Luận văn thạc sĩ "TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ECOMSED TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG "
lượt xem 21
download
Khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng là một trong những khu vực thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, có cảng biển lớn Hải Phòng và nằm cạnh các khu vực có nhu cầu bảo vệ môi trường rất cấp bách như Khu di sản thiên nhiên Thế giới - vịnh Hạ Long; Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, khu du lịch biển Đồ Sơn. Bởi vậy mà bất cứ tương tác nào xảy ra trong phạm vi này đều có thể gây ảnh hưởng ở mức Quốc gia và Quốc tế đối với nội tại khu vực cũng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ "TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ECOMSED TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG "
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o o PHẠM HẢI AN TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ECOMSED TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội - 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o o PHẠM HẢI AN TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ECOMSED TÍNH TOÁN VẬN CHUYỂN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG Chuyên nghành: Hải dương học Mã số: CH. 1000934 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS Nguyễn Thọ Sáo Hà Nội, 2012
- LỜI CẢM ƠN Em rất vui mừng là một học viên cao học lớp K10, chuyên ngành Hải dương học, năm học 2010-2012 của khoa Khí Tượng Thủy Văn và Hải Dương Học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên. Sau hơn hai năm, khóa học đã kết thúc và kết quả em thu được cũng đã phản ánh được sự cố gắng - nỗ lực của bản thân, đồng thời đó cũng là kết quả của sự dạy bảo, dìu dắt, giúp đỡ của các Thầy - Cô và các đồng nghiệp trong suốt hai năm qua. Kiến thức em có được hôm nay không những là hành trang không thể thiếu trong công tác nghiên cứu lâu dài mà còn là những điều kiện quan trọng trong việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể được giao. Em không biết phải diễn tả như thế nào cho phải, nhưng em xin bầy tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy - Cô trong Khoa, trong bộ môn Hải Dương Học, tới Viện Tài nguyên và Môi trường biển và các đồng nghiệp tâm huyết. Trong đó em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ hữu hiệu về điều kiện học tập và những kinh nghiệm quý báu của thầy Đinh Văn Ưu, và thầy Lê Hồng Quang. Đặc biệt với tư cách là người truyền đạt kiến thức, người hướng dẫn chính cho em làm khóa luận Thạc sĩ, thầy Nguyễn Thọ Sáo đã quan tâm và cho em những điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành đúng trach nhiệm cá nhân của bản thân. Số liệu của những lần khảo sát thực tế, những kinh nghiếm quý báu học hỏi được từ Thầy luôn luôn là những tài liệu quý báu, là hành trang cho công việc của em sau này. Những giá trị mà em có được từ thầy còn là lòng hăng say, nhiệt tình trong công việc nói chung và tính nghiêm khắc trong nghiên cứu khoa học nói riêng. Chắc chắn những điều này sẽ giúp em rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong công tác chuyên môn sau này. Một lần nữa em chân thành cảm ơn và xin tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp giúp em hoàn thiện những công việc đã đặt ra trong khóa học và tạo điều kiện thuận lợi trong công tác sau này của em. Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Học viên cao học Phạm Hải An
- DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT - ECOMSED Estuarine Coastal and Ocean Model System with Sediments (HydroQual): Mô hình mã nguồn mở về thủy động lực và lan truyền trầm tích ba chiều - ECOM Estuarine Coastal and Ocean Model (USGS): Mô hình thủy động lực vùng cửa sông ven biển - TSS Total Suspended Sediment: Trầm tích lơ lửng - BODC British Oceanographic Data Centre: Trung tâm tư liệu Hải dương học Vương quốc Anh - TELEMAC phát triển bởi National Hydraulics Laboratory (LNH) - Pháp: Mô hình áp dụng cho vùng cửa sông và ven bờ, sử dụng lưới tính dạng phần tử hữu hạn - CH3D-SED: Curvilinear Hydrodynamics in 3 Dimensions Suspended Sediment Concentration Model (USCOE-Sediment): mô hình vận chuyển trầm tích ba chiều. - BIAS (ME): Sai số trung bình (còn gọi là điểm BIAS) - RMSE: Sai số căn phương trung bình bình phương - SED2: Mô hình vận chuyển trầm tích trung bình theo độ sâu - KH&CN: Khoa học và Công Nghệ
- DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1. Chuyển hoá và lan truyền vật chất cửa sông ven biển 01 Hình 2. Vùng cửa sông ven biển Hải Phòng 03 Hình 3. Khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng 11 Hình 4. Số hóa trường độ sâu bao quanh khu vực nghiên cứu 12 Hình 5. Nhiệt độ khí trung bình tháng từ năm 1990-2007, Hòn Dấu 13 Hình 6. Xu thế nhiệt không khí theo tháng, tại Hòn Dấu 14 Hình 7. Tổng lượng bức xạ năm và trung bình tháng trong năm (kwh/m2) 15 Hình 8. Lượng bức xạ trung bình tháng giai đoạn 1997-2007 (kwh/m2) 15 Hình 9. Lượng mưa thời đoạn trung bình tháng từ 1990 đến 2007 (mm) 16 Hình 10. Lượng mưa thời đoạn trung bình tháng theo các năm (mm) 17 Hình 11. Tổng lượng mưa thời đoạn theo các năm (mm) 17 Hình 12. Hoa gió thống kê trong giai đoạn 2000-2011 tại Hòn Dáu 20 Hình 13. Hoa gió trung bình mùa khô 2000-2011 tại Hòn Dáu 21 Hình 14. Hoa gió trung bình trong mùa mưa 2000-2011 tại Hòn Dáu 21 Hình 15a. Hoa gió trong mùa khô, 3/2009 tại Hòn Dáu 22 Hình 15b. Hoa gió trong mùa mưa, 8/2009 tại Hòn Dáu 22 Hình 16. Mực nước tính theo hải đồ khu vực Hải phòng 2004-2007 25 Hình 17. Xu thế mực nước tính theo hải đồ trong năm 2004-2007 25 Hình 18. Hoa sóng trung bình giai đoạn 2000-2011 tại Hòn Dáu 28 Hình 19. Nhiệt độ nước trung bình tháng từ năm 1993 đến 2007(oC) 28 Hình 20. Xu thế nhiệt độ nước theo tháng những năm gần đây (oC) 29 Hình 21. Bản đồ phân bố trầm tích tầng mặt ven biển Hải Phòng sau 2008 35 Hình 22. Sơ đồ hiện trạng giới hạn địa hóa quá trình ngưng keo kết bông 35 lắng đọng trầm tích vùng cửa sông Bạch Đằng và Lạch Huyện năm 1965 Hình 23. Hiện trạng địa hóa của quá trình ngưng keo, kết bông lắng đọng 36 trầm tích khu vực cửa sông Bạch Đằng và Lạch Huyện năm 2008. Hình 24. Giới hạn địa hóa của quá trình ngưng keo - kết bông lắng đọng 36
- trầm cửa sông Bạch Đằng và Lạch Huyện từ 1965 đến 2008. Hình 25. Sơ đồ khối mô hình ECOMSED 37 Hình 26. Tiến trình lan truyền trầm tích nhỏ và mịn 46 Hình 27. Tương tác Khí - Nước - Trầm tích 46 Hình 28. Ứng suất trượt tại đáy do sóng - dòng chảy 47 Hình 29. Tiềm năng xói phân lớp theo ngày 47 Hình 30. Khả năng tái lơ lửng như một hàm của ứng suất trượt đáy 48 Hình 31. Lắng đọng của trầm tích kết dính 49 Hình 32. Biểu đồ cho mô hình trầm tích đáy 50 Hình 33. Tốc độ lắng đọng như hàm của đường kính cấp hạt trầm tích 51 không kết dính Hình 34. Ảnh vệ tinh ALOS chụp ngày 01/3/2008 56 Hình 35. Phạm vi luới tính (Trạm liên tục B1, B2, B3) 57 Hình 36. So sánh kết quả tính toán dao động mực từ mô hình với số liệu 59 quan trắc tại trạm Hòn Dáu, tháng 8.2009 (mùa mưa). Hình 37. So sánh kết quả tính toán dao động mực từ mô hình với số liệu 60 quan trắc tại trạm Hòn Dáu, tháng 3.2009 (mùa khô). Hình 38. So sánh kết quả dòng chảy giữa quan trắc và tính toán trong mùa 61 mưa tại trạm B3 Hình 39. So sánh kết quả dòng chảy giữa quan trắc và tính toán trong mùa 61 khô tại trạm B2 Hình 40. So sánh TSS giữa quan trắc và tính toán mùa khô tại trạm B3 62 Hình 41. So sánh TSS giữa quan trắc và tính toán mùa mưa tại trạm B3 62 Hình 42. Trường dòng chảy tầng mặt khu vực ven biển Hải Phòng, pha 65 triều lên mùa mưa, 12h-7.8.2009 Hình 43. Trường dòng chảy tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, pha 65 triều lên mùa mưa, 12h-7.8.2009 Hình 44. Trường dòng chảy tầng mặt khu vực ven biển Hải Phòng, nước 67 ròng mùa mưa, 6h-8.8.2009
- Hình 45. Trường dòng chảy tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, nước 67 ròng mùa mưa, 6h-8.8.2009 Hình 46. Trường dòng chảy tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, triều lên 69 mùa khô, 22h-9.3.2009 Hình 47. Trường dòng chảy tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, triều lên 69 mùa khô, 22h-9.3.2009 Hình 48. Phân bố trầm tích lơ lửng tầng mặt khu vực ven biển Hải Phòng, 72 nước lớn mùa mưa, 14h-17.8.2009 Hình 49. Phân bố trầm tích lơ lửng tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, 72 nước lớn mùa mưa, 14h-17.8.2009 Hình 50. Phân bố trầm tích lơ lửng tầng mặt khu vực ven biển Hải Phòng, 74 nước ròng mùa mưa, 3h-18.8.2009 Hình 51. Phân bố trầm tích tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, nước 74 ròng mùa mưa, 3h-18.8.2009 Hình 52. Phân bố trầm tích lơ lửng tầng mặt khu vực ven biển Hải Phòng, 77 triều lên mùa khô, 17h-19.3.2009 Hình 53. Phân bố trầm tích lơ lửng tầng đáy khu vực ven biển Hải Phòng, 77 triều lên mùa khô, 17h-19.3.2009 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1. Tốc độ gió trung TB (m/s) tại một số trạm thuộc khu vực Hải 18 Phòng Bảng 2. Một số đặc trưng chế độ gió ven biển 19 Bảng 3. Lưu lượng chảy trung bình của các sông Hải Phòng, 2009 24 Bảng 4. Mực nước triều đặc trưng tại Hòn Dáu trong nhiều năm 26 Bảng 5. Đặc điểm cấp hạt của trầm tích tầng mặt cửa sông ven biển Hải 31 Phòng Bảng 6. Bảng tham số cho khả năng tái lơ lửng 48 Bảng 7. Hàm lượng trầm tích lơ lửng các sông Hải Phòng năm 2009 63
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 01 1.1 Đối tượng và mục tiêu 01 1.2 Tiếp cận và lựa chọn phương pháp 01 1.3 Phạm vi nghiên cứu 03 1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 03 Chương 2. TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN TRONG KHU VỰC 10 2.1 Đặc điểm hình thái địa hình 10 2.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng 12 2.3 Đặc điểm thủy văn sông 23 2.4 Đặc điểm hải văn cửa sông ven biển 24 2.5 Đặc điểm môi trường trầm tích trong khu vực 30 Chương 3. MÔ HÌNH ECOMSED ĐỐI VỚI BÀI TOÁN MÔ PHỎNG 37 LAN TRUYỀN TRẦM TÍCH 3.1 Mô hình ECOMSED 37 3.2 Cơ sở hình thành mô hình ECOMSED 38 3.3 Mô hình thủy động lực 41 3.4 Mô hình sóng 44 3.5 Mô hình lan truyền trầm tích lơ lửng 45 3.6 Tiêu chuẩn ổn định của mô hình 53 3.7 Hiệu chỉnh mô hình 54 3.8 Triển khai mô hình thủy động lực 56 3.9 Triển khai mô hình lan truyển trầm tích 62 Chương 4. TÍNH TOÁN LAN TRUYỀN TRẦM TÍCH LƠ LỬNG KHU 63 VỰC CỬA SÔNG VEN BIỂN HẢI PHÒNG 4.1 Kết quả mô phỏng trường thủy động lực 64 4.2 Kết quả mô phỏng trầm tích lơ lửng vào mùa mưa 70 4.3 Kết quả mô phỏng trầm tích lơ lửng vào mùa khô 75 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 81
- MỞ ĐẦU Khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng là một trong những khu vực thuộc vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Bắc, có cảng biển lớn Hải Phòng và nằm cạnh các khu vực có nhu cầu bảo vệ môi trường rất cấp bách như Khu di sản thiên nhiên Thế giới - vịnh Hạ Long; Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà, khu du lịch biển Đồ Sơn. Bởi vậy mà bất cứ tương tác nào xảy ra trong phạm vi này đều có thể gây ảnh hưởng ở mức Quốc gia và Quốc tế đối với nội tại khu vực cũng như các khu vực kế cạnh. Bên cạnh đó, vấn đề trên còn nảy sinh và làm liên quan đến các quá trình hoạt động dân sinh - kinh tế của các tỉnh trên lưu vực hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng. Do đặc tính nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, vùng cửa sông ven biển Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày đặc với mật độ khoảng 0,6-0,8 km/km2. Trong đó có các cửa sông chính đổ ra biển là cửa Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình. Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, các sông ở khu vực này góp phần quan trọng trong việc phát triển một số ngành kinh tế như giao thông - vận tải, nuôi trồng khai thác thuỷ hải sản cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng. Khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng cũng có một vị trí quan trọng về sinh thái và môi trường đối với hệ thống ven bờ phía bắc với các hệ sinh thái đặc thù như vùng triều cửa sông, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển ...v.v. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế xã hội ở nước ta nói chung và thành phố Hải Phòng nói riêng đã làm gia tăng lượng chất gây ô nhiễm (một phần từ nơi khác theo nước của các sông từ thượng nguồn đưa về, một phần do chính các hoạt động kinh tế - xã hội ở tại địa phương) đưa vào khu vực cửa sông ven biển của Hải Phòng biến khu vực này trở thành nơi tập trung một lượng khá lớn các chất gây ô nhiễm, gây ô nhiễm và vẩn đục môi trường nước. Ngoài ra, việc nạo vét luồng tàu vào cảng Hải Phòng diễn ra hằng năm cũng làm cho các chất gây ô nhiễm tích tụ theo thời gian trong trầm tích có điều kiện phát tán trở lại môi trường nước. Các chất gây ô nhiễm này đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường nước ở khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Sự ảnh hưởng tiêu cực đó được đưa ra qua các kết quả điều tra nghiên cứu gần đây, cho thấy môi trường nước ở khu vực này đã có dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng với một số biểu hiện như: hàm lượng các chất lơ lửng gây vẩn đục cao, chất dinh dưỡng trong nước tăng; lượng ôxy hoà tan trong nước ở một số nơi khá thấp,
- xuất hiện một số độc tố trong cơ thể sinh vật với hàm lượng cao...v.v. Sự ô nhiễm môi trường ở khu vực này không chỉ tác động lớn đến các hệ sinh thái, làm suy giảm sự đa dạng và trữ lượng của nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực cửa sông ven biển, giảm sức hấp dẫn của các khu du lịch (Đồ Sơn, Cát Bà), ảnh hưỏng đến sức khoẻ của con người mà còn gián tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Để tìm hiểu cơ chế và đề xuất các phương hướng khắc phục, nhằm ổn định môi trường nước một cách bền vững, đã có nhiều đề tài nghiên cứu được tiến hành liên quan đến môi trường nước của khu vực. Điển hình như các đề tài “Đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải lục địa, đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý ô nhiễm vùng biển ven bờ phía bắc” năm 2001 [3]; đề tài: “Điều tra hiện trạng môi trường sông Rế, sông Giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ” năm 2003 [4]; đề tài: “Điều tra, đánh giá tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ”, Trần Đức Thạnh và cộng sự thực hiện năm 2006 [5]. Tuy nhiên, việc đánh giá các quá trình lan truyền chất gây ô nhiễm cho toàn bộ khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng vẫn còn rất hạn chế. Bởi trong phạm vi nghiên cứu nhỏ ở một vùng cửa sông (phần lớn ở cửa sông Bạch Đằng), số lượng mẫu thu thập tại nhiều điểm song chỉ lấy tức thời, không thể hiện được sự mô phỏng và biến đổi hàm lượng của chất ô nhiễm do dòng chảy sông đưa ra, do dao động mực nước. Do vậy rất cần thiết phải có đánh giá toàn diện và đồng bộ các nguồn, số lượng các chất gây ô nhiễm như trầm tích lơ lửng, hữu cơ, dinh dưỡng đi vào các cửa sông chính ở Hải Phòng trước khi ra biển (gồm nguồn từ thượng nguồn và từ các nguồn thải bên bờ sông). Đồng thời, xem xét đánh giá sự lan truyền các quá trình biến đổi của chúng trong nước vùng cửa sông ven biển Hải Phòng để mô phỏng các quá trình biến đổi, chuyển hoá, vận chuyển và lan truyền vật chất trong đó có các chất gây ô nhiễm như: “Ứng dụng mô hình 3 chiều để nghiên cứu lan truyền trầm tích lơ lửng ở vùng biển ven bờ Quảng Ninh” Đinh Văn Ưu và nnk năm 2005 [8]; “Nghiên cứu quá trình động lực học, dự báo vận chuyển bồi lắng bùn cát tại Lạch Huyện Nam Đồ Sơn trước và sau khi xây dựng cảng nước sâu và giải pháp khắc phục” Nguyễn Văn Cư và nnk năm 2008 [2]; Vận chuyển trầm tích và biến đổi địa hình đáy vùng cửa sông ven biển Hải Phòng”, Đinh Văn Ưu năm 2009 [7]; “Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long - Vịnh Bái Tử Long”, Trần Đức Thạnh [6].
- Nhờ đó mà các kết quả mô phỏng cũng như các kịch bản dự báo nói trên về diễn biến lan truyền các chất gây ô nhiễm và ảnh hưởng của chúng tới môi trường nước sẽ đạt độ chính xác cao hơn; là nguồn thông tin tham khảo bổ ích cho các nhà chuyên môn, giúp các nhà quản lý hoạch định chính sách trong việc quản lý nguồn gây ô nhiễm, hạn chế tác động của chúng đến môi trường sinh thái vùng cửa sông ven biển Hải Phòng vì các mục tiêu phát triển bền vững. Trước thực trạng đó, trong khuôn khổ của một Luận văn Thạc sĩ, học viên được Thầy hướng dẫn giao thực hiện đề tài mang tên: Triển khai ứng dụng mô hình Ecomsed tính toán vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng với mục tiêu: đánh giá được lan truyền trầm tích lơ lửng ở khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. Qua đó, học viên xin chân thành cảm ơn Thầy hướng dẫn - TS. Nguyễn Thọ Sáo, cùng các thầy cô trong khoa Khí Tượng Thủy văn Hải dương học và Viện Tài nguyên và Môi trường biển - cơ quan nơi học viên công tác, đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên hoàn thành đúng nhiệm vụ của bản thân trong suốt khóa học Thạc sĩ. Nội dung chinh của Luận văn được trình bày theo bố cục sau: Phần mở đầu: Sơ lược về nội dung, phương pháp nghiên cứu và mục tiêu. Chương 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: cách thức tiếp cận và lựa chọn phương pháp; tình hình nghiên cứu trong nước, ngoài nước. Chương 2. Tổng quan điều kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu: hình thái địa hình (độ sâu địa hình), khí tượng (nhiệt, bức xạ, mưa, gió), thủy hải văn (lưu lượng sông, thủy triều, dòng chảy, sóng), hiện trạng môi trường trầm tích trong khu vực nghiên cứu. Chương 3. Mô hình Ecomsed đối với bài toán mô phỏng lan truyền trầm tích lơ lửng: tổng quan về mô hình Ecomsed; cơ sở toán học của mô hình(thủy lực, sóng, trầm tích); cách thức triển khai và hiệu chỉnh mô hình tính toán, mô phỏng trầm tích lơ lửng. Chương 4. Tính toán lan truyền trầm tích lơ lửng TSS khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng: kết quả tính toán, phân tích trường thủy lực và lan truyền trầm tích lơ lửng cửa sông ven biển Hải Phòng. Kết luận.
- CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.1 Đối tượng và mục tiêu Đặc điểm lan truyền các chất ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng liên quan chặt chẽ đến chế độ thủy động lực, và hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong môi trường nước. Tìm hiểu liên quan đến vấn đề trên, trong khuôn khổ của một báo cáo Luận văn Thạc sĩ, học viên lựa chọn đối tượng: trầm tich lơ lửng cho nghiên cứu của mình với sự tác động của các điều kiện thủy động lực khu vực với hai mục tiêu chính như sau: - Hiểu được phương pháp ứng dụng mô hình Ecomsed trong việc tính toán vận chuyển trầm tích lơ lửng - Mô phỏng quá trính vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng. 1.2 Tiếp cận và lựa chọn phương pháp Hình 1. Chuyển hoá và lan truyền vật chất cửa sông ven biển 1
- Phương pháp tiếp cận hệ thống coi khu vực nghiên cứu như một hệ thống tương đối độc lập, có dòng vật chất vào, dòng ra và dòng tích tụ. Đối với khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng, dòng vào xuất phát từ mặt cắt (biên) phía trong cửa sông, các điểm nguồn thải dọc bờ sông, còn dòng ra là phía cửa sông tiếp giáp với biển (biên phía ngoài). Các quá trình trao đổi chuyển hoá của chất gây ô nhiễm có thể diển ra ở trong khu vực hoặc trên biên và chịu tác động chi phối của các yếu tố động lực (sóng, dòng chảy sông, thuỷ triều), các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn) và các yếu tố khác.v.v. Có thể minh hoạ mối quan hệ phân tán - tích luỹ các chất ô nhiễm trong hệ thống cửa sông ven biển như hình 1. Với cách thức tiếp cận này, cần phải xác định nguồn vật chất (trong đó có các chất gây ô nhiễm) đi vào khu vực, các quá trình chuyển hoá - biển đổi vật chất trong thuỷ vực và sự lan truyền chất gây ô nhiễm ở khu vực cửa sông ven biển. Trong đó nguồn vật chất đi vào khu vực chủ yếu từ phía thượng lưu của sông và các điểm nguồn thải ở ven bờ. Sự chuyển hoá, vận chuyển và trao đổi nước cũng như vật chất là các quá trình rất phức tạp. Đặc biệt là ở vùng cửa sông ven biển, nơi chịu tác động đồng thời của dòng vật chất từ sông đưa ra và dao động của thuỷ triều nên các quá trình này biến đổi rất lớn theo thời gian và không gian. Vì vậy việc khảo sát ở một vài vị trí trong khu vực nghiên cứu trong khoảng thời gian nào đó sẽ khó thể hiện được các qui luật biến đổi cũng như bản chất của quá trình lan truyền biến đổi chuyển hoá vật chất cả ở mức độ tổng thể và chi tiết theo không gian và thời gian. Để khắc phục hạn chế này cần thiết phải sử dụng các công cụ toán học để mô phỏng các quá trình quá trình vật lý- hoá học trong thuỷ vực. Mô hình toán học không chỉ thể hiện được các quá trình nội tại diễn ra trong thuỷ vực mà còn tính tới sự tương tác lẫn nhau giữa các quá trình này theo không gian cũng như thời gian. Trong Luận văn: việc mô hình hóa các quá trình thuỷ động lực, lan truyền chất ô nhiễm dựa trên cơ sở áp dụng mô hình ECOMSED kết hợp với phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu: địa hình, đường bờ, khí hậu, khí tượng thủy văn, nguồn thải..v.v; phương pháp điều tra khảo sát; phân tích mẫu tại hiện trường và phòng thí nghiệm phục vụ thiết lập và chạy mô hình thủy động lực, lan truyền trầm tích lơ lửng hiện trạng (mùa mưa, khô năm 2009) khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng, tiến tới tiến hành đánh giá lượng chất gây ô nhiễm trầm tích lơ lửng vào môi trường nước của khu vực nghiên cứu, cung cấp thông tin hữu ích cho việc đề xuất các giải pháp kiểm soát, hạn chế tác động do ô nhiễm ở khu vực nghiên cứu. 2
- 1.3 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi khu vực nghiên cứu là toàn bộ vùng cửa sông ven biển Hải Phòng gồm các sông chính đổ ra biển như Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Cấm và Bạch Đằng, vùng biển ven bờ phía ngoài các cửa sông đó. Các nguồn ô nhiễm vào vùng ven biển sẽ được xác định qua các kết quả khảo sát 2 mùa trên các mặt cắt gần các cửa sông và các điểm nguồn thải. Vùng tính toán của đề tài cũng được mở rộng đến khu vực phía đông và đông nam quần đảo Cát Bà. Trong đó chủ yếu tập trung phân tích kết quả lan truyền trầm tích lơ lửng tại khu vực cửa sông Bạch Đằng, khu vực cửa Lạch Tray, ảnh hưởng đến khu vực Đồ Sơn, Cát Hải và đảo Cát Bà. Hình 2. Vùng cửa sông ven biển Hải Phòng 1.4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Ngoài nước: Khu vực cửa sông ven biển tuy chỉ chiếm 1/10 diện tích bề mặt đại dương thế giới (Lisitsyn, 1995) nhưng lại đóng vai trò đáng kể trong quá trình vận chuyển vật chất. Đây được coi là màng lọc giữa lục địa và biển, là nơi giữ lại một lượng đáng kể vật chất lơ lửng và hoà tan có nguồn gốc từ lục địa. 3
- Quá trình này phụ thuộc vào nhiều phương diện: có nơi bị ảnh hưởng bởi các quá trình động lực từ sông, có nơi chịu tác động mạnh do thủy triều, một số nơi khác lại bị chi phối bởi hỗn hợp giữa nhiều quá trình khác nhau. Song kiểm soát và ảnh hưởng nhiều phải kể đến tác động của thuỷ triều và sự phân tầng của khối nước. Trong đó dòng chảy đóng vai trò quyết định đến sự vận chuyển trầm tích và các chất gây ô nhiễm từ sông ra phía ngoài dưới tác động kết hợp của dòng triều và dòng chảy sông (biến đổi theo mùa). Là một thành phần cơ bản và rất quan trọng ở các vùng cửa sông ven biển đặc trưng bởi thành phần hạt - lan truyền trầm tích phụ thuộc vào các nguồn cung cấp từ lục địa, dòng chảy sông và các quá trình thủy động lực ven biển (tính cả tự nhiên xen lẫn những tác động và can thiệp do con người gây ra). Trong trường hợp dòng chảy mạnh sẽ làm ứng suất đáy lớn, tăng sự vận chuyển trầm tích cả ở lớp đáy và trầm tích lơ lửng. Ngược lại, quá trình này sẽ lắng đọng ở những thời điểm và nơi có vận tốc dòng chảy, hoạt động của sóng và thủy triều nhỏ. Nhìn chung, tốc độ lắng đọng trầm tích phụ thuộc vào vào kích thước hạt, điều kiện môi trường. Bởi vậy, đây là một trong những vấn đề môi trường nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà khoa học cũng như các nhà quản lý, đặc biệt là ở các nước Hà Lan, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Anh, Trung Quốc. Nổi bật hơn hết là các nhóm vấn đề như: điều tra hiện trạng môi trường; đánh giá kiểm soát các nguồn ô nhiễm từ lục địa ra vùng cửa sông ven biển; nghiên cứu đánh giá cơ chế lan truyền, biến đổi chất gây ô nhiễm ở khu vực cửa sông ven biển; đánh giá sự tích tụ chất gây ô nhiễm ở khu vực cửa sông; mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường và tài nguyên sinh vật ở khu vực cửa sông. Điển hình cho các các nghiên cứu về trầm tích lơ lửng phải kể đến: Nghiên cứu sự bồi lắng trầm tích, tích tụ chất gây ô nhiễm ở cửa sông Hudson; Nghiên cứu sự lan truyền tích tụ chất gây ô nhiễm ở vùng cửa sông Danube (Ucraina) của J. Garnier và các cộng sự (1999); Lan truyền Phosphorus ở khu vực cửa sông Elbe (Đức) của Béuekom và các cộng sự (1998); Mô hình chất lượng nước 3 chiều cho khu vực cửa sông Humber của Falconer và các cộng sự (1997); Tính toán biến động đáy với việc ứng dụng mô hình vận chuyển trầm tích trên cơ sở các công thức của Engelund and Hansen (1967) thực hiện bởi Struiksma và nnk (1984); Nghiên cứu phân bố trầm tích ở gần cửa sông với trường hợp dòng chảy ít biến đối, Wang (1989). Tính hữu hiệu của các nghiên cứu trên không những làm sáng tỏ nguồn gốc, bản chất, cơ chế lan truyền biến đổi, tác động của các chất gây ô nhiễm mà còn 4
- nhằm kiểm soát và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái ở khu vực cửa sông mà còn hình thành và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu môi trường (khảo sát, phân tích mẫu, phân tích - xử lý số liệu, mô hình toán) ở khu vực, thể hiện trong các tài liệu nghiên cứu và hướng dẫn tổng hợp của GESAMP (1987), UNEP (1986). Dựa trên những nghiên cứu lý thuyết về trầm tích đáng kể như các công trình của H.A. Einstein (1950), Krone và Partheniades (1962, 1968), E.W. BijJker (1967, 1971), Leo C. Van Rijn (1993), J.W. Vander Meer (1990), Richard Soulsby (1997) đã được khái quát hóa mang tính phương pháp luận, viết thành cẩm nang sử dụng như: Động lực gần bờ và các quá trình bờ - Lý thuyết, đo đạc và các mô hình dự báo của Horikawa K., 1978, Động lực cát biển: Sách hướng dẫn cho các ứng dụng thực tiễn, các nguyên lý vận chuyển trầm tích trong sông, cửa sông hình phễu và biển ven bờ của Richard S., 1997, hay Các nguyên lý vận chuyển trầm tích ở sông, cửa sông và ven biển của Leo C. Van Rijn, 1993. Ngày nay, vấn đề trên còn được giải quyêt trên phương diện mô hình. Sự phát triển mô hình một chiều - nghiêng nhiều về tính lý thuyết. Trong khi đó, sự phát triển của mô hình hai chiều - thường được lấy trung bình theo độ sâu khi giải quyết các vấn đề trong hệ thống thủy động lực, có lợi thế cho kiểu phân tích các kiểu hoàn lưu phức tạp và dòng chảy không ổn định. Những kết quả ghi nhận cho kiểu loại này được Mc Anally trình bày năm 1986 và Van Rijn trình bày năm 1989. Từ đó thiết lập và xây dựng lên những mô hình hai chiều được sử dụng rộng rãi như: mô hình Delft3D - Hà Lan có tính cho hai chiều, mô hình SMS (Surface Water Modeling System) phát triển bởi WES - Waterwats Experiment Station và Army Crops of Engineer, Hoa Kỳ; MIKE21-3 DHI 2003 phát triển bởi Viện Thủy lực Đan Mạch, là mô hình sai phân hữu hạn; TABS-MD dùng trong lĩnh vực công trình bờ, Thomas và McAnally, 1990; TELEMAC - áp dụng cho vùng cửa sông và ven bờ, sử dụng lưới tính dạng phần tử hữu hạn, mô hình GHER - thủy địa động lực nghiên cứu môi trường, MUMM, Liege. Tuy nhiên, trở lại với hình ảnh thực tế của khu vực cửa sông ven biển và đại dương rộng lớn, hầu hết các quá trình xảy ra và lien thông với nhau bởi một hệ thống phức của các quá trình chứa nhiều thành phần phức tạp. Lên mô phỏng ba chiều là sự lựa chọn cần thiết. Điều này đã được chỉ ra trong các công bố của Van Rijn năm 1989 dựa trên việc giải hệ phương trình cân bằng khối lượng và khuếch tán đối lưu của trầm tích (bao gồm thành phần bình lưu và đối lưu). 5
- Mô phỏng tốt phải nhắc tới một số mô hình sau: mô hình Delft3D phát triển bởi Viện Thủy lực Delft; mô hình SED2, CH3D-SED (Chapman, 1996); RMA10, RMA11 (Resource Management Associates); mô hình mã nguồn mở đại dương POM (Princeton Ocean Model) và mô hình ROMS (Regional Ocean Modeling System); mô hình mã nguồn mở COHERENS (Coupled Hydrodynamical Ecological model for Regional Shelf) bao gồm thủy động lực và sinh thái (dòng chảy, nhiệt độ, độ muối, sinh vật phù du, quá trình sinh địa hóa, trầm tích lơ lửng và phát tán vật chất theo công thức của Eulerian và Lagrangian cho vùng thềm lục địa, được phát triển bởi Luyten P. (1996, 1999); mô hình ECOMSED tính toán vận chuyển trầm tích (HydroQual, 2003); mô hình IPX-MT (In-Place Pollutant Export-Modified Transport), mô hình SEDZL (Sediment / Contaminant Transport Model, EPA). Trong nước: Mang hình thái của dải đất hình chữ S - nước ta có đường bờ biển dài hơn 3260 km bao gồm hệ thống sông ngòi dày đặc, trung bình cứ 20 km lại có một cửa sông. Chỉ tính riêng 8 hệ thống sông lớn đã chiếm phần lớn lưu vực với khoảng 10.000 km2, như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã,sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Cửu Long. Tại các vùng cửa sông ven biển này mang một ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế xã hội, giao thông, cũng như thương mại, dịch vụ, văn hoá. Bởi đây chính là nơi giao lưu, tiếp nhận các dòng vật chất từ lục địa đổ ra, thống kê cho thấy hàng năm hệ thống sông này đổ ra biển khoảng 880 tỷ m3 nước, 300 triệu tấn bùn cát và thể hiện rõ nhất các tác động do hoạt động của con người đến môi trường của khu vực (Đỗ Trọng Bình, 2010). Vì vậy các vấn đề môi trường liên quan ở khu vực đã được quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua. Trước thực trạng đó, bên cạnh việc Cục bảo vệ Môi trường (Bộ TN&MT) xây dựng và tiến hành quan trắc định kỳ hằng năm tại các vị trí xác định dọc bờ biển Việt Nam, còn có các đề tài dự án về: Động lực vùng ven biển và cửa sông Việt Nam (Nguyễn Văn Cư, 1990); Nghiên cứu thủy thạch động lực trên số liệu quan trắc (Nguyễn Văn Cư, 1994); nghiên cứu ô nhiễm do sông tải ra (Phạm Văn Ninh, 1995); Nghiên cứu khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm do nước thải, khả năng tự làm sạch của các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè (Lê Trình, 1996); Nghiên cứu các đặc trưng thủy văn, động lực học và nhiễm bẩn khu vực cửa sông Dinh tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ (Trương Đình Hiển); Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng mức độ độc hại do nước thải trên 6
- sông Sài Gòn - Đồng Nai và xác định giới hạn, mức độ cho phép xả ra nguồn tiếp nhận (Đỗ Hồng Lan Chi); Quản lý môi trường nước sông Cầu (Nguyễn Văn Cư, 2001); đề tài Các yếu tố khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Sài Gòn, Đồng Nai (Phan Văn Hoặc, 2001). Tính tới cả thời điểm 2007, đề tài cấp Viện KH&CN: Đánh giá khả năng tích tụ và phân tán các chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Việt Nam (Cao Thị Thu Trang và nnk) vẫn chủ yếu dùng bộ số liệu điều tra, khảo sát đánh giá được mức độ tích luỹ và phạm vi phân tán của một số chất ô nhiễm vùng trọng điểm là cửa sông Ba Lạt. Kết quả sơ bộ cho thấy xu thế tăng lên của các chất gây ô nhiễm trong diễn biến môi trường nước những năm gần đây. Tuy nhiên việc số lượng mẫu quan trắc hằng năm nhỏ, lại trải dài trên một không gian rộng, cộng thêm với phân tích đánh giá thống kê đối với tập số liệu khảo sát ít đồng bộ, ít có sự trợ giúp của mô hình nên những kết quả này chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ giám sát, ít có tính tổng quát đặc thù cho một vùng nghiên cứu theo quy mô cả về thời gian lẫn không gian. Ngày nay, với sự hình thành các mô hính số trong giai đoạn phát triển mạnh của ngành công nghệ máy tính đã phần nào khắc phục được các yếu điểm kể trên. Nhiều mô hình đã được ứng dụng và phát triển sử dụng rộng rái hiện nay như: mô hình MDEC (Bộ môn Hải dương học - ĐHKHTN), mô hình FEM (Viện Hải dương học Nha Trang), mô hình SMS (Viện Cơ, KTTV và MT, Bộ môn Hải dương Trường), mô hình Mike21 (Viện Địa lý, Đại học Thủy lợi, Viện KTTV và MT), mô hình Delft3D (Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Đại học Thủy lợi), mô hình ROMS (Trung tâm Môi trường - Viện KTTV và MT, Đại học Công Nghệ, Viện Hải dương học Nha trang). Nhiều đề tài, dự án đã đi vào hoạt động và đem lại nhiều kết quả khả quan trong việc mô phỏng kết quả tính toán ngày càng sát với khảo sát thực tế như: các nghiên cứu thông qua chương trình Biển KT.03 (1991-1995); KHCN.06 (1996-2000); Nghiên cứu trầm tích lơ lửng liên quan đến xói lở bờ biển trong khuôn khổ ĐT độc lập cấp nhà nước và chương trình biển (2001-2005); Nghiên cứu vùng Phan Rí, Hàm Tiến, Phước Thể với mục tiêu cung cấp các thông số kỹ thuật, đưa ra các phương án thiết kế và thi công đê, kè chống xói lở (Bùi Hồng Long, 2004); Xây dựng mô hình lan truyền chất ô nhiễm cho vịnh Hạ Long và vịnh Bái Tử Long (Trần Đức Thạnh, 2007); Vận chuyển trầm tích từ cửa sông ra biển ở vịnh Bình Cang - Nha Trang bằng mô hình toán, được xây dựng và phát triển bởi tác giả Phạm Sỹ Hoàn (Luận văn Thạc sỹ, 2009); Đánh giá xu thế bồi tụ - xói lở khu vực Cửa 7
- Đáy (Nguyễn Xuân Hiển và nnk, 2012). Bên cạnh đó, việc ứng dụng và phát triển một số phương pháp và mô hình tính toán động lực và vận chuyển trầm tích cho một số vùng cửa sông ven biển như: Mô phỏng, dự báo quá trình vận chuyển bùn cát lơ lửng khu vực Cửa Ông (Trần Hồng Thái, 2010); Biến động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ Cửa Tùng (Nguyễn Thọ Sáo, 2010) đã mở ra tín hiệu tốt trong việc nghiên cứu động lực học lớp gần đáy, cải tiến phương pháp tính bán thực nghiệm, nhằm áp dụng tính cho dòng vật liệu ven bờ. Hướng mô hình hóa còn được thực hiện bởi nhóm tác giả tại Viện Cơ học trong việc tính toán vận chuyển bùn cát và tính biến động đường bờ, đã áp dụng tính xói lở dọc bờ biển cho các vùng Hải Hậu, Nam Định, Hồ Tàu-Định An, Trà Vinh, Gành Hào, Bạc Liêu. Đối với khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng, các nghiên cứu liên quan đến vận chuyển, lan truyền trầm tích cho kết quả khá tốt bao gồm: Đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải từ lục địa, đề xuất giải pháp kiểm soát, quản lý ô nhiễm nguồn lục địa đưa ra một số khu vực cửa sông ven biển phía bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa (Lưu Văn Diệu 2001); Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá (Trần Đức Thạnh, 2001); Mô phỏng quá trình vận chuyển và phân bố trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3D (Đỗ Đình Chiến, 2005); Đánh giá khả năng tích tụ và phân tán các chất ô nhiễm vùng cửa sông ven biển Việt Nam (Cao Thu Trang, 2007); Nạo vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi trường và hệ sinh thái biển (Bùi Văn Vượng và nnk, 2007); Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của đập Hòa Bình đến môi trường trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng (Trần Đức Thạnh và nnk, 2008); Dự báo nguy cơ ô nhiễm và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường khu công nghiệp Bến Rừng, Thủy Nguyên (Trần Đình Lân 2008); Báo cáo quan trắc môi trường biển hàng năm (Cục Môi trường, 1999-2008); Đánh giá tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường khu vực cửa sông Cấm - Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ (Trần Đức Thạnh 2008); Đánh giá sức tải môi trường đảo Cát Bà và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững (Cao Thu Trang, 2009); Thử nghiệm đánh giá sức tải môi trường của sông Bạch Đằng và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững (Cao Thu Trang, 2009); Mô hình vận chuyển trầm tích và biến động địa hình đáy áp dụng cho vùng biển cửa sông cảng Hải Phòng (Đinh Văn Ưu 2009); Đánh giá lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học (Đỗ Trọng Bình, 2010), Hiện trạng môi 8
- trường và xác định các vấn đề ưu tiên phục vụ quản lý tổng hợp vùng bờ biển Hải Phòng (Trần Đình Lân, 2010); Biến động các thông số độ đục, nồng độ chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy sinh hóa và nhu cầu oxy hóa học trong nước biển ven bờ phía Bắc (Lưu Văn Diệu 2010); Đánh giá trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng (Trần Anh Tú, 2010); Đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ (Nguyễn Đức Cự, 2011); Đánh giá tác động thủy thạch - động lực của hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay quốc tế tại khu vực ven bờ Tiên Lãng (Nguyễn Đức Cự 2011). Tuy nhiên, thể hiện rõ được mối tương quan giữa các yếu tố động lực với quá trình vận chuyển trầm tích phải kể đến các nghiên cứu: Nghiên cứu về thủy động lực, vận chuyển trầm tích, biến dạng bờ và xói lở bờ đảo Cát Hải (Trần Đức Thạnh, 1998); Nghiên cứu điều kiện địa chất- thủy động lực- vận chuyển trầm tích xác định nguyên nhân đục nước ở bãi biển Đồ Sơn (Nguyễn Văn Cư, 1995); Vận chuyển trầm tích và biến đổi địa hình đáy vùng cửa sông ven biển Hải Phòng (Đinh Văn Ưu, 2009); Nghiên cứu áp dụng mô hình MIKE21 để đánh giá điều kiện động lực, dự báo vận chuyển trầm tích khu vực cửa Văn Úc và Lạch Huyện (Nguyễn Văn Cư, 2010). Mang tính chất vùng của cửa sông ven biển và đặc thù nằm trên dải hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình: cửa sông ven biển Hải Phòng được nhiều nhà quản lý cũng như nhiều nhà khoa học quan tâm bởi tính phức tạp, luôn xảy ra rủi ro về sự cố môi trường, gây ảnh hưởng không những cho chính nội tại khu vực mà còn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận khác (như vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và một số khu du lịch sinh thái khác). Do đó, trên phương diện bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: cần đẩy mạnh các công tác nghiên cứu, phòng ngừa ô nhiễm xảy ra trong khu vực. Hướng nghiên cứu từ trước đến nay vẫn dựa trên các mô hình thương mại là chủ yếu, trong khi hướng nghiên cứu dựa trên mô hình mã nguồn mở vẫn còn khá mới mẻ, duy có mô hình mã nguồn mở MDEC được xây dựng và phát triển bởi nhóm tác giả Đinh Văn Ưu song cho kết quả rất khả quan. Bởi vậy, ngày nay với hệ thống máy tính tính toán song song hiệu năng cao, việc áp dụng và phát triển các mô hình mã nguồn mở ngày càng trở lên thân thiện và đem lại kết quả hữu hiệu, ngay cả trong sử dụng cũng như chia sẻ số liệu. Việc áp dụng và tiếp cận phải kể đến các mô hình nổi tiếng như mô hình POM, ROMS và mô hình ECOMSED. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai hệ thống phát hiện và phòng chống xâm nhập IDS/IPS
35 p | 250 | 74
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định
26 p | 399 | 64
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học thư viện: Nghiên cứu phát triển và khai thác nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin thư viện trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
119 p | 458 | 49
-
Báo cáo luận văn cao học: Triển khai IPTV trên nền mạng VNPT Đồng Nai
32 p | 188 | 41
-
Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu triển khai nghị định 15/2013/NĐ-CP, những điểm mới và những bất cập khi áp dụng vào các lĩnh vực xây dựng khác nhau
102 p | 137 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái Sóc Trăng theo hướng bền vững
146 p | 156 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
81 p | 159 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững
117 p | 130 | 20
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam
26 p | 254 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Phương trình sóng phi tuyến với điều kiện biên hỗn hợp - Thuật giải lặp đơn, lặp cấp hai, sự tồn tại, duy nhất và khai triển tiệm cận của nghiệm
71 p | 71 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện triển khai chiến lược marketing kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp trực tuyến ESC
94 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp triển khai dịch vụ bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Nam
86 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Khai thác tập mục lợi ích cao bảo toàn tính riêng tư
65 p | 46 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp triển khai nghiệp vụ quyền chọn cổ phiếu vào thị trường chứng khoán Việt Nam
110 p | 10 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu triển khai dịch vụ quản trị hệ thống công nghệ thông tin thuê cho các tổ chức tài chính lớn của Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC (CMC SI)
88 p | 14 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phát triển một số thuật toán hiệu quả khai thác tập mục trên cơ sở dữ liệu số lượng có sự phân cấp các mục
120 p | 28 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý công trình thuỷ lợi tại Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Thái Nguyên
98 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn