TÓM TẮT<br />
Đề tài: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách hàng<br />
tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Vũng Tàu<br />
Tác giả luận văn: Trần Quốc Minh<br />
<br />
Khóa: 2010 - 2012<br />
<br />
Người hướng dẫn: TS.Nguyễn Văn Long<br />
<br />
a) Lý do chọn đề tài<br />
Trong xu hướng cạnh tranh ngày càng phức tạp của thị trường tài chính ngân hàng<br />
trên thế giới nói chung và thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam nói riêng, các nhà<br />
quản trị ngân hàng luôn luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng dịch vụ của mình nhằm<br />
tìm kiếm lợi thế cạnh tranh trước đối thủ<br />
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br />
Đánh giá về chất lượng dịch vụ khách hàng của Sacombank Vũng Tàu<br />
Các yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ khách hàng của Sacombank Vũng<br />
Tàu<br />
Khách hàng đến giao dịch tại Sacombank chi nhánh Vũng Tàu<br />
c) Nội dung chính<br />
Nghiên cứu đo lường sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ khách<br />
hàng của Sacombank chi nhánh Vũng Tàu dựa trên thang đo chất lượng dịch vụ của<br />
Parasuraman (1991) có sự hiệu chỉnh phù hợp với thực tế. Mô hình nghiên cứu cho thấy<br />
có 5 thành phần chất lượng dịch vụ và 1 thành phần chi phí dịch vụ tác động lên sự hài<br />
lòng của khách hàng. Nghiên cứu được thực hiện với mẫu khảo sát có kích thước 200<br />
khách hàng đến giao dịch tại Sacombank chi nhánh Vũng Tàu, tuy nhiên chỉ có 188 mẫu<br />
khảo sát hợp lệ và được đưa vào phân tích dữ liệu trong phần mềm thống kê SPSS 20<br />
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân<br />
tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến. Kết quả phân tích cho thấy<br />
rằng thang đo các thành phần chất lượng dịch vụ khách hàng có 5 thành phần gồm sự tin<br />
<br />
cậy, sự đảm bảo, sự hữu hình, sự đồng cảm và sự đáp ứng với 23 biến quan sát, thành<br />
phần chi phí dịch vụ ngân hàng gồm có 3 biến quan sát. Trong đó, sự hài lòng của khách<br />
hàng bị tác động bởi 3 thành phần đó là sự đảm bảo (hệ số Beta chuẩn hóa là 0.186), sự<br />
đồng cảm (hệ số Beta chuẩn hóa là 0.453) và chi phí dịch vụ (hệ số Beta chuẩn hóa là<br />
0.127)<br />
Kết quả nghiên cứu giúp cho ngân hàng hiểu rõ các thành phần của chất lượng<br />
dịch vụ khách hàng, mối quan hệ giữa sự hài lòng của khách hàng với chất lượng dịch vụ<br />
và chi phí dịch vụ, mức độ đánh giá của khách hàng đối với các thành phần này. Qua đó,<br />
đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng<br />
d) Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Thu thập<br />
dữ liệu từ bảng câu hỏi điều tra. Sau đó, sử dụng phần mềm SPSS 20 cho ra kết quả xử lý<br />
số liệu thống kê<br />
e) Kết luận<br />
Kết quả nghiên cứu là nguồn dữ liệu đầu vào tin cậy giúp ngân hàng có cơ hội<br />
hiểu rõ hơn chất lượng dịch vụ của ngân hàng đang cung cấp, hiểu rõ nhu cầu của khách<br />
hàng và mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó, ngân hàng có cơ sở để nâng cao chất<br />
lượng hoạt động và nâng cao sự hài lòng của khách hàng hiệu quả hơn<br />
<br />