ca hát theo phong tục tập quán của từng địa phƣơng, từng dân tộc”. [17.tr.45]. Theo GS.TS Trần Quang Hải: Dân ca là những bài hát, khúc ca đƣợc sáng tác và lƣu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một ngƣời nghĩ ra rồi truyền miệng qua nhiều ngƣời, từ đời này qua đời khác và đƣợc phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc… Các bài dân ca đƣợc gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng bền vững cùng với thời gian [43, tr.1]. Từ những quan điểm của các tác giả nêu trên, có thể hiểu khái niệm dân ca nhƣ sau: Dân ca là những khúc hát, bài ca bao gồm giai điệu và lời ca đƣợc nhân dân sáng tác từ lâu đời trong lao động sản xuất, trong vui chơi hội hè... đƣợc lƣu truyền bằng phƣơng thức truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác và chứa đựng những phong tục tập quán của từng địa phƣơng, từng tộc ngƣời. 1.1.2. Làn điệu Nghiên cứu dân ca cần hiểu một khái niệm quan trọng đó là làn điệu. Theo PGS.TS Nguyễn Thụy Loan: Làn điệu là cách gọi truyền thống của ngƣời Việt để chỉ loại cấu trúc giai điệu bán ổn định, trong đó có những “phần cứng” (không thay đổi) và những “phần mềm” (có thay đổi). “Phần cứng” giúp ngƣời nhận diện đƣợc giai điệu thuộc làn điệu nào, còn “phần mềm” với những thay đổi đa dạng
- 8 khiến cho những dị bản của cùng một giai điệu rất khác nhau thậm chí có khi rất khó nhận ra nhất là đối với những ngƣời đƣợc đào tạo theo kiểu âm nhạc phƣơng Tây chƣa quen với âm nhạc cổ truyền. [15, tr.248]. Nhƣ vậy, từ khái niệm nêu trên có thể hiểu làn điệu trong dân ca là một cái khung giai điệu bao gồm phần cố định không thay đổi và cả phần có thể thay đổi từ đó tạo ra các dạng, các bài bản khác nhau thuộc một làn điệu. Làn điệu là yếu tố quan trọng để xác định sự khác biệt giữa các loại hình dân ca. Bởi vậy, khi nghe các loại hình dân ca, có thể phân biệt đƣợc làn điệu này thuộc dân ca nào, vùng nào. 1.1.3. Dạy học và phƣơng pháp dạy học 1.1.3.1. Dạy học Giáo dục là quá trình tác động có mục đích, đƣợc tổ chức một cách khoa học và đƣợc thực hiện bằng các con đƣờng dạy học. Hiểu một cách khái quát, dạy học là con đƣờng, là phƣơng tiện cơ bản nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Tuy nhiên, cách hiểu này chƣa nêu cụ thể về bản chất của hoạt động dạy học. Trong giáo dục, hoạt động dạy học bao gồm hai mặt của một quá trình, đó là dạy và học luôn đi kèm biện chứng với nhau, là quá trình tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Theo PGS.TS Phạm Viết Vƣợng, viết trong cuốn Giáo dục học thì “Dạy học là hoạt động trí tuệ của thầy và trò, một quá trình vận động và phát triển liên tục trong trí tuệ và nhân cách” [40, tr.97]. Ông cho rằng, dạy học là “con đƣờng quan trọng nhất để thực hiện mục đích giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đồng thời là phƣơng thức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội” [40, tr.29]. Theo TS. Nguyễn Văn Tuấn: “Quá trình dạy học là một chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của ngƣời dạy và ngƣời học đan xen và
- 9 tƣơng tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học”. [33, tr.10]. Theo tác giả Vũ Ngọc Khánh: “Dạy học là quá trình hoạt động phối hợp thống nhất giữa ngƣời dạy và ngƣời học nhằm giúp ngƣời học chiếm lĩnh có chất lƣợng và hiệu quả nội dung học vấn. Từ đó, ngƣời học có khả năng cải biến hiện thực cuộc sống của chính mình, của xã hội”. [13, tr.3]. Từ những khái niệm trên, có thể thấy, dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hƣớng giúp ngƣời học từng bƣớc có năng lực tƣ duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh đƣợc hệ thống tri thức; có kĩ năng, kĩ xảo để phát triển năng lực tƣ duy, năng lực hành động và phẩm chất cá nhân; trên cơ sở đó có khả năng giải quyết đƣợc các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi ngƣời học. 1.1.3.2. Phƣơng pháp Phƣơng pháp là con đƣờng, cách thức nhằm tạo ra sự biến đổi từ ý thức đến thực tiễn có con ngƣời tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đạt đến một hiệu quả nhất định. Trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên có khái niệm về phƣơng pháp với hai nghĩa: 1. Phƣơng pháp là “cách thức nhận thức, nghiên cứu hiện tƣợng của tự nhiên và đời sống xã hội” 2. Phƣơng pháp là “hệ thống các cách sử dụng để tiến hành một hoạt động nào đó” [48; tr.766]. Trong sách Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học giáo dục Tiểu học PGS.TS Phó Đức Hòa có viết: “phƣơng pháp là cách thức, là con đƣờng của tổ hợp các hoạt động nhằm thực hiện mục đích đề ra. Khái niệm phƣơng pháp nhằm chỉ ra cách tiếp cận vấn đề” [9; tr.30]. Nhƣ vậy, phƣơng pháp là con đƣờng để đạt tới mục tiêu trong một hoạt động, là hệ thống (tổ hợp) các cách sử dụng đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định để tiến hành hoạt động đó.
- 10 1.1.3.3. Phƣơng pháp dạy học Phƣơng pháp dạy học đóng vai trò quan trọng của quá trình dạy học, quyết định đến chất lƣợng dạy học về ý nghĩa. Trong dạy học luôn hình thành các phƣơng pháp dạy của thầy và phƣơng pháp học của trò. GS.TS Phạm Viết Vƣợng đƣa ra khái niệm: “Phƣơng pháp dạy học đƣợc hiểu là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động chung của giáo viên và học sinh nhằm giúp học sinh nằm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo” [40; tr.91]. Giữa phƣơng pháp dạy của thầy và phƣơng pháp học của trò luôn có tính độc lập tƣơng đối. Từ thực tiễn giảng dạy cho thấy, phƣơng pháp dạy bao gồm các hoạt động: tổ chức các hoạt động học tập của ngƣời học, điều khiển quá trình nhận thức, giáo dục. Do đó, phƣơng pháp dạy nhằm tạo ra ý thức tự học, rèn luyện kỹ năng của sinh viên. Đối với phƣơng pháp của ngƣời học đƣợc xác định là vận dụng phƣơng pháp để phát triển năng lực cá nhân một cách có định hƣớng, đồng thời trải nghiệm quá trình tự nhận thức những kỹ năng, kỹ xảo cùng với lý thuyết để phát hiện, liên hệ giữa lý thuyết và thực tiễn cuộc sống. Nhƣ vậy dạy học và phƣơng pháp dạy học luôn có mối liên hệ hữu cơ, không tách rời của quá trình dạy học. Đặc biệt đối với môn âm nhạc, cần đến các phƣơng pháp dạy học để học sinh có thể tiếp thu, nắm vững. Từ khái niệm và những luận giải ở trên, có thể hiểu, phƣơng pháp dạy học chính là cách dạy của giáo viên khi truyền thụ kiến thức nhằm hoàn thành đƣợc mục tiêu dạy học. 1.2. Khái quát về vùng đất Nam Bộ 1.2.1. Môi trƣờng tự nhiên Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn
- 11 âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị, chắp cánh cho những hoài bão ƣớc mơ sớm trở thành hiện thực. Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực Đông Nam Bộ có lƣợng phù sa khá thấp, tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm, nhƣng nhờ lòng sông sâu nên là nơi tập trung các cảng chính của khu vực nhƣ cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng Hiệp Phƣớc, cảng Phú Mỹ… Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long, diện tích tự nhiên toàn vùng lên tới 39.734km², hơn 7,15% diện tích cả nƣớc [44; tr.1]. Nam Bộ là một một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam, nằm ở phía cực nam, gồm 19 tỉnh thành và có thể đƣợc chia làm hai tiểu vùng là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đây là một v ng đồng bằng sông nƣớc rất đ c trƣng, có diện tích (6.130.000ha) và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng nƣớc ta. Toàn vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng cộng 5.700km. Địa hình và thổ nhƣỡng của hai tiểu vùng có khác nhau: Đông Nam Bộ có độ cao 100m- 200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tây Nam Bộ có độ cao trung bình chƣa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới. Đồi núi trong vùng không nhiều và tập trung ở miền Đông, nhƣ núi Bà Rá (Bình Phƣớc, 736m), núi Chứa Chan (Đồng Nai, 839m), núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu, 529m), núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu, 461m), núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m)... Ở miền Tây chỉ có hai điểm cao là dãy Thất Sơn (An Giang, cao nhất là núi Cấm 718m), dãy Hàm Ninh (Kiên Giang, cao nhất là núi Chúa 602m) [50;tr1]. 1.2.2. Vài nét về văn hoá Nam Bộ Nói đến nền văn hoá Nam Bộ là nói đến văn hoá của các tộc ngƣời ở đây. Ngoại trừ các tộc ngƣời sống ở ven đồng bằng miền đông, các tộc ngƣời Việt, Khơme, Chăm, Hoa đều không phải là cƣ dân bản địa ở đây. Vì
- 12 vậy, văn hoá của họ là văn hoá ở vùng đất mới. Gần nhƣ là một quy luật, văn hoá của lƣu dân vùng đất mới dù là của tộc ngƣời nào cũng đều là sự kết hợp giữa truyền thống văn hoá trong tiềm thức, trong dòng máu và điều kiện tự nhiên, lịch sử của vùng đất mới, nó phát triển trong điều kiện cách xa vùng đất cội nguồn cả về không gian và thời gian. Nói khác đi là, những loài cây quen thuộc của vùng đất cũ đƣợc đem cấy trồng ở vùng đất mới. Cho nên, văn hoá ở vùng đất này, vừa có nét giống, lại vừa có nét khác với nền văn hoá ở vùng đất cội nguồn, của cùng một tộc ngƣời. Con ngƣời Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình và yêu văn nghệ. Có thể nói, dân ca là thứ tài sản tinh thần quí giá mà dễ truyền miệng, dễ mang theo nhất của các dòng ngƣời Việt di cƣ vào vùng đất Nam Bộ. Trong bài viết Các đ c trƣng tính cách văn hóa ngƣời Nam Bộ, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm cho rằng, con ngƣời Nam Bộ có 5 tính cách đặc trƣng: tính sông nƣớc, tính bao dung, tính năng động, tính trọng nghĩa, tính thiết thực [45; tr1]. Đơn cử bàn đến tính sông nƣớc của ngƣời nam Bộ chúng ta cũng thấy hết sức tiêu biểu. Đặc tính này xuất phát từ địa lý Nam Bộ nhiều sông, kênh, rạch, sông. Nghề nghiệp của ngƣời dân Nam Bộ cũng gắn với sông nƣớc: từ nông nghiệp trồng cây lúa nƣớc, đến các nghề chài lƣới… Điều đó cũng dễ hiểu khi nghiên cứu về âm nhạc Nam Bộ thấy có nhiều loại Hò sông nƣớc. Tính sông nƣớc còn đƣợc thể hiện qua cách nói, dùng từ ngữ của ngƣời Nam Bộ, rất giàu các từ ngữ chỉ các sự vật, khái niệm liên quan đến nƣớc nhƣ: “rạch, xẻo, láng, xáng, bàu, đìa (nơi chứa nƣớc)… cù lao, cồn, bãi, bƣng, biền (vùng đất có nƣớc bao quanh)”[45; tr1]. Sông nƣớc trở thành cơ sở, hình ảnh để diễn đạt tính cách con ngƣời Nam Bộ. Đánh giá chung về văn hóa Nam Bộ, trong bài V ng văn hoá Nam Bộ: định vị và đ c trƣng văn hóa, TS. Lý Tùng Hiếu viết:
- 13 Không gian văn hóa Nam Bộ là phần mở rộng của không gian văn hóa Việt Nam trên một vùng đất mới mà ở đó, chung tay khai phá với ngƣời Việt còn có các tộc ngƣời bản địa và các tộc ngƣời di dân. Vì vậy, trên vùng đất này, ngay từ đầu văn hóa của cƣ dân Việt, mà trong đó đã có sẵn yếu tố Chăm, đã giao lƣu mật thiết với văn hóa của các cƣ dân Khmer, Hoa... Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nƣớc trên một vùng đất đa tộc ngƣời với sự tiếp biến các yếu tố văn hóa của ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, ngƣời Hoa vào văn hóa Việt, trong suốt một thời gian dài (khoảng từ cuối thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX) chịu ảnh hƣởng của văn hóa Pháp rồi tiếp đó là Mỹ, có thể nói, giao thoa chính là một trong những bản sắc của văn hóa Nam Bộ [44; tr 2]. Tóm lại, văn hóa Nam Bộ có nhiều nét riêng so với vùng khác. Vùng đất vừa có bề dày trong diễn trình lịch sử của văn hoá Việt Nam, lại là vùng đất giàu sức trẻ của cả các tộc ngƣời ở đây. Vị thế địa chính trị, địa văn hoá của Nam Bộ khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra nhanh chóng cả về bề mặt lẫn bề sâu, cả về lƣợng và chất, tạo cho vùng văn hoá Nam Bộ có những đặc thù riêng và trở thành một gƣơng mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hoá ở nƣớc ta. Từ nền văn hóa đó đã sản sinh ra một kho tàng các làn điệu dân ca đa dạng, phong phú, đặc sắc, trong đó có Lý Nam Bộ. 1.3. Tổng quan về Lý Nam Bộ 1.3.1. Lý là gì? Trong cuốn Tìm hiểu dân ca Nam Bộ, các tác giả Lƣ Nhất Vũ - Lê Giang đã nêu một khái niệm về Lý nhƣ sau: “Lý là những khúc hát bình dân chiếm vị trí quan trọng trong sinh hoạt đời sống tinh thần của nhân dân Nam Bộ”. [34;tr.74]. Nhƣ vậy, các tác giả đã cho rằng Lý là khúc hát, tuy nhiên chƣa rõ ý nghĩa của chữ Lý là hát. Tác giả Dƣơng Bích Hà trong cuốn Lý Huế có nêu: “chữ Lý đƣợc dùng với nghĩa là hát, nhƣng hát những câu mộc mạc của ngƣời bình dân…
- 14 Tên gọi của Lý vừa có nghĩa của động từ hát vừa là danh từ chỉ thể loại” [4;tr.67]. Trong cuốn Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, GS. Vũ Ngọc Khánh có nêu một khái niệm về Lý nhƣ sau: “Một số điệu, giọng đƣợc tách hẳn ra, thƣờng tồn tại độc lập, có giá trị nhƣ một thể loại riêng”. [13;tr.62]. Từ những khái niệm của các tác gia đi trƣớc nêu trên có thể hiểu Lý là bài hát dân gian ngoài ra nó còn mang nghĩa là một số loại hình dân ca độc lập, có bản sắc riêng. 1.3.2. Ý nghĩa của Lý trong đời sống ngƣời dân Nam Bộ Lý Nam Bộ có xuất phát từ nguồn gốc lao động, không do bàn tay nghệ sĩ tạo nên mà chỉ là một hình thức nghệ thuật tự phát của quần chúng nhân dân. Trong quá trình khai phá và chinh phục vùng đồng bằng Nam Bộ, trƣớc một vùng đất màu mỡ, bao la, từ những vƣờn cây ăn trái bạt ngàn của vùng Long Khánh, Biên Hòa (Đồng Nai), cho đến những cánh đồng lúa bông vàng trĩu hạt phơi mình dƣới ánh nắng chói chang ở miền châu thổ Cửu Long, đã khơi nguồn cảm hứng dạt dào cho ngƣời dân sinh sống tại mảnh đất hiền hòa này sáng tạo ra nhiều làn điệu Lý mang nét đặc trƣng riêng, đậm chất trữ tình, ngọt ngào, sâu lắng. Theo GS. Tô Vũ trong cuốn Tản mạn quanh những điệu Lý: “Lý là một thể hát dân gian đã có từ cái nôi xa xƣa của truyền thống dân gian và đƣợc phát triển rộng ở miền Trung và rất mạnh ở miền Nam” [37]. Lý Nam Bộ xuất hiện khá nhiều trong sinh hoạt văn hóa dân gian và thƣờng đƣợc dùng nhƣ một chất liệu để làm phong phú thêm cho một số làn điệu âm nhạc cổ truyền Nam Bộ. Ngoài sức cuốn hút nhất định của âm điệu, nội dung của câu ca dao này đã phản ánh trung tâm tƣ, ƣớc vọng của tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân: truyền thống đấu tranh bất khuất, không chấp nhận làm nô lệ, luôn tìm mọi cách để “sổ lồng”, “sang sông”,
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn thạc sĩ Lý luận văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Dạ Ngân
15 p | 166 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Không gian và thời gian nghệ thuật và trong thơ về bốn mùa của Xuân Diệu và Chế Lan Viên
134 p | 116 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận Văn học: Vấn đề tiếp nhận Lep Tônxtôi tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
104 p | 182 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
105 p | 47 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Nghệ thuật tự sự trong truyện thiếu nhi của Tô Hoài
40 p | 111 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: vận dụng phương pháp dạy học tích cực môn Mỹ thuật tại trường Tiểu học Vĩnh Thành A, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
114 p | 120 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật: Hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân trong giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn Hà Nội
108 p | 51 | 11
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật: Ứng dụng hoa văn trên trang phục dân tộc Thái vào dạy học bài trang trí của môn Mỹ thuật ở Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tuần Giáo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
25 p | 26 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Đề tài đô thị hiện đại trong tản văn của các nhà văn Hà Nội (qua sáng tác của Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý...)
99 p | 53 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận văn học: Quan điểm của Vygotsky về ngôn ngữ và tư duy ở trẻ em qua tác phẩm "Tư duy và lời nói"
166 p | 46 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ: Đặc điểm của ngôn ngữ quảng cáo (trên các phương tiện thông tin đại chúng tại TP. Hồ Chí Minh)
106 p | 51 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận ngôn ngữ: Hiện tượng đa thanh và một số vấn đề ngôn ngữ học có liên quan trong tiếng Việt (Lập luận, tiền giả định)
106 p | 23 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật: Vận dụng tranh của họa sĩ Thành Chương trong dạy học môn Mĩ thuật tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Kim Sơn, Bảo Yên, Lào Cai
137 p | 36 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học Saxophone cho hệ học viên trung cấp Quân nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
26 p | 18 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Mĩ thuật: Dạy học ca khúc cách mạng cho giọng nam cao hệ Trung cấp Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
26 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật: Vận dụng Nghệ thuật tạo hình của họa sĩ Akira Toriyama vào dạy học Sáng tác thiết kế, ngành Thiết kế đồ họa tại Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
26 p | 56 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc: Dạy học soạn đệm ca khúc của nhạc sĩ Đức Trịnh trên đàn phím điện tử tại trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân Đội
26 p | 38 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Lý luận và phương pháp dạy học: Áp dụng phương pháp dạy học logic để dạy lý thuyết về công nghệ mới trong sản xuất mì cho nhân viên công ty Masan Bình Dương
100 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn