intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam: Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tóm tắt nêu lên các vấn đề như: Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hoạt động sáng tác văn chương và biên soạn sách của ông nhằm mục đích duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền, khác với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung, mời các bạn cùng xem và tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ ngành Văn học Việt Nam: Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam

Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam Trương Thị Hải Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Văn học Việt Nam; Mã số: 60 22 34 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Ngọc Vương Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Làm rõ các vấn đề như: Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hoạt động sáng tác văn chương và biên soạn sách của ông lúc đó đều nhằm mục đích duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền, nó khác xa với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ. Chính sự khác biệt này đã đưa ông trở thành một trong số ít ỏi những người đã có những nỗ lực xóa mờ đi vết đứt gẫy sâu sắc giữa hai giai đoạn văn học. Trên cơ sở lí thuyết về loại hình học tác giả tiến hành nhận định loại hình tác giả đối với Phan Mạnh Danh. Đánh giá những công lao của Phan Mạnh Danh trong việc giữ gìn, bảo tồn, phục hưng nền văn học văn hóa nước nhà. Keywords. Văn học Việt Nam; Nghiên cứu văn học; Thơ Content A. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: 1.1. Để nhận diện những đặc trưng tiêu biểu của một giai đoạn văn học người nghiên cứu thường tìm đến cách tiếp cận các tác giả lớn đại diện cho một tổ chức, một khuynh hướng, một trào lưu văn học nào đó. Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân kiệt xuất, nổi bật đã được đào sâu nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hiện tượng văn học độc đáo khác ít nhiều cũng góp phần vào tiến trình vận động của văn học Việt Nam thì ít hoặc hầu như chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu những trường hợp này là một cách để trả lại cho họ vị trí xứng đáng trong nền văn học đồng thời là cách để khẳng định hay làm chính xác hóa hơn một hay một vài đặc điểm của giai đoạn văn học mà tác giả đó tồn tại; cũng có khi nghiên cứu những tác giả “vô tình bị bỏ quên” đó sẽ là sự bổ khuyết ở một phương diện nào đó cho những công trình nghiên cứu trước đó. Bởi thế, tìm đến những vùng đất còn tương đối hoang sơ và mới mẻ luôn là nhiệm vụ của người nghiên cứu khoa học. 1.2. Từ lâu trong giới nghiên cứu văn học, đa số đều thừa nhận trong tiến trình văn học Việt Nam từ văn học trung đại sang văn học hiện đại có một sự đứt gẫy sâu sắc. Mặc dù, giới nghiên cứu vẫn dành cho giai đoạn văn học này một danh xưng là: văn học cận đại, song việc nghiên cứu các tác giả đại diện thuộc giai đoạn này chủ yếu hướng tới đặc điểm “văn chương yêu nước”, đặc điểm “hiện đại hóa văn học” – dù đó là những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này. Bên cạnh đó vẫn có những nhà nho âm thầm giữ gìn, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc bằng các sáng tác của mình. Và rất có thể chính những tác giả này là những viên gạch lấp đầy vết đứt gẫy xưa nay vẫn tồn tại giữa hai giai đoạn văn học. Nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh chúng tôi thấy ông có nhiều khả năng bổ khuyết vào chỗ đứt gẫy này. 1.3. Từ cuối thế kỉ XIX Tân thư tân văn được truyền bá và gây ảnh hưởng rộng rãi trên đất nước ta. Nhiều nho sinh của cửa Khổng sân Trình đã trở thành lực lượng đi tiên phong trong việc bài xích nền cựu học truyền thống và chế độ khoa cử lỗi thời. Họ tìm đến một lối văn chương mới lạ với ngôn ngữ, đề tài, cảm hứng, thể loại khác xa với văn học truyền thống. Tân thư trở thành làn gió mới mẻ bao trùm lên đời sống xã hội, văn học lúc bấy giờ. Như đứng ngoài sự ảnh hưởng đó,Phan Mạnh Danh vẫn tìm về với lối thơ văn cổ, dốc tâm huyết để làm mới nó. Đứng ở góc độ khách quan, việc làm đó của.ông cần phải được nhìn nhận và đánh giá như thế nào? 1.4. Ba thập niên đầu thế kỉ XX, trong các thành thị Việt Nam xuất hiện bộ phận văn học mới phân biệt rõ rệt với bộ phận văn học truyền thống ở nông thôn. Văn học thành thị ra đời đã làm thay đổi cả quan niệm văn học: văn học phải đi theo hướng cận, hiện đại của thế giới; thay vì thói quen diễn đạt tư tưởng tình cảm bằng thơ ca văn vần như trước, văn xuôi phát triển khá nhanh chóng đi gần với tiếng nói thông tục để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Những thay đổi có tính chất bước ngoặt đó đưa văn học Việt Nam tiến nhanh vào quỹ đạo hiện đại của thế giới, và văn học truyền thống ngày càng bị thu hẹp, mất vị trí trong đời sống văn học đương thời. Trước những thay đổi chóng mặt đó một số nhà nho đã tỏ thái độ nuối tiếc những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, họ vẫn sáng tác bằng thứ ngôn ngữ cũ, vẫn những lối văn cũ thậm chí còn có ý định phục hưng nền văn hóa, văn học cũ. Bên cạnh những thành tựu của một nền văn học mới thì những sáng tác của họ không phải là không có ý nghĩa tích cực làm nên tinh hoa của một giai đoạn văn học. Chúng tôi muốn minh chứng điều đó qua nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh. Vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. 2.Lịch sử vấn đề: Trong phần này chúng tôi điểm qua lại toàn bộ những công trình nghiên cứu, những bài viết có liên quan đến con người, trước tác của Phan Mạnh Danh đã được công bố trong khoảng từ khi tác giả qua đời cho đến nay. Có thể kể đến đó là: 2.1. Từ điển văn học Bộ mới (NXB Thế giới) và trong cuốn Các tác giả văn chương Việt Nam, tập 2, NXB Văn hóa thông tin nhà nghiên cứu Đặng Thị Hảo và Trần Mạnh Thường đã có một nghiên cứu toàn diện và khái quát về tiểu sử, trước tác của Phan Mạnh Danh. Cả hai công trình này giống như một chiếc chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa cho người nghiên cứu tiếp theo. 2.2. Năm 1942, Phạm Quỳnh đã viết lời tựa mở đầu cho cuốn Bút hoa. Tiếp sau đó là bài diễn văn bằng tiếng Pháp Một nhà thơ cổ điển Việt Nam đọc tại phòng Hội nghị Huế ngày 3/5/1943 do Nguyễn Tiên Lãng dịch ra tiếng Việt in trong cuốn Xuân mộng. Cả hai bài viết Phạm Quỳnh đều muốn giới thiệu với đương thời một “nhà thơ cổ điển” sừng sững giữa cơn bão táp văn học Á Âu. 2.3. Bài viết Thi văn tập của cụ Phan Mạnh Danh của tác giả Song Cối in trên tạp chí Tri Tân số ra ngày 28/10/1942. Bài viết kể ra những ưu điểm, nhược điểm của Phan Mạnh Danh trong thơ văn Hán, thơ văn dịch và thơ Nôm. 2.4. Tạp chí Hán Nôm tập 1 số 104 năm 2011 có đăng bài viết của PGS.TS Trần Thị Băng Thanh với nhan đề Sức hấp dẫn của Truyện Kiều với danh sĩ Bắc Hà – Trường hợp Phan Mạnh Danh, tác giả đã giới thiệu lại chân dung Phan Mạnh Danh - một tác giả văn học vô tình bị quên lãng trong khoảng mấy mươi năm. Tác giả dành phần lớn bài viết của mình giới thiệu về cuốn Bút hoa thơ tập cổ. Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới dừng lại ở phạm vi cá nhân con người hoặc liệt kê đánh giá sơ bộ hệ thống các sáng tác hoặc giới thiệu, phẩm bình một trước tác của Phan Mạnh Danh mà chưa đặt ông vào trong tiến trình vận động của nền văn học. Triển khai đề tài “Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam” chúng tôi sẽ cố gắng tạo dựng một cái nhìn toàn diện, đa chiều về con người và trước tác của Phan Mạnh Danh trong tiến trình vận động văn học Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX. 3. Nhiệm vụ của đề tài: Luận văn của chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau: - Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. - Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. - Trên cơ sở lí thuyết về loại hình học tác giả tiến hành nhận định loại hình tác giả đối với Phan Mạnh Danh. - Đánh giá những công lao của Phan Mạnh Danh trong việc giữ gìn, bảo tồn, phục hưng nền văn học văn hóa nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Để làm rõ đề tài, chúng tôi đặt mục tiêu khảo sát toàn bộ những tài liệu do nhà thơ sáng tác và / hoặc biên tập, phiên dịch bao gồm: các tác phẩm thơ, thơ tập cổ; kịch bản tuồng do chính Phan Mạnh Danh sáng tác; thơ văn dịch; biên tập điển tích văn học và thực dụng thành ngữ; các công trình nghiên cứu, bài viết về tác giả Phan Mạnh Danh còn lại cho đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu triển khai đề tài luận văn này chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp lịch đại; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử cụ thể. Tùy từng vấn đề mà chúng tôi có sự lựa chọn hay phối kết hợp nhiều phương pháp. 6. Đóng góp của luận văn: Triển khai đề tài này chúng tôi mong muốn sẽ góp một tiếng nói xác lập lại vị trí của tác giả Phan Mạnh Danh trong nền văn học; nhận định loại hình học tác giả nhà nho Phan Mạnh Danh; đánh giá những công lao của ông trong việc phục hưng nền văn học, văn hóa nước nhà. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương chính: Chương 1: Tiểu sử và hành trạng Chương 2: Trước tác của Phan Mạnh Danh Chương 3: Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam Ngoài ra còn có phần phụ lục về một số bài viết và hình ảnh mà chúng tôi sưu tập được sau khi Phan Mạnh Danh qua đời. B. Phần nội dung Chương 1: TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG Trong chương này, chúng tôi tập trung tạo dựng lại chân dung tác giả Phan Mạnh Danh ở góc độ tiểu sử và những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời hoạt động văn học của ông. Nội dung này được cụ thể hóa thành các giai đoạn sau: 1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1866 đến năm 1887) Phan Mạnh Danh sinh ngày 12/12/1866 (tức mùng 6 tháng 11 năm Bính Dần), tại Nam Định. Từ năm 1866 đến năm 1887 Phan Mạnh Danh còn nhỏ, sống chủ yếu ở Nam Định. Thời gian này, ông trải qua quá trình đào tạo và tự đào tạo bài bản theo Nho giáo. Năm 20 tuổi, Phan Mạnh Danh bắt đầu có tác phẩm đầu tiên. 1.2. Giai đoạn 2 (Từ năm 1888 đến năm 1915) Sau khi lập gia thất, Phan Mạnh Danh sống tại tỉnh lỵ Hưng Yên. Thời gian này ông tham gia khá nhiều các hoạt động đàm đạo và sáng tác văn học được tổ chức tại Hưng Yên. Các trước tác in dấu tài năng trong sự nghiệp văn học của ông cũng được hình thành trong thời gian này như: Bút hoa thơ tập cổ, Xuân mộng… 1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1916 đến năm 1942) Đây là những năm cuối đời, Phan Mạnh Danh sống chủ yếu tại Nam Định. Thời gian này ông có điều kiện để nghiên cứu về y học, trồng cây, chắp núi, uốn cảnh vẽ tranh và đi thăm thú nhiều nơi. Những trước tác của ông giai đoạn này bộc lộ khá rõ ràng ý định lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn học truyền thống. Những hoạt động văn học tiêu biểu: viết Tuồng Hoa tiên vừa Hán vừa Nôm, dịch Đa tình hận (Từ Chẩm Á) và Tình sử (Long Tử Do), viết tập Xuân mộng bằng quốc văn [tức chữ Nôm – TTH], viết thơ đề vịnh bằng chữ Hán về những nơi danh thắng đi qua, biên tập Điển cố, làm Thơ cổ tập Kiều và Thơ cổ tập truyện Nôm… Ông ra đi vào lúc hơn 5 giờ sáng, ngày 26 tháng 4 năm Nhâm Ngọ (dương lịch ngày 9 tháng 6 năm 1942), thọ 77 tuổi. Tiểu kết chương 1: Như vậy, ở chương 1 chúng tôi đã tiến hành dựng lại bức chân dung con người của Phan Mạnh Danh trên cơ sở nguồn tư liệu về tiểu sử gia đình và những sự kiện chính trong cuộc đời tác giả. Những thông tin này cung cấp một cái nhìn logic, ngọn nguồn về những yếu tố cấu thành, tác động và ảnh hưởng đến việc hình thành thế giới quan, tư tưởng của Phan Mạnh Danh sau này. Trong chương 1, chúng tôi cũng đã lần theo mốc thời gian tái hiện lại những sự kiện quan trọng trong cuộc đời tác giả và những hoạt động văn học tiêu biểu dẫn đến sự ra đời của một trước tác nào đó. Sự tái hiện này cũng chỉ có tính chất sơ lược là điểm tên trước tác, còn việc thẩm bình, định giá giá trị của tác phẩm sẽ được triển khai cụ thể ở chương 2. Chương 2: TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH Trong chương này chúng tôi tiến hành khảo sát toàn bộ trước tác của Phan Mạnh Danh bằng việc đưa ra một niên biểu các trước tác của ông. Sau đó chúng tôi lựa chọn những trước tác tiêu biểu tương ứng với các giai đoạn phát triển của văn học Việt Nam làm hệ quy chiếu để thẩm bình và định giá giá trị của các trước tác. Cụ thể các giai đoạn đó như sau: 2.1. Giai đoạn trước năm 1900 2.1.1. Đời sống xã hội và văn học Cuối thế kỷ XIX, các phong trào đấu tranh chống Pháp lần lượt thất bại, Pháp đã đặt xong ách thống trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng áp dụng hàng loạt các chính sách đồng hóa văn hóa, mưu toan thay thế triệt để chữ Hán bằng chữ quốc ngữ theo mẫu tự La tinh. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng của chúng đều không được nhân dân ta chấp nhận. Việc học chữ Hán và thi cử bằng chữ Hán vẫn được tổ chức theo định kỳ. Sự kiện Pháp xâm lược đã làm xuất hiện trong văn học một trào lưu văn học yêu nước. Văn học giai đoạn này thu hút được một lực lượng sáng tác đông đảo là các nho sĩ cần bút chiến đấu như: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tư Giản, Nguyễn Xuân Ôn… 2.1.2. Những trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh Tập văn Nôm lục bát và song thất lục bát Mấy bức tiên hoa được viết năm Phan Mạnh Danh 20 tuổi (1885) là tác phẩm đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác của ông. Với tập văn này ông đã được đánh giá là “bậc cao Nôm”. Từ năm 1896, Phan Mạnh Danh đã “nghĩ ra lối Kiều tập thơ cổ, theo điệu thơ thổng của đào nương”. Sau hơn bốn năm, ông “đã làm ra được một tập hơn 60 bài liên cú và hơn 300 bài cách cú”, đặt nhan đề là Bút hoa thi thảo. Cuốn sách được in lần đầu vào đầu năm 1942. So với các cách tập Kiều của Lý Văn Phức, Thẩm Quỳnh, Nguyễn Khuyến, Phan Bội Châu, Tản Đà, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Quảng Tuân… Phan Mạnh Danh tập Kiều theo một lối riêng, rất lạ lẫm. Phan Mạnh Danh đã tự tạo nên trăm nghìn cái khó cho mình khi dùng Kiều tập thơ cổ rồi lại dùng thơ cổ tập Kiều.Trong khi Kiều tập thơ cổ, không tùy tiện cắt xén, thêm bớt từ ngữ như lối tập Kiều thông thường mà tác giả lại nương theo lối thơ thổng ả đào và lối thơ thổng mới. Chưa biết tỏ tường cách chơi nhưng đã thấy để tập được một bài Kiều theo cách của Phan Mạnh Danh người tập ngoài việc thuộc Kiều còn phải thuộc cơ man nào là thơ cổ (thơ Tàu và thơ ta), lại phải am tường nghệ thuật hát ả đào – thứ nghệ thuật cũng lắm công phu, lắm lối lắm điệu. Theo lối thơ thổng ả đào, tác giả giải thích cách làm như sau: “Theo lối thơ này thì lấy trong các sách Tàu ra mỗi chỗ một câu thơ, rồi ghép lại thành một bài thơ tứ tuyệt đủ niêm luật, bài thơ chữ ấy đọc vần xuống bốn câu Kiều liền, mà bốn câu liền lại hình như dịch nghĩa những câu thơ chữ ấy ra. Dùng đủ ba mươi vần bằng từ vần nhất đông đến vần thập ngũ hàm. Câu nào trích ở sách nào đều có chua ở bên cạnh”. Theo cách này Phan Mạnh Danh đã tập được 46 bài thơ Hán (tương ứng với 184 câu thơ Hán) và chọn ra được 45 khổ thơ 4 câu Kiều liền (tương ứng với 180 câu lục bát) để “dịch” các bài Hán thi tập trên. Theo lối thơ thổng mới, tác giả làm được 126 bài tập Kiều, với 252 cặp câu lục bát và 504 câu Hán thi tuyển. Tác giả giải thích cách làm như sau: “Theo lối này thì lấy trong các sách Tầu ra mỗi chỗ một câu thơ, rồi đem hai câu ghép lại với nhau, đọc vần xuống hai câu Kiều liền; kế đến hai câu thơ chữ lẩy nữa, lại đọc vần với hai câu Kiều liền nối theo. Câu thơ nào trích trong sách nào đều có chua ở bên cạnh. Các bài Kiều xếp đặt trước sau theo thứ tự

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2