Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
lượt xem 6
download
Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm nâng cao quản lý hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua đó giúp cho các nhà quản lý xác định được những vấn đề mà nhà quản lý nguồn vốn ODA quan tâm nhất, làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, tránh thất thoát.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ------------ NGUYỄN MINH QUANG TRẦN MINH TRUNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Bà Rịa – Vũng Tàu, năm2020
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA – VŨNG TÀU ------------ NGUYỄN MINH QUANG TRẦN MINH TRUNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VỐN ODA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Anh Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 03 năm 2020
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” là bài nghiên cứu của chính tôi. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác. Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chưa bao giờ được nộp được nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. BR-VT, ngày tháng năm 2020 Học viên Trần Minh Trung
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy TS. Nguyễn Văn Anh đã tận tình hướng dẫn, góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô) Trường Đai học Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là quý Thầy (Cô) khoa Quản trị kinh doanh và Phòng Sau đại học đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kinh nghiệm và kiến thức quý báu trong thời gian tôi học tại trường. Xin chân thành cảm ơn Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan, Văn phòng UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã nhiệt tình hỗ trợ trong việc thu thập thông tin, có những ý kiến đóng góp thực tế giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cảm ơn các Anh (Chị) lớp Cao học – Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã hỗ trợ trong quá trình học tập và thự hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tất cả! Học viên: Trần Minh Trung
- iii TÓM TẮT “ Mục đích chính của nghiên cứu này nhằm nâng cao quản lý hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, qua đó giúp cho các nhà quản lý xác định được những vấn đề mà nhà quản lý nguồn vốn ODA quan tâm nhất, làm thế nào để sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả, tránh thất thoát. ” “ Dựa trên các cơ sở lý thuyết về quản lý nguồn vốn ODA, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã thực hiện các nghiên cứu tương tự trước đây, kết hợp với tình hình thực tiễn tại đại phương, tác giả đã đề ra quy trình và phương pháp nghiên cứu để Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. “ Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự quản lý nguồn vốn ODA của các nước trong khu vực, của cả nước và của cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong những năm qua (từ năm 1993-2017). ” “Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số hàm ý quản trị sau: Để quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh, thì tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần có cơ chế, chính sách cụ thể, rõ ràng nhằm quản lý hiệu quả nguồn vốn này. Bên cạnh việc quản lý, cần phải kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan ban hành những cơ chế, chính sách cụ thể và kịp thời trong việc quản lý nguồn vốn ODA nói trên. Trên cơ sở đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từng bước nâng cao năng lực quản lý ngày càng chặt chẽ, tốt hơn trong việc sử dụng nguồn vốn ODA khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.” “Để thực hiện tốt việc quản lý nguồn vốn như đã trình bày trên, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần phải có cũng như cần phải đào tạo chuyên sâu hơn những con người, nhân sự để quản lý từng chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Tập trung về một đầu mối để quản lý nguồn vốn ODA nhằm nâng cao tầm quan trọng của nguồn vốn này. ”
- i MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... i DANH MỤC HÌNH .................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG .................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... vi Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ............................................................................ 1 1.1 Lý do nghiên cứu ......................................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................................3 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................................3 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ...........................................................................................................4 1.7 Kết cấu luận văn .......................................................................................................................4 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA ...... 5 2.1 Tổng quan về ODA ...................................................................................................................5 2.1.1 Khái niệm về ODA ..............................................................................................................5 2.1.2 Phân loại vốn ODA .............................................................................................................6 2.1.3 Đặc điểm nguồn vốn ODA ..................................................................................................8 2.2 Quản lý nhà nƣớc về vốn OD ................................................................................................ 10 2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vốn ODA ........................................................................10 2.2.2 Tầm quan trọng của quản lý Nhà nước đối với vốn ODA ................................................10 2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ODA ...................................................................................13 2.3.1 Theo phạm vi đánh giá ......................................................................................................13 2.3.2 Theo thời điểm đánh giá ....................................................................................................17 2.3.3 Mối quan hệ giữa kiểu đánh giá và các tiêu chí ................................................................ 19 2.3.4 Thông tin để đánh giá ........................................................................................................19 2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn ODA ...................................................19 2.4.1 Các nhân tố khách quan: ...................................................................................................20 2.4.2 Các nhân tố chủ quan ........................................................................................................20 2.5 Tổng quan về các nghiên cứu tác động của ODA tới tăng trƣởng kinh tế........................23 Tóm tắt chƣơng 2 ......................................................................................................................... 26
- ii 3.1 Mô hình phân tích hiệu quả công tác Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ............................................................................................ 27 3.2 Thu thập dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................30 3.3 Phƣơng pháp xử lý số liệu .....................................................................................................30 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ODA TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 1993 - 2017 ......................................... 32 4.1 Tổng quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ......................................................................................32 4.1.1 Vị trí địa lý, đơn vị hành chính và điều kiện tự nhiên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................32 4.1.2 Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .............................................................. 33 4.2 Tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ................................ 36 4.2.1 Tình hình cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA............................................................. 36 4.2.2 Cơ cấu vốn ODA theo ngành, lĩnh vực .............................................................................39 4.2.3 Cơ cấu vốn ODA theo nhà tài trợ ......................................................................................41 4.3 Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với nguồn vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu........42 4.4 Kết quả phân tích tác động của ODA đến tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.......................................................................................................................................46 4.4.1 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến............................................................................47 4.4.2 Kiểm tra đa cộng tuyến theo hệ số VIF .............................................................................48 4.4.3 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ................................................................................48 4.4.4 kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu .........................................................................49 4.5 Đánh giá chung .......................................................................................................................50 4.5.1 Kết quả đạt được ...............................................................................................................50 4.5.2 Những hạn chế ..................................................................................................................52 4.5.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế chế .........................................................................53 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ................................................................... 54 5.1 Định hƣớng thu hút, sử dụng ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ........................................54 5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với nguồn vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.......................................................................................................................................56 5.2.1 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ....................................................................................56 5.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện các chương trình dự án ODA ......................................................................................................................................60 5.2.3 Thành lập Bộ phận chỉ đạo chương trình, dự án ODA của tỉnh ........................................64 5.2.4 Xây dựng kế hoạch thu hút và sử dụng ODA giai đoạn 5 năm của tỉnh ........................... 66 5.3 Kiến nghị .................................................................................................................................67 5.3.1 Kiến nghị với Chính phủ ...................................................................................................67 5.3.2 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư ..............................................................................68
- iii 5.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính ............................................................................................... 69 Tóm tắt chƣơng 5 ......................................................................................................................... 70 KẾT LUẬN ................................................................................................ 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... a
- iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu..................................... Hình 2.2 Số lượng ODA ký kết vào khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017 ..................................................................................................................................... Hình 2.3 Tỷ lệ giải ngân ODA khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017 ..................................................................................................................................... Hình 2.4 Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 1993 – 2017.............................................................................................................................
- v DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Tóm tắt các yếu tố trong mô hình .............................................................. Bảng 4.1: Số lượng ODA ký kết vào khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ..................... Bảng 4.2 Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu .......... Bảng 4.3: 10 Nhà tài trợ có cam kết ODA lớn nhất ................................................... Bảng 4.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ................................... Bảng 4.5 Bảng ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình nghiên cứu Bảng 4.6 Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình nghiên .................................................... Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo OLS ........................................................................... Bảng 4.8 Kết quả kiểm định khuyết tật mô hình nghiên cứu: ....................................
- vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài BR-VT: Bà Rịa – Vũng Tàu IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế ODA: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức OECD: Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển WB: Ngân hàng thế giới GRDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- 1 Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do nghiên cứu “ Vốn đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng của mỗi quốc gia. Trong một nền kinh tế mở, vốn đầu tư bao gồm: Vốn trong nước, vốn thu hút từ nước ngoài chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI), các khoản tín dụng thương mại. Đối vói những nước nghèo, thu nhập thấp, khả năng tích lũy vốn từ trong nước hạn chế thì nguồn vốn nước ngoài có ý nghĩa vô cùng quan trọng ODA là nguồn vốn mang tính chất trợ giúp từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như việc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, ODA không chỉ là một khoản cho vay đơn thuần, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị và kinh tế. ODA sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu không quản lý và sử dựng ODA hiệu quả. Bởi vậy, việc quản lý ODA nói chung cũng như quản lý Nhà nước về vốn ODA nói riêng làm sao để phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển của nước nhận ODA là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu của Việt Nam đặt ra là thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó, ngoài việc thu hút vốn đầu tư thì quản lý vốn cũng là một chiến lược quan trọng.” “ Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam Bộ, Bà Rịa – Vũng Tàu kết nối thuận lợi với Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt. Tính đến năm 2018, Bà Rịa – Vũng Tàu là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 38 về số dân, xếp thứ bảy về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ ba về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.112.900 người dân[2], GRDP đạt 149.574 tỉ Đồng (tương ứng với 6,4961 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 134,4 triệu đồng (tương ứng với
- 2 5.837 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%,[3] không tính về ngành dầu khí theo quy định của Tổng cục Thống kê (Việt Nam). ” Trong giai đoạn tỉnh tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) hiện nay thì vốn là một yếu tố quan trọng, trong điều kiện nguồn vốn từ ngân sách của tỉnh còn thiếu trầm trọng và đầu tư từ lĩnh vực tư nhân còn quá thấp, vì vậy việc bổ sung nguồn vốn đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài là hết sức quan trọng. Từ năm 1993 đến khoảng đầu năm 2017, tổng vốn ODA ký kết trong các điều ước quốc tế cụ thể cho tỉnh BR-VT đạt trên 115,137 nghìn USD. Trong đó vốn vay ưu đãi đạt 97,163 nghìn USD và chiếm khoảng 84,39%, vốn ODA không hoàn lại đạt 17,973 nghìn USD và chiếm khoản 15,61%. Vốn ODA đã giúp tỉnh BR-VT giải quyết được vấn đề xóa đói giảm nghèo, nhiều công trình cơ sở hạ tầng quan trọng cũng đã được xây dựng từ vốn ODA, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng vốn ODA tại tỉnh BR-VT vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như tham nhũng, sử dụng sai mục đích vốn ODA gây lãng phí vốn, kém hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư. Hơn nữa hiện nay, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đóng góp của các nhà tài trợ cho nguồn vốn ODA trên thế giới gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nguy cơ cắt giảm dòng vốn vay ưu đãi khi Việt Nam phát triển trở thành nước có mức thu nhập trung bình trong đó bao gồm cả tỉnh BR-VT. Vì vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ODA cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay và cho giai đoạn tiếp theo là vấn đề bức thiết. Trên cơ sở đó thì đề tài: “Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” của tác giả là hết sức cần thiết. ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tổng quát: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng ODA “ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế của công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gây lãng phí vốn, kém hiệu quả trong sử dụng vốn đầu tư và đưa ra những giải pháp cải thiện công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. ” Mục tiêu cụ thể:
- 3 - Xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng ODA và các nhân tố tác động đến hiệu quả (hay kết quả) sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phân tích hiệu quả sử dụng ODA, và tác động của công tác quản lý tác động đến hiệu quả (hay kết quả) sử dụng ODA. - Đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý nhầm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn phải trả lời được các câu hỏi sau: - Các nhân tố nào tác động đến hiệu quả (hay kết quả) sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ?; - Thực trạng hiệu quả sử dụng ODA và tác động của công tác quản lý tác động đến hiệu quả (hay kết quả) sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay như thế nào?; - Đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nguồn vốn ODA trong các dự án ODA của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Về thời gian: Tập trung phân tích, nghiên cứu số liệu trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 2017. 1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng được sử dụng:
- 4 Nghiên cứu định tính: Sử dụng các phương pháp truyền thống như thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích để đánh giá thực trạng quản lý vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong giai đoạn 1993 – 2017. Nghiên cứu định lượng: Thực hiện điều tra khảo sát và tổng hợp, tìm ra những thông tin đánh giá hiệu quả sử dụng ODA và các yếu tố quản lý tác động đến hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đề tài sử dụng phần mềm SPSS, Stata và Excel để hỗ trợ sử lý dữ liệu. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu “ Hiện nay để phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nếu chỉ sử dụng các nguồn vốn ngân sách của tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương là không đủ, do đó ODA là nguồn vốn bổ sung góp phần đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn vốn ODA phát huy được tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế thì công tác quản lý cần được siết chặt. Thông qua việc đánh giá thực trạng thu hút và Nghiên cứu giải pháp quản lý nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2017 và phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng ODA và các yếu tố quản lý tác động đến hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giúp nhận diện các vấn đề hạn chế. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng ODA trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho giai đoạn hiện tại cũng như giai đoạn tiếp theo. ” 1.7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn được chia thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nguồn vốn ODA. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 1993 – 2017. Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- 5 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA 2.1 Tổng quan về ODA 2.1.1 Khái niệm về ODA “ Năm 1967, Ủy ban Hỗ trợ Phát triển (ADC) của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đưa ra khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là những chuyển giao hỗ trợ chính thức mà mục tiêu chính là xúc tiến sự phát triển kinh tế xã hội của các nước đang phát triển với điều kiện tài chính ưu đãi. ” Năm 1972, DAC đưa ra một định nghĩa vốn ODA đầy đủ hơn, theo định nghĩa này thì vốn ODA là dòng vốn từ bên ngoài dành cho các nước đang phát triển, được các cơ quan chính thức của Chính phủ Trung ương và địa phương hoặc các cơ quan thừa hành của chính phủ, các tổ chức đa phương, các tổ chức phi chính phủ tài trợ. Nguồn vốn chuyển giao phải thỏa mãn: (1) Mục đích chính của nguồn vốn là hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi của nước đang phát triển; (2) Yếu tố không hoàn lại trong khoản cho vay ưu đãi chiếm ít nhất 25% trong tổng vốn viện trợ. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển được ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 05/08/1997 của Chính phủ Việt Nam về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thì vốn ODA được định nghĩa là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hoặc nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế. Hình thức cung cấp vốn ODA bao gốm vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không hoàn lại ít nhất đạt 25% giá trị khoản vay. Theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thì Hỗ trợ phát triển kinh tế chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ đa phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. Hình thức cung cấp vốn ODA bao gồm vốn ODA không hoàn lại, vốn ODA vay ưu đãi, vốn ODA hỗn hợp; các khoản vay ưu đãi phải đảm bảo yếu tố không hoàn lại đạt ít nhất 25% trên tổng giá trị khoản vay đối với các khoản vay không rang buộc.
- 6 Theo Nghị định số 16/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành ngày 16 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ có đưa ra khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA)trong Quy định này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên Chính phủ” (Chính phủ, 2016). Tóm lại ODA có thể hiểu một cách chung nhất như sau: ODA là các khoản cho vay ưu đãi kết hợp với nguồn cho không mà quốc gia này dành cho quốc gia khác có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Tính ưu đãi của ODA thể hiện ở phần ODA cho không cộng với các ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, lịch trả nợ với phần cho vay. Quốc gia tiếp nhận nguồn hỗ trợ chính thức sẽ được hưởng ít nhất là 25% so với tổng giá trị nguồn hỗ trợ đó. (Nguyễn Thị Lan Anh, 2015). 2.1.2 Phân loại vốn ODA 2.1.2.1 Phân loại vốn ODA theo hình thức cấp Vốn ODA không hoàn lại Vốn ODA không hoàn lại là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước nhận viện trợ không phải hoàn trả vốn và lãi cho bên viện trợ. Vốn ODA không hoàn lại thường được các nước đang phát triển ưu tiên cho những dự án thuộc lĩnh vực: Dân số, y tế, giáo dục đào tạo, hoặc các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo, phát triển giao thông nông thôn và miền núi, bảo vệ môi trường, vốn ODA không hoàn lại thường được cấp dưới các hình thức sau: - Hỗ trợ kỹ thuật: Là sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển thực hiện các nghiên cứu phát triển, lập nghiên cứu khả thi, đánh giá tác động môi trường, hỗ trợ ngành nghề. Các tổ chức tài trợ thực hiện tài trợ thông qua việc thuê các chuyên gia đào tạo cho nước nhận vốn ODA. - Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật: Là hình thức viện trợ cho các nước nghèo có xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Viện trợ thực hiện dưới dạng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thuốc chữa bệnh, vải.
- 7 - Đầu tư các dự án bảo vệ môi trường: Nguồn vốn ODA dùng để đầu tư vào các dự án xử lý chất thải rắn – nước thải đô thị, các khu bảo tồn thiên nhiên, xử lý chất độc sau chiến tranh, trồng rừng phòng hộ. ODA vay ưu đãi ODA vay ưu đãi là khoản vốn vay ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ; đảm bảo yếu tố không hoàn lại của khoản vay tối thiểu phải là 25% tổng giá trị khoản vay đối với khoản vay không ràng buộc và 35% tổng giá trị khoản vay đối với khoản vay có ràng buộc. Những điều kiện ưu đãi thường áp dụng bao gồm: - Lãi suất từ 0% đến 3%/năm. - Thời gian vay nợ dài (15 năm đến 40 năm). - Thời gian ân hạn (không trả lãi hoặc hoàn trả nợ) từ 10 năm đến 12 năm để vốn vay có thời gian phát huy hiệu quả. Vốn ODA hỗn hợp Vốn ODA hỗn hợp là khoản vốn ODA kết hợp một phần vốn không hoàn lại với một phần vốn vay có hoàn lại theo các điều kiện của OECD, những yếu tố không hoàn lại phải đạt không dưới 25% tổng giá trị của các khoản vốn đó; hoặc có thể kết hợp một phần không hoàn lại với một phần tín dụng ưu đãi và một phần Tín dụng thương mại nhưng phải đảm bảo yếu tố không không hoàn lại của khoản vay đó tối thiểu phải là 25% tổng giá trị khoản vay đối với khoản vay không ràng buộc và 35% đối với khoản vay có ràng buộc. 2.1.2.2 Phân loại theo nguồn cấp, vốn ODA được chia thành thành hai loại Vốn ODA song phương: Vốn ODA song phương là khoản vốn tài trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ, vốn ODA song phương dựa trên mối quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia nên thủ tục ký kết nhanh, lĩnh vực hợp tác đa dạng và quy mô dự án rất linh hoạt. ODA đa phương:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp giá thể sinh học di động (MBBR)
133 p | 515 | 137
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình
31 p | 982 | 100
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng Gis trong công tác quản lý mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
21 p | 367 | 82
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDS/IPS
35 p | 260 | 74
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu tính toán song song và ứng dụng vào hệ thống tính cước data 3G
30 p | 335 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và chế tạo vật liệu bột và màng ZnS:Cu,Al
70 p | 212 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số thuật toán phân tích không gian trong hệ thông tin Địa lý
25 p | 297 | 51
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ sở dữ liệu suy diễn và ứng dụng xây dựng hệ thống tìm đường đi
15 p | 235 | 32
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chế tạo bạc nano gắn trên Silica dùng làm chất kháng khuẩn bằng phương pháp chiếu xạ Gamma Co-60
105 p | 166 | 26
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu một số phương pháp phân đoạn ảnh màu
21 p | 199 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phương pháp tra cứu ảnh dựa trên nội dung và xây dựng hệ thống tra cứu cây thuốc
29 p | 155 | 21
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu và xây dựng hệ thống hỏi đáp hướng miền ứng dụng
22 p | 168 | 16
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu cơ chế lây nhiễm và cách phòng chống Mailware trong máy tính
24 p | 141 | 16
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí trong hoạt động tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp
97 p | 129 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng CRBT trong mạng Viễn Thông
24 p | 124 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu xây dựng công cụ đo kiểm và đánh giá chất lượng dịch vụ di động 4G (LTE)
129 p | 86 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu giải thuật cụm phổ cho tra cứu ảnh dựa trên nội dung
106 p | 10 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội
87 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn