intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Thiết kế hệ thống anten vòng cho ứng dụng WLAN 2.4GHz

Chia sẻ: Khetien Khetien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

151
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tập trung nghiên cứu và thiết kế một anten phân cực kép (tốt ở phân cực dọc và ngang) cho ứng dụng WLAN dải tần 2.4 GHz, cụ thể là anten vi dải dạng vòng có đặc tính phân cực kép (bằng cách xoay điểm dẫn nạp) với tấm tấm bức xạ hình tròn đã được cải tiến trên nền mạch in FR-4, cùng với mặt phản xạ bằng nhôm với kích thước thích hợp cộng hưởng tại tần số 2.44 GHz. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Thiết kế hệ thống anten vòng cho ứng dụng WLAN 2.4GHz

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM<br /> <br /> <br /> VÕ HỒNG NGÂN<br /> <br /> THIẾT KẾ HỆ THỐNG ANTEN VÒNG CHO ỨNG DỤNG<br /> WLAN 2.4GHz<br /> Chuyên ngành: Kỹ Thuật Điện Tử<br /> Mã số: 605270<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> <br /> TP HCM, Tháng 12/2014<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM<br /> <br /> Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. LƯƠNG VINH QUỐC DANH<br /> <br /> Cán bộ chấm nhận xét 1 : ........................................................................<br /> <br /> Cán bộ chấm nhận xét 2 : ........................................................................<br /> <br /> Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.<br /> HCM ngày 31 tháng 12 năm 2014<br /> <br /> Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:<br /> <br /> 1. ............................................................<br /> 2. ............................................................<br /> 3. ............................................................<br /> 4. ............................................................<br /> 5. ............................................................<br /> Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý<br /> chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).<br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG<br /> <br /> TRƯỞNG KHOA<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br /> PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH<br /> <br /> Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br /> <br /> -------------------<br /> <br /> --------o0o------Tp.HCM, ngày 18 tháng 12 năm 2014<br /> <br /> NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> <br /> Họ và tên học viên: VÕ HỒNG NGÂN<br /> <br /> MSHV: 11810080<br /> <br /> Ngày, tháng, năm sinh: 13/ 10/ 1987<br /> <br /> Nơi sinh: Tiền Giang<br /> <br /> Ngành: Kỹ Thuật Điện Tử<br /> <br /> Mã Số: 605270<br /> <br /> I. TÊN ĐỀ TÀI: Thiết kế hệ thống anten vòng cho ứng dụng WLAN 2.4 GHz.<br /> II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:<br /> -<br /> <br /> Nghiên cứu và thiết kế anten vòng phân cực kép cho ứng dụng WLAN dải tần<br /> <br /> 2.4 GHz.<br /> -<br /> <br /> Mô phỏng trên phần mềm HFSS 13.0.2 và thi công thực tế.<br /> <br /> -<br /> <br /> Đo các thông số tán xạ S bằng máy Vector Network Analyzer – R&S ZBV8 và<br /> <br /> so sánh với kết quả mô phỏng. Đo cường độ sóng của anten lưỡng cực nửa sóng<br /> thông thường so với anten được thiết kế bằng máy đo EMC Analyzer E7405 và<br /> phần mềm Netstumbler, so sánh và đánh giá kết quả.<br /> III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ LUẬN VĂN: Ngày 10 Tháng 02 Năm 2013<br /> IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Ngày 14 Tháng 11 Năm 2014<br /> V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. LƯƠNG VINH QUỐC DANH<br /> Tp. HCM, ngày tháng năm<br /> CÁN BỘ HƯỚNG DẪN<br /> <br /> CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO<br /> <br /> TRƯỞNG KHOA<br /> <br /> Báo cáo luận văn cao học<br /> <br /> CBHD: TS. Lương Vinh Quốc Danh<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> <br /> Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Lương Vinh Quốc Danh,<br /> đã tận tình chỉ bảo cùng những tài liệu quý báu của thầy đã giúp em hoàn thành<br /> luận văn này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, Cô trường Đại học<br /> Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho em học tập và<br /> nghiên cứu trong suốt thời gian học vừa qua. Xin cảm ơn các bạn học viên và<br /> những người thân đã luôn giúp đỡ, động viên và chia sẻ những lúc khó khăn<br /> trong thời gian thực hiện.<br /> Do thời gian hạn hẹp và cũng chịu nhiều yếu tố tác động nên đề tài sẽ<br /> không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp<br /> xây dựng của quý Thầy, Cô và các bạn học viên để có thể tiếp tục phát triển<br /> và hoàn thiện hướng nghiên cứu của mình.<br /> <br /> TP Hồ Chí Minh, Tháng 12/2014<br /> <br /> Võ Hồng Ngân<br /> <br /> HVTH: Võ Hồng Ngân<br /> <br /> i<br /> <br /> Báo cáo luận văn cao học<br /> <br /> CBHD: TS. Lương Vinh Quốc Danh<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> <br /> Để giảm suy hao trong quá trình truyền, nhận tín hiệu thì việc phù hợp phân<br /> cực ở cả hai anten phát và thu là một vấn đề quan trọng. Bên cạnh đó để tiết kiệm<br /> các trạm gốc khi không gian có hạn cũng là vấn đề đáng quan tâm. Sử dụng anten<br /> phân cực kép được trình bày ở đây là một giải pháp tốt hơn giữa truyền và nhận của<br /> hai anten, tiết kiệm không gian, làm giảm tác dụng của phản xạ đa đường (multipath<br /> fading), …<br /> Ở đây luận văn tập trung giới thiệu một anten phân cực kép có khả năng hoạt<br /> động ở dải tần WLAN (Wireless Local Area Network) 2.4 GHz. Anten được thiết<br /> kế bao gồm một tấm mạch in FR-4 tròn với ba anten vòng được sắp xếp xoay vòng<br /> 120o theo cấu trúc đối xứng. Bản mạch in FR-4 được đặt cách tấm phản xạ một<br /> khoảng cách nhỏ. Kích thước của anten và vị trí đặt ngõ vào (port) tiếp tín hiệu sử<br /> dụng cáp đồng trục được tối ưu để có được sóng phân cực kép, tần số cộng hưởng<br /> 2.44 GHz, độ lợi đỉnh lớn hơn 8-dBi, và độ cách ly giữa hai ngõ vào dưới – 20 dB.<br /> Bên cạnh đó băng thông được cải thiện để sử dụng được nhiều dịch vụ mạng hơn.<br /> Các kết quả mô phỏng phù hợp với kết quả đo đạc thực tế. Anten có thể được sử<br /> dụng cho các access point (AP) dải tần 2.4 GHz có hệ thống anten MIMO<br /> (Multiple-Input Multiple-Output) 3x3.<br /> Việc mô phỏng được thực hiện trên phần mềm Ansoft HFSS và được thi<br /> công trên PCB FR-4 có hằng số điện môi εr = 4.6, độ dày là 1.6 mm. Đo công suất<br /> tín hiệu của anten lưỡng cực nửa sóng thông thường so với anten được thiết kế bằng<br /> máy đo EMC Analyzer E7405 và phần mềm Netstumbler, đo các thông số tán xạ S<br /> bằng máy Vector Network Analyzer – R&S ZBV8.<br /> <br /> HVTH: Võ Hồng Ngân<br /> <br /> ii<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2