Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
lượt xem 22
download
Trước những vấn đề hệ lụy của nghề cá quy mô nhỏ trong nước và các yêu cầu của sự hội nhập thế giới, vấn đề quản lý và phát triển cải thiện đời sống cho bà con ngư dân theo hướng phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương là đề bài lớn cần lời giải cho cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Xuất phát từ thực tế đó mà "Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định" đã được nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định
- i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN NAM CHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NHA TRANG – 2011
- ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TRẦN NAM CHUNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ NGHỀ CÂU CÁ NGỪ ĐẠI DƯƠNG Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Khai thác Thủy sản Mã số: 60.62.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Phan Trọng Huyến NHA TRANG – 2011
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn “Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu vàng cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình định” là công trình nghiên cứu cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn được thể hiện trung thực, có nguồn trích dẫn cụ thể và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác. Từ số liệu về tàu thuyền, nghề nghiệp khai thác, hiệu quả kinh tế của nghề câu cá ngừ đại dương của cả nước đến các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực hải sản, do tôi thu thập tại Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, các báo cáo chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của các tỉnh trên, và các số liệu điều tra, phỏng vấn trong khôn khổ Dự án Quản lý cá ngừ đại dương khu vực Trung và Tây Thái Bình dương – Đông Á, đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học để sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản. Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về nội dung trong luận văn “Đánh giá hiệu quả nghề câu cá ngừ đại dương của tỉnh Bình Định” do tôi thực hiện.
- iv LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn này, trước tiên tôi muốn nói lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nha Trang, các thầy, cô tham gia tổ chức lớp, giảng dậy đã không quản thời gian và khoảng cách địa lý tạo điều kiện mở lớp cao học Khai thác thủy sản 2009 tại Hải Phòng, các thầy cô đã tận tình hướng dẫn các học viên hoàn thành tốt chương trình của trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong luận văn của tôi đã có được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình của các đơn vị: Tổng cục Thủy sản, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Dự án Hợp phần tăng cường quản lý khai thác thủy sản, Dự án Quản lý cá ngừ đại dương khu vực Trung và Tây Thái Bình Dương; Viện nghiên cứu Hải sản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định, Khánh Hòa và Phú Yên. Tôi cũng bày tỏ tình cảm trân trọng đến các cá nhân đã trực tiếp quan tâm giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn: Ts Chu Tiến Vĩnh, Ths. Nguyễn Ngọc Oai, THs Lê Trần Nguyên Hùng, Ths. Nguyễn Quốc Ánh, Ths. Nguyễn Văn Kháng, Ths. Nguyễn Phi Toàn, Ths. Vũ Duyên Hải và các đồng nghiệp làm công tác thống kê số liệu thuộc các Chi cục KTBVNLTS ở Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Xin cảm ơn và chia sẻ với gia đình, bạn bè cùng các anh em trong lớp cao học Khai thác thủy sản Hải phòng 2009, những người đã luôn ở bên tôi, động viên tôi trong học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy Tiến sĩ Phan Trọng Huyến, Khoa Khai thác thủy sản Trường Đại học Nha trang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn này. Dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn Luận văn của tôi vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong sự chỉ bảo, chia sẻ và rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô, bạn bè.
- v Danh mục chữ viết tắt TT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 A 2 BAC Hệ số hoạt động của tàu 3 CNĐD Cá ngừ đại dương 4 CP Chi phí 5 cv Mã lực 6 d Đường kính dây câu 7 WCPFC Dự án quản lý cá ngừ đại dương Trung và Tây Thái bình dương- Đông Á 8 DTTB Doanh thu trung bình 9 ĐVT Đơn vị tính 10 FL Chiều dài thân cá 11 g Gram 12 GHTC Giới hạn tin cậy 13 HSBT Hệ số biến thiên 14 N Cỡ mẫu 15 SD Độ lệch chuẩn 16 SL Sản lượng 17 SLTB Sản lượng trung bình 18 SSAP Dự án đánh và điều tra cá ngừ 19 TB Trung bình 20 TBD Thái bình dương 21 TL Trọng lượng
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1- 1. Thống kê tàu thuyền, lao động theo địa phương..........................................4 Bảng 1-2. Cơ cấu tàu thuyền của tỉnh Bình Định theo nghề và công suất năm 2009.....5 Bảng 3-1: Chiều dài trung bình của một số loài cá ngừ đại dương..............................31 Bảng 3-2: Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ đại dương ......................31 Bảng 3-3. Biến động tàu câu CNĐD tỉnh Bình Định theo huyện từ năm 2006 ÷2010.32 Bảng 3-4: Cơ cấu tàu thuyền nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định theo địa phương và nhóm công suất (năm 2010).......................................................................................33 Bảng 3-5: Thông số cơ bản của tàu câu CNĐD Bình Định theo nhóm công suất........35 Bảng 3-6: Thống kê tình hình trang bị máy khai thác - hàng hải cho tàu câu CNĐD..36 Bảng 3-7: Thống kê các thông số cơ bản của vàng câu CNĐD Bình Định ................37 Bảng 3-8: Kết quả điều tra về lao động nghề câu cá ngừ đại dương Bình Định ..........39 Bảng 3-9: Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định 6 tháng năm 2009. ........................................................................................................40 Bảng 3-10: Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Phú Yên 6 tháng năm 2009. .......................................................................................41 Bảng 3-11: Sản lượng và tỷ lệ thành phần sản phẩm nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa 6 tháng năm 2009....................................................................................42 Bảng 3-12: Thống kê sản lượng và doanh thu tháng 11/2010 của tàu điều tra ...........42 Bảng 3-13: Thống kê sản lượng và doanh thu tháng 12/2010 của tàu điều tra ...........44 Bảng 3-14: Doanh thu của tàu câu CNĐD Bình Định theo nhóm công suất ...............46 Bảng 3-15: Chi phí bình quân của tàu câu cá ngừ đại dương Bình Định theo nhóm công suất....................................................................................................................46 Bảng 3-16: Lợi nhuận bình quân của tàu câu CNĐD trong 1 tháng theo nhóm công suất ............................................................................................................................47 Bảng 3-17: Thu nhập bình quân của người lao động trong 1 tháng theo nhóm công suất ..................................................................................................................................48 Bảng 3-18: Năng suất khai thác trung bình của mẻ câu theo địa phương (kg/mẻ).......48 Bảng 3-19. Năng suất khai thác bình quân của nghề câu CNĐD theo địa phương......50 Bảng 3-21: Thống kê hệ số hoạt động của đội tàu 3 tỉnh trong 6 tháng năm 2009 .....51
- vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định ...............................................................3 Hình 1-2: Biểu đồ phân bố số lượng tàu thuyền của nghề theo nhóm công suất ...........5 Hình 1-3: Biểu đồ phân bố số lượng tày thuyền của từng nghề theo tổng số tàu...........6 Hình 1-4. Cá ngừ mắt to (Thunnus obesus) ................................................................16 Hình 1-5. Cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares)........................................................17 Hình 1-6. Bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương vụ cá Nam năm 2000- 2004...........................................................................................................................20 Hình 1-7. Bản đồ phân bố ngư trường cá ngừ đại dương vụ Bắc (2000-2004)............21 Hình 3-6. thành phần sản phẩm khai thác nghề câu Bình Định...................................40 Hình 3-7: Biểu đồ năng suất đánh bắt theo mẻ câu.....................................................49 Hình 3-8. Biểu đồ sản lượng khai thác (kg/ngày hoạt động trên biển) ........................50
- viii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................3 1.1. Tổng quan nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Bình Định..............................................3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Bình Định..................................................................3 1.1.2. Năng lực nghề khai thác thủy sản Bình Định .................................................3 1.1.3. Cơ cấu nghề đánh bắt hải sản của Bình Định .................................................4 1.2. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ngoài..................6 1.2.1. Xác định ngư trường và đặc tính di cư của cá ................................................6 1.2.2. Nghiên cứu tập tính cá ngừ ............................................................................7 1.2.3. Nghiên cứu về mồi câu cá ngừ.......................................................................7 1.2.4. Nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ ....................................................8 1.2.5. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản ....................................................9 1.3. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở trong nước ................10 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi cá ngừ trên vùng biển Việt Nam.........10 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ................................11 1.3.3. Tình hình nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của nghề khai thác hải sản...........15 1.3.4. Đặc điểm sinh học cá ngừ mắt to (Thunnus obesus)....................................16 1.3.5. Đặc điểm sinh học cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares).............................17 1.4. Nhận xét, đánh giá tổng quan ............................................................................22 CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................24 2.1. Nội dung nghiên cứu .........................................................................................24 2.1.1. Thực trạng tàu thuyền và trang thiết bị của tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định............................................................................................24 2.1.2. Thực trạng ngư cụ nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định.....................24 2.1.3. Thực trạng về lao động nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định. ............24 2.1.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định. ........24 2.1.5. Ý kiến đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định............................................................................................24 2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................24 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu..................................................................24 2.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp...............................................................................24 2.2.3. Thu thập số liệu sơ cấp ................................................................................25
- ix 2.2.3.1. Xác định số lượng mẫu điều tra. ............................................................25 2.2.3.2. Thu thập số liệu sản lượng khai thác của đội tàu....................................27 2.2.3.3. Thu thập số liệu về ngư cụ:....................................................................28 2.2.3.4. Thu thập số liệu về tàu thuyền:..............................................................28 2.2.3.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế. ................................................28 2.2.4. Phân tích, xử lý số liệu thống kê ..................................................................30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................31 3.1. Kích thước của một số loài cá ngừ đại dương ....................................................31 3.2. Thực trạng tàu thuyền, trang thiết bị nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định ...............32 3.2.1. Biến động tàu câu CNĐD tỉnh Bình Định theo địa phương theo năm...........32 3.2.2. Cơ cấu tàu thuyền câu CNĐD Bình Định theo địa phương và nhóm công suất........................................................................................................................33 3.2.3. Đặc điểm tàu thuyền nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định .................................34 3.2.4. Tình hình trang bị máy động lực trang bị trên tàu. .......................................35 3.2.5. Tình hình trang bị máy hàng hải-thông tin liên lạc .......................................35 3.3. Thực trạng ngư cụ nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định ..........................36 3.3. Thực trạng về lao động nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định...................................38 3.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu CNĐD tỉnh Bình Định ...............................39 3.4.1. Dựa theo sản lượng và thành phần sản phẩm của nghề câu CNĐD ..............39 3.4.2. Dựa vào doanh thu của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định .............42 3.4.3. Chi phí cuả nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định ...............................46 3.4.4. Dựa theo lợi nhuận của nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định .............47 3.4.5. Dựa theo chỉ số thu nhập bình quân của lao động tàu câu CNĐD ................47 3.4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo năng suất khai thác trung bình mẻ câu. ........48 3.4.7. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo năng suất khai thác bình quân ngày câu.......49 3.4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế qua hệ số hoạt động của cả đội tàu ......................50 3.5. Ý kiến đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định. ........................................................................................................51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................54 1. Kết luận................................................................................................................54 2. Kiến nghị .............................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................56
- 1 MỞ ĐẦU Nghề khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam còn rất non trẻ so với các nước phát triển khác trên thế giới, công nghệ đánh bắt và bảo quản thô sơ theo phương thức truyền thống là chủ yếu nên chất lượng sản phẩm khai thác chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Đa số tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương ở Bình Định được chuyển sang từ các tàu câu mực, câu tay nên có kích thước và công suất nhỏ. Vì thế khả năng vươn xa và khả năng tìm kiếm những ngư trường có mật độ cá ngừ đại dương cao, có kích thước loài cá ngừ đại dương lớn của đội tàu này còn rất hạn chế. Vì thế, trong nhiều năm qua, sản lượng đánh bắt của từng tàu còn rất thấp, chi phí sản xuất lại cao, trong khi đó chất lượng sản phẩm và thương hiệu chưa được xác định đã dẫn đến hiệu quả sản xuất của nghề còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Những người làm quản lý, buôn bán và khai thác thời gian vừa qua đã có những hoạt động tích cực nhằm giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa có hướng đi cụ thể. Mặt khác, nghề cá nước ta là nghề cá nhân dân, từ đầu tư đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào tự lực của người dân là chính. Nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định cũng vậy, ngư dân thấy nghề này có hiệu quả là tập trung đầu tư sản xuất. Đến lúc nào đó thấy không có hiệu quả lại chuyển sang nghề khác. Nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định đã phát triển trong nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất của nghề này. Vì thế ngư dân Bình Định vẫn tiếp tục mò mẫm tự tìm kiếm ngư trường, tổ chức khai thác, bảo quản sản phẩm rồi dựa vào chủ nậu để tiêu thụ. Mặt khác, các loài cá di cư đại dương trong đó có Cá ngừ đại dương là tài sản chung của nhân loại, cần được quản lý khai thác, vận chuyển đánh bắt và kinh doanh là đối tượng được cả thế giới quan tâm, rất nhiều các tổ chức quốc tế quản lý vấn đề khai thác và kinh doanh cá ngừ đại dương như: Uỷ ban Bảo tồn cá Ngừ đại dương Đại Tây Dương, Uỷ ban cá ngừ Ấn Độ Dương, Uỷ ban Bảo vệ cá Ngừ vây xanh Nam ấn Độ Dương, Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương, Uỷ ban Nghề cá Đông Thái Bình Dương… có nhiều rào cản thương mại được sinh ra tại các thị trường lớn và các quy định ngặt nghèo khác về chất lượng sản phẩm và nguồn gốc đánh bắt. Mới đây lại rộ lên vấn đề chứng chỉ MSC (Marine Stewardship Council) – Hội đồng quản lý
- 2 biển được tạm hiểu là 1 chứng chỉ khai thác, kinh doanh có tính bền vững. Nước nào, sản phẩm nào có chứng chỉ này thì giá bán cao hơn, không có thì giá bán thấp hơn. Trước những vấn đề hệ lụy của nghề cá quy mô nhỏ trong nước và các yêu cầu của sự hội nhập thế giới, vấn đề quản lý và phát triển cải thiện đời sống cho bà con ngư dân theo hướng phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương là đề bài lớn cần lời giải cho cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vì những lý do nêu trên thì việc nghiên cứu ”Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định” là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ tôi sẽ trình bày các nội dung chủ yếu là: Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu; Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Bình Định 1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Bình Định Bình Định là tỉnh ven biển miền Trung có diện tích 6025 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Toàn tỉnh có 10 huyện (An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh) và 01 thành phố (Quy Nhơn). Trong đó có 3 huyện miền núi, 4 huyện và 1 thành phố ven biển là TP Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Nhơn. Theo kết quả điều tra năm 2005, dân số của tỉnh của tỉnh Bình Định khoảng 1,56 triệu người. Tỉnh Bình Định có tỷ lệ khoảng 1,8% về diện tích và 1,9% dân số so với cả nước; chiếm 18,2% diện tích và 22,1% dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 1.1.2. Năng lực nghề khai thác thủy sản Bình Định Với chiều dài bờ biển trên 134 km cùng hệ thống đầm, vịnh, thủy vực phong phú và đa dạng, Bình Định có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế thủy sản. Ngành thủy sản đã được tỉnh xác định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Định.
- 4 Bình Định có 3 trung tâm nghề cá phát triển là Qui Nhơn, Đề Gi, Tam Quan; trải dài ở 5 huyện, 26 xã phường ven biển. Nghề cá của tỉnh phát triển không ngừng trong những năm qua, với 9218 tàu thuyền lớn nhỏ (năm 2009) các tàu cá của ngư dân Bình định hoạt động trên tất cả các vùng biển cả nước từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam Bộ. Nước ta có ba tỉnh tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nghề đánh bắt chủ yếu là nghề câu vàng, ngư trường đánh bắt ở ngư trường giữa biển Đông và khi khu vực quần đảo Trường Sa. Đối tượng cá ngừ đại dương là loài cá di cư đại dương nên công tác thống kê đánh giá trữ lượng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào số liệu của các nước tham gia đánh bắt cá ngừ và số liệu nghiên cứu cả vùng đối tượng sinh sống. Bảng 1- 1. Thống kê tàu thuyền, lao động theo địa phương Tổng Số Tàu Tổng C.Suất Tổng Số LĐ TT Huyện Thành phố (chiếc) (cv) (người) 1 HOÀI NHƠN 2511 309273 16332 2 PHÙ MỸ 1247 116309 9285 3 PHÙ CÁT 1259 83093 8399 4 TUY PHƯỚC 824 11281 1702 5 QUY NHƠN 2274 116887 10956 TỔNG CỘNG 8115 636843 46674 [Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định] 1.1.3. Cơ cấu nghề đánh bắt hải sản của Bình Định Bình Định là tỉnh có nghề cá phát triển theo hướng đa nghề, trong đó có 5 nghề lưới kéo đơn, nghề vây ánh sáng, nghề câu tay, nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vó mành, còn lại là nghề khác. Kết quả thống kê số lượng tàu thuyền năm 2009 [4] theo nghề và nhóm công suất được trình bày ở bảng 1-2.
- 5 Bảng 1-2. Cơ cấu tàu thuyền của tỉnh Bình Định theo nghề và công suất năm 2009 TT Nghề khai Số lượng tà thuyền theo nhóm công suất (chiếc) Tổng thác 20< 20÷49 50÷89 90÷149 150÷250 ≥400 1 Lưới kéo đơn 33 300 293 16 3 0 645 2 Vây ánh sáng 15 573 557 214 53 0 1412 3 Câu tay cá 563 1856 802 233 243 0 3697 4 Câu vàng CN 0 11 112 50 152 15 340 5 Vó mành 1011 495 27 0 0 0 1533 6 Nghề khác 983 217 46 4 3 0 1253 Tổng 2605 3452 1837 517 454 15 8880 [ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định] 2000 Lưới kéo đơn 1800 Vây ánh sáng 1600 Câu tay cá Số lượng tàu (chiếc) Câu vàng CN 1400 Vó mành 1200 Nghề khác 1000 800 600 400 200 0 20< 20÷49 50÷89 90÷149 150÷250 ≥400 Nhóm công suất (cv) Hình 1-2: Biểu đồ phân bố số lượng tàu thuyền của nghề theo nhóm công suất Từ bảng 1-2 và hình 1-2 cho thấy, số tàu lắp máy công suất dưới 90 cv chiếm tỷ lệ lớn, chiếm 88,9% trong khi đó số lượng tàu lắp mấy từ 90cv trở lên chỉ có 11,1%. Đặc biệt là nhóm tàu lắp máy dưới 20cv chiếm tỷ lệ khá cao, 29,34%, ngược lại số tàu lắp máy trên 400cv chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (0,17%). Điều này cho thấy khả năng đánh bắt hải sản xa bờ của nghề cá Bình Định là khá hạn chế.
- 6 Lưới kéo đơn Vây ánh sáng Lưới kéo đơn Câu tay cá Nghề khác 7% Câu vàng CN 14% Vó mành Vây ánh sáng Nghề khác 16% Vó mành 17% Câu vàng CN 4% Câu tay cá 42% Hình 1-3: Biểu đồ phân bố số lượng tày thuyền của từng nghề theo tổng số tàu Từ biểu đồ 1-3 cho thấy, Ở Bình Định nghề câu phát triển nhất (46%), đặc biệt là nghề câu tay chiếm tỷ lệ lớn (42%), còn nghề câu cá ngừ đại dương chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (4%). Tiếp đến là nghề vó mành (17%) và nghề vây ánh sáng (16%), còn nghề lưới kéo chỉ chiếm 7%. 1.2. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ngoài Hiện nay trên thế giới, nghề khai thác các đối tượng cá ngừ đã đạt được trình độ phát triển cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định ngư trường, sự di cư của cá, đánh giá trữ lượng, tập tính sinh học của cá ngừ đại dương trên các vùng biển nghiên cứu. Các công nghệ mới khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Các đội tàu khai thác cá ngừ có quy mô lớn và đã khai thác rất thành công ở các nghề lưới vây cá ngừ, câu vàng, câu cần ... Những vấn đề đã và đang được các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu được tổng hợp một số kết quả cụ thể như sau: 1.2.1. Xác định ngư trường và đặc tính di cư của cá Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố của cá ngừ với điều kiện môi trường đã được tiến hành. Người ta phát hiện ra rằng sự phân bố của cá ngừ gắn kết chặt chẽ với nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho sự tập trung các đàn cá ngừ vào khoảng từ 15 ÷ 310C, phổ biến nhất ở khoảng nhiệt độ từ 18 ÷280C. Dựa vào đặc
- 7 tính này, kết hợp với kỹ thuật viễn thám sẽ giúp cho việc xác định sự di chuyển của các đàn cá ngừ. Các ảnh chụp từ vệ tinh sẽ cho bản đồ của cả một vùng biển rộng lớn với những vùng có màu sắc khác nhau, tương ứng với nhiệt độ. Dựa vào màu sắc của các bức ảnh, người ta sẽ suy ra sự thay đổi nhiệt độ các vùng trên mặt biển và biết được sự phân bố cá ngừ thay đổi như thế nào. Ngoài ra ảnh hưởng của các dòng hải lưu cũng tác động đến sự phân bố và di cư của cá ngừ đại dương. Ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, cá ngừ thường tập trung theo dải vĩ độ 20N ÷ 20S và 30N ÷ 60N, tương ứng với ảnh hưởng của dòng hải lưu xích đạo (EC) và dòng hải lưu ngược xích đạo Bắc (NECC). Rõ ràng, các dòng hải lưu đã ảnh hưởng đến sự di chuyển của các đàn cá ngừ . Kết hợp các số liệu đánh bắt của nghề cá thương phẩm thông qua nhật ký đánh bắt và các số liệu thu được từ các bến cá đã giúp cho việc đánh giá và xác định ngư trường. Nhiều nước đã tiến hành các chương trình nghiên cứu sự di cư của cá ngừ thông qua việc đánh dấu, lắp các máy phát tín hiệu vô tuyến điện cực nhỏ vào thân cá ... nhờ vậy đã nắm được quá trình di cư của các đàn cá ngừ, giúp cho việc tổ chức khai thác có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi được tốt hơn. 1.2.2. Nghiên cứu tập tính cá ngừ Đề tài nghiên cứu tập tính cá ngừ tập trung quanh chà là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cá ngừ thường tập trung quanh chà hoặc núp dưới các vật trôi nổi trên mặt biển, cá có xu hướng tập trung ở vị trí trên nước so với chà đa số các loài cá ngừ cỡ nhỏ như ngừ vằn, ngừ chù, ngừ ồ ... thường phân bố gần mặt nước. Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, v.v ... phân bố ở những tầng nước sâu hơn (khoảng 50 ÷100 m), nhưng độ sâu phân bố của cá quanh chà có bị thay đổi bởi các điều kiện ngoại cảnh khác như sóng, gió, nhiệt độ, dòng chảy hay không thì vẫn cần phải nghiên cứu thêm. 1.2.3. Nghiên cứu về mồi câu cá ngừ Cá ngừ đại dương ưa thích mồi mực là rõ ràng, nhiều tàu câu vàng của Nhật Bản, Đài Loan đã sử dụng mồi mực trong quá trình câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng mồi mực và mồi cá. Bên cạnh đó đã có nghiên cứu thử nghiệm sử dụng mồi giả, gắn thiết bị phát sáng trên thẻo câu.
- 8 1.2.4. Nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ Để khai thác cá ngừ, có thể sử dụng các loại ngư cụ sau: - Nghề lưới vây khai thác cá ngừ: Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề lưới vây cá ngừ là các loại cá ngừ cỡ nhỏ ( ngừ vằn, ngừ chù, ngừ ồ ...). Các tàu khai thác cỡ lớn đã được sử dụng với công suất máy tàu từ 1000 cv đến 2500 cv và hơn nữa. Kích thước lưới vây được tăng cường, chiều dài vàng lưới (giềng phao) lên đến 1.500m và hơn nữa, chiều cao vàng lưới đạt đến 150m. Các vàng lưới vây nói trên còn được dùng để đánh bắt các đàn cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to cung cấp giống cho nghề nuôi cá ngừ. Để khai thác được cá ngừ đại dương đã trưởng thành, chiều cao vàng lưới phải đạt 200 ÷ 220m và đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt phức tạp hơn (các nước có nghề cá phát triển). Việc dò tìm cá được thực hiện bằng cách sử dụng ống nhòm, máy dò cá ngang (Sonar); máy bay; Rađa tìm chim .... - Nghề câu vàng cá ngừ đại dương: Quy mô công nghiệp ở các nước và khu vực có nghề câu cá ngừ đại dương phát triển là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ... Đội tàu của các nước này được cơ giới hoá cao trong công tác thu, thả vàng câu. Các nghiên cứu về ngư trường, tập tính cá, sự di cư của cá ... đã hỗ trợ cho việc khai thác đạt hiệu quả cao. Vàng câu được trang bị trên các tàu này thường có chiều dài tới 100 km, với số lượng lưỡi câu đạt đến 2200 chiếc. Tổng chiều dài dây nhánh thường là 20 ÷ 25 m; Khoảng cách giữa các dây nhánh từ 40 ÷ 50 m; khoảng cách giữa các phao ganh từ 300 ÷ 350 m. Các tàu câu vàng nói trên áp dụng kỹ thuật bảo quản và được trang bị hệ thống bảo quản tốt nên duy trì được chất lượng sản phẩm. - Nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà: Nghề câu tay câu cá ngừ vây vàng ở những vùng biển sâu đã được ngư dân Philippine sử dụng như là một nghề chính khai thác cá ngừ. Sản lượng đem lại từ nghề này khá cao. Lợi dụng đặc tính dựa chà của cá ngừ vây vàng, người ta dùng những cụm chà lớn và thả ở các ngư trường có cá ngừ vây vàng, có thể thả chà ở độ sâu tới 1000 m. Chà có cấu tạo gồm 1 phao nổi (phao nổi có thể làm bằng thép hình trụ dài 2m, đường kính 0,8 m hàn kín hoặc bè tre có kích thước 1m x 4m) thả nổi trên mặt nước. Một đầu phao được buộc với dây neo, đầu còn lại được buộc với 1 hệ thống dây chà làm bằng lá dừa hoặc lưới cũ. Sau một thời gian ngâm chà, cá ngừ vây vàng sẽ tập trung quanh chà để kiếm mồi và thường tập trung ở độ sâu từ 50 ÷ 200 m. Ngư dân thả câu ở những độ sâu khác nhau quanh chà để khai thác cá ngừ vây vàng vào ban ngày. Theo báo cáo của Sở Thủy sản tháng
- 9 8/2003 khi đoàn cán bộ của Viện Nghiên cứu Hải sản tham quan tại đây cho thấy, mỗi chuyến biển hoạt động của đội tàu làm nghề câu tay cá ngừ vây vàng từ 5 ÷ 7 ngày cho năng suất khai thác bình quân từ 3 ÷ 5 con cá ngừ vây vàng/1 người câu. Như vậy, nghề câu tay câu cá ngừ vây vàng đã được ngư dân Philippine sử dụng cho hiệu quả khá cao và đây cũng là một nghề mới, có năng suất cao cần được nhanh chóng áp dụng vào nước ta. - Nghề câu cá cá ngừ vằn bằng câu cần và mồi giả: Trước đây, nghề này đã phát triển rất mạnh ở các nước có nghề cá phát triển như Nhật Bản, Đài Loan … Ngư dân ở những nước này sử dụng những tàu có công suất lớn, dò tìm đàn cá trên biển. Khi phát hiện được đàn cá họ tiến hành vứt mồi sống là cá cơm để dụ cá, đồng thời phun những tia nước nhỏ, tạo thành màn sương mù che mắt cá ngừ. Sau đó các thủy thủ sẽ ngồi dọc be tàu sử dụng những cần câu tay mắc mồi giả thả xuống biển rồi giật cần câu một cách liên tục đưa cá lên tàu. Sản lượng đem lại từ nghề này khá cao, đạt tới hàng chục tấn cá trong 1 ngày hoạt động. Tuy nhiên, do thời gian gần đây, do nguồn lợi cá ngừ suy giảm, nên các tàu câu theo hình thức này không mang lại hiệu quả mong muốn. 1.2.5. Nghiên cứu về hiệu quả khai thác thủy sản FAO đã tiến hành cuộc khảo sát thông tin liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nghề lưới vây của 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ và châu Phi từ năm 1995-1997. Kết quả cho thấy ở một số nước như Pê Ru, Triều Tiên, Malaixia ...có lãi ròng dương, ngược lại ở một số nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ...có lãi ròng âm. Lý do của hiệu quả kinh tế thấp là do sự khai thác quá mức về nguồn lợi làm cho sản lượng ngày càng giảm, ngược lại chi phí đầu tư, chi phí bảo dưỡng cao. Các công trình nghiên cứu tập trung vào việc tìm ra mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và các yếu tố kỹ thuật [21]. Ở Hawaii, nhóm nghiên cứu Hamilton Marcia và Steve Huffiman [20] đã có nghiên cứu sâu về doanh thu và chi phí hoạt động khai thác của nghề cá nổi quy mô nhỏ của 4 nhóm ngư dân khác nhau (nhóm đánh cá toàn thời gian, bán thời gian, làm tiêu khiển và nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển). Kết quả chỉ ra rằng nhóm đánh cá toàn thời gian có doanh thu và chi phí cố định cao nhất; ngược lại nhóm đánh cá chỉ vì mục đích bù đắp chi phí chuyến biển có doanh thu và chi phí cố định thấp nhất. Chi phí biến đổi của các nhóm là khá giống nhau, chi dao động nhẹ
- 10 do yếu tố di chuyển ngư trường khai thác. Sự khác nhau về chi phí biến đổi là chi phí nhiên liệu, nước đá, mồi câu. Kết quả nghiên cứu về hoạt động kinh tế và tài chính nghề cá biển tại 15 quốc gia trên thế giới của các tác giả U. Tietze và J.Prado. J.M.Le Ry. R.Lasch [26] cho thấy, trong tổng số 108 tàu khai thác có đến 105 tàu (chiếm 97%) tàu có dòng tiến luân chuyển dương và bù đắp được chi phí bỏ ra. Nếu trừ chi phí khấu hao và lãi suất, thì có 92 tàu (trong số 108 tàu) có lợi nhuận ròng. Chỉ có các tàu lưới kéo tôm, cá tầng đáy là có dòng tiền luân chuyển âm. Những tàu này trước đây có dòng tiền luân chuyển dương, nhưng một thời gian sau đó có lợi nhuận âm thường rơi vào những tàu có tuổi thọ cao. 1.3. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở trong nước 1.3.1. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi cá ngừ trên vùng biển Việt Nam Trong những năm 1991-1993, Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long đã thực hiện đề tài nghiên cứu KN-04-01 nghiên cứu nguồn lợi cá ngừ ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển miền Trung Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được 8 loài cá ngừ phân bố ở biển Việt Nam, như cá ngừ Chù (auxis tharzard), cá ngừ Ồ (auxis rochei), cá ngừ Chấm (euthynnus affinis), cá ngừ Bò (thunnus tonggol). Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra Atlat cá ngừ và mô tả đặc điểm sinh học của chúng, bước đầu xác định được mùa vụ và công cụ khai thác. Năm 1994-1997, đề tài “Nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển quần đảo Trường Sa” đã tiến hành khảo sát trên vùng biển ven đảo phía Nam và Tây nam quần đảo Trường Sa [2]. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở khu vực nghiên cứu có trên 400 loài hải sản, trong đó trên 40 loài thu được bằng các loại lưới rê, trên 10 loài thu được bằng nghề câu vàng. Kết quả nghiên cứu trên cũng cho biết đặc điểm sinh học, năng suất khai thác, sản lượng của một số đối tượng chính như cá ngừ vằn, cá nổi nhỏ … và sự phân bố của chúng. Tuy nhiên, do phạm vi và nội dung nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả chỉ dừng lại ở mức độ nhất định Năm 2000-2002, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam” [13]. Kết quả nghiên cứu cho biết thành phần loài của cá trong vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ bắt gặp trong các chuyến điều tra có 174 loài cá nổi, trong đó có các loài cá ngừ vằn, cá ngừ Chù, cá ngừ Bò….
- 11 Trong những năm 1999-2004, Viện nghiên cứu Hải sản đã tiến hành điều tra nguồn lợi cá ngừ ở vùng biển Việt Nam, nghiên cứu tập tính cá và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá ngừ đại dương [1, 6, 13, 14]. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối tượng chính của nghề câu vàng là cá thu ngừ, chiếm tỷ lệ 17,55-60,79% sản lượng nghề câu vàng vụ Nam và 2,19-66,80% sản lượng nghề này trong vụ Bắc. Kết quả điều tra cũng cho thấy thêm, thành phần chủ yếu là cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to. Đề tài cấp Nhà nước, Mã số KC-09-03 “Xây dựng mô hình dự báo cá khai thác và các cấu trúc hải dương có liên quan phục vụ đánh bắt xa bờ ở vùng biển Việt Nam” do PGS.TS Đinh Văn Ưu chủ trì [15] đã nghiên cứu những yếu tố hải dương liên quan đến nghề câu cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam. Về trữ lượng và khả năng khai thác cá ngừ đại dương trên vùng biển Việt Nam, kết quả tổng hợp các nguồn số liệu cho thấy: - Trữ lượng cá ngừ vằn ở vùng biển xa bờ miền Trung và Đông Nam Bộ ước tính vào khoảng 618.000 tấn, khả năng khai thác bền vững là 216.000 tấn; - Trữ lượng cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to khoảng 44.853-52.591 tấn, khả năng khai thác là 17.000 tấn. 1.3.2. Các kết quả nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ Đề tài: "Đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác xa bờ ở những vùng trọng điểm” đã được Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành vào năm 1997. Đề tài đã điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác của các nghề khai thác xa bờ về tàu thuyền, máy tàu, cấu tạo ngư cụ, kỹ thuật khai thác và phân tích hiệu quả kinh tế của 4 loại nghề khai thác xa bờ chính là: nghề lưới kéo, nghề lưới rê, nghề lưới vây, nghề câu. Năm 1998, Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài: “Xác định các nghề có năng suất cao, thích hợp với cỡ loại tàu khai thác hải sản xa bờ”. Đề tài đã điều tra tại các bến cá thuộc các tỉnh trọng điểm cũng như trên các tàu đang sản xuất để thu thập các số liệu về tàu thuyền, ngư cụ và hiệu quả kinh tế của nhiều con tàu tham gia khai thác hải sản với 4 loại nghề chủ yếu là: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu. Bằng phương pháp tính toán so sánh, đề tài đã xác định được các mẫu lưới phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng biển, tương ứng với từng nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê và nghề câu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng
26 p | 535 | 154
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội – chi nhánh Viettel Kon Tum
26 p | 511 | 153
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ lên sự thỏa mãn của khách hàng tại Việt Nam Airlines
124 p | 472 | 127
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá tài nguyên và đề xuất phát triển du lịch sinh thái nhằm phục vụ công tác bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
17 p | 560 | 116
-
Luận văn thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Dĩ An
119 p | 365 | 108
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần thủy điện miền Trung
13 p | 288 | 66
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Đánh giá chuẩn mực kiểm toán Việt Nam về báo cáo kiểm toán và một số kiến nghị liên quan
105 p | 256 | 58
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại công ty cổ phần Đăng Hải, Đà Nẵng
13 p | 260 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
134 p | 232 | 47
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Bê tông Alpha
143 p | 154 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá mức độ hài lòng công việc của cán bộ nhân viên tại kho bạc nhà nước tỉnh Thừa Thiên Huế
119 p | 126 | 24
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu
2 p | 147 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá năng lực tài chính các đơn vị tham gia đấu thầu dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng - Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội
0 p | 92 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh các trường Trung học cơ sở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
26 p | 112 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá nhận thức, thái độ, hành động về học chế tín chỉ của sinh viên trường Đại học Hải Phòng
127 p | 38 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt Nam
3 p | 97 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá chất lượng dịch vụ Ngân hàng điện tử đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 20 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn