Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh y học
lượt xem 4
download
Luận văn Thạc sĩ Máy tính "Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh y học" trình bày các nội dung chính sau: Giới thiệu về ảnh, ảnh trong y học, phát hiện đối tượng trong ảnh; Phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên; Ứng dụng và thử nghiệm với ảnh đại tràng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh y học
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Họ và tên tác giả: Phạm Văn Tứ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TỰ ĐỘNG POLYP DỰA TRÊN LỌC HESSIAN, BIẾN ĐỔI HOUGH VÀ ĐẶC TRƯNG BIÊN TRONG ẢNH Y HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH MÁY TÍNH Hà Nội – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM Họ và tên tác giả: Phạm Văn Tứ NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TỰ ĐỘNG POLYP DỰA TRÊN LỌC HESSIAN, BIẾN ĐỔI HOUGH VÀ ĐẶC TRƯNG BIÊN TRONG ẢNH Y HỌC Chuyên ngành: Máy tính Mã số: 8480104 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH MÁY TÍNH CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hướng dẫn 1: TS. NGÔ TRƯỜNG GIANG Hướng dẫn 2: PGS.TS. NGÔ QUỐC TẠO Hà Nội – 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Phạm Văn Tứ, học viên khóa 2019B, ngành Máy tính, chuyên ngành Công nghệ thông tin. Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh Y học” là do tôi nghiên cứu, tìm hiểu và phát triển dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Trường Giang và PGS.TS Ngô Quốc Tạo, không phải sự sao chép từ các tài liệu, công trình nghiên cứu của người khác mà không ghi rõ trong tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Phạm Văn Tứ
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài là “Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh Y học”, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực không ngừng của bản thân, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: - Các thầy cô Học viện khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Công nghệ thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nói chung và các thầy cô trong bộ môn Hệ thống thông tin cũng như khoa Công nghệ thông tin nói riêng đã giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khoá cao học vừa qua, giúp tôi có những kiến thức chuyên môn nền tảng để làm cơ sở lý luận khoa học cho luận văn này. - Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Ngô Trường Giang và PGS.TS Ngô Quốc Tạo đã dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, sự chỉ bảo và định hướng của thầy giúp tôi tự tin nghiên cứu những vấn đề mới và giải quyết bài toán một cách khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện khoa học công nghệ Việt Nam - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tạo các điều kiện cho tôi được học tập và làm luận văn một cách thuận lợi. Luận văn này được hỗ trợ bởi đề tài CS21.04 của Viện Công nghệ thông tin (IOIT), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), Hà Nội, Việt Nam. Tuy nhiên, vì kiến thức chuyên môn vẫn còn nhiều hạn chế cùng với việc bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nên luận văn không khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và mọi người. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Phạm Văn Tứ
- MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................... 1 DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 4 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 4 2. Mục tiêu luận văn ........................................................................................ 4 3. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ẢNH, ẢNH TRONG Y HỌC, PHÁT HIỆN ĐỐI TƯỢNG TRONG ẢNH ............................................................................... 6 1.1 Giới thiệu về ảnh, các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh ..................... 6 1.1.1 Điểm ảnh, Ảnh số ................................................................................. 6 1.1.2 Mức xám ............................................................................................... 6 1.1.3 Biểu đồ xám (Histogram), Cân bằng sáng (histogram equalization) ... 6 1.1.4 Phóng đại ảnh (Scale ảnh) .................................................................... 8 1.1.5 Làm mờ ảnh (blur) ................................................................................ 8 1.1.6 Gradient (độ dốc) ................................................................................ 11 1.1.7 Biên..................................................................................................... 11 1.2 Ảnh trong y học ....................................................................................... 16 1.2.1 Giới thiệu ............................................................................................ 16 1.2.2 Chẩn đoán dựa trên hình ảnh .............................................................. 17 1.2.3 Các chuẩn hình ảnh ứng dụng trong y tế ............................................ 18 1.2.4 Polyp ................................................................................................... 19 1.3 Phát hiện đối tượng (object detection) trong ảnh ................................. 20 1.4 Non Maximum Suppression ................................................................... 21 1.5 Kết luận chương ...................................................................................... 23 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN TỰ ĐỘNG POLYP DỰA TRÊN LỌC HESSIAN, BIẾN ĐỔI HOUGH VÀ ĐẶC TRƯNG BIÊN ..................... 24 2.1 Phương pháp trích đặc trưng HOG (Histogram of oriented gradients) ......................................................................................................................... 24
- 2.2 Phương pháp lọc Hessian ....................................................................... 29 2.3 Phương pháp biến đổi Hough ................................................................ 32 2.4 Phân loại dựa trên phương pháp SVM ................................................. 36 2.5 Đánh giá mô hình phân lớp .................................................................... 40 2.6 Overfitting và Underfitting .................................................................... 41 2.7 Kết luận chương ...................................................................................... 42 CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG VÀ THỬ NGHIỆM VỚI ẢNH ĐẠI TRÀNG ..... 43 3.1 Giới thiệu bài toán ................................................................................... 43 3.2 Mô tả dữ liệu thử nghiệm ....................................................................... 43 3.3 Xây dựng chương trình thử nghiệm ...................................................... 44 3.4 Đánh giá các kỹ thuật ............................................................................. 47 3.5 Kết luận .................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 49
- DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ chuẩn Diễn giải NBF Normalized Box Filter Lọc trung bình Commission Internationale de CIE-Lab Hệ màu – CIE l’Eclairage CT Computed Tomography Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính MRI Magnetic Resonance Imagin Chụp cộng hưởng từ KTV Kỹ thuật viên Kỹ thuật viên CNTT Công nghệ thông tin Công nghệ thông tin Picture Archiving and Hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền PACS Communication System ảnh động, hoặc mạng xử lý Digital Imaging and DICOM Truyền ảnh số hoá Communications in Medicine CNN Convolutional Neural Network Mạng nơ-ron phức hợp Họ các mô hình object detection Regions with Convolutional R-CNNs dựa trên Convolutional Neural Neural Network Network Thuật toán để loại bỏ đi các NMS Non-Maximum Suppression bounding box dư thừa của cùng một đối tượng tượng trong ảnh Là một thông số được sử dụng để IoU Intersection over Union đánh giá độ che lấp lên nhau giữa 2 bounding boxes HT Hough Transform Biến đổi Hough CTH Circle Hough Transform Biến đổi Hough cho hình tròn 1
- EHT Ellipse Hough Transform Biến đổi Hough cho hình elip ML Machine Learning Học máy, máy có khả năng học tập Computer Vision and Pattern Hội nghị hàng đầu về Thị Giác CVPR Recognition Máy tính HOG Histogram of oriented gradients Biểu đồ hướng của gradient SVM Vector Support Machine Máy vector hỗ trợ 2
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Ví dụ Histogram của ảnh. ..................................................................... 7 Hình 1.2 Kết quả phát hiện biên sử dụng các toán tử khác nhau. ...................... 15 Hình 1.3 Các chuẩn truyền ảnh trên mạng. ....................................................... 18 Hình 1.4 Ví dụ Polyp. ........................................................................................ 19 Hình 1.5 Ví dụ về Object Detection. ................................................................. 20 Hình 2.1 Các bước xây dựng mô hình phát hiện đối tượng với HOG và SVM. 24 Hình 2.2 Chia ảnh thành các khối, ô. ................................................................. 26 Hình 2.3 Rời rạc hóa độ lớn vào bin tương ứng. ............................................... 27 Hình 2.4 Biểu đồ Histogram of Gradient gồm 9 bins tương ứng với một ô vuông trong lưới ô vuông. ............................................................................................. 27 Hình 2.5 Biểu diễn nhóm véc tơ histogram trên các lưới ô vuông của hình ảnh gốc. Các phương véc tơ phổ biến là chiều dọc trùng với chiều bức ảnh. ........... 29 Hình 2.6 Ảnh gốc(bên trái) và ảnh lọc low-pass(bên phải). .............................. 30 Hình 2.7 Ảnh gốc (bên trái) và ảnh đã được tăng cường(bên phải). ................. 31 Hình 2.8 Ảnh được phân đoạn. .......................................................................... 31 Hình 2.9 Vùng ứng cử viên polyp. .................................................................... 32 Hình 2.10 Minh họa biến đổi Hough cho hình tròn. .......................................... 33 Hình 2.11 Sự xác định của trục elip................................................................... 36 Hình 2.12 Ví dụ dữ liệu trong SVM. ................................................................. 37 Hình 2.13 So sánh lề(margin). ........................................................................... 39 Hình 2.14 Ví dụ kết quả thuật toán SVM (hình bên trái là lề cứng và hình bên phải là lề mềm). .................................................................................................. 39 Hình 2.15 Một số ví dụ về lõi của SVM. ........................................................... 40 Hình 3.1 Dự đoán polyp trong hình ảnh nội soi đại tràng. ................................ 43 Hình 3.2. Ví dụ về cấu trúc thư mục tập dữ liệu ảnh nội soi đại tràng. ............. 44 Hình 3.3. Mô hình phát hiện đối tượng trong ảnh. ............................................ 44 Hình 3.4 Các bước huấn luyện. ......................................................................... 45 Hình 3.5 Các bước phát hiện polyp trong ảnh đầu vào. .................................... 46 Hình 3.6 Kết quả dự đoán thực nghiệm polyp ảnh nội soi đại tràng. ............... 47 3
- MỞ ĐẦU Một trong những lĩnh vực quan trọng của Trí tuệ nhân tạo là thị giác máy. Thị giác máy tính là một lĩnh vực bao gồm các phương pháp thu nhận, xử lý ảnh kỹ thuật số, phân tích và nhận dạng các hình ảnh, phát hiện các đối tượng, tạo ảnh, siêu phân giải hình ảnh và nhiều hơn vậy. Phát hiện đối tượng có lẽ là khía cạnh sâu sắc nhất của thị giác máy do số lần sử dụng trong thực tế. Phát hiện đối tượng đề cập đến khả năng của hệ thống máy tính và phần mềm để định vị các đối tượng trong một hình ảnh và xác định từng đối tượng. Phát hiện đối tượng đã được sử dụng rộng rãi để phát hiện khuôn mặt, phát hiện xe, đếm số người đi bộ, hệ thống bảo mật và xe không người lái,... Có nhiều cách để nhận diện đối tượng cũng như được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực thực tế. Trong Y học việc chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh thì kết quả phát hiện sẽ là yếu tố tiên quyết trong việc chẩn đoán. 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay tại các bệnh viện hầu hết các thiết bị như: máy chụp X quang, siêu âm màu, nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT. Scanner), cộng hưởng từ hạt nhân (MRL),... chỉ dừng ở mức chụp ảnh, việc chẩn đoán thì do các chuyên gia y tế. Việc sàng lọc thủ công các đối tượng như polyp, ung thư, viêm, loét, khối u,... bằng con người có thể gặp lỗi “mù thoáng qua”, “mù không chủ ý” gây bỏ sót. Để giảm yếu tố lỗi của con người đòi hỏi phải bao gồm một người quan sát thứ hai gây tốn nhân lực... Từ những thực tế nêu trên việc Nghiên cứu phương pháp phát hiện tự động đối tượng dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh Y học là cần thiết. Giúp hỗ trợ chẩn đoán tự động, giảm lỗi và gánh nặng con người. 2. Mục tiêu luận văn - Nghiên cứu một số phương pháp tiền xử lý ảnh, nâng cao chất lượng ảnh - Nghiên cứu một số phương pháp nhận dạng, phát hiện đối tượng - Nghiên cứu đặc trưng HOG, phương pháp lọc Hessian, biến đổi Hough - Nghiên cứu phương pháp phân loại SVM trong Machine Learning, các kỹ thuật nâng cao chất lượng mô hình phân loại. - Áp dụng nghiên cứu vào trong thực tiễn: phát hiện tự động polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên trong ảnh Y học. 4
- - Phân tích, đánh giá kết quả thu được; 3. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU: Giới thiệu và đưa ra hướng nghiên cứu bài toán phát hiện tự động polyp. CHƯƠNG 1: Giới thiệu về ảnh, ảnh trong y học, phát hiện đối tượng trong ảnh: Trong chương này sẽ trình bày các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh, ảnh trong y học, khái niệm polyp, bài toán phát hiện đối tượng và cách tiếp tận giải bài toán phát hiện đối tượng trong ảnh. CHƯƠNG 2: Phương pháp phát hiện tự động Polyp dựa trên lọc Hessian, biến đổi Hough và đặc trưng biên: Trong chương này sẽ trình bày phương pháp phát hiện Polyp dựa trên đặc trưng biên HOG, lọc Hessian, biến đổi Hough, thuật toán phân loại SVM và kỹ thuật đánh giá mô hình phân loại. CHƯƠNG 3: Ứng dụng và thử nghiệm với ảnh đại tràng: Chương này sẽ mô tả từng bước xây dựng bài toán phát hiện Polyp, đánh giá các thuật toán, kết quả thực nghiệm, đưa ra những kết luận và định hướng nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO: Liệt kê các tài liệu mà luận văn tham khảo trên nhiều nguồn khác nhau. 5
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ẢNH, ẢNH TRONG Y HỌC, PHÁT HIỆN ĐỐI TƯỢNG TRONG ẢNH Trong chương này sẽ trình bày các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh, ảnh trong y học, khái niệm polyp, bài toán phát hiện đối tượng và cách tiếp tận giải bài toán phát hiện đối tượng trong ảnh bao gồm: 1.1 Giới thiệu về ảnh, các khái niệm cơ bản trong xử lý ảnh 1.1.1 Điểm ảnh, Ảnh số Ảnh tự nhiên là ảnh liên tục về không gian và độ sáng. Để xử lý bằng máy tính, ảnh cần phải được số hoá. Số hoá ảnh là sự biến đổi gần đúng một ảnh liên tục thành một tập điểm phù hợp với ảnh thật về vị trí (không gian) và độ sáng (mức xám). Khoảng cách giữa các điểm ảnh đó được thiết lập sao cho mắt người không phân biệt được ranh giới giữa chúng. Mỗi một điểm như vậy gọi là điểm ảnh - Picture element hay gọi tắt là Pixel. Trong khuôn khổ ảnh hai chiều, mỗi pixel ứng với cặp tọa độ (x, y) và mức xám. Ảnh số là tập hợp các điểm ảnh với mức xám phù hợp dùng để mô tả ảnh gần với ảnh thật. 1.1.2 Mức xám Mức xám của điểm ảnh là cường độ sáng của nó được gán bằng giá trị số tại điểm đó. Các thang giá trị mức xám thông thường: 16, 32, 64, 128, 256 (Mức 256 là mức phổ dụng. Lý do: từ kỹ thuật máy tính dùng 1 byte (8 bit) để biểu diễn mức xám: Mức xám dùng 1 byte biểu diễn: 28=256 mức, tức là từ 0 đến 255). Ảnh đen trắng: là ảnh có hai màu đen, trắng (không chứa màu khác) với mức xám ở các điểm ảnh có thể khác nhau. Ảnh nhị phân: ảnh chỉ có 2 mức đen trắng phân biệt tức dùng 1 bit mô tả 21 mức khác nhau. Nói cách khác: mỗi điểm ảnh của ảnh nhị phân chỉ có thể là 0 hoặc 1. Ảnh màu: trong khuôn khổ lý thuyết ba màu (Red, Blue, Green) để tạo nên thế giới màu, người ta thường dùng 3 byte để mô tả mức màu, khi đó các giá trị màu: 28*3 = 224 ≈ 16,7 triệu màu. 1.1.3 Biểu đồ xám (Histogram), Cân bằng sáng (histogram equalization) Histogram của ảnh (intensity histogram) là biểu đồ cột thống kê số lần xuất hiện của các mức sáng trong ảnh. 6
- • Nói cách khác, histogram là biểu đồ thống kê tần suất xuất hiện của mức sáng. • Histogram thường được chuẩn hóa bằng cách: lấy mỗi cột chia cho giá trị tổng è sau khi chuẩn hóa, tổng các giá trị cột trong histogram sẽ bằng 1. • Histogram đã chuẩn hóa mang ý nghĩa xác suất xuất hiện của các mức sáng trong ảnh. Hình 1.1 Ví dụ Histogram của ảnh. Cân bằng histogram (histogram equalization) là sự điều chỉnh histogram về trạng thái cân bằng, làm cho phân bố (distribution) giá trị pixel không bị co cụm tại một khoảng hẹp mà được "kéo dãn" ra. Trong thực tế, camera thường chịu tác động từ điều kiện sáng. Điều đó khiến cho nhiều ảnh bị tối hoặc quá sáng. Cân bằng histogram là một phương pháp tiền/hậu xử lí ảnh rất mạnh mẽ. Đặc biệt trong nhiều bài toán trong lĩnh vực thị giác máy tính, phương pháp tiền xử lý ảnh này cho chất lượng dữ liệu rất cao, cải thiện chất lượng mô hình rất nhiều. Histogram equalization thường được dùng: • Ở bước tiền xử lý. • Nhằm giảm sự ảnh hưởng do chiếu sáng (chói), thiếu ánh sáng (ảnh tối) • Chuẩn hóa ảnh đầu vào trước khi tiến hành xử lý. • Các giải thuật xử lý ảnh thường nhạy cảm với ánh sáng, cùng nội dung ảnh nhưng với các điều kiện ánh sáng khác nhau có thể làm sai lệch kết quả xử lý (giả sử trong bài toán phát hiện đối tượng, bài toán nhận dạng, bài toán đếm đối tượng, …). Do đó, cân bằng sáng ở bước tiền xử lý là một trong những cách giúp làm giảm các ảnh hưởng này. 7
- Thuật toán cân bằng sáng: Bước 1: Thống kê số lượng pixel cho từng mức sáng, ta được histogram H(i) Bước 2: Tính "hàm tích lũy" Z cho từng mức sáng theo công thức: 𝑍(𝑖) = ∑!"#$ 𝐻(𝑖) (1.1) Trong đó Z(i) chính là tổng số pixel có giá trị ⩽ i. Bước 3: Hàm biến đổi K tại một mức sáng i về [0, 255] được tính như sau: %(!)()!*(%) 𝐾(𝑖) = )+,(%)()!*(%) ∗ 255 (1.2) 1.1.4 Phóng đại ảnh (Scale ảnh) Scale ảnh là việc thay đổi kích thước dài, rộng của ảnh không làm thay đổi tính chất song song của các đoạn thẳng trên ảnh gốc so với các trục tọa độ x và y. Theo định nghĩa về phép biến đổi hình học thì một biến đổi phóng đại các chiều (x, y) theo hệ số (a1, a2) sẽ có ma trận dịch chuyển M là ma trận đường chéo. Tức là ma trận vuông có đường chéo chính là [𝑎! , 𝑎" ] và các phần tử còn lại bằng 0. Khi đó phép dịch chuyển sẽ là: 𝑥 𝑎 0 𝑥 𝑎 𝑥 𝑇(𝑥, 𝑦) = 𝐌 . / = . ! /. / = . ! / (1.3) 𝑦 0 𝑎" 𝑦 𝑎" 𝑦 Scale ảnh rất thường xuyên được sử dụng trong các mô hình phân loại ảnh vì mỗi một mô hình đều có một kích thước đầu vào tiêu chuẩn. 1.1.5 Làm mờ ảnh (blur) Trong xử lý ảnh, phép làm mờ ảnh được dùng rất nhiều và có vai trò quan trọng. Hiệu ứng làm mờ mang lại: • Giảm nhiễu (noise) trong ảnh • Làm trơn ảnh (smooth). Việc làm trơn ảnh sẽ giảm sắc nét của cạnh, thay vào đó, vùng trơn sẽ lan ra Có rất nhiều kĩ thuật làm mờ ảnh mà không làm mờ các cạnh: v Lọc trung bình (Normalized Box Filter) Đây là bộ lọc đơn giản nhất. Nó được xây dựng dựa trên ý tưởng tính giá trị một điểm ảnh bằng trung bình cộng các điểm ảnh xung quanh nó. Ma trận lọc của lọc trung bình có dạng: 8
- 1 1 1 … 1 - 1 1 1 … 1 𝐾=. - 1 (1.4) width ⋅.height . . . … 1 1 1 1 … 1 Cách lọc này thường được áp dụng cho làm trơn ảnh vẫn muốn giữ lại biên không bị mờ. v Bộ lọc Gausian Bộ lọc Gauss được cho là bộ lọc hữu ích nhất, được thực hiện bằng cách nhân chập ảnh đầu vào với một ma trận lọc Gauss sau đó cộng chúng lại để tạo thành ảnh đầu ra. Ý tưởng chung là giá trị mỗi điểm ảnh sẽ phụ thuộc nhiều vào các điểm ảnh ở gần hơn là các điểm ảnh ở xa. Trọng số của sự phụ thuộc được lấy theo hàm Gauss. Dưới đây là biểu diễn ma trận lọc Gauss: Giả sử ảnh là một chiều. Điểm ảnh ở trung tâm sẽ có trọng số lớn nhất. Các điểm ảnh ở càng xa trung tâm sẽ có trọng số giảm dần khi khoảng cách từ chúng tới điểm trung tâm tăng lên. Như vậy điểm càng gần trung tâm sẽ càng đóng góp nhiều hơn vào giá trị điểm trung tâm. Trên thực tế, việc lọc ảnh dựa trên hàm Gauss hai chiều (ngang và dọc). Phân phối chuẩn hai chiều có thể biểu diễn dưới dạng: " "($"%! )" ")*"%# + 𝐺! (𝑥, 𝑦) = 𝐴𝑒 + (1.5) '(!" '(#" Trong đó 𝜇 là trung bình (đỉnh), 𝜎 " là phương sai của các biến số x và y. Tham số 𝜇 quyết định tác dụng của bộ lọc Gauss lên ảnh. Độ lớn của ma trận lọc (kernel) cần được lựa chọn cho đủ rộng. 9
- v Lọc trung vị Phép lọc trung vị cũng được thực hiện với các ma trận lọc. Tuy nhiên nó tính trung vị tất cả các giá trị điểm ảnh trong vùng ma trận lọc và sử dụng trung vị này cho giá trị điểm trung tâm. Một điều khá thú vị là với các cách lọc ở trên, giá trị điểm trung tâm được tính mới (có thể bằng hoặc khác với giá trị một điểm trong vùng ma trận lọc), còn với phép lọc trung vị, giá trị điểm trung tâm luôn được thay bằng một giá trị điểm ảnh trong bức ảnh đầu vào. Do vậy, phương pháp lọc này có khả năng loại bỏ nhiễu muối tiêu (salt-and-pepper noise ) khá tốt. Có một điểm cũng cần được chú ý là phép lọc trung bình và lọc Gauss là phép lọc tuyến tính, nhưng phép lọc trung vị không phải là một phép lọc tuyến tính. v Bộ lọc Bilateral Bilateral là một bộ lọc hiệu quả cao trong việc loạt bỏ nhiễu mà vẫn giữ lại được các đường viền (cạnh) trong ảnh. Như chúng ta đã biết, bộ lọc Gauss quyết định giá trị một điểm ảnh bằng cách lấy trung bình theo hàm Gauss các giá trị điểm ảnh xung quanh điểm đó. Hàm trọng số Gauss chỉ phụ thuộc vào khoảng cách trong không gian so với điểm ảnh trung tâm, không quan tâm đến sự tương quan giữa mức xám của điểm trung tâm với các điểm xung quanh đó. Nó cũng không quan tâm rằng điểm ảnh trung tâm có nằm tại một đường biên trong ảnh không, vì thế làm nhòe luôn các đường biên trong ảnh. Bộ lọc Bilateral cũng sử dụng một bộ lọc Gauss với khoảng cách đến điểm trung tâm, đảm bảo chỉ có các điểm ở gần tham gia vào giá trị của điểm ảnh trung tâm. Tuy vậy nó sử dụng thêm một hàm Gauss cho mức xám, đảm bảo chỉ các điểm ảnh có mức xám tương đồng với điểm ảnh trung tâm tham gia vào quá trình làm mịn. Vì thế bộ lọc Bilateral bảo toàn được các đường biên trong ảnh bởi vì điểm ảnh ở biên có sự thay đổi về mức xám rất rõ ràng. Hơn nữa, thay vì hoạt động trên các kênh màu một cách riêng rẽ như bộ lọc trung bình hay bộ lọc Gauss, bộ lọc Bilateral có thể thi hành việc đo đạc màu sắc có chủ đích trong không gian màu CIE-Lab, làm mượt màu và bảo toàn các biên theo hướng phù hợp hơn với nhận thức con người. Tuy vậy, bộ lọc Bilateral có nhược điểm chậm hơn các bộ lọc khác. 10
- 1.1.6 Gradient (độ dốc) Trong xử lý ảnh, độ dốc (tức gradient) là độ dốc về mức sáng. Hay nói cách khác chính là sự thay đổi các giá trị pixel trong ảnh. Vùng ảnh trơn (smooth) thì các pixel trong vùng ảnh đó có giá trị xấp xỉ gần bằng nhau, vì vậy khi tính toán đạo hàm sẽ gần bằng 0. Đạo hàm bằng 0 thể hiện không có biến thiên về giá trị (mức sáng). Điều này có nghĩa là độ dốc của các pixel trong vùng ảnh trơn gần bằng 0. Đạo hàm dương tại một pixel thể hiện rằng biến thiên mức sáng đang ở chiều hướng đi lên, ngược lại đạo hàm âm tại một pixel cho biết biến thiên mức sáng tại đó đang giảm dần. Nói tóm gọn lại gradient của ảnh chính là đạo hàm ảnh. 1.1.7 Biên Một điểm ảnh được coi là điểm biên nếu có sự thay đổi nhanh hoặc đột ngột về mức xám (hoặc màu). Ví dụ trong ảnh nhị phân, điểm đen gọi là điểm biên nếu lân cận nó có ít nhất một điểm trắng. Tập hợp các điểm biên liên tiếp tạo thành một đường biên. Đường biên là một loại đặc trưng cục bộ tiêu biểu trong phân tích, nhận dạng ảnh. Người ta sử dụng biên làm phân cách các vùng xám (màu) cách biệt. Phát hiện biên là một công cụ quan trọng trong xử lý ảnh số. Nó làm giảm một cách đáng kể khối lượng dữ liệu cần tính toán, chỉ giữ lại một số ít những thông tin cần thiết đồng thời vẫn bảo toàn được những cấu trúc quan trọng trong bức ảnh. Các kỹ thuật phát hiện biên: a. Kỹ thuật phát hiện biên Gradient Gradient là một vectơ f(x, y) có các thành phần biểu thị tốc độ thay đổi mức xám của điểm ảnh (theo hai hướng x, y trong bối cảnh xử lý ảnh hai chiều) ,-($,*) -($01$,*)"-($,*) = 𝑓$/ ≈ ,$ 1$ ,-($,*) -($,*01*)"-($,*) (1.6) = 𝑓*/ ≈ ,* 1* Trong đó, dx, dy là khoảng cách (tính bằng số điểm) theo hướng x và y. Tuy nói là lấy đạo hàm nhưng thực chất chỉ là mô phỏng và xấp xỉ đạo hàm bằng các kỹ thuật nhân chập vì ảnh số là tín hiệu rời rạc nên đạo hàm không tồn tại (thực tế chọn dx= dy=1). 11
- Theo định nghĩa về Gradient, nếu áp dụng nó vào xử lý ảnh, việc tính toán sẽ rất phức tạp. Để đơn giản mà không mất tính chất của phương pháp Gradient, người ta sử dụng kỹ thuật Gradient dùng cặp mặt nạ H1, H2 trực giao (theo 2 hướng vuông góc). Ø Mặt nạ Prewitt - Kỹ thuật sử dụng 2 mặt nạ nhân chập xấp xỉ đạo hàm theo hai hướng x và y là: - Tính I Ä Hx+ I Ä Hy để ra được kết quả - Ví dụ: 0 0 0 0 0 0 5 5 5 5 0 0 ⎛ ⎞ 5 5 5 5 0 0 𝐼=⎜ ⎜5 5 5 5 0 0⎟ ⎟ 0 0 0 0 0 0 ⎝0 0 0 0 0 0⎠ 15 15 0 −5 ∗ ∗ 0 0 −15 −15 ∗ ∗ ⎛ ⎞ −15 −15 −20 −15 ∗ ∗ I ⊗ H! + I ⊗ H" = ⎜ ⎟ ⎜−15 −15 −15 −10 ∗ ∗⎟ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ⎝ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗ ∗⎠ Ø Mặt nạ Sobel Sobel sử dụng hai mặt nạ có kích thước [3 x 3] trong đó một mặt nạ chỉ đơn giản là sự quay của mặt nạ kia đi một góc 900. Các mặt nạ này được thiết kế để tìm ra các đường biên theo chiều đứng và chiều ngang một cách tốt nhất. Khi thực hiện phép nhân chập giữa ảnh và các mặt nạ này sẽ nhận được các gradient theo chiều đứng và chiều ngang Gx, Gy. - 2 mặt nạ nhân chập xấp xỉ đạo hàm theo 2 hướng x và y là: 12
- - Tính I Ä Hx+ I Ä Hy để ra được kết quả Ø Kỹ thuật la bàn - Kỹ thuật sử dụng 8 mặt nạ nhân chập theo 8 hướng 00, 450, 900, 1350, 1800, 2250, 2700, 3150. 5 5 −3 5 5 5 H# = 2 5 0 −3 4 H $ = 2 −3 0 −34 −3 −3 −3 −3 −3 −3 −3 5 5 −3 −3 5 H% = 2−3 0 5 4 H & = 2 −3 0 54 −3 −3 −3 −3 −3 5 (1.8) −3 −3 −3 −3 −3 −3 H' = 2−3 0 5 4 H( = 2−3 0 −34 −3 5 5 5 5 5 −3 −3 −3 5 −3 −3 H) = 2 5 0 −34 H* = 25 0 −34 5 5 −3 5 −3 −3 - Kết quả thu được bằng cách tính: ∑#$%! 𝐼 Ä H (1.9) b. Kỹ thuật phát hiện biên Laplacian of Gaussian Dùng phương pháp gradient sẽ cho kết quả là ảnh nhận được có cấu trúc không rõ nét do tạo nên những đường biên dày, không sắc nét. Để nhận được các đường biên mỏng và rõ nét phải tiến hành các bước xử lý tiếp theo như loại bỏ những điểm không phải là cực trị (nonmaximum suppression) đồng thời áp dụng kỹ thuật liên kết biên (edge linking). Ngoài ra còn gặp phải vấn đề là làm thế nào để xác định được mức ngưỡng một cách chính xác. Việc chọn đúng giá trị ngưỡng phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của từng bức ảnh. Nếu tăng gấp đôi kích thước của một bức ảnh mà không thay đổi giá trị cường độ của các điểm ảnh, sẽ nhận được gradients bị suy giảm đi một nửa. Mặt khác kích thước của mặt nạ (masks) cũng ảnh hưởng nhiều đến giá trị của gradients trong ảnh. Phương pháp gradient chỉ thích hợp cho các vùng ảnh độ tương phản thay đổi có tính nhảy bậc, điều này gây khó khăn cho phát hiện các đường thẳng. Để khắc phục nhược điểm này ta thường dùng đạo hàm bậc hai. Phương pháp 13
- Laplacian cho phép xác định đường biên dựa vào giá trị 0 của đạo hàm bậc hai của ảnh. Laplacian của một ảnh tại điểm I(x,y) được tính theo: ," 2 ," 2 𝐿(𝑥, 𝑦) = + (1.10) ,$ " ,* " Laplacian được kết hợp với bộ lọc làm mịn ảnh để tìm biên. Xét công thức sau: $" " ℎ(𝑟) = −𝑒 "%" (1.11) Ở đây 𝑟 " = 𝑥 " + 𝑦 " và 𝜎 là độ lệch chuẩn (standard deviation). Nếu thực hiện phép tích chập của hàm này với ảnh cần tìm biên, kết quả là ảnh sẽ bị mờ đi, mức độ mờ phụ thuộc vào giá trị của 𝜎. Laplacian của h tức đạo hàm bậc hai của h theo r là: $" 3 " "( " " ∇' ℎ(𝑟) = − 2 3𝑒 "%" (1.12) (& Hàm này thường được gọi là Laplacian of a Gaussian (LoG). Trong phương pháp này, bộ lọc Gaussian được kết hợp với Laplacian cho phép hiển thị những vùng ảnh có cường độ thay đổi nhanh do đó làm tăng hiệu quả phát hiện biên. Nó cho phép làm việc với một diện tích rộng hơn xung quanh điểm ảnh đang được nghiên cứu nhằm phát hiện chính xác hơn vị trí của đường biên. Nhược điểm của phương pháp này là không xác định được hướng của biên do sử dụng hai bộ lọc Laplacian quá khác nhau có dạng như sau: 0 −1 0 −1 −1 −1 1 −2 1 H# = 2 −1 4 −14 H$ = 2−1 8 −14 H% = 2 −2 4 −2 4 0 −1 0 −1 −1 −1 1 −2 1 c. Kỹ thuật phát hiện biên Canny Phương pháp này sử dụng hai mức ngưỡng cao và thấp. Ban đầu ta dùng mức ngưỡng cao để tìm điểm bắt đầu của biên, sau đó chúng ta xác định hướng phát triển của biên dựa vào các điểm ảnh liên tiếp có giá trị lớn hơn mức ngưỡng thấp. Ta chỉ loại bỏ các điểm có giá trị nhỏ hơn mức ngưỡng thấp. Các đường biên yếu sẽ được chọn nếu chúng được liên kết với các đường biên khỏe. Đây là thuật toán tương đối tốt, có khả năng đưa ra đường biên mảnh, và phát hiện chính xác điểm biên với điểm nhiễu. Ta có thuật toán như sau: 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp phát hiện mã độc dựa trên dữ liệu meta-data của tệp tin
69 p | 44 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Thay đổi tín hiệu đèn giao thông đô thị dựa trên mức độ ưu tiên của các hướng qua giao lộ
76 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu bài toán bóc tách thông tin trong chứng minh thư sử dụng học sâu
57 p | 30 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp phân lớp đám mây điểm LiDAR bằng học máy
59 p | 30 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu phương pháp ngăn chặn phát tán thông tin sai lệch đa chủ đề trên mạng xã hội
69 p | 29 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Phát triển phần mềm quản lý tiền lương Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào
57 p | 29 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Phần mềm quản lý thông tin phục vụ và sửa chữa thiết bị công nghệ trong Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào
56 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu một số tính chất nội suy ảnh số sử dụng phép toán hình thái để nâng cao chất lượng ảnh
72 p | 27 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu thuật toán filter-wrapper tìm tập rút gọn của bảng quyết định không đầy đủ và ứng dụng phát hiện tàu thuyền từ ảnh vệ tinh
67 p | 23 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu và thử nghiệm phần mềm phân loại hành vi bò sử dụng thuật toán cây quyết định
60 p | 32 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Xây dựng hệ thống thông minh giám sát điều kiện môi trường và an ninh phòng máy quy mô lớn
80 p | 37 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu lựa chọn các dịch vụ web ứng dụng trong xây dựng các hệ thống hướng dịch vụ dựa trên mô hình đồ thị
60 p | 14 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Phát triển hệ thống quản lý nhân sự và ứng dụng tại Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào
59 p | 46 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Xây dựng hệ thống đổ xe ô tô thông minh với thiết bị cảm biến
57 p | 41 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Xây dựng mã RSA trên vành End(ZnxZnm)
56 p | 28 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Theo vết đối tượng dựa trên RPN
62 p | 27 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Máy tính: Nghiên cứu một số phương pháp mã hóa có thể chối từ và xây dựng ứng dụng phục vụ công tác cơ yếu
72 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn