intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ ngành Văn học: Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

32
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này tập trung nghiên cứu Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez dựa trên lí thuyết phân tâm học. Tập trung phân tích vào những giấc mơ, những nỗi ám ảnh về tính dục và sự vô thức của những con người. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ ngành Văn học: Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------- NGUYỄN THỊ HỒNG TIỂU THUYẾT TRĂM NĂM CÔ ĐƠN CỦA G.MARQUEZ DƢỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài Mã số: 60220245 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đào Duy Hiệp Hà Nội – 2015
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU __________________________________________________ 3 1. Lý do chọn đề tài ________________________________________3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ________________________________4 1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ________________________12 3. Phƣơng pháp nghiên cứu _________________________________12 4. Đóng góp của luận văn __________________________________14 5. Cấu trúc đề tài _________________________________________14 CHƢƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH ____15 1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân___________________________ 15 1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển __________________16 1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân _____17 1.2. Hôsê Accađiô Buyênđya con ngƣời hai cá tính và giấc mơ về những phát minh khoa học _________________________________20 1.2.1 Hôsê Accađiô Buyênđya con người hai cá tính cô đơn trong nỗi ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ ____________________________20 1.2.2 Hôsê Accađiô Buyênđya trăn trở về những phát minh khoa học __23 1.3. Cuộc đời chinh chiến của Aurêlianô và những nỗi ám ảnh về những lời tiên tri _________________________________________26 1.3.1 Cuộc đời chinh chiến ________________________________26 1.3.2 Nỗi ám ảnh về những lời tiên tri ______________________ 29 Tiểu kết: ________________________________________________31 CHƢƠNG 2. NHÂN VẬT CÔ ĐƠN BỊ ÁM ẢNH TÍNH DỤC _____32 2.1. Vấn đề tình yêu, tính dục trong sáng tác của Gabriel Garcia Marquez ________________________________________________34 2.2. Yếu tố tính dục trong tác phẩm Trăm năm cô đơn _________ 38 2.2.1 Macondo không gian mang tính dục ___________________ 38 2.2.2. Nhân vật mang tính dục, mối quan hệ chằng chéo giữa những người cận huyết _________________________________________44 2.2.3 Rêmêđiốt – người đẹp nhân vật miễn dịch với tính dục giữa thế giới đầy dục tình ___________________________________________ 51 Tiểu kết: ________________________________________________53 CHƢƠNG 3. VÔ THỨC TẬP THỂ TRONG ___________________ 55 TRĂM NĂM CÔ ĐƠN ______________________________________ 55 3.1 Vô thức một vấn đề khoa học ____________________________56 3.2. Vô thức trong vấn đề sáng tạo văn chƣơng ________________57 3.3 Vô thức của tập thể trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn ______61 3.3.1. Những ám ảnh về thực tại khách quan của Gabriel Garcia Marquez _______________________________________________61 3.3.2. Bi kịch trong dòng họ Buyênđya một nỗi ẩn ức vô thức ____63 3.3.3. Vô thức giữa cái bản ngã, bất lực dồn nén trong tình yêu __68 1
  3. Tiểu kết: ________________________________________________72 KẾT LUẬN _______________________________________________ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ___________________________________75 2
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lời giới thiệu đầu sách Trăm năm cô đơn, Nguyễn Trung Đức từng viết: “Cho đến nay Trăm năm cô đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Marquez, nhà văn người Côlômbia người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm năm cô đơn ra đời năm 1967 đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế giới hâm mộ. Theo số liệu của tác giả đến năm 1970, Trăm năm cô đơn được in bằng tiếng Tây Ban Nha hơn nửa triệu bản, chưa kể hai lần in ở Cuba xã hội chủ nghĩa (một lần hai vạn bản, lần sau tám vạn bản) và mười bảy hợp đồng xin phép tác giả được dịch tác phẩm này ra các thứ tiếng khác. Sau gần hai mươi năm, Trăm năm cô đơn đã có mặt khắp nơi trên hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà. Rõ ràng Trăm năm cô đơn là một cuốn sách ăn khách mặc dù tác giả của nó không viết với mục đích câu khách.” (8,5) Trăm năm cô đơn để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc bởi những trang viết đầy trăn trở của Marquez, độc giả như bị cuốn sâu vào thế giới cô đơn của con người, với vòng luẩn quẩn và ám ảnh quanh dòng họ bảy đời đang bị lưu đày vào cõi cô đơn, sống lay lắt vào nỗi nhớ và không thôi trốn chạy lo sợ về tội loạn luân. Chính sự hấp dẫn của những trang viết đầy trăn trở này tôi chọn đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dƣới góc nhìn phân tâm học”. Qua việc nghiên cứu này, tôi muốn tìm hiểu xem những ám ảnh của các thế hệ Buyênđya, cũng là nỗi ám ảnh sâu xa của tác giả, những giá trị văn hóa mà tác giả và cuốn sách để lại cho chúng ta. 3
  5. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đây là cuốn tiểu thuyết gây chấn động bao thế hệ người đọc, vì thế cho đến nay tầm ảnh hưởng và sức cuốn hút của cuốn sách vẫn chưa dừng lại. Có rất nhiều nhà nghiên cứu tham gia tìm hiểu nhiều góc cạnh của vấn đề trong tác phẩm. Nhiều công trình khoa học đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong giới phê bình văn học. Do hạn chế về ngoại ngữ nên tôi không thể tổng hợp hết tất cả những công trình nghiên cứu mà chỉ khảo sát những trang viết tiêu biểu bằng tiếng Anh và tiếng Viết dưới sự hỗ trợ của đồng nghiệp về viêc tìm tài liệu tiếng Anh. Ở Việt Nam, việc tiếp cận tác phẩm qua nhiều bản dịch của nhiều dịch giả, nhưng đáng chú ý nhất là bản dịch của Nguyễn Trung Đức, Nxb Văn học, HN, 2004. Tác giả đã đưa ra những nhận định khái quát về vấn đề cốt truyện đề tài, kết cấu và thời gian nghệ thuật, nhân vật và thông điệp ... Từ khi tác phẩm được dịch sang tiếng Việt đã có nhiều công trình nghiên cứu để lại nhiều dấu ấn sâu sắc. Đầu tiên phải kể đến đề tài cấp bộ do PGS.TS Bửu Nam chủ nhiệm (2002-2005): Đặc điểm khuynh hướng và sự phát triển của văn học Mỹ Latinh nửa đầu thể kỉ XX trong phần phụ lục 3: Các tác giả và tác phẩm tiêu biểu cho tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ Latinh từ những năm 60 đến nay dành dung lượng bàn đến Marquez trong đó đã bàn luận nhiều vấn đề từ góc độ liên văn bản (tiểu thuyết huyền thoại đã tiết chế nhiều chất liệu dân gian của Châu Mỹ Latinh, một cách tự do và sáng tạo, vay mượn các motif trong Thánh kinh và các huyền thoại cổ đại, sử dụng các tình tiết trong truyền thuyết lịch sử, các sự kiện có thật), từ cấp độ kí hiệu học (mô hình hệ giới dưới hình thức làng Macondo); đề cập đến vấn đề thời gian lịch sử và thời gian vòng tròn theo chu kỳ … Nhà nghiên cứu khẳng định: cách kể chuyện của Marquez được xem như tiêu biểu cho chủ nghĩa huyền ảo nhưng đây là một thứ chủ nghĩa hiện thực huyền ảo theo phương thức 4
  6. hài, lướt qua một cách thản nhiên giữa hiện thực và cái kỳ diệu để làm kinh ngạc các nhân vật ngờ nghệch trong khi đương đầu với một thế giới mà họ không hiểu thấu. Nhưng sự hài hước này lại đi kèm với một cảm giác trắc ẩn, xót xa mà tác giả có vẻ như chia sẻ với các số phận nhân vật. Tuy chỉ dành một phần để bàn về tác phẩm Trăm năm cô đơn nhưng công trình nghiên cứu này đã gợi mở nhiều điều cho những người nghiên cứu về Marquez. Đặc biệt ở khía cạnh các yếu tố huyền ảo, tính hài hước, yếu tố thời gian, cách xây dựng cốt truyện, tuyến nhân vật … Cách đặt ngược vấn đề: phải chăng tiểu thuyết là một ẩn dụ của sự thất bại của quá trình hiện đại hóa? khiến cho người đọc phải suy ngẫm. Đào Thị Thu Hằng trong bài viết Yếu tố huyền ảo trong tác phẩm Kawabata và Marquez trong cuốn Văn học so sánh – nghiên cứu và triển vọng, Trần Đình Sử, Lã Nhâm Thìn, Lê Lưu Oanh (tuyển chọn), NXB ĐHSP, 2005. Tác giả đã so sánh chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong sáng tác của hai nhà văn nói trên và qua đó đã khám phá đặc sắc về không gian và thời gian trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn. Đỗ Xuân Hà trong bài viết Tiểu thuyết hiện thực huyền ảo: Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez trong cuốn Văn học thế giới thể kỉ XX, NXB ĐHQGHN, 2006. Trong bài viết này, Đỗ Xuân Hà thông qua những nét tiêu biểu nhất về con người cũng như những sáng tác của G.Marquez trong Trăm năm cô đơn trên các mặt nội dung và nghệ thuật và chỉ ra phương pháp sáng tác trong Trăm năm cô đơn là chủ nghĩa huyền ảo kết hợp với chủ nghĩa hiện thực tỉnh táo và các yếu tố hoang đường. Chuyên luận Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez của Lê Huy Bắc, NXBGD Việt Nam, 2009. Đây là chuyên luận công phu về chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, gồm 2 phần chính: chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và Gabriel Garcia Marquez, ngoài ra còn có phần phụ lục trích đăng những bài dịch có liên quan đến chủ đề. Trong phần một, 5
  7. người viết đã đưa ra nhiều lý giải về khái niệm như cái kì ảo, cái huyền ảo, văn học huyền ảo, văn học hiện thực huyền ảo, nhà văn hiện thực huyền ảo. Trong đó đáng chú ý là sự phân kì văn học huyễn ảo. Lê Huy Bắc cho rằng lịch sử văn học huyễn ảo có thể được chia làm ba giai đoạn tương ứng với cách thức sáng tạo và tiếp nhận văn học: giai đoạn 1 (cái huyễn tưởng): thời trung cổ, khi con người xem những yếu tố siêu nhiên, kì quái, hoang đường … như những cái tất nhiên, lí trí chưa phải là cơ sở để con người tin tưởng. Giai đoạn 2 (cái kì ảo): thời cận hiện đại. Cài kì ảo xuất hiện trong văn học với mục đích gây nên sự hoang mang cho người đọc. Đây là điều mà văn học thời kì trước không mấy bận tâm. Giai đoạn 3 (cái huyền ảo) gắn với thời hiện đại, hậu hiện đại. Cái huyền ảo xuất hiện như một sự đối thoại trở lại, bản chất là bộc lộ sự bất tin. Chương 2 ở phần 1, tác giả khái quát hệ thống về văn học hiện thực huyền ảo, bao gồm: nguồn gốc và lịch sử, nguyên nhân ra đời, xác định khái niệm, đặc điểm, tiếp nhận văn học hiện thực huyền ảo ở Việt Nam. Lê Huy Bắc cũng bổ sung thêm một số nguyên nhân như thói quen xem cái hoang đường như cái thường nhật của người bản địa, tìm sự an ủi trong thế giới siêu nhiên trước cuộc sống quá khắc nghiệt. Chương 3 phần 1, Lê Huy Bắc điểm qua những tên tuổi thuộc khuynh hướng này như F.Kafka, J.Borges, T.Morrison … Nhà nghiên cứu quan niệm Kafka là người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo thế kỉ XX. Trong những trang tiếp theo Lê Huy Bắc giới thiệu và nhận xét tổng quan về các nhà văn hiện thực huyền ảo. Đó là những nghiên cứu có tính gợi mở cho những người quan tâm tìm hiểu về những nhà văn này. Phần 2 của chuyên luận gồm 6 chương, được sắp xếp theo thứ tự: Chương 1: Lịch sử Comonbia và hiện thực của Marquez Chương 2: Những người thầy Chương 3: Khát vọng trở thành người giỏi nhất thế giới Chương 4: Tự sự nhiều điểm nhìn trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ 6
  8. Chương 5: Những cô gái điếm buồn của Marquez Chương 6: Trăm năm cô đơn Đóng góp của phần 2 này chủ yếu tập trung ở chương 4,5,6 những chương 1,2,3 mang tính tổng thuật nhiều hơn là nghiên cứu. Trong giới hạn của bài viết này, chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu chương 6. Trong chương này tác giả chia làm 7 phần: 1. Câu chuyện một trăm năm, 2. Gia hệ Trăm năm cô đơn, 3. Nhân vật, 4. Huyền thoại về cái cô đơn, 5. Macondo huyền thoại, 6. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại, 7. Ngọn sóng văn chương. Trong 7 phần nêu trên thì phần 1,2,3 mang tính chất tóm tắt và giới thiệu, có sự tương đồng với nhiều những tài liệu tham khảo trước đó. Sự dẫn nhập này mang tính hướng dẫn ban đầu cho những ai mới tiếp xúc với văn bản, khá bối rối với gia hệ phức hợp trong tác phẩm. 4 phần còn lại nhà nghiên cứu đi sâu khảo sát về các huyền thoại, nghệ thuật trần thuật. Trong Huyền thoại về cái cô đơn, Lê Huy Bắc có tiếng nói chung với những nhà nghiên cứu trước đó, cho rằng nỗi cô đơn là chủ đề chính trong sáng tác của Marquez, nó vừa là nỗi cô đơn bản thể vừa là sự cảnh báo để hướng đến sự đoàn kết để mưu cầu hạnh phúc. Trong Trăm năm cô đơn người ta có thể tìm thấy muôn vàn cấp độ, dạng hình cô đơn, từ Jose luôn cảm thấy ám ảnh về tội lỗi trong quá khứ, những đam mê khoa học bất tận, Arcadio cô đơn vì hôn nhân cận huyết, Aureliano Segundo cô đơn ngay trong sự giàu sang bất tận của mình, Rebeca cô đơn vì thói quen lập dị không giống ai … Macondo huyền thoại nhấn mạnh hình tượng làng Macondo. Tính huyền thoại thể hiện ngay trong tên gọi của ngôi nhà, sự xuất hiện và biến mất. Nó là sự ẩn dụ về bức tranh phát triển của xã hội, thế giới loài người. Trần thuật mê lộ - biên niên sử huyền thoại là phần mà nhà nghiên cứu dụng công nhiều hơn cả. Mê lộ là biểu trưng cho Trăm năm cô đơn, thể hiện rõ qua thế giới nhân vật, kết cấu, tự sự đa chủ thể, huyền thoại … Mê lộ dẫn dụ người đọc vào thế giới huyền thoại, bị đánh đáo các nhân vật, các giá 7
  9. trị. Nó khiến cho yếu tố hiện thực và huyền ảo đan cài vào nhau một cách chặt chẽ, tự nhiên. Nói đến những công trình nghiên cứu về Trăm năm cô đơn, cũng phải kể đến hệ thống các bài báo, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí. Trước hết là bài nghiên cứu: Nhân vật và thông điệp của Nguyễn Trung Đức in trong phần mở đầu quyển sách Márquez Gabriel García (2004), Nguyễn Trung Đức dịch, Trăm năm cô đơn, Nxb Văn học. Nguyễn Trung Đức đã chỉ ra những bức thông điệp gắn với tên của nhân vật trong sáng tác của nhà văn đạt giải Nobel 1982. Ông xác định những vòng tròn đan lồng trong truyện, vòng tròn cuộc đời của đại tá Aureliano, vòng tròn xoay quanh hai con người sinh đôi, sự quẩn quanh của những số phận sự nhầm lẫn trong cách nhìn nhận của Ursula và bao trùm lên tất cả là sự xoay vòng của thế giới, cuộc sống. Nhà nghiên cứu khát quát bằng bức thông điệp của chính tác giả Trăm năm cô đơn từng tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về sự cô đơn và thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh, đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để “sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức chết, nơi tình yêu có lối thoái và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi những dòng họ bị kết án Trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần thứ hai để tái sinh trên mặt đất này”. Trong bài viết này, Nguyễn Trung Đức đã đi sâu tìm hiểu những bức thông điệp mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm, đặc biệt là qua số phận của nhân vật. Đó là một phương thức thâm nhập sâu để tìm hiểu tư tưởng của nhà văn. Nhưng chúng tôi cho rằng ngoài những điều nêu trên còn có một bức thông điệp khác quan trọng là sự dự báo. Một dòng họ có thể bị tuyệt diệt, vùng đất huyền thoại có thể bị nhấn chìm, loài 8
  10. người cũng có thể biến mất như chưa từng tồn tại nếu con người vẫn cứ xây cất cho mình những tòa tháp cô đơn. Phan Tuấn Anh có bài đăng trên Tạp chí Sông Hương 259/9-10 số ra ngày 01/10/2010, tựa đề Hình tượng Macônđô trong Trăm năm cô đơn. Trong bài viết này tác giả đã kiến giải về hình tượng Macondo – hình tượng xuyên suốt nhiều sáng tác quan trọng của Marquez , từ vấn đề nguồn cội tên gọi, tần suất đến ý nghĩa biểu trưng. Người viết đưa ra nhận xét khá táo bạo: “Có thể nhận định rằng, nếu “nỗi cô đơn” là chủ đề lớn nhất mà Marquez dành cả cuộc đời để theo đuổi, thì hình tượng trung tâm nhất, có tính xuyên suốt các tác phẩm của nhà văn người Colombia lại không phải là một nhân vật cụ thể, mà chính là hình tượng về vùng đất Macondo.” Bằng sự đối chiếu với những cứ liệu lịch sử, văn hóa, Tuấn Anh đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sự phát triển của làng Macondo với tiến trình phát triển của Châu Mỹ Latinh. Những cứ liệu này soi sáng và chứng minh rõ hơn ý nghĩa biểu trưng của Macondo – xã hội Mỹ Latinh thu nhỏ. Nghiên cứu về tác phẩm này còn có các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, khóa luận, luận văn, tôi xin được điểm qua một số công trình: Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong hai tiểu thuyết Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả của Garcia Marquez của Nguyễn Thị Tuyết Lan – ĐHSP Huế, 2005. Khóa luận tập trung vào hai vấn đề: khảo sát tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong Trăm năm cô đơn và Tình yêu thời thổ tả; những phương thức nghệ thuật thể hiện tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn trong tác phẩm này. Tình yêu, nhục thể, nỗi cô đơn là 3 yếu tố quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sáng tác của nhà văn người Comlombia này. Lí giải được mối quan hệ của 3 yếu tố này sẽ lí giải được sự ý nghĩa của sự xuất hiện dày đặc những phen làm tình, nỗi cô đơn tràn ngập trong sáng tác của ông. Công trình nghiên cứu trên hai tác phẩm đỉnh cao của nhà văn biểu trưng cho nỗi cô đơn của Châu Mỹ Latinh, tìm hiểu 9
  11. toàn diện các phương thức nghệ thuật thể hiện như người kể chuyện không thời gian, giọng điệu, điểm nhìn nhân vật trong hai tác phẩm. Tuy nhiên, công trình này chưa đạt đến độ chín, vì chưa lí giải được mối quan hệ giữa nhục thể và tình yêu, tính dục, nỗi cô đơn … Việc trình bày và khảo sát song hành hai tác phẩm này chưa sâu nên dẫn đến sự rời rạc. Một công trình khác có thể nói đã chạm đến độ chín là Luận văn Thạc sĩ Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez của Nguyễn Thị Hảo – ĐHKHXH và NV Hà Nội, 2010. Luận văn này đã chạm đến vấn đề đặc biệt lí thú trong sáng tác nổi danh của Marquez Trăm năm cô đơn. Luận văn đã đưa ra một cái nhìn tổng quan và khá hoàn thiện về đặc điểm của văn học Mĩ Latinh và chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Thời gian được tái hiện qua những cấp độ: trật tự, thời lưu, tần suất; cùng với điềm báo. Sự xoay vòng của thời gian mang tính ẩn dụ. Không gian bàng bạc màu sắc kì ảo. Chốn – không thời gian huyền thoại góp phần quan trọng chuyển tải thông điệp vì hòa bình, đoàn kết nhân loại – mặt trái của cái cô đơn. Còn thêm Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật truyện ngắn Gabriel Garcia Marquez của Lê Thị Thanh Thủy – ĐHKHXH và NV Hà Nội, 2011. Đỗ Duy Chiến của ĐHSP đã Bảo vệ luận văn (2011) “Tính dục trong Trăm năm cô đơn của G.G.Marquez” đã đề cập đến các vấn đề nhân vật đam mê tính dục; tính dục với đề tài loạn luân và vô thức và nghệ thuật biểu hiện tính dục. Một số bài nghiên cứu bằng tiếng Anh, tôi khảo cứu được như: Gabriel Garcia Marquez do Harold Bloom (giáo sư khoa Nhân học trường ĐHH Yale) hiệu đính và giới thiệu, NXB Chealsea. Đây là một cuốn sách tập hợp nhiều bài nghiên cứu công phu về Marquez. Trong đó có một số bài viết về tác phẩm Trăm năm cô đơn như: Gabriel Garcia Marquez từ Aracata đến Macondo, Những sản phẩm khoa học của Jose 10
  12. Acardio Buendia – con người đi tìm bản thể của Floyd Merrell, Trăm năm cô đơn – huyền thoại và lịch sử của Roberto Gonzalez Echevarria … Một cuốn sách khác khảo sát trên diện rộng về tác phẩm này là Trăm năm cô đơn: những phương thức thâm nhập của Regina Janes, NXB Twayne, 1991. Regina Janes đã cung cấp một phân tích toàn diện hấp dẫn về Trăm năm cô đơn, bàn đến nhiều phương thức đọc, giải thích tác phẩm này theo các phương cách khác nhau. Janes tiếp cận tác phẩm này qua bình diện văn học và lịch sử, bình luận theo nhiều hướng: chính trị, tiểu sử học, liên văn bản, từ góc độ của huyền thoại và hiện thực huyền ảo. Trong quá trình đó, Janes cung cấp một cuộc khao sát có sức thuyết phục về tiểu thuyết, và kết luận, “Nếu Garcia Marquez có bước đi riêng tạo ra huyền thoại hiện đại, thì dường như đó là mong muốn giữ gìn, bồi dưỡng, nuôi dưỡng ý thức của chúng ta về cõi không thực. Không chỉ thể giới thực mà chúng ta đang sa lầy mà cả những cuốn sách chúng ta đọc cũng đang phủ nhận chính chúng ta, một cách tạm thời, cần có một thế giới tốt hơn để có thể xác tín được.” Một công trình khác đã định hình rõ nét hơn về lí thuyết ứng dụng trong nghiên cứu Trăm năm cô đơn là cuốn sách mang nhan đề: Phê bình hậu hiện đại về Trăm năm cô đơn của Marquez của tác giả Jofer Serapio, đăng trên trang web: http://joferserapio.wordpress.com. Theo tác giả bài viết, yếu tố thể hiện rõ nhất tính hậu hiện đại của tác phẩm này là hiện thực huyền ảo. Và nhà văn đã có sự pha trộn nhiều thể loại, lãng mạn, lịch sử, kì ảo. Những công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài mà tôi khảo sát được trên đây tuy chưa bao quát hết nhưng cũng chứng tỏ được chiều dài và chiều rộng của những công trình nghiên cứu về tác phẩm nổi danh này. Từ đó mà tôi có thể nhìn nhận một cách khái quát về những hướng nghiên cứu tiếp theo. Trong luận văn này, tôi đi sâu nghiên cứu tác phẩm 11
  13. Trăm năm cô đơn với đề tài “Tiểu thuyết Trăm năm cô đơn của G.Marquez dưới góc nhìn phân tâm học”. Tôi khẳng định, tuy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu mở ra nhiều hướng tiếp cận và khai thác tác phẩm này nhưng đây là đề tài hoàn toàn mới. Mỗi công trình nghiên cứu cho chúng ta nhìn nhận những góc phát hiện mới, góc tiếp cận mới về tiểu thuyết kinh điển mọi thời đại Trăm năm cô đơn. Chúng ta hiểu vì sao, mà trải qua bao nhiêu năm từ khi mới ra đời cho đến nay tác phẩm này vẫn là đề tài được nhiều người quan tâm, các thế hệ học viên luôn lấy đó là mảnh đất trù phú để khai thác. Không nằm ngoài những niềm đam mê đó, tôi vẫn muốn tìm đến Trăm năm cô đơn với hướng tiếp cận mới, tuy nó có bề dày những công trình nghiên cứu đồ sộ. 1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn này tập trung nghiên cứu Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez dựa trên lí thuyết phân tâm học. Tập trung phân tích vào những giấc mơ, những nỗi ám ảnh về tính dục và sự vô thức của những con người. Đề tài này được nghiên cứu trên phạm vi bản dịch tác phẩm Tiếng Việt của dịch giả Nguyễn Trung Đức, tái bản lần thứ năm, NXB Văn học, 2004. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đảm bảo nghiên cứu tác phẩm trên bình diện sâu rộng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau như: phê bình phân tâm học, phê bình huyền thoại, nghiên cứu liên ngành kết hợp với các thao tác: đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê. Trong đó phương pháp chính là phân tâm học Thuật ngữ phân tâm học do Sigmund Freud đặt ra năm 1896. Thời gian đầu, đó chỉ thuần túy là một khoa học và là một phương pháp trị bệnh, sau ảnh hưởng lan rộng sang địa hạt văn học, trở thành một phương pháp 12
  14. phê bình. Với tư cách là một phương pháp phê bình, phân tâm học xem tác phẩm văn học như một thế giới huyễn tưởng phản ánh những ước muốn âm thầm cũng như những dồn nén trong vô thức của tác giả. Xin lưu ý, với các nhà phân tâm học, vô thức không phải là sự thiếu vắng ý thức mà là một cõi riêng. Sự khủng hoảng của tâm lý học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến sự ra đời của Phân tâm học. Một trường phái tâm lý học khách quan đi sâu nghiên cứu hiện tượng vô thức trong con người, coi vô thức là mặt chủ đạo của đời sống tâm lý người, là đối tượng thực sự của tâm lý học. Người sáng lập ra Phân tâm học là S.Freud (1856 - 1939) bác sĩ thần kinh và tâm thần người Áo gốc Do Thái, sinh ở Tiệp Khắc, du học ở Áo, Pháp, Đức … Ngay từ khi chữa chứng dồn nén và chứng thần kinh tương khắc, Freud đã đi tới kết luận không chỉ riêng con bệnh mà cả những người bình thường cũng mang trong mình những xung khắc tâm thần tương tự. Căn cứ vào những quan sát, thí nghiệm và kinh nghiệm thực hành khi điều trị cho nhiều người bệnh ở Vienna, Freud đã xây dựng cơ sở cho khoa phân tâm học vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Trong cuốn Nghiên cứu về chứng loạn thần kinh xuất bản vào năm 1895, ông đã bộc lộ niềm tin rằng “yếu tố chính trong sự rối loạn về tính dục là sự suy yếu gây ra cảc bệnh tâm thần, lẫn bệnh tâm thần suy nhược”. Đó là nền tảng của thuyết phân tâm. Vài năm sau đó, Freud hoàn chỉnh được lý thuyết của ông về sức đối kháng, hiện tượng chuyển biến tính dục tuổi thơ, mối tương quan giữa những ký ức bất mạn và ảo tưởng, giữa cơ chế tự vệ và sự dồn nén. Học thuyết phân tâm của Freud được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm, tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lượng thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện 13
  15. ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức. (26,185). Vai trò quan trọng của cái vô thức trong đời sống tâm lý người được S.Freud làm rõ trong các công trình nghiên cứu về giấc mơ về lý thuyết tính dục cũng như ở nhiều vấn đề khác được đề cập liên quan trong các nghiên cứu cụ thể của ông. Dựa vào những thuyết phần tâm học Freud đề ra về hiện tượng ảo giác trong giấc mơ và những rối loạn tính dục, tôi chủ công khai thác những khía cạnh của tác phẩm Trăm năm cô đơn trên hai phương diện này để từ đó tìm ra cái cô đơn, vô thức ngàn đời của dòng họ bị lưu đày tram năm. 4. Đóng góp của luận văn Về mặt lý thuyết: Luận văn đưa ra hướng tiếp cận mới, phương pháp phân tâm học. Với bình diện đi sâu vào những ám ảnh trong mỗi nhân vật và tập thể Macondo, cũng như những trăn trở trên những trang viết của Gabriel Garcia Marquez. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc của những công trình nghiên cứu đi trước để có cái nhìn sâu sắc, mới mẻ về tác phẩm này. Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần định hình rõ nét hơn trong việc ứng dụng phân tâm học, để khám phá ra những ám ảnh, những con người trăn trở, trằn trọc, luẩn quẩn trong cái cô đơn của ngàn đời, sự bế tắc, những ham muốn, nhục dục … những giấc mơ vừa thực vừa ảo. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chƣơng 1. Macondo với những giấc mơ ám ảnh Chƣơng 2. Nhân vật cô đơn bị ám ảnh tính dục Chƣơng 3. Sự vô thức của tập thể 14
  16. CHƢƠNG 1. MACÔNĐÔ VỚI NHỮNG GIẤC MƠ ÁM ẢNH Năm 1900. Freud công bố công trình Lý giải các giấc mơ. Việc phân tích cặn kẽ các giấc mơ của người nào đó đã trải qua là một thành công của ông, con đường đi đến làm rõ cái vô thức. Các giấc mơ đã tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt đối với Freud, bởi theo ông, có thể từ việc phân tích các giấc mơ, chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn cấu trúc tâm thần người, rõ hơn về cái vô thức trong con người. Từ các ca lâm sàng trong chữa trị bệnh tâm thần, ông đã đi đến kết luận: Các giấc mơ đều không xa lạ với người nằm mơ, đều luôn khó hiểu với người đó. Các giấc mơ đều có một ý nghĩa nhất định nào đó. Không những giấc mơ có một ý nghĩa mà ý nghĩa của giấc mơ là nguyên nhân gây nên giấc mơ. Trong các giấc mơ có các “ý tưởng tiềm ẩn” cần được khám phá. Nội dung biểu hiện của giấc mơ có thể thực hiện trá hình những ham muốn bị dồn nén vào vùng vô thức. Bên cạnh đời sống thực tại, các nhân vật của Marquez còn sống trong đời sống của những giấc mộng. Giấc mơ là thuộc tính của tư duy thần thoại. Các nhà khoa học tin rằng giấc mơ ẩn chứa nhiều điều thần bí nhưng liên quan nhất định đến đời sống thực của con người, có sự liên thông giữa thế giới mộng ảo và đời sống tâm lí cũng như quá trình nhận thức của con người thường nhật. Và Marquez đã để cho nhân vật của mình bơi trong cuộc chu du tâm tưởng để đến với miền đất còn bí ẩn và không kém phần phức tạp. 1.1 Ucsula với nỗi sợ tội loạn luân Nỗi ám ảnh về tội loạn luân luôn đeo bám những con người thuộc dòng họ Buyênđia. Họ cô đơn giữa ngôi nhà của mình, cô đơn giữa những người thân, cô đơn trên chính chiếc giường của mình và nỗi cô đơn đó ám ảnh cả trong những giấc mơ của họ. 15
  17. Người phụ nữ luôn có ý thức và canh cánh trong mình nỗi ám ảnh về tội loạn luân. Chính Ucsula đã được mẹ kể về tấm gương về người sinh ra một đứa trẻ có đuôi lợn. Cũng chính điều này đã đeo bám bà ngay trong đêm tân hôn, và một năm sau ngày cưới. Sau này, sau mỗi lần sinh nở bà luôn cẩn thận kiểm tra kĩ khắp người đứa trẻ. Nỗi ám ánh đó, khiến bà luôn canh cánh, nhắc nhớ các con mình về nỗi kinh hoàng của tội loạn luân. Sự minh mẫn của một bà lão ngoài trăm tuổi đã để bà chứng kiến những thế hệ con cháu Buyênđia có một sự khác lạ, sự cô đơn, cá tính khác người còn đáng sợ hơn cái đuôi lợn. 1.1.1 Loạn luân và những giải thích cổ điển Từ giữa thể kỉ XIX loan luân được xem là một sự ghê tởm tự phát, nỗi sợ hãi về những hậu quả xấu của quan hệ huyết thống. Các lý thuyết do các nhà nhân học đưa ra từ cuối thể kỉ XIX để giải thích việc cấm loạn luân có ba loại; tâm lý học, sinh học, xã hội – văn hóa. Các lý thuyết thứ nhất giả định rằng việc cấm loạn luân là nhắc lại, dưới hình thức một quy tắc, một sự ghê tởm tự phát ở con người đối với một đối tác của mình. Nhà tộc học người Phần Lan Edward Westermark năm 1891, nhà tính dục học Anh Havelock Ellis năm 1906 đã phát triển ý tưởng cho rằng sự chung sống lâu dài giữa những thành viên cùng một gia đình sẽ làm cho ham muốn mất đi. Lý thuyết thứ hai coi những hậu quả sinh học là có thể có của sự tái sinh sản giữa những người cùng dòng máu. Sự kết hợp giữa những người thân thích ở con người, động vật và một số thực vật có thể có những hiệu quả di truyền có hại theo hai kiểu: tăng dần số của những khuyết tật di truyền và trong trường hợp lặn lại ở nhiều thế hệ, một hiện tượng “suy sụp về dòng máu”, còn gọi là “thoái hóa”. Ở các nước phương Tây. Đó là lý do thường được nêu ra. Trong các tín ngưỡng trên toàn thế giới, thường xảy ra 16
  18. những sự sinh đẻ không bình thường được gán cho những tập quán loạn luân đã biết rõ hay được giả định. Cuối cùng, lý thuyết thứ ba dựa vào những lý do xã hội hay những biểu tượng tập thể. Tiểu luận của Emile Durkheim công bố năm 1897 là một ví dụ rõ ràng. Ông khẳng định tất cả các xã hội đều phải trải qua giai đoạn thờ vật tổ. Thế nhưng, việc thờ vật tổ cũng chìm ngập trong nỗi khiếp sợ máu vật tổ, mà vật tổ cũng lại thuộc nhóm họ hàng của người ta. Phạm tội loạn luân là có nguy cơ tiếp xúc với máu vật tổ ấy. Do đó mà có sự cấm kỵ thật sự về hành vi này. Ý tưởng của Durkheim là có hiệu quả: nó không chỉ tính đến sự loạn luân sinh học mà đến cả những quy tắc riêng của mỗi xã hội về cái bên trong và cái bên ngoài của nhóm cùng dòng máu. Nhưng ý tưởng ấy không có chỗ dựa vững chắc: việc thờ vật tổ có lẽ không bao giờ tồn tại dưới hình thức người ta gán cho nó, ít ra cũng không phải là một giá trị phổ biến, và sự sợ máu không có lien quan tất yếu với những quan hệ tính dục. Theo từ điển Tiếng Việt: “loạn luân dùng để chỉ quan hệ nam nữ về xác thịt với nhau giữa những người cùng máu mủ trái với phong tục tập quán hoặc pháp luật.” (24,574) Dù trong bất cứ trường hợp nào, vô tình hay cố ý thì hành động loạn luân vẫn không thể chấp nhận được và đáng lên án một cách khắt khe. Trong tiểu thuyết Trăm năm cô đơn, dòng họ Buênđia trong vòng 100 năm trải qua bảy đời và hầu như đời nào cũng có dấu hiệu loạn luân. Mà xét cho cùng nguyên nhân sâu xa của việc đó chính là việc họ cố chạy trốn tội loạn luân nhưng lại không sao trốn thoát sự cám dỗ một cách vô thức và sự ám ảnh bởi mặc cảm trong quá khứ. 1.1.2 Ucsula người phụ nữ luôn bị ám ảnh bởi tội loạn luân Trong Trăm năm cô đơn, Ucsula là người phụ nữ cần mẫn, năng nổ, thông minh và kiên định. Dưới sự chăm lo của bà, gia đình Buendia là tâm 17
  19. điểm của làng Macondo – một gia đình giàu có luôn mở rộng cửa đón khác. “Đức cần mẫn của Ucsula sánh ngang với đức cần mẫn của chồng mình. Bà năng nổ, mảnh khảnh, kiên nghị. Người đàn bà run rẩy mà chẳng một ai nghe thấy cất tiếng hát trong suốt cả cuộc đời mình, là người có mặt ở khắp chốn kể từ lúc trời vừa bừng sáng cho đến khi tối mịt, lúc nào cũng bận bịu với đàn gà nhíp nhíp. Nhờ có bà, nền đất nện không chút bụi, tường đất không vẩy bẩn, bàn ghế giường tủ do chính bàn tay vợ chồng bà làm nên lúc nào cũng sạch sẽ, và những rương hòm cũ đựng quần áo lúc nào cũng dịu thơm mùi húng dổi.” (8,29) Bà nuôi nấng và dõi theo tất cả những thành viên trong gia đình, đấu tranh để bảo vệ họ, để rồi lại bất lực khi nhận thấy sự trái khoáy của những đứa con “Con cái thừa kế tính nết điên khùng của cha mẹ chúng” và “…sự trái thói trái tính của các con trai mình quả thật cũng đáng kinh sợ như cái đuôi con lợn” (8,61). Sống để canh chừng con cháu, bà rút ra rằng thời gian cứ quay tròn, thế hệ trước cứ giống thế hệ sau, mãi là tù nhân của sự cô đơn, mãi không thoát khỏi tội kiếp loạn luân của dòng họ. Bà là minh chứng cho sự nỗ lực, kiên cường của người phụ nữ của gia đình. Gia cảnh nhà Buendia tan vỡ một phần cũng chính vì thiếu một bàn tay như Ucsula chăm sóc khi bà đã về già và mù lòa. Hơn ai hết, Ucsula là người hiểu rõ về hậu quả của tội loạn luân, cũng chính vì điều này đã đẩy bà vào cảnh ngộ trớ trêu, luôn sống vô thức với những ám ảnh quá khứ. Bà cố sống để căn dặn con cháu về cái nguy cơ đáng sợ về đứa con có cái đuôi lợn. Nhưng rồi không trốn thoát khỏi mặc cảm và bị cuốn sâu vào vực thẳm của sự cô đơn. Trong thế giới cô đơn và hoài nhớ ấy những người trong dòng họ Buênđia đã phạm phải tội loạn luân. Như vậy, có thể thấy vì sợ loạn luân nên cố chạy trốn, chạy trốn rồi lại mắc vào đúng tội lỗi đó. Hình ảnh : “Một đứa con suốt đời mặc quần rộng thùng thình và chết vì bệnh chảy máu khi đã sống một cuộc đời bốn mươi hai tuổi xuân luôn là trai tân, bởi y sinh ra và lớn lên với cái đuôi 18
  20. xoắn hình mở nút chai ở cuối có một túm lông” (8,49). Đây chính là sản phẩm của bà cô Ucsula lấy ông chú Hose Accadio Buendia. Đó là tấm gương tày kiếp mà mãi đến già bà vẫn không quên cảnh báo với con cháu hãy mở to mắt mà nhận họ hàng. Dựa vào sơ đồ phả hệ của dòng họ Buenđia, chúng ta có thể nhận thấy hầu như các thế hệ trong dòng họ không thoát khỏi tội loạn luân với những người cận huyết. Trước khi Ucsula Igoaran lấy Hose Accadio Buendia thì tổ tiên của họ cũng đã phạm phải điều cấm kỵ đó. Chính họ đã dẫm lên vết xe đổ đó. Là người sống gần hết chiều dài của dòng họ, chứng kiến các thế hệ con cháu ra đời, trưởng thành và hủy diệt, bà như sự tổng kết chiêm nghiệm về những thói hư tật xấu của dòng họ. Bà sống để canh chừng, coi sát nhưng cuối cùng vẫn không thể thoát khỏi vòng xoáy của định mệnh. “Con cái nhà đến lạ, tất cả đều giống nhau như hệt. Lúc đầu được nuôi dưỡng rất chu đáo, do đó tất cả đều ngoan ngoãn, nết na, hiền lành dường như đến con ruồi cũng không đủ can đảm để giết. Ấy thế mà râu vừa lún phún đã lại hư thân mất nết rồi.” (8,180). Trước quyết định đám cưới của cặp đôi Rebecca và Hose Accadio bà đã phản đối kịch liệt, và xem như họ đã chết. Nhà văn Marquez xây dựng tình huống, ngôi nhà hạnh phúc của cặp đôi ngay cạnh nghĩa trang cũng để ám chỉ họ sống đó nhưng đã chết từ lâu rồi. Người phụ nữ đã cố sống đến 6 đời và không ít lần bà than phiền về cố máy thời gian quay vòng “Thời gian như thể quay tròn hay sao ấy.” Cũng chính bà là người đã phải thừa nhận những cá tính khác biệt của con cháu còn đáng sợ hơn những đứa con đuôi lợn, “Con cái nhà này đều thế cả. Chúng điên rồ ngay từ bé.” (8,213). Bà canh chừng, giám sát, và không khi nào nguôi nhắc con cháu hãy mở to mắt mà nhận họ hàng. Nhưng bà vẫn không sao ngăn được những cuộc tình loạn luân giữa mẹ con của Accadio và Pilar Tenera. Accadio thèm khát mẹ của mình như một con thú dục tình “Pilar Tenera người từng làm cậu nổi máu dê ở trong phòng làm 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2