Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
lượt xem 3
download
Luận văn bao gồm 3 chương với các nội dung: tổng quan về quản lý khai thác quản lý hệ thống công trình thủy lợi và chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi; đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và hiệu quả quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đề xuất giải pháp cải thiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- ’’’’’’’’’’’’’’’’’’ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC……………………………….. ====== ………………………. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng những số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./. Tác giả luận văn ………………………… …
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy /cô PGS.TS …………… là người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, tập thể g iảng viên, cán bộ, nhân viên Khoa Sau đại học, cùng toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo, cán bộ ngành thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết liên quan. Cảm ơn gia đình, các anh chị đồng nghiệp, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn ………………….
- DANH MỤC VIẾT TẮT TL Thủy lợi CTTL Công trình thủy lợi CSHT Chinh sách hỗ trợ SP Sản phẩm DVCI TL Dịch vụ công ích thủy lợi SPDV Sản phẩm dịch vụ
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................... 2 LỜI CẢM ƠN ......................................................................................... 3 DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................ 4 Chương 2 ............................................................................................... 49 Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên ..................................................................... 49 Chương 3 ............................................................................................... 50 Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi và hiệu quả QLKT công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. ..................... 50 KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 51
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ KHAI THÁC QUẢN LÝ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIỀN SỬ DỤNG SẢN PHẨM DỊCH VỤ CÔNG ÍCH THỦY LỢI 1.1 Một số khái niệm 1.1.1. Hệ thống công trình thủy lợi Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình. Những biện pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy. Công trình thủy lợi là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại. Hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định. 1.1.2. Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi Quản lý công trình thuỷ lợi là quá trình điều hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo một cơ chế phù hợp, bao gồm công tác kế hoạch hoá, điều hành bộ máy, quản lý vận hành, duy tu công trình, quản lý tài sản và tài chính. Khai thác công trình thuỷ lợi là quá trình sử dụng công trình thuỷ lợi vào phục vụ điều hoà nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh, xã hội
- Quản lý và khai thác công trình thuỷ lợi có quan hệ mật thiết với nhau: quản lý tốt là điều kiện để khai thác tốt. Khai thác tốt góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý công trình thuỷ lợi. Một hệ thống công trình thuỷ lợi sau khi xây dựng xong cần thiết lập một hệ thống quản lý để khai thác phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ cho sự phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội. Hệ thống quản lý là tập hợp và phối hợp theo không gian và thời gian của tất cả các yếu tố như: hệ thống công trình, trang thiết bị, con người và các yếu tố chính trị xã hội… mục tiêu để phục vụ tốt ba nhiệm vụ đó là: (i) quản lý công trình, (ii) quản lý nước và (iii) quản lý sản xuất kinh doanh. 1.2. Tổng quan về quản lý khai thác và chính sách hỗ trợ tiền sử dụng dịch vụ công ích thủy lợi ở nước ta 1.2.1 Hiện trạng hệ thống thủy lợi tưới ở nước ta Theo số liệu thống kê đánh giá chưa đầy đủ, các công trình thủy lợi đang được khai thác gồm: 5.656 hồ chứa; 8.512 đập dâng; 5.194 trạm bơm điện, cống tưới tiêu các loại; 10.698 các công trình khác và trên 23.000 bờ bao ngăn lũ đầu vụ hè thu ở ĐBSCL, cùng với hàng vạn km kênh mương và công trình trên kênh. Tuy các hệ thống thủy lợi đã phát huy hiệu quả phục vụ dân sinh, kinh tế nhưng trong quá trình quản lý vẫn còn một số tồn tại: Đầu tư xây dựng không đồng bộ từ đầu mối đến kênh mương nội đồng Năng lực phục vụ của các hệ thống đạt bình quân 60% so với năng lực thiết kế. Hiệu quả phục vụ chưa cao, chất lượng việc cấp thoát nước chưa chủ động và chưa đáp ứng được so với yêu cầu của sản xuất và đời sống.
- Nhiều cơ chế, chính sách quản lý khai thác hệ thống thủy lợi còn bất cập, không đồng bộ, nhất là cơ chế chính sách về tổ chức quản lý,cơ chế tài chính. Tổ chức quản lý các hệ thống chưa đồng bộ và cụ thể, đặc biệt quản lý các hệ thống thủy lợi nhỏ. Việc phân cấp tổ chức, quản lý ở nhiều địa phương còn chưa rõ ràng. Để ổn định và phát triển dân sinh kinh tế, trong những thập kỷ qua công tác phát triển thuỷ lợi đã được quan tâm đầu tư ngày càng cao. Phát triển thuỷ lợi đã nhằm mục tiêu bảo vệ, khai thác và sử dụng tổng hợp nguồn nước nhằm bảo vệ dân sinh, sản xuất và đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển tất cả các ngành kinh tế xã hội. Sự nghiệp phát triển thuỷ lợi đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mọi ngành kinh tế xã hội trong thời gian qua và nhất là trong thời kỳ đổi mới của đất nước, đặc biệt là phát triển sản xuất lương thực. Về Tưới tiêu, cấp thoát nước : Đến nay cả nước có 75 hệ thống thủy lợi lớn, 800 hồ đập loại lớn và vừa, hơn 3.500 hố có dung tích trên 1 triệu m3 nước và đập cao trên 10 m, hơn 5.000 cống tưới tiêu lớn, trên 10.000 trạm bơm lớn và vừa với tổng công suất bơm 24,8 triệu m3/h, hàng vạn công trình thủy lợi vừa và nhỏ. Các hệ thống có tổng năng lực tưới trực tiếp cho 3,45 triệu ha, tạo nguồn cấp nước cho 1,13 triệu ha, tiêu cho 1,4 triệu ha, ngăn mặn cho 0,87 triệu ha và cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha đất canh tác nông nghiệp. Diện tích lúa, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày được tưới không ngừng tăng lên qua từng thời kì. Cụ thể theo 7 vùng kinh tế như sau : (i)Vùng Trung du và Miền núi Bắc bộ. Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 1.750 hồ chứa vừa và nhỏ, 40.190 đập đâng, hàng trăm công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, 379 trạm bơm điện,
- hàng vạn công trình tiểu thuỷ nông. Trong vùng có những công trình lớn lợi dụng tổng hợp điều tiết cấp nước, phát điện, chống lũ cho cả vùng trung và hạ du là Hoà Bình, Thác Bà, Núi Cốc, Cấm Sơn. Diện tích tưới thiết kế 263.067 ha, thực tưới được 206.037 ha và cấp nước sinh hoạt cho hơn 30 vạn dân nông thôn, cấp nước cho các khu đô thị và công nghiệp ở các tỉnh. Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các sông nhánh chính của hệ thống sông HồngThái Bình đều đã có đê khép với các tuyến đê ở hạ du, tạo thành hệ thống đê hoàn chỉnh bảo vệ cho cả vùng trung du và đồng bằng sông Hồng, trong đó có 399 km đê sông, 194 cống dưới đê Trung ương quản lý và 120 km đê biển + cửa sông. (ii)Vùng Đồng bằng sông Hồng Tưới tiêu, cấp nước: Hiện có 55 hệ thống thủy nông lớn và vừa gồm 500 cống, 1.700 trạm bơm điện chính và 35.000 trạm bơm nhỏ nội đồng, hơn 5 vạn kênh trục chính (cấp I, II, III), 35 hồ chứa (dung tích từ 0,5230 triệu m3) và nhiều hồ chứa nhỏ có tổng diện tích tưới thiết kế khoảng 85.000 ha, kết hợp cấp nước sinh hoạt. Phòng chống thiên tai lũ lụt: Đã hình thành một hệ thống đê điều hoàn chỉnh gồm: 2.700 km đê sông, 1.118 cống dưới đê trung ương quản lý, 310 km đê biển + cửa sông. Đê sông được thiết kế chống lũ có mực nước tương ứng +13,1m ở Hà Nội và +7,20 m tại Phả Lại. Riêng đoạn đê hữu sông Hồng bảo vệ Hà Nội có mức nước thiết kế +13,4m. (iii)Vùng Bắc Trung bộ Tưới tiêu, cấp nước: Trong vùng đã xây dựng được 2 hệ thống thủy lợi lớn là Đô Lương và Bái Thượng, 20 hồ chứa có dung tích trên 10 triệu m3 và hàng nghìn công trình hồ, đập, trạm bơm vừa và nhỏ. Tổng diện tích tưới thiết kế là 424.240 ha canh tác, thực tưới 235.600 ha lúa
- đôngxuân, 159.700 ha lúa hèthu và 219.700 ha lúa mùa, cung cấp và tạo nguồn cấp cho dân sinh và các khu đô thị trong vùng. Các hệ thống tiêu được thiết kế với hệ số tiêu 4,25,6 l/s.ha, có diện tích tiêu thiết kế 163.200 ha (tiêu động lực 48.330 ha), thực tiêu được 132.880 ha (tiêu động lực được 35.210 ha). Phòng chống thiên tai lũ lụt: Dọc các hệ thống sông Mã, sông Cả và ven biển đã có đê chống lũ và ngăn sóng, triều. Riêng 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh có 512 km đê sông, 259 cống dưới đê trung ương quản lý và 784 km đê biển + cửa sông. Đê sông Mã, sông Cả có thể chống lũ chính vụ lớn như lũ lịch sử (P » 22,5%) không bị tràn, đê các sông khác chỉ chống được lũ sớm, lũ tiểu mãn và lũ muộn (P » 1020%) bảo vệ sản xuất vụ đôngxuân và hèthu. (iv)Vùng Duyên hải Nam Trung bộ Tưới tiêu, cấp nước: Có 891 công trình thuỷ lợi cấp nước, gồm 16 đập dâng, 32 hồ chứa 154 trạm bơm, 683 công trình nhỏ. Tổng năng lực tưới thiết kế 181.930 ha, thực tưới được 106.440 ha. Phòng tránh bão lũ: Các giải pháp phòng chống lũ chủ yếu là bố trí sản xuất tránh lũ chính vụ, mới có một số hệ thống bờ bao bảo vệ sản xuất vụ hèthu. Riêng đê biển ở tỉnh Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng có chiều dài 214 km. (v)Vùng Tây Nguyên Tưới tiêu, cấp nước: Có 972 công trình thuỷ lợi lớn nhỏ tưới cho 34.224 ha lúa Đông xuân và 87.148 ha cây cà phê. Trong đó, ở tỉnh Kon Tum có 150 công trình, tưới cho 4.900 ha lúa đôngxuân, 5.000ha cà phê; tỉnh Gia Lai có 165 công trình, tưới cho 11.650 ha lúa đông xuân, 9.600 ha cà phê; tỉnh Đắc Lắc có 476 công trình, tưới cho 9.864 ha lúa đôngxuân,
- 46.878 ha cà phê; Lâm Đồng có 180 công trình, tưới 7.830 ha lúa đông xuân, 31.870 ha cà phê. Công trình chống lũ chưa được đầu tư nhiều, mới có một vài tuyến đê nhỏ, bờ bao chống lũ sớm và lũ tiểu mãn ở một số vùng nhỏ. (vi)Miền Đông Nam bộ Tưới tiêu, cấp nước, thuỷ điện: Đã xây dựng được nhiều công trình lớn lợi dụng tổng hợp như: Trị An trên sông Đồng Nai, Thác Mơ trên Sông Bé, Dầu Tiếng trên sông Sài Gòn, Hàm Thuận Đa Mi (công suất 475 MW, điện lượng 1550 Gwh/năm); đập Nha Trinh, Hồ Sông Quao, hồ Đá Bàn, Đa Tôn, Sông Mây…cùng các công trình có quy mô vừa khác có tổng công suất 1.188 MW, điện lượng trung bình 4,498 tỷ Kwh/năm. Công trình Dầu tiếng có diện tích tưới thiết kế khoảng 93.000 ha và chuyển sang sông Vàm Cỏ khoảng 10 m3/s. Ngoài ra còn nhiều công trình vừa và nhỏ khác tưới cho hàng chục ngàn hecta. Các hồ chứa đã điều tiết tăng lưu lượng kiệt ở hạ lưu, ranh giới mặn được đẩy lùi về hạ lưu: sông Đồng Nai khoảng 1820 km; sông Vàm Cỏ Đông 810 km. Nước ngầm được khai thác chủ yếu cấp cho sinh hoạt, một số nơi được khai thác để tưới cho cây công nghiệp, chủ yếu là cà phê. Tổng lượng nước ngầm khai thác ước tính khoảng 750.000 m3/ngày, trong đó cấp cho sinh hoạt 700.000 m3/ngày (gồm các trạm bơm Hoóc Môn ở TP. Hồ Chí Minh 20.600 m3/ngày và Hòa An, Suối Vàng, Sông Dinh). Phòng chống lũ: Hiện nay, công trình phòng chống lũ chủ yếu là các hồ chứa ở thượng lưu tham gia chống lũ cho bản thân công trình và một phần giảm lũ cho hạ du. Ở hạ du chỉ có một vài tuyến đê nhỏ. (vii)Vùng Đồng bằng sông Cửu long
- Tưới tiêu, cấp nước: Đã cải tạo và đào mới trên 4.430 km kênh trục và kênh cấp I tạo nguồn cách nhau khoảng 5 km/kênh (có chiều rộng từ 840 m, cao trình đáy từ 2,0 ¸ 4,0 m); trên 6.000 km kênh cấp II (khoảng 12 km có 1 kênh), đưa nước ngọt tưới sâu vào nội đồng và tăng cường khả năng tiêu úng, xổ phèn cho đồng ruộng và 105 trạm bơm điện quy mô lớn và vừa, hàng vạn máy bơm nhỏ để tưới tiêu với năng lực tưới thiết kế 81.620 ha (thực tưới được 23.380 ha). Xây dựng khoảng 80 cống rộng từ 5 m trở lên trong đó có nhiều cống rộng từ 1030 m, hàng trăm cống có bề rộng 24 m và hàng vạn cống nhỏ để ngăn mặn, ngăn lũ, lợi dụng thuỷ triều tưới tiêu. Lớn nhất là cống đập Ba Lai có chiều rộng 84m. Kiểm soát lũ: Xây dựng khoảng 23.000 km bờ bao chống lũ tháng 8 bảo vệ lúa hèthu. Đã xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông để ngăn mặn cho vùng ven biển. Xây dựng hơn 200 km đê bao cho các khu rừng chàm tập trung để giữ nước mưa chống cháy rừng trong mùa khô. 1.2.2 Tổ chức quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi ở nước ta Theo số liệu của Cục Thuỷ lợi, hiện nay cả nước có 93 Công ty quản lý khai thác công trình thuỷ lợi (trong đó có 3 công ty liên tỉnh trực thuộc Bộ NN&PTNT, còn lại là các Công ty trực thuộc UBND cấp tỉnh), một số tổ chức sự nghiệp và hàng vạn Tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN). Trong những năm qua, tiếp tục thực hiện lộ trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của doanh nghiệp các địa phương tiếp tục đổi mới, kiện toàn các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và củng cố tổ chức hoạt động
- của các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Thừa Thiên Huế, Hà Giang, Bắc Cạn, Phú Yên đã thành lập các Chi cục Thuỷ lợi hoặc kiện toàn về tổ chức như Quảng Ngãi. Các địa phương khác chưa có Chi cục Thuỷ lợi cũng đang trong quá trình xây dựng Đề án thành lập Chi cục Thuỷ lợi. Các doanh nghiệp KTCTTL thường xuyên chịu tác động của các chủ trương, chính sách mới, dẫn đến việc thường xuyên đưa vào diện được xem xét tách, nhập, tổ chức lại. Một số tỉnh đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại hệ thống doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi (KTCTTL) trong tỉnh như TP.Hà Nội sau khi sáp nhập còn 4 doanh nghiệp KTCTTL liên huyện: Sông Đáy, Sông Tích, Sông Nhuệ và Quản lý, đầu tư thuỷ lợi Hà Nội; tỉnh Hải Dương sát nhập các Công ty KTCTTL huyện thành Công ty KTCTTL tỉnh. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc tách, nhập là do ý chí chủ quan, tuỳ tiện thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn. Việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và chuyển đổi hình thức hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 còn chưa thống nhất giữa các địa phương, còn lúng túng trong việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp để chuyển đổi cho phù hợp. Các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của Nhà nước đang tồn tại, về bản chất hoạt động cơ bản là như nhau, song được khoác nhiều tên gọi khác nhau như: Công ty KTCTTL, Trung tâm khai thác Thuỷ lợi, Ban quản lý công trình thuỷ lợi, Công ty cổ phần... Sự khác biệt về tên gọi không có ý nghĩa nhiều về thực thi chủ trương đa dạng hoá quản lý công trình thuỷ lợi. Nhìn chung tiến độ đổi mới hoạt động của các doanh nghiệp KTCTTL còn chậm. Theo báo cáo của Cục thuỷ lợi, đến nay hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị quản lý KTCTTL chưa thực hiện đổi mới tổ chức và giảm bớt được số lượng công nhân quản lý thuỷ nông.
- Nhiều địa phương chưa thành lập các TCHTDN để quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng ở những hệ thống công trình thuỷ lợi vừa và lớn (Bắc Cạn, Lai Châu, Hà Giang, Cà Mâu, Hà Tĩnh...). Ở một số địa phương, UBND xã hoặc thôn quản lý các công trình thuỷ lợi nhỏ và công trình thuỷ lợi nội đồng trong địa bàn xã, trong khi UBND xã và thôn không phải là các TCHTDN. Nhiều địa phương ở vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long các tổ thuỷ nông quản lý công trình thuỷ lợi nội đồng trong địa bàn xã. Các tổ thuỷ nông này chưa phải là các tổ chức hợp tác dùng nước hoàn chỉnh. Việc thực hiện Nghị định 115/2009/NĐCP của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí còn gặp nhiều vướng mắc ở các địa phương. Đối với phần kinh phí cấp cho các doanh nghiệp KTCTTL không có nhiều vướng mắc, tuy nhiên việc triển khai phân bổ kinh phí cho các tổ chức hợp tác dùng nước và các đơn vị quản lý KTCTTL không phải là doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc. Thực tiễn phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi Đến nay nhiều tỉnh đã thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các địa phương hoặc cho các tổ chức hợp tác dùng nước (TCHTDN). Theo kết qủa điều tra của đề tài có 25 tỉnh đã ban hành quy định (kể cả quy định tạm thời) về phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Từ năm 1996, Tuyên Quang đã thực hiện chuyển giao toàn bộ các công trình thuỷ lợi trong tỉnh cho các TCHTDN. Năm 2007 tỉnh Thái Bình là tỉnh đầu tiên đã thực hiện Đề án phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức thực hiện chuyển giao các trạm bơm nhỏ trong 1 xã cho các Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) trên quy mô toàn tỉnh. Kết quả thực hiện đề án phân cấp quản lý ở Thái Bình [4] là đã chuyển giao được 285
- trạm bơm nhỏ quy mô tưới tiêu cho 1 xã cho các HTXNN. Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy sau khi được chuyển giao cho các HTXNN thì hiệu quả tưới tiêu của các trạm bơm này đã được nâng cao, nhân dân rất phấn khởi, đồng tình với chủ trương phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của tỉnh. Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2008/NĐCP quy định về miễn giảm thuỷ lợi phí, quy định miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và cả trường hợp công trình thuỷ lợi đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước. Chính sách này quy định các tổ chức được ngân sách cấp, sử dụng kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí bao gồm cả các công ty KTCTTL, các tổ chức sự nghiệp và các TCHTDN. Đây là chính sách thuận lợi cho việc phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi cho các TCHTDN. Khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí theo Nghị định 115/2009/NĐCP của Chính phủ, do được sử dụng kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí nên một số địa phương đang có xu hướng chuyển giao ngược các công trình thuỷ lợi nhỏ cho Công ty KTCTTL. Tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện thí điểm mô hình tổ chức quản lý khai thác và điều hành một đầu mối theo phương thức: Thực hiện bàn giao toàn bộ các công trình thuỷ lợi trên địa bàn làm thí điểm (kể cả các công trình do các xã, HTXNN quản lý) cho các công ty KTCTTL quản lý phục vụ tưới từ đầu mối tới mặt ruộng [5]. Trước mắt, trong năm 2007 đã thực hiện thí điểm mô hình này cho các hệ thống thuỷ lợi của công ty KTCTTL Tam Đảo, Liễn Sơn, Lập Thạch và Mê Linh. Hiệu quả quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của các mô hình thí điểm tổ chức quản lý khai thác và điều hành một đầu mối này cần được điều tra, đánh giá một cách khách quan để khẳng định sự phù hợp của mô hình.
- Nhìn chung, các tỉnh đều có chủ trương phân cấp công trình thuỷ lợi nhỏ, phạm vi tưới cho 1 xã, mức độ quản lý đơn giản cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Một số tỉnh đã đề ra các tiêu chí phân cấp quản lý theo quy mô công trình (diện tích tưới, công suất trạm bơm, dung tích hồ chứa, chiều cao đập), ranh giới hành chính và mức độ phức tạp về quản lý công trình. Các loại tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực tế ở các địa phương điều tra được trình bầy tóm tắt ở Bảng 1 và định lượng một số tiêu chí phân cấp quản lý ở các tỉnh điển hình được trình bày ở Bảng 2. Bảng 1. Các loại tiêu chí phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi đượ áp dụng ở các tỉnh điều tra Ranh Tính chất Cấp T Diện Dung Chiều giới phức tạp Vùng/tỉnh kênh/loại T tích tưới tích hồ cao đập hành của công kênh chính trình I Vùng miền núi phía Bắc 1 x x Hà Giang 2 x x x Sơn La 3 x x Tuyên Quang 4 x x Hoà Bình 5 x x Thái Nguyên I Vùng Đồng bằng sông Hồng I 6 x
- Thái Bình 7 x Nam Định 8 x x x Ninh Bình 9 x x Hải Phòng I Vùng Bắc Trung Bộ II 1 Hà Tĩnh x x x 0 I Vùng Nam Trung Bộ V 1 Ninh Thuận x 1 1 Quảng Nam x x 2 1 Quảng Ngãi x x 3 V Vùng Tây Nguyên 1 Đắc Lắc x x x x 4 1 Kon Tum x x x 5 V Vùng Đông Nam Bộ I 1Bà RịaVũng x x 6 Tầu 1 Tây Ninh x x x 7 V Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- II 1 Tiền Giang x x x 8 1 Đồng Tháp x x x 9 2 An Giang x x 0 2 Bạc Liêu x x x 1 Ghi chú: x áp dụng Bảng 2. Định lượng các tiêu chí phân cấp quản lý theo quy mô công trình thuỷ lợi ở các tỉnh điều tra Dung Diện Chiều tích hồ Cấp T tích tưới cao đập Tỉnh (106 m kênh/loại kênh T (ha) (m) 3 ) 1
- Kênh loại 7 Quảng Nam III 8
- tổ chức thuỷ nông cơ sở. Tuy nhiên tiêu chí kênh nội đồng chưa được định lượng cụ thể. Các tồn tại, vướng mắc khi thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi như sau: Một số tỉnh chỉ có Công ty KTCTTL tỉnh, mà không thành lập các xí nghiệp khai thác thuỷ lợi huyện (tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang), thực tế cho thấy Công ty cũng chỉ quản lý được các công trình đầu mối, công trình xây đúc, còn toàn bộ hệ thống kênh mương, nhất là các tuyến kênh liên xã không quản lý được, nên hệ thống này không có chủ quản lý đích thực. Việc phân công trách nhiệm vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình thuỷ lợi giữa các công ty KTCTTL và các TCHTDN không rõ ràng, là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu quả quản lý thấp ở nhiều hệ thống thuỷ lợi. Một số tỉnh, đến nay chưa có Công ty KTCTTL cấp tỉnh, nhất là các tỉnh ở vùng miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều tỉnh miền núi đến nay chỉ thành lập các trạm thuỷ lợi cấp huyện, như tỉnh Lai Châu, Lào Cai….ở tỉnh Đồng Tháp, do chưa có Công ty KTCTTL nên việc quản lý khai thác công trình thuỷ lợi là do UBND tỉnh, huyện và các Tổ chức hợp tác thực hiện. Tỉnh Long An chưa có Công ty KTCTTL cấp tỉnh mà chỉ có các Trạm thuỷ lợi huyện, do vậy nên gặp khó khăn trong việc quản lý khai thác các công trình, tuyến kênh tưới, tiêu liên huyện. Ở một số tỉnh các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ lợi như Chi cục quản lý thuỷ nông tỉnh Bà RịaVũng Tầu và Chi cục thuỷ lợi tỉnh Cần Thơ thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Do thiếu cơ chế hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tài chính nên mặc dù thấy được hiệu quả song nhiều địa phương vẫn còn dè dặt trong phân giao quản
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp giá thể sinh học di động (MBBR)
133 p | 515 | 137
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 964 | 100
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng Gis trong công tác quản lý mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
21 p | 364 | 82
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDS/IPS
35 p | 252 | 74
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tính toán song song và ứng dụng vào hệ thống tính cước data 3G
30 p | 335 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS:Cu,Al
70 p | 212 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số thuật toán phân tích không gian trong hệ thông tin Địa lý
25 p | 296 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu suy diễn và ứng dụng xây dựng hệ thống tìm đường đi
15 p | 235 | 32
-
Bài thuyết trình luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
43 p | 329 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn
0 p | 190 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chế tạo bạc nano gắn trên Silica dùng làm chất kháng khuẩn bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60
105 p | 163 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số phương pháp phân đoạn ảnh màu
21 p | 198 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc
29 p | 153 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỏi đáp hướng miền ứng dụng
22 p | 168 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ chế lây nhiễm và cách phòng chống Mailware trong máy tính
24 p | 140 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 128 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng CRBT trong mạng Viễn Thông
24 p | 122 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số thuật toán lập lịch tối ưu trên mạng ngang hàng (P2P)
23 p | 135 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn