intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

Chia sẻ: Nguyen Duc Hanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:137

44
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài là xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh. Thiết kế bài giảng và biện pháp thực hiện dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học: Dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số  liệu,  kết quả  nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố   ở  bất kỳ  công trình nghiên cứu nào khác.               Tác giả luận văn                     Nguyễn Đức Hạnh 1
  2. 2
  3. LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành luận  văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học, chuyên sâu Sư phạm  kĩ thuật điện với đề tài: “Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy   mô đun Thực hành trang bị  điện cho hệ  cao đẳng nghề  tại Trường Cao đẳng  nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh”. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy, cô giáo hướng dẫn :  1­ TS. Lê Thị Minh Thanh – Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 2­ PGS.TS Ngô Tứ  Thành – Viện Sư  Phạm kỹ  thuật – Trường Đại học Bách  khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới:  Các thầy, cô trong Viện Sư  phạm kỹ  thuật trường ĐHBK Hà Nội. Các  thầy, cô đã tham gia giảng dạy lớp cao học khoá 2015­ 2017; các bạn bè trong   lớp. Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo trong khoa Điện – Điện tử  Trường cao   đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh, đã tạo mọi điều kiện, động viên, giúp  đỡ, chia sẻ để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn!                    Tác giả luận văn                                                                                                              Nguy ễn Đức Hạnh 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC 5
  6. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT  SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN TT Cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CĐ Cao đẳng 3 BGĐT Bài giảng điện tử 4 CG Computer Graphic 5 CH Câu hỏi 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 CTMT Chương trình mục tiêu 8 ĐH Đại học 9 GA Giáo án 10 GV Giáo viên 11 GVDN Giáo viên dạy nghề 12 HD Hướng dẫn 13 HDLT Hướng dẫn luyện tập 14 HS Học sinh 15 HSSV Học sinh Sinh viên 16 KN Kỹ năng 17 LLDHTT Lý luận dạy học tương tác 18 MT Môi trường 19 MT Mục tiêu 20 MTDH Môi trường dạy học 21 ND Người dạy 22 NH Người học 23 PP Phương pháp 24 PPDH Phương pháp dạy học 25 PPDHTT Phương pháp dạy học tương tác 26 PT Phương tiện 27 QĐSPTT Quan điểm sư phạm tương tác 28 SP Sản phẩm 29 SPTT Sư phạm tương tác 30 SV Sinh viên 31 TCTT Tiếp cận tương tác 32 THCS Trung học cơ sở 33 UBND Ủy ban nhân dân 34 CĐ Cao đẳng 6
  7. 7
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ 9
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây đã rất quan tâm đến lĩnh  vực đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực. Luật Giáo dục 2005 [1] cũng đã  nêu rõ: "Phương pháp giáo dục nghề  nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ  năng   thực hành với giảng lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát   triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc".  Để thực hiện chủ trương  này, Bộ  Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số: 58 / 2008/QĐ­BLĐTBXH[2] ngày 09/6/2008 ‘Quy định về  chương trình khung trình   độ  trung cấp nghề, chương trình khung trình độ  cao đẳng nghề’. Thông tư  số:  38/2011/TT­BLĐTBXH[5] ngày 21 tháng 12 năm 2011: “Quy định chương trình   khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ  cao đẳng nghề cho   một số nghề ..”, Thông tư này, quy định các trường cao đẳng nghề, trường trung   cấp nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có  đăng ký hoạt động dạy nghề  dựa theo  chương trình khung  cho từng nghề  đã  được ban hành xây dựng, tổ  chức thẩm định, duyệt chương trình dạy nghề  cho   từng nghề của trường mình.  Người học “nghề” ưu tiên chọn những trường đào tạo có uy tín (uy tín với   các nhà tuyển dụng), đào tạo có chất lượng cao mà cụ  thể  là người học tốt  nghiệp ra trường đáp ứng được yêu cầu công việc của nhà tuyển dụng và đều có   việc làm với mức lương tương xứng. Nâng cao chất lượng đào tạo không những   là mong muốn của cơ quan quản lý mà còn là vấn đề ‘sống còn’ của các Trường  bởi vì chất lượng đào tạo kém, sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu  công việc của nhà tuyển dụng, học ra không xin được việc dẫn đến tuyển sinh  giảm dần, dần sẽ không có người vào học.  Trường Cao đẳng nghề  Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh đã và đang cố  gắng  đẩy mạnh triển khai việc đổi mới chương trình, giáo trình và các phương pháp   dạy học trong tất cả  các môn học, mô đun và trong tất cả  các hệ  đào tạo bảo   10
  11. đảm phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường và nhu cầu của xã hội. Để hỗ  trợ  cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã đầu tư  mua sắm   thiết bị phục vụ quá trình giảng dạy, các thiết bị dạy học hiện đại, khuyến khích   ứng dụng CNTT và các phương pháp giảng dạy tích cực vào quá trình dạy học  nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.  Mô đun Thiết bị điện gia dụng là một trong những mô đun tự chọn mà các  Trường dạy nghề  có thể  đưa vào trong chương trình đào tạo nghề  Điện công   nghiệp hệ  cao đẳng nghề  và trung cấp nghề. Do vậy, số  lượng giáo viên tìm   hiểu, giảng dạy được mô đun này còn rất hạn chế, bài giảng cho mô đun còn sơ  sài, các giáo viên giảng dạy cho mô đun này thường vẫn sử  dụng phương pháp   giảng dạy truyền thống nên hiệu quả  giảng dạy của mô đun này chưa cao. Đối   với việc giảng dạy các mô đun nói chung, mô đun Thiết bị  điện gia dụng nói  riêng thì giáo viên nên sử  dụng các phương pháp dạy học tích cực cùng với các   phương tiện dạy học phù hợp,  ứng dụng công nghệ  thông tin để  bài giảng trực   quan, sinh động giúp người học chiếm lĩnh được kiến thức, hình thành kỹ  năng   một cách có hiệu quả  cao nhất. Vì vậy, tác giả  lựa “ Dạy học mô đun Thiết bị   điện gia dụng theo tiếp cận tương tác tại trường Cao đẳng nghề  Kinh tế  ­ Kỹ   thuật Bắc Ninh” làm đề tài luận văn.  2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng lý luận, đánh giá thực trạng dạy học mô đun Thiết bị  điện gia   dụng tại trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh, trên cơ  sở  đó xây  dựng bài giảng và biện pháp dạy mô đun Thiết bị  điện gia dụng theo tiếp cận   tương tác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. 3. Khách thể đối tượng và phạm vi nghiên cứu          3.1. Khách thể nghiên cứu       ­ Khách thể nghiên cứu của Luận văn là thực tiễn dạy học mô đun Thiết bị  điện gia dụng tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh.         3.2. Đối tượng nghiên cứu 11
  12.       ­ Đối tượng nghiên cứu là quá trình dạy học mô đun Thiết bị  điện gia dụng   theo tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh.         3.3. Phạm vi nghiên cứu      ­ Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng theo   tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra những nhiệm vụ cơ bản   sau:      ­ Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn dạy học mô đun Thiết bị điện gia dụng  theo tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh.      ­ Thiết kế bài giảng và biện pháp thực hiện dạy học mô đun Thiết bị điện gia   dụng theo tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc   Ninh.       ­ Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả  thi và hiệu quả  của kết quả  nghiên cứu   thông qua việc thiết kế và tổ  chức dạy học mô đun Thiết bị  điện gia dụng theo   tiếp cận tương tác tại Trường Cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh. 5. Giả thuyết khoa học Nếu ứng dụng công nghệ dạy học tương tác vào dạy học mô đun Thiết bị  điện gia dụng  với quy trình hợp lý thì sẽ  góp phần tạo hứng thú, phát triển tư  duy, sáng tạo, khơi dậy và phát huy tính tích cực của người học, góp phần nâng   cao chất lượng dạy học mô đun. 6. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được một cách có hiệu quả các nhiệm vụ nghiên cứu trên,   tác giả tiến hành sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận         ­  Đọc và phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá những tài liệu liên quan đến đề  tài. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 12
  13.     ­ Phương pháp điều tra, phỏng vấn.     ­ Phương pháp quan sát sư phạm.     ­ Phương pháp chuyên gia.     ­ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.     ­ Phương pháp thống kê toán học. 7. Những đóng góp mới của đề tài  7.1.Về mặt lý luận ­ Làm rõ được khái niệm về dạy học tương tác, dạy học mô đun theo tiếp  cận tương tác. ­ Trình bày lý luận và công nghệ dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác. 7.2. Về mặt thực tiễn: ­ Đánh giá thực trạng dạy học mô đun thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận   tương tác tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh. ­ Vận dụng công nghệ  dạy học tương tác vào thiết kế  bài giảng mô đun  “Thiết bị điện gia dụng”. ­ Tiến hành thực nghiệm giảng dạy  tại Trường cao đẳng nghề  Kinh tế ­  Kỹ thuật Bắc Ninh. ­ Kiểm định và đánh giá qua phương pháp lấy ý kiến chuyên gia và thực  nghiệm sư phạm. 8.  Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị thì luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác. Chương 2: Thực trạng dạy học mô đun thiết bị  điện gia dụng theo tiếp   cận tương tác tại Trường cao đẳng nghề Kinh tế ­ Kỹ thuật Bắc Ninh. Chương 3: Dạy học mô đun thiết bị điện gia dụng theo tiếp cận tương tác   tại Trường cao đẳng nghề kinh tế ­ kỹ thuật Bắc Ninh. * Phần kết luận và kiến nghị 13
  14. 14
  15. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC MÔ ĐUN THEO TIẾP CẬN TƯƠNG  TÁC 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1. Khái niệm dạy học tương tác  Tương tác nếu là danh từ  theo nghĩa tiếng Anh "interaction" được ghép từ  "inter" nghĩa tiếng Việt "liên kết, kết hợp" và "action" nghĩa tiếng Việt "hoạt  động, hành động", tương tự như vậy tương tác nếu là tính từ theo nghĩa tiếng Anh   "interactive" được ghép từ "inter" và "active". Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng  Phê, tương tác được giải nghĩa với hai trường hợp sau [22, tr.1044]: (1). Tương tác (đg): là “tác động qua lại lẫn nhau”; (2). Tương tác (t) (dùng trong thiết bị hay chương trình máy tính): là “có sự  trao đổi thông tin qua lại liên tục giữa máy với người sử dụng”. ̣ ̉ ́ ́ ự vât hiên t Theo nguyên lý vê môi liên hê phô biên, cac s ̀ ́ ̣ ̣ ượng trong thê gi ́ ơí  ̀ ̣ ̣ ̣ ̃ ̀ ưa chung co môi liên hê qua lai, tac khach quan không tôn tai đôc lâp, riêng re, ma gi ́ ̃ ́ ́ ́ ̣ ̣ ́  ̣ ̉ đông, anh hưởng, thuc đây hoăc kim ham nhau phat triên [10, tr.209]. ́ ̉ ̣ ̀ ̃ ́ ̉ Tương tác trong dạy học  nghĩa  tiếng Anh là “interaction in teaching and  learning”. Dạy học tương tác nghĩa tiếng Anh là “interactive teaching and learning”.  Tác giả  Thurmond cho rằng: “Những tương tác giữa người học     nội dung học  tập, người học   bạn học, người học   người dạy và cả người dạy, người học  môi trường dạy học, sẽ tạo ra sự trao đổi lẫn nhau về thông tin. Qua đó mở rộng sự  phát triển tri thức cho người học" [35; tr. 2].  Tác giả Nguyễn Xuân Lạc [14], [15] cho rằng: "Sư phạm tương tác là một   dạng tiếp cận dạy học hiện đại, coi quá trình dạy học là quá trình tương tác đặc   thù giữa bộ ba tác nhân người học, người dạy và môi trường, trong đó, người học   là trung tâm, là người thợ chính, người dạy là người hướng dẫn và giúp đỡ".  15
  16. Tác giả Nguyễn Văn Khôi, Lê Huy Hoàng [12] cho rằng dạy học tương tác   là một kiểu dạy học theo hướng vừa phát huy tính tích cực, chủ  động của người   học vừa tăng cường sự  tương tác giữa các yếu tố  trong hệ  thống dạy ­ học ; để  đạt được đồng thời cả  hai yêu cầu trên cần tổ  chức các hoạt động học ­ dạy để  "hoạt động hoá" người học. Tóm lại, dạy học tương tác được đề  cập dưới nhiều cách tiếp cận và   mức độ khác nhau, nhưng đều nhấn mạnh tính tích cực và tự lực của người học   trong mối tương tác đa dạng với các thành phần của môi trường dạy học. Trong  dạy học tương tác quan tâm việc tác động vào hệ  thần kinh của người học và   mối quan hệ  tương tác người dạy ­ người học ­ MTDH.  Dạy học theo TCTT là   sự  kết hợp của việc dạy và học tương tác được hỗ  trợ  bởi các thiết bị  công   nghệ. Do vậy, yếu tố MTDH được quan tâm nhiều hơn, đó là MTDH có tổ chức,   môi trường đa phương tiện là một xu hướng của dạy học theo TCTT. Có thể hiểu: “Dạy học tương tác là dạy học lấy người học làm trung tâm, trong đó diễn   ra các hoạt động tương tác đa dạng ở môi trường dạy học được tổ chức phù hợp,   đòi hỏi người học chủ  động, tích cực và tự  lực giải quyết vấn đề. Người dạy   đóng vai trò là người tổ  chức môi trường dạy học và hỗ  trợ, tư  vấn cho người   học”.  1.1.2. Khái niệm mô đun, mô đun dạy học, dạy học mô đun theo TCTT  1.1.2.1 Khái niệm mô đun Thuật ngữ  mô đun có nguồn gốc từ  thuật ngữ la tinh “modulus” với định  nghĩa đầu tiên là mực thước, thước đo. Trong kiến trúc xây dựng La mã nó được  sử dụng như một đơn vị đo. Đến thế kỷ 20 thuật ngữ modulus mới được truyền  tải sang lĩnh vực kỹ thuật. Nó được dùng để chỉ các bộ phận cấu thành của  các  thiết  bị  kỹ  thuật  có  chức  năng  riêng  biệt  có  sự  hỗ  trợ  bổ  sung  cho  nhau,  không nhất thiết phải hoạt động độc lập. Trong các lĩnh vực kỹ thuật, thuật ngữ  modulus có nội hàm khác nhau. 16
  17. Luật Dạy nghề  2006 [25] có giải thích từ  ngữ: "Mô đun là đơn vị  học tập   được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ  năng thực hành và thái độ  nghề   nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp cho người học nghề  có năng lực thực   hành trọn vẹn một nghề". Như  vậy, mỗi mô đun là đơn vị  trọn vẹn về  mặt   chuyên môn, vì vậy tương  ứng với một khả năng tìm việc. Điều đó có nghĩa là  kết thúc thành công việc học một mô đun sẽ tạo ra những kỹ năng tối thiểu cần   thiết cho việc tìm việc làm. Đồng thời, mỗi mô đun có thể  hình thành một phần  nhỏ chuyên môn của một người thợ lành nghề. 1.1.2.2. Khái niệm mô đun dạy học Mô đun dạy học được chuyển hóa từ khái niệm mô đun trong kỹ thuật vào  các lĩnh  vực giáo dục (giáo  dục đại  học, dạy nghề  và giáo  dục thường  xuyên).  Trong  các  lĩnh  vực  giáo  dục  kể  trên,  mô  đun  dạy  học  là  một  đơn  vị,  một  bộ  phận  của  nội  dung,  chương  trình  dạy  học,  được  tổ  chức  theo  một  nhiệm  vụ  hoặc  một  chủ  đề  học tập nhất  định.  Trong  dạy  nghề,  mô  đun  đào  tạo  nghề  là  “một  bộ  phận  công  việc  được  phân  chia  hợp  lý  trong  toàn  bộ  kiến  thức  và  kỹ  năng của một nghề”. Nó có tính độc lập tương đối về nội dung đào tạo. Theo  tác giả,  định  nghĩa  đầy  đủ,  cụ  thể  về  mô  đun  dạy  học  là  định  nghĩa  do  L.D’Hainaut  và  Nguyễn  Ngọc  Quang  đưa  ra:  “Mô  đun   dạy  học  là  một  đơn  vị chương  trình  dạy  học  tương  đối  độc  lập,  được  cấu  trúc  một  cách   đặc biệt năng phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội   dung  dạy  học,  phương  pháp  dạy  học  và  hệ  thống  công  cụ  đánh  giá  kết  quả  lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh”. Mô đun dạy học được được đưa vào đào tạo nghề ở Nước ta khá muộn, bắt  đầu thực hiện từ  năm 2009 cho hệ  cao đẳng nghề  khóa 1 niên khóa 2009­2012.  Theo   “quy   định”   của   ban   hành   kèm   theo   Quyết   định   số:   58   /2008/QĐ­ BLĐTBXH[3] thì thời gian giữa lý thuyết và thực hành trong các mô­đun đào tạo   nghề: Lý thuyết chiếm 15% ­ 30%, thực hành chiếm 70% ­ 85%. Như  vậy, khi  các Trường dạy nghề  xây dựng chương trình đào tạo nghề  của Trường mình  17
  18. theo thông tư  38/2011/TT­BLĐTBXH [5] cho các mô đun thì nội dung lý thuyết  trong từng bài học của mô đun đã được cô đọng lại thành lý thuyết liên quan, làm  cơ  sở  cho nội thực hành, những lý thuyết mở  rộng sẽ  được bổ  sung ở  phần tự  học của Sinh viên, phần tài liệu tham khảo nhằm giảm tải khối lượng kiến thức   (đỡ  gây nhàm chán, giảm hứng thú học tập cho người học,..),   tăng thời gian   luyện tập kỹ  năng để  nâng cao “tay nghề”. Thường  thì  mô  đun dạy học trong   đào tạo nghề nhấn mạnh vào việc phát triển năng lực hơn là kiến thức đạt được  (Ví dụ: Mô đun Thiết bị điện gia dụng [30] của Trường cao đẳng nghề Kinh tế ­   Kỹ  thuật Bắc Ninh gồm các bài về: Thiết bị  cấp nhiệt, máy biến áp gia dụng,  động cơ điện gia dụng, thiết bị điện lạnh, thiết bị điều hòa nhiệt độ, lắp đặt các  loại đèn gia dụng và trang trí, lắp đặt điện gia dụng. Với các bài về  “thiết bị,   máy..” thì nội dung thực hành của SV là tháo – lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa   chữa thiết bị  trên cơ  sở  lý thuyết liên quan là cấu tạo, nguyên lý làm việc, dựa   vào cấu tạo để  tháo – lắp thiết bị  (trong trường hợp sửa chữa, bảo dưỡng thì   phải tháo – lắp), dựa vào nguyên lý làm việc để  phán đoán, kiểm tra, xác định  chính xác nguyên nhân hư hỏng (đây là khâu quan trọng nhất) để  sửa chữa thiết   bị. Với các bài về “lắp đặt..” thì nội dung thực hành của SV là lắp đặt, sửa chữa   mạch điện trên cơ  sở  lý thuyết liên quan là sơ  đồ  nguyên lý , sơ  đồ  đi dây, dựa  vào sơ đồ  đi dây để lắp đặt mạch điện, dựa vào sơ  đồ  nguyên lý để  phán đoán,   kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân hư hỏng để sửa chữa mạch điện). Như  vậy, lý thuyết trong mô đun đã được cô đọng, được vận dụng, kết tinh vào trong   thực hành, khi thực hiện tốt mục tiêu kỹ  năng thì coi như  SV đã đạt được mục   tiêu phần kiến thức có liên quan. 1.1.2.3. Khái niệm dạy học mô đun theo TCTT Dạy học nói chung và dạy học mô đun nói riêng bao giờ  cũng chứa đựng   các hoạt động tương tác, nhưng tương tác đó chưa được quan tâm đúng mức về   “lúc, chỗ, độ thể hiện cũng như việc định hướng tương tác”. Vì vậy, tương tác sẽ  18
  19. khó kiểm soát, dễ bị chệch hướng. Xem xét tính "tích cực" trong sự "tương tác" ở  mức độ nào thì cần phải xem xét cụ thể ở các phương diện sau: ­ Tương tác vào khi nào? Trong quá trình học tập của mô đun, luôn đòi hỏi   người học phải tương tác với các đối tượng phương tiện, thiết bị, vật liệu thực   hành để tạo ra sản phẩm, bên cạnh đó cần tương tác/ hợp tác với thầy, bạn và với   chính bản thân mình để  chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kỹ  năng vận động, kỹ  năng tương tác / hợp tác.  ­ Tương tác với đối tượng nào vào thời điểm nào? Nếu không chú ý được  điều này dễ  dẫn đến tương tác chệch hướng, tương tác nhưng không hợp tác,  tương tác ngoài mong muốn. Vấn đề  này cần được cụ  thể  hóa hoạt động dạy ­   học qua kịch bản (giáo án).  ­ Mức độ thể hiện của tương tác như thế nào? Việc thể hiện tính tích cực  của chủ thể nhận thức, có hay không, nhiều hay ít sẽ được bộc lộ dưới hình thức  người học nỗ lực, kiên trì trong học tập, nhiệt tình, hăng hái tranh luận với bạn,  chủ  động tìm nguồn thông tin, kiểm chứng thông tin từ  tài liệu, tư  liệu, thiết bị  dạy học,... Mức độ  tương tác quyết định đến phát triển tư  duy, khả  năng tự  học  của người học.  Định hướng cho tương tác, không ai khác ngoài người dạy, với  mong muốn trước hết là người học tương tác đúng mục đích, nhiệm vụ.  Dạy học tương tác có nhiều dấu hiệu của “tích cực” trong sự “tương tác”,  trong đó có các dấu hiệu điển hình là:  ­ Tính hướng đích của dạy học tương tác, tức là tương tác có ý nghĩa tích   cực/ chủ động, hướng vào mục tiêu kỹ năng. Như vậy, để  có “tích cực” trong sự  “tương tác” đòi hỏi phải cụ thể hoá mục tiêu dạy học.  ­ Tính chủ động của các chủ thể tham gia tương tác, nghĩa là khơi dậy được   động lực của các chủ thể này trong tương tác. Vì vậy, đòi hỏi phải tạo được động   cơ, nhu cầu, hứng thú cho các chủ thể tương tác.  Vậy có thể hiểu: 19
  20. “Dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác là dạy học lấy người học làm   trung tâm, trong đó diễn ra các hoạt động tương tác đa dạng  ở  môi trường dạy   học được tổ  chức phù hợp, đòi hỏi người học chủ  động, tích cực và tự  lực giải   quyết các nhiệm vụ  thực hành. Người dạy đóng vai trò là người tổ  chức môi   trường dạy học và hỗ trợ, tư vấn cho người học”.  1.2. Lý luận dạy học mô đun theo tiếp cận tương tác Lý luận dạy học tương tác (LLDHTT) là lý luận dạy học theo  quan điểm   (hay tiếp cận) sư phạm tương tác (SPTT) – một tiếp cận khoa học thần kinh về  học và dạy, coi quá trình dạy học là quá trình tương tác đặc thù (tương tác xoanh  quanh bộ máy học) giữa ba tác nhân: Người dạy, người học và môi trường. Trong  đó, người học là trung tâm, người dạy là người hướng dẫn và giúp đỡ  và môi  trường có ảnh hưởng tất yếu[21]. Nguyên lý cơ bản của lý luận dạy học tương tác được thể hiện qua các 5  bộ ba [21],[19],[20]: Bộ ba tác nhân (3E), bộ ba thao tác (3A), bộ ba tương tác, bộ  ba nguyên lý, bộ ba ứng xử: 1.2.1. Bộ ba tác nhân (3E) Ba tác nhân (agent) của quá trình dạy học là: người học (NH), người dạy  (ND) và môi trường (MT), đôi khi được viết tắt là 3E (theo tiếng Pháp: Étudiant,  Enseignant, Environnement). 1.2.1.1. Người học (Étudiant) Ngườ i học có nguồn gốc bắt nguồn từ  tiếng la­tinh (studium) có nghĩa  là “cố  gắng học tập”. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ  này có nghĩa là cam kết và  trách nhiệm. Người học là ngườ i tìm hiểu tri th ức, chiếm hữu tri th ức, rèn  luyện kỹ năng bằng những cách thức và phươ ng pháp khác nhau. Với tư cách là một tác nhân theo QĐSPTT, người học trước hết là người   đi học chứ  không  phải  là  người  được  dạy[21]( được  dạy hàm ý tiếp nhận một   cách thụ động từ người dạy).  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2