Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
lượt xem 0
download
Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá, phân tích thực trạng, kết quả các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho lao động DTTS trong điều kiện cụ thể của địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn
- LỜI CAM ĐOAN Tôi là Lộc Minh Hiệp. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực được tổng hợp trong quá trình thu thập, điều tra, khảo sát tại địa phương và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Các số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2017 Tác giả Lộc Minh Hiệp i
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn của mình, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tâm huyết và tận tình của các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủy lợi, cùng với sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế Khoa Kinh tế Trường Đại học Thủy lợi, đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và định hướng đúng đắn, tạo tiền đề để tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS. Nguyễn Trọng Hoan đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí Lãnh đạo và cán bộ Sở Lao động - TB&XH Lạng Sơn, Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Cục Thống kê tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Hội LHTN tỉnh, LĐLĐ tỉnh; Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội – HĐND tỉnh Lạng Sơn; phòng LĐ - TB & XH, trung tâm dậy nghề, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và những lao động địa phương đã cung cấp thông tin cần thiết giúp tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tại địa bàn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Lộc Minh Hiệp ii
- MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vi DANH MỤC BẢNG .............................................................................................................vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... ix MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ. ............................................................... 5 1.1. Những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ....... 5 1.1.1 Khái niệm về lao động ........................................................................................... 5 1.1.2. Việc làm và thất nghiệp ........................................................................................ 8 1. 2 Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ................................ 10 1.2.1. Chủ trương, định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số......10 1.2.2. Mục đính, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ..............11 1.2.3. Khái niệm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ............................. 11 1.2.4 Nội dung công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số .................13 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ................................................................................................................................ 16 1.3.1. Chủ trương, chính sách liên quan đến giải quyết việc làm cho dân tộc thiểu số 16 1.3.2 Tổ chức cơ sở đào tạo, trung tâm dạy nghề.......................................................... 16 1.3.3. Chất lượng của lao động dân tộc thiểu số .......................................................... 16 1.3.4. Vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của lao động dân tộc thiểu số ..................17 1.3.5. Sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, hội đoàn thể ................................................17 1.4. Tổng quan công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ............17 1.4.1. Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ở Việt Nam ...........17 1.4.2. Kinh nghiệm của một số nước về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ....................................................................................................................................23 1.4.3. Bài học về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ........................... 29 Kết luận chương 1 ............................................................................................................. 30 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LẠNG SƠN .................................................................................. 31 2.1. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn ............31 iii
- 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên ................................................................................................ 31 2.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội ................................................................................ 39 2.1.3. Đặc điểm kinh tế khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số ............................... 40 2.2. Đặc điểm thực trạng xã hội khu vực nông thôn vùng dân tộc thiểu số .................. 46 2.3. Thực trạng công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2014-2016. ........................................................................................... 47 2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo ngành nghề............................................................. 47 2.3.2. Thực trạng về công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .............. 53 2.3.3. Thực trạng thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp ................................................................................................................... 60 2.3.4. Thực trạng khôi phục, phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống ........ 67 2.4. Đánh giá chung công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn............................................................................................................................. 71 2.4.1. Kết quả đạt dược ................................................................................................. 71 2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 77 Kết luận chương 2 ............................................................................................................. 82 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................................ 84 3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn ...... 84 3.1.1. Định hướng chung ............................................................................................... 84 3.1.2. Định hướng đối với các vùng dân tộc thiểu số.................................................... 87 3.2. Định hướng giải quyết việc làm cho cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .................................................................................................................... 87 3.3. Cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp giải quyết việc làm cho cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .......................................................................... 88 3.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các giải pháp tạo việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ........................................................................................................ 90 3.4.1. Giải pháp tăng cường công tác đào tạo nghành nghề cho lao động DTTS ........ 90 3.4.2. Giải pháp Phát triển hoạt động đưa người lao động DTTS đi làm việc ở nước ngoài .............................................................................................................................. 95 iv
- 3.4.3. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tạo cơ hội việc làm cho lao động dân tộc thiểu số ............................ 96 3.4.4. Giải pháp khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống .....97 Kết luận chương 3 ............................................................................................................. 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................... 102 v
- DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn ................................................................. 31 vi
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ..................................................................35 Bảng 2.2 Biến động diện tích đất phân theo loại đất 2014-2016 ..................................36 Bảng 2.3 Dân số Lạng Sơn qua các năm 2014 - 2016 .................................................40 Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Lạng Sơn thời kỳ 2010 - 2016 ........................... 42 Bảng 2.5 Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo thành phần và ngành kinh tế tỉnh Lạng Sơn.......................................................................................... 43 Bảng 2.6: Tổng vốn đầu phát triển thời kỳ 2014 - 2016 ...............................................44 Bảng 2.7 Đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh năm 2014 - 2016 ...........................................51 Bảng 2.8 Tình hình đào tạo nghề của lao động điều tra ................................................52 Bảng 2.9: Tổng hợp xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn qua các ..............56 năm 2014 – 2016 ...........................................................................................................56 Bảng 2.10: Số lao động điều tra được đi xuất khẩu lao động .......................................57 Bảng 2.11: Một số văn bản có liên quan .......................................................................58 Bảng 2.12: Các văn bản chính sách có liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư phát triển công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu........................................................................61 Bảng 2.13: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo loại hình doanh nghiệp .........62 Bảng 2.14: Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động theo loại hình doanh nghiệp ............................................................................................................................ 63 Bảng 2.15: Số lao động điều tra được tuyển dụng thông qua chính sách thu hút doanh nghiệp phát triển khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp tỉnh Lạng Sơn......64 Bảng 2.16: Số lao động được tạo việc làm tại các cơ sở sản xuất nghề truyền thống điều tra ........................................................................................................................... 69 ảng 2.17 hách hàng của các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, làng nghề .................70 Bảng 2.18: Một số văn bản pháp luật về chương trình phát triển làng nghề.................70 Bảng 2.19: Ý kiến của lãnh đạo địa phương, chủ doanh nghiệp, trung tâm đào tạo nghề và người lao động về công tác đào tạo nghề .................................................................72 Bảng 2.20: Tổng hợp kết quả thực hiện dạy nghề giai đoạn 2014-2016....................... 73 Bảng 2.21: Đánh giá của cán bộ, người lao động về giải pháp xuất khẩu lao động đối với công tác giải quyết việc làm cho lao động DTTS ...................................................74 vii
- Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2014-2016 ...................................................................................................................... 75 Bảng 2.23: Đánh giá của Lãnh đạo địa phương, Doanh nghiệp, Người lao động về chính sách ưu đãi doanh nghiệp đối với công tác tạo việc làm cho lao động DTTS .... 76 viii
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANQP An ninh Quốc phòng ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái ình Dương GD&ĐT Bộ giáo dục và Đào tạo LĐT &XH Bộ lao động Thương binh và Xã hội H&ĐT Bộ kế hoạch và Đầu tư BTC Bộ Tài chính CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSSX Cơ sở sản xuất CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DNNN Doanh nghiệp nhà nước DTTS Dân tộc thiểu số HĐND - UBND Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân FDI Vốn đầu tư của nước ngoài KCN Khu công nghiệp KKTCK Khu kinh tế cửa khẩu KHKT Khoa học kỹ thuật NLĐ Người lao động NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TNHH Trách nhiệm hữu hạn TTg Thủ tướng TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PRA Phương pháp điều tra có sự tham gia WTO Tổ chức thương mại Thế giới ix
- MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa cùng xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, với tư cách là thành viên của các tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC và với chính sách mở rộng quan hệ song phương với các nước trên thế giới, Việt Nam đang dần được khẳng định và biết đến trên trường quốc tế, đang tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Đó là những điều kiện thuận lợi tạo nhiều cơ hội mới cho người lao động nói chung và lao động dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng. Việc làm có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nó không thể thiếu đối với từng cá nhân và toàn bộ nền kinh tế, là vấn đề cốt lõi và xuyên suốt trong các hoạt động kinh tế, có mối quan hệ mật thiết với kinh tế và xã hội, nó chi phối toàn bộ mọi hoạt động của cá nhân và xã hội, vì vậy để đáp ứng được nhu cầu việc làm của toàn xã hội đòi hỏi nhà nước phải có những chiến lược, kế hoạch cụ thể đáp ứng được nhu cầu này. Theo Tổng Cục thống kê, năm 2013 cả nước có gần 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp, trong đó khu vực thành thị chiếm 49,8% và số nữ chiếm 57,7% tổng số thất nghiệp. Ở nước ta đồng bào DTTS với gần 12,3 triệu người, chiếm khoảng 14,17% dân số cả nước sống tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đại đa số sống ở nông thôn, nơi mà điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng yếu kém, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng thấp, đời sống gập rất nhiều khó khăn… Trong bối cảnh hiện nay, lao động người dân tộc thiểu số tiếp tục được Đảng, Nhà nước dành nhiều sự quan tâm với nhiều chủ trương, đường lối, chính sách quan trọng về đất đai, cơ sở hạ tầng, vốn, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, tạo việc làm… đáng chú ý là Chương trình 135, Nghị định 41/2010/NĐ-CP, Quyết định 1956/QĐ-TTg, Nghị quyết 30a…. Tuy nhiên việc đào tạo nghề, hỗ trợ lao động DTTS khó khăn, xuất phát từ nhiều lí do như lao động dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp, tập quán lạc hậu, khó làm quen với tác phong công nghiệp, khó khăn trong tiếp cận, tiếp thu những kiến thức mới, thường không mặn mà với việc học nghề, dẫn đến vẫn còn một bộ phận lớn đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi phải sống cuộc sống khá khó khăn, thiếu thốn ngay cả những nhu cầu thiết yếu nhất. Thực trạng này đang là một rào cản lớn đối với sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, phát 1
- triển giáo dục tại các khu vực có đông đồng bào DTTS sinh sống của Đảng và Nhà nước. Lạng Sơn là tỉnh nằm ở vùng Đông ắc Việt Nam có đường biên giới giáp với Sùng Tả - Quảng Tây - Trung Quốc và giáp với các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn; nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và tứ giác trọng điểm Bắc bộ Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; có 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ, lối mở, điểm thông quan gắn liền với nhiều cặp chợ biên giới với Trung Quốc. Với dân số 744.079 người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 489.627 người, người dân tộc thiểu số chiếm trên 84%, chiếm khoảng 77% dân số, bình quân mỗi năm có khoảng 4.000 lao động trong độ tuổi lao động không có việc làm, phần lớn tập trung vào lao động DTTS (Niên giám thống kê Lạng Sơn, 2015). Trong thời kỳ đổi mới, lao động DTTS Lạng Sơn đã từng bước tiếp thu những kiến thức mới, tiếp cận nền kinh tế thị trường khá nhanh chóng, phát huy được truyền thống cách mạng của quê hương, đa số có ý thức chính trị đúng đắn, trình độ học vấn nghề nghiệp và nhận thức xã hội cao hơn trước, đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của lao động tốt hơn, tính tích cực xã hội, ý thức trách nhiệm cộng đồng được nâng cao. Bên cạnh đó Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMT Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể trong toàn tỉnh đã có nhiều chính sách, hoạt động, phong trào nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động DTTS như: Chỉ thị 29-CT/TU, Chỉ thị 36-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định 1535/QĐ-UBND, Quyết định 73/QĐ-UBND, Quyết định 28/2013/QĐ-U ND…. Song lao động Lạng Sơn đặc biệt là lao động DTTS đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, đó là: Tỷ lệ thất nghiệp còn cao, thời gian lao động còn thấp, trình độ học vấn không đồng đều, tiếp cận khoa học công nghệ, ngoại ngữ, tư duy kinh tế còn hạn chế, một bộ phận lao động thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, thụ động, sống thực dụng, lười lao động, đòi hỏi hưởng thụ cao hơn so với cống hiến và khả năng đáp ứng của bản thân. Tình trạng lao động trẻ vi phạm pháp luật, mắc các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, game online diễn biến phức tạp, vẫn đang có xu hướng gia tăng, tình trạng thiếu việc làm, khả năng tiếp cận việc làm trong và ngoài tỉnh của bộ phận này còn nhiều hạn chế. Để góp phần làm rõ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn”. 2
- 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá, phân tích thực trạng, kết quả các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm giải quyết việc làm cho lao động DTTS trong điều kiện cụ thể của địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứuNghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm cho lao động DTTS tỉnh Lạng Sơn. Chủ thể nghiên cứu là: Lao động DTTS; các tổ chức tham gia giải quyết việc làm cho lao động DTTS như: Các tổ chức Hội, Đoàn thể các cấp, Sở Lao động Thương binh và xã hội, an Dân tộc, U ND các huyện, U ND các xã, Trung tâm đào tạo nghề, Trung tâm xúc tiến, giới thiệu việc làm, các trường dậy nghề, Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh, các Doanh nghiệp... 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu* Về nội dung: Tập trung nghiên cứu giải pháp giải quyết việc làm, chương trình hỗ trợ và tiếp cận thị trường lao động của lao động DTTS tỉnh Lạng Sơn như: - Chương trình đào tạo nghề cho lao động. - Giải pháp thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu kinh tế cửa khẩu, các khu, cụm công nghiệp trong các chương trình tạo việc làm cho lao động. - Chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. - Giải pháp phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là thế mạnh của địa phương nhằm thu hút lao động vào các công việc này để tạo việc làm tại địa phương. - Hỗ trợ về vốn, thuế, thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng để hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất. * Về không gian: Nghiên cứu chung trên toàn tỉnh Lạng Sơn * Về thời gian: Tình hình giải quyết việc làm dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn giai doạn 2013-2016 và định hướng phát triển cho giai đoạn tiếp theo. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn a. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu tổng quan, hệ thống hóa các vấn đề về công tác giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số khu vực nông thôn tỉnh Lạng Sơn. Những kết quả 3
- nghiên cứu của luận văn ở một mức độ nào đó, có giá trị tham khảo trong học tập, giảng dạy các vấn đề công tác giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. b. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu các giải pháp là tài liệu tham khảo cho tỉnh Lạng Sơn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động dân tọc thiểu số khu vực nông thôn trong chương trình phát triển kinh tế nông thôn vùng biên giới. 6. Kết quả đạt được của đề tài - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số. - Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. 7. Nội dung của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về việc làm và công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số. Chương 2: Thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2016 Chương 3: Giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn. 4
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆC LÀM VÀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG DÂN TỘC THIỂU SỐ. 1.1. Những vấn đề lý luận về giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số 1.1.1 Khái niệm về lao động 1.1.1.1 Lao động Theo giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin viết: "Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống con người" . Trong Bộ luật lao động 2012 viết: "Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội". Hai khái niệm trên cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện các hoạt động lao động phong phú của con người, nó có vai trò hết sức quan trọng, con người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu cầu của mình. Trong quá trình đó, con người ngày càng phát hiện được những đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Trong lao động con người không chỉ nâng cao được trình độ hiểu biết về thế giới tự nhiên mà còn cả những kiến thức về xã hội và nhân cách đạo đức. Lao động là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển xã hội. 1.1.1.2 Dân tộc thiểu số và lao động dân tộc thiểu số Theo Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. “Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, càng không phải là dân tộc lạc hậu, khái niệm đó là chỉ dân tộc có số người ít hơn so với dân tộc đa số”. (Cư Hòa Vần, 2000); Đảng cộng sản Việt Nam luôn khẳng định quan điểm nhất quán: Việt Nam là một quốc gia thống nhất với 54 dân tộc thành viên, với khoảng trên 80 triệu người. Trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2% dân số, được quan niệm là “dân tộc đa số”, 53 dân tộc còn lại được quan niệm là “dân tộc thiểu số”. Vậy có thể hiểu lao động DTTS là những người thuộc lực lượng lao động và tham gia hoạt động trong hệ thống các ngành kinh tế như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chủ yếu ở nông thôn tập trung ở 5
- vùng miền núi phía Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. 1.1.1.3 Đặc điểm của lao động dân tộc thiểu số Lao động dân tộc thiểu số sống và làm việc rải rác trên địa bàn rộng, có trình độ văn hoá và chuyên môn thấp hơn. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm một tỷ lệ thấp, chủ yếu học nghề thông qua việc hướng dẫn của thế hệ trước hoặc tự truyền cho nhau nên lao động theo truyền thống và thói quen là chính, khả năng tiếp cận và tham gia thị trường kém, thiếu khả nămg nắm bắt và xử lý thông tin thị trường, khả năng hạch toán hạn chế, khu vực sinh sống địa hình rừng núi hiểm trở và chia cắt việc giao thông đi lại rất khó khăn. Điều đó làm cho lao động dân tộc thiểu số có tính bảo thủ nhất định, tạo ra sự khó khăn cho việc thay đổi phương hướng sản xuất và thực hiện phân công lao động, hạn chế sự phát triển kinh tế nông thôn. Lao động mang tính thời vụ rõ rệt, đặc biệt là các vùng nông thôn thuần nông, vùng núi. Do vậy, việc sử dụng lao động trong khu vực này kém hiệu quả, hiện tượng thiếu việc làm là phổ biến. Một bộ phận không nhỏ thiếu chí vươn lên làm giầu, trông chờ ỷ lại chờ Nhà nước hỗ trợ, có tư tưởng thoả mãn với những gì mình có. Văn hoá, phong tục tập quán phong phú nhưng còn nhiều nét lạc hậu. Một số đặc tính tốt cần phát huy của lao động đồng bào DTTS là: Truyền thống yêu lao động, cần cù, chịu khó, tính cộng đồng cao, ý thức đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau, ... Đó sẽ là những cơ sở, điều kiện cho việc thực hiện công tác xác định nhu cầu nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt. Tinh thần lạc quan, lòng trung thành, sự dũng cảm và truyền thống lão quyền, ... là rất quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động cộng đồng. Tính sở hữu cộng đồng, ví dụ: cách thức quản lý đất đai theo thôn làng và cách bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ma, rừng thiêng,... là những kinh nghiệm quý giúp quản lý tốt đất đai và bảo vệ tài nguyên môi trường Những đặc điểm trên, trong quá trình nghiên cứu cần được xem xét kỹ trước khi đưa ra những giải pháp tạo việc làm cho lao động DTTS. 1.1.1.3 Phân loại lao động Việc phân loại lao động nhằm đánh giá chất lượng nguồn lao động và tình hình sử dụng phân công lao động. Theo đó trình độ văn hóa và chuyên môn của lao động DTTS cần 6
- được quan tâm đánh giá kỹ lưỡng hơn cả. Việc đánh giá đúng trình độ văn hoá của lao động là cơ sở quan trọng để đưa ra những biện pháp đào tạo và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến người lao động một cách phù hợp và có hiệu quả nhất. Đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta là phát triển theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN và có sự quản lý của nhà nước. Đặc biệt với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia sẽ hết sức gay gắt, điều đó đòi hỏi trình độ của lao động cũng phải thích ứng, phù hợp với yêu cầu chung. Bộ phận lao động DTTS chủ yếu ở nông thôn có trình độ chuyên môn khoa học kỹ thuật sẽ có vai trò như đầu tầu trong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh. Từ đó, họ sẽ có tác động nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh tiên tiến và thúc đấy sản xuất kinh doanh trong khu vực này phát triển có hiệu quả cao. Vì vậy, cần có chiến lược đào tạo phù hợp nhằm nâng dần tỷ lệ nguồn lao động đã được qua đào tạo trong khu vực có đông đồng bào DTTS. - Theo lứa tuổi, có thể phân thành các nhóm như sau: + Nhóm lao động trẻ gồm những người từ 15 đến 34 tuổi + Nhóm lao động trung niên gồm những người từ 35 đến 54 tuổi + Nhóm lao động cao tuổi gồm những người từ 55 tuổi trở lên. Việc phân chia lực lượng lao động theo nhóm tuổi giúp chúng ta nắm được cơ cấu về tuổi đời của lực lượng lao động, tình hình biến động của lực lượng lao động và tình hình việc làm của mỗi nhóm tuổi. Từ đó tìm ra giải pháp giải quyết việc làm phù hợp. - Theo giới tính nam và nữ, việc nghiên cứu tình hình việc làm theo giới tính cho ta biết thực trạng của lao động nữ, từ đó có những giải pháp cụ thể cho lao động nữ. - Ngành hoạt động gồm các nghành sau: + Trồng trọt, chăn nuôi + Lâm nghiệp + Thủy sản + Tiểu thủ công nghiệp + Thương mại, dịch vụ Việc phân chia lao động theo ngành như trên thực chất chỉ mang tính tương đối, cách phân chia như trên là dựa vào thu nhập và thời gian lao động được phân bổ cho các ngành. Trong thực tế, mỗi hộ lao động thường có cả trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp 7
- và thuỷ sản, có những hộ có đầy đủ các ngành trên, không thì ỉt nhất cũng có chăn nuôi, trồng trọt và lâm nghiệp. Việc phân chia lao động theo ngành như trên cho phép đánh giá được cơ cấu kinh tế trong lao động vùng đồng bào DTTS và trình độ phân công lao động. Điều này có ý nghĩa quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi vùng trong việc khai thác tối đa và hợp lý những thế mạnh của địa phương mình. 1.1.2. Việc làm và thất nghiệp 1.1.2.1 Việc làm Theo mục 1, Điều 9, chương II của Bộ Luật lao động năm 2012 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và mục 2, Điều 3, chương 1 của Luật việc làm năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định: "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm ". Khái niệm trên cho thấy các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: + Những công việc được trả công bằng tiền hoặc hiện vật. + Những việc tự làm để thu lợi nhuận, thu nhập cho bản thân hoặc gia đình. Những việc làm tự phục vụ cho bản thân. Theo xu hướng phát triển chung của xã hội, thời gian dành cho việc này ngày càng tăng và càng chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của mỗi người. 1.1.2.2 Thất nghiệp Thất nghiệp là hiện tượng một bộ phận của lực lượng lao động không có việc làm và đang tích cực tìm việc làm. Như vậy, những người không có nhu cầu làm việc hoặc không tìm việc làm là những người không thuộc lực lượng lao động. Thất nghiệp là vấn đề bức xúc mà tất cả các quốc gia đều phải đương đầu. Thất nghiệp ảnh hưởng rộng lớn đến tất cả các vấn đề kinh tế và xã hội. Trước hết, thất nghiệp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, làm giảm thu nhập và mức sống của dân cư, hạn chế tăng sản lượng quốc dân. Thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập thấp còn dẫn tới nhiều tệ nạn xã hội, ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội. Các tệ nạn xã hội phát triển, an ninh sản xuất không bảo đảm lại kìm hãm việc thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển các ngành nghề mới...Cái vòng luẩn quẩn đó luôn néo giữ nông thôn trong vòng nghèo nàn và lạc hậu. * Thất nghiệp được chia làm 3 nhóm: 8
- - Thất nghiệp tạm thời là do sự di chuyển không ngừng con người giữa các vùng, các công việc hoặc các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Do sự di chuyển mà một số người tự nguyện thất nghiệp. Trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì mức độ cơ động và linh hoạt của lực lượng lao động càng cao. Con người có thể chuyển từ công việc này sang công việc khác dễ dàng hơn, hoặc chuyển từ vùng này sang lao động và sinh sống ở vùng khác. Vì thế thất nghiệp tạm thời có xu hướng ngày càng tăng. - Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối về chuyên môn kỹ thuật, chuyên ngành mà người lao động được đào tạo so với nhu cầu của xã hội. - Thất nghiệp chu kỳ phát sinh khi mức cầu chung về lao động thấp. Nó gắn với giai đoạn suy thoái và đóng cửa chu kỳ kinh doanh. Trên thế giới, thất nghiệp chu kỳ vẫn diễn ra gắn với các cuộc khủng hoảng kinh tế, khi sản xuất đình trệ và công nhân không có việc làm, bị sa thải hàng loạt. Trong những thời kỳ khủng hoảng kinh tế, nhiều công nhân không có việc làm lại trở về sống ở nông thôn, tạo thêm sức ép về việc làm và thu nhập cho lao động nông thôn - Thất nghiệp nhu cầu là trình trạng không có việc làm ngắn hạn hoặc dài hạn do giảm tổng cầu về lao động và làm nền kinh tế đình đốn hoặc suy thoái, dẫn đến giảm hoặc không tăng số việc làm. * Ảnh hưởng của thất nghiệp: Thất nghiệp làm cho một bộ phận của lực lượng lao động không được tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất và những giá trị tinh thần cho xã hội. Vì vậy, thất nghiệp ảnh hưởng tới mức sản lượng của một quốc gia. Thất nghiệp làm cho những người thất nghiệp và gia đình họ gặp khó khăn về kinh tế, họ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ giáo dục và y tế, sức khoẻ và trình độ hạn chế sẽ ảnh hưởng lâu dài đến năng lực làm việc của gia đình họ và từ đó ảnh hưởng đến xã hội. Không có việc làm không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của bản thân người thất nghiêp mà còn ảnh hưởng đến những người thân của họ. Từ những khó khăn trong cuộc sống và sự tổn thương về tâm lý làm cho người thất nghiệp dễ có những hành vi ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn xã hội. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi như phá rừng, đánh bắt hải sản bằng thuốc nổ và xung điện, khai thác vàng bạc, đá quý, thiếc, quặng sắt và than thổ phỉ...một cách tự do và bừa bãi làm huỷ hoại các 9
- nguồn tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Bên cạnh đó, thất nghiệp, thiếu việc làm và thu nhập thấp còn kéo theo rất nhiều những tệ nạn như buôn bán và sử dụng chất ma tuý, buôn lậu, mại dâm, trộm cắp...cùng với dòng người di cư tìm việc làm từ thành phố về mang theo những tệ nạn khác làm cho cuộc sống nông thôn không được bình yên, phá hỏng những thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nói chung và lao động dân tộc thiểu số nói riêng. 1. 2 Công tác giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số 1.2.1. Chủ trương, định hướng giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số 1.2.1.1 Chính sách giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số “Chính sách được hiểu là phương cách, đường lối hoặc phương hướng dẫn dắt hành động trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực. Chính sách là tập hợp các quyết sách của Chính phủ được thể hiện ở hệ thống quy định các văn bản pháp quy nhằm từng bước tháo gỡ những khó khăn trong thực tiễn, điều khiển nền kinh tế hướng tới những mục tiêu nhất định, đảm bảo sự phát triển ổn định của nền kinh tế” (Phạm Vân Đình, 2009). - Tác động của chính sách: Chính sách của Đảng và Nhà nước tác động rất lớn đến việc giải quyết việc làm cho lao động DTTS. Chính sách định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động đặc biệt ưu tiên giúp lao động DTTS có điều kiện tốt nhất để học nghề, lập nghiệp, có việc làm ổn định. Trong thời gian qua một số chính sách có hiệu quả của nhà nước cho đồng bào DTTS đang được triển khai có kết quả rõ dệt như: Hỗ trợ đất sản xuất, vốn vay ưu đãi, hướng nghiệp nghề, giáo dục, Chương trình 134, 135, Đề án 1956, Nghị quyết 30a của Chính phủ... có tác động to lớn và lâu dài tới phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn vùng đồng bào DTTS. 1.1.3.2 Giải quyết việc làm cho lao động dân tộc thiểu số Giải quyết việc làm là vấn đề hết sức cần thiết cho lao động DTTS, nhưng lao động phải có hiệu quả cao mới nâng cao được thu nhập và mức sống của người dân. Vấn đề rất cần thiết là phải đào tạo, bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật cho lao động trẻ ở vùng đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức. Trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lao động 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp giá thể sinh học di động (MBBR)
133 p | 515 | 137
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 982 | 100
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng Gis trong công tác quản lý mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
21 p | 367 | 82
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDS/IPS
35 p | 260 | 74
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tính toán song song và ứng dụng vào hệ thống tính cước data 3G
30 p | 335 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS:Cu,Al
70 p | 212 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số thuật toán phân tích không gian trong hệ thông tin Địa lý
25 p | 297 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu suy diễn và ứng dụng xây dựng hệ thống tìm đường đi
15 p | 235 | 32
-
Bài thuyết trình luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao mức độ đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường cho các công trình xây dựng dân dụng tại thành phố mới Bình Dương
43 p | 331 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm mạng xã hội phục vụ phát triển nông thôn
0 p | 191 | 27
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chế tạo bạc nano gắn trên Silica dùng làm chất kháng khuẩn bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60
105 p | 166 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc
29 p | 155 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số phương pháp phân đoạn ảnh màu
21 p | 199 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ chế lây nhiễm và cách phòng chống Mailware trong máy tính
24 p | 141 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỏi đáp hướng miền ứng dụng
22 p | 168 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 129 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng CRBT trong mạng Viễn Thông
24 p | 124 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội
87 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn