intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

181
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững tập trung tìm hiểu về cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp về khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN VĂN THỨC TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN VĂN THỨC TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chuyên ngành: Địa lí học (trừ Địa lí tự nhiên) Mã số: 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tp Hồ Chí Minh, ngày…04….tháng…10….năm 2011 Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thức
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sỹ, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Ban giám hiệu nhà trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy cô trong khoa Địa lý đã tạo cho em một môi trường học tập tốt nhất, với sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô đã bổ sung cho em nguồn kiến thức quý báo và cần thiết nhất cho tương lai của em sau này. Đặc biệt, em xin kính lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Văn Thông đã tận tình chỉ dạy cho em, sửa chữa những sai sót, động viên và cho em những lời khuyên quý báu. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp em đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập tư liệu, thông tin thực tế. Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc Sở Văn hóa – Thể Thao – Du Lịch tỉnh Long An, các chú và anh, chị trong phòng Quản lý du lịch đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp một số tài liệu cần thiết cho luận văn của em. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến cô, chú, anh, chị thuộc các ban ngành tỉnh Long An đã giúp đỡ và cung cấp cho em các tài liệu cần thiết để thực hiện luận văn một cách tốt nhất. Xin nhận nơi đây lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất! Tp Hồ Chí Minh, ngày…04….tháng…10….năm 2011 Học viên thực hiện Nguyễn Văn Thức
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... 3 T 1 1T LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... 4 T 1 1T MỤC LỤC .................................................................................................................... 1 T 1 1T DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ 6 T 1 T 1 PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 7 T 1 1T 1. Tính cấp thiết đề tài ..................................................................................................................... 7 T 1 1T 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................................................... 8 T 1 1T 3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................................... 8 T 1 1T 4. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................................................... 8 T 1 1T 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 8 T 1 T 1 6. Cấu trúc của đề tài ..................................................................................................................... 11 T 1 1T Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội T 1 dung của luận văn gồm có 3 chương: ................................................................................... 11 T 1 Chương 1: Cơ sở lí luận. ...................................................................................................... 11 T 1 1T Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An. ....................... 11 T 1 T 1 Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng T 1 phát triển bền vững.............................................................................................................. 11 1T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ................................................................................. 12 T 1 1T 1.1. Khái niệm về du lịch .............................................................................................................. 12 T 1 1T 1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch ............................................................................................. 12 T 1 1T 1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) ........................................................................... 13 T 1 T 1 1.2.1.1 Khái niệm ................................................................................................................. 13 T 1 1T 1.2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................................... 13 T 1 T 1 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................................... 14 T 1 T 1 1.2.2.1 Khái niệm ................................................................................................................. 14 T 1 1T 1.2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn........................................................................ 14 T 1 T 1 1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch................................................................................ 15 T 1 T 1 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................................. 15 T 1 1T 1.3.1.1. Phương pháp đánh giá ............................................................................................. 15 T 1 1T 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................................... 16 T 1 1T 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................................... 17 T 1 T 1 1.3.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá mức độ tập trung di tích theo lãnh thổ: .................................... 17 T 1 T 1 1.3.2.2. Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng di tích: ................................................................... 17 T 1 T 1 1.4. Các loại hình du lịch ............................................................................................................... 18 T 1 1T 1.4.1. Du lịch sinh thái (Ecotourism)......................................................................................... 18 T 1 T 1 1.4.1.1. Khái niệm về tài nguyên du lịch sinh thái ................................................................ 18 T 1 T 1
  6. 1.4.1.3. Các đặc trưng du lịch sinh thái ................................................................................. 20 T 1 T 1 1.4.1.4. Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái ............................................................... 22 T 1 T 1 1.4.2. Du lịch văn hóa ............................................................................................................... 23 T 1 1T 1.4.3. Du lịch MICE ( du lịch công vụ ) .................................................................................... 23 T 1 T 1 1.5. Sản phẩm du lịch .................................................................................................................... 24 T 1 1T 1.5.1. Khái niệm sản phẩm du lịch ............................................................................................ 24 T 1 T 1 1.5.2. Cơ cấu sản phẩm du lịch ................................................................................................. 25 T 1 1T 1.5.2.1. Những thành phần tạo lực hút .................................................................................. 25 T 1 T 1 1.5.2.2. Cơ sở du lịch ........................................................................................................... 25 T 1 1T 1.5.2.3. Dịch vụ du lịch ........................................................................................................ 25 T 1 1T 1.5.2.4. Đặc tính của sản phẩm du lịch ................................................................................. 25 T 1 T 1 1.6. Các nguyên tắc quy hoạch điểm và tuyến du lịch .................................................................... 27 T 1 T 1 1.6.1. Các nguyên tắc quy hoạch điểm du lịch........................................................................... 27 T 1 T 1 1.6.1.1. Nguyên tắc thị trường .............................................................................................. 27 T 1 1T 1.6.1.2. Nguyên tắc hiêu quả và lợi ích ................................................................................. 27 T 1 T 1 1.6.1.3. Nguyên tắc sắc thái đặc biệt ..................................................................................... 27 T 1 T 1 1.6.1.4. Nguyên tắc bảo vệ ................................................................................................... 27 T 1 1T 1.6.2. Các nguyên tắc quy hoạch tuyến du lịch .......................................................................... 27 T 1 T 1 1.6.2.1. Cân đối giữa thời gian di chuyển và thời gian tham quan ......................................... 27 T 1 T 1 1.6.2.2. Nội dung của tuyến du lịch phải phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù .............. 28 T 1 T 1 1.6.2.3. Giá cả của tour du lịch phải phù hợp với chất lượng dịch vụ du lịch......................... 28 T 1 T 1 1.6.2.4. Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe ............................................ 28 T 1 T 1 1.6.2.5. Tuyến tham quan du lịch phải kết hợp với mua sắm................................................. 28 T 1 T 1 1.7. Phát triển du lịch bền vững ..................................................................................................... 28 T 1 1T 1.7.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững ............................................................................. 28 T 1 T 1 1.7.2. Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ..................................................................... 28 T 1 T 1 1.7.3. Các tiêu chuẩn phát triển bền vững.................................................................................. 31 T 1 T 1 1.7.3.1. Quản lý hiệu quả và bền vững .................................................................................. 31 T 1 T 1 1.7.3.2. Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa T 1 phương................................................................................................................................. 31 1T 1.7.3.3. Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực .......... 32 T 1 T 1 1.7.3.4. Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực ....................................... 32 T 1 T 1 CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG, HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU T 1 LỊCH TỈNH LONG AN ............................................................................................. 35 1T 2.1. Tổng quan về tỉnh Long An .................................................................................................... 35 T 1 1T 2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................................... 35 T 1 1T 2.1.2. Lịch sử hình thành .......................................................................................................... 35 T 1 1T 2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................................ 37 T 1 1T
  7. 2.1.3.1. Dân số ..................................................................................................................... 37 T 1 1T 2.1.3.2. Lao động ................................................................................................................. 39 T 1 1T 2.1.3.3. Cơ cấu GDP của tỉnh ............................................................................................... 40 T 1 1T 2.1.3.4. Thu nhập bình quân trên đầu người.......................................................................... 40 T 1 T 1 2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch tỉnh Long An ............................................................................... 41 T 1 T 1 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ............................................................................................. 41 T 1 1T 2.2.1.1. Địa hình................................................................................................................... 41 T 1 1T 2.2.1.2. Khí hậu .................................................................................................................... 42 T 1 1T 2.2.1.3. Tài nguyên nước ...................................................................................................... 43 T 1 1T 2.2.1.4. Tài nguyên thực, động vật ....................................................................................... 44 T 1 T 1 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ........................................................................................... 45 T 1 T 1 2.2.2.1. Di tích lịch sử văn hóa ............................................................................................. 45 T 1 1T 2.2.2.2. Lễ hội ...................................................................................................................... 50 T 1 1T 2.2.2.3. Dân tộc, bản sắc văn hóa, các làng nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực .................. 51 T 1 T 1 2.2.2.4. Hệ thống các bảo tàng.............................................................................................. 53 T 1 1T 2.2.3. Xếp hạng các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ............................................ 53 T 1 T 1 2.2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ..................................................................................... 53 T 1 T 1 2.2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn .................................................................................... 55 T 1 T 1 2.2.4. Các loại hình du lịch đa dạng khác .................................................................................. 57 T 1 T 1 2.2.5. Các điểm du lịch, tuyến du lịch ....................................................................................... 60 T 1 T 1 2.2.5.1. Hệ thống các điểm tham quan du lịch ...................................................................... 60 T 1 T 1 2.2.5.2. Hệ thống các tuyến du lịch....................................................................................... 62 T 1 T 1 2.2.6. Thực trạng về công tác bảo tồn tài nguyên du lịch ........................................................... 63 T 1 T 1 2.3. Đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch ............................................................................... 64 T 1 T 1 2.3.1. Cơ sở hạ tầng .................................................................................................................. 64 T 1 1T 2.3.1.1 Hệ thống giao thông vận tải ...................................................................................... 64 T 1 T 1 2.3.1.2. Hệ thống thông tin liên lạc - viễn thông quốc tế ....................................................... 64 T 1 T 1 2.3.1.3. Hệ thống điện .......................................................................................................... 65 T 1 1T 2.3.1.4. Hệ thống nước ......................................................................................................... 65 T 1 1T 2.3.2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật .................................................................................................. 67 T 1 1T 2.3.3. Lao động du lịch ............................................................................................................. 68 T 1 1T 2.3.2.1. Số lượng lao động du lịch ........................................................................................ 68 T 1 T 1 2.3.2.2. Chất lượng lao động du lịch ..................................................................................... 69 T 1 T 1 2.3.4. Đầu tư du lịch ................................................................................................................. 70 T 1 1T 2.3.4.1. Tổng dự án .............................................................................................................. 70 T 1 1T 2.3.4.2. Tổng vốn đầu tư ...................................................................................................... 71 T 1 1T 2.4. Tình hình kinh doanh du lịch .................................................................................................. 71 T 1 1T 2.4.1. Thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa ..................................................................... 71 T 1 T 1
  8. 2.4.2. Doanh thu du lịch............................................................................................................ 72 T 1 1T 2.4.3. Thu nhập bình quân lao động du lịch tỉnh. ....................................................................... 73 T 1 T 1 2.5. Đánh giá về sự phát triển bền vững du lịch tỉnh ...................................................................... 73 T 1 T 1 2.5.1. Quản lý ........................................................................................................................... 73 T 1 1T 2.5.2. Kinh tế ............................................................................................................................ 74 T 1 1T 2.5.3. Di sản ............................................................................................................................. 74 T 1 1T 2.5.4. Môi trường ...................................................................................................................... 75 T 1 1T 2.6. Đánh giá chung về tiềm năng thực trạng du lịch tỉnh Long An ................................................ 75 T 1 T 1 2.6.1. Thuận lợi: ....................................................................................................................... 75 T 1 1T 2.6.2. Hạn chế :......................................................................................................................... 76 T 1 1T CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU L T 1 ỊCH TỈNH LONG AN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..................... 78 T 1 3.1. Các định hướng phát triển du lịch tỉnh Long An ..................................................................... 78 T 1 T 1 3.1.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng ......................................................................... 78 T 1 T 1 3.1.2. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Long An 2010 - 2020 .......................................... 78 T 1 T 1 3.1.2.1. Định hướng bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch ......................... 78 T 1 T 1 3.1.2.2. Định hướng về phát triển các sản phẩm du lịch ........................................................ 79 T 1 T 1 3.1.2.3. Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực .................................................................... 79 T 1 T 1 3.1.2.4. Định hướng về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật .................. 81 T 1 T 1 3.1.2.5. Định hướng về công tác quảng bá và xúc tiến du lịch............................................... 82 T 1 T 1 3.1.2.6. Định hướng về công tác quản lí du lịch .................................................................... 83 T 1 T 1 3.2. Các chỉ tiêu dự báo ................................................................................................................. 84 T 1 1T 3.2.1. Dự báo về số lượng khách đến Long An 2010 – 2020 ..................................................... 84 T 1 T 1 3.2.2. Dự báo về doanh thu du lịch............................................................................................ 84 T 1 T 1 3.2.3. Dự báo nguồn nhân lực du lịch........................................................................................ 85 T 1 T 1 3.2.4. Dự báo về đầu tư phát triển du lịch.................................................................................. 86 T 1 T 1 3.3. Các giải pháp phát triển du lịch tỉnh Long An ......................................................................... 86 T 1 T 1 3.3.1. Giải pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên và môi trường du lịch .................................... 86 T 1 T 1 3.3.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch........................ 88 T 1 T 1 3.3.3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................................................ 90 T 1 T 1 3.3.4. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch ................................ 91 T 1 T 1 3.3.5. Giải pháp về tổ chức không gian du lịch.......................................................................... 92 T 1 T 1 3.3.6. Giải pháp quảng cáo và tiếp thị du lịch ............................................................................ 93 T 1 T 1 3.3.7. Giải pháp về công tác quản lí du lịch ............................................................................... 93 T 1 T 1 3.4. Các kiến nghị ......................................................................................................................... 94 T 1 1T 3.4.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ........................................................................... 94 T 1 T 1 3.4.2. Đối với Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An ................................................... 95 T 1 T 1 3.4.3. Đối với Sở Kế Hoạch Đầu Tư : ....................................................................................... 95 T 1 T 1
  9. 3.4.4. Đối với Trung Tâm xúc tiến du lịch ................................................................................ 95 T 1 T 1 3.4.5. Kiến nghị Tổng cục Du lịch: ........................................................................................... 95 T 1 T 1 PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................................... 96 T 1 1T TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 98 T 1 1T PHẦN PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100 T 1 1T
  10. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT I. TIẾNG ANH 1. ASEAN: Association of Southeast Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) 2. IUOTO: International Union of Offcial Travil Oragnization (liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức) II. TIẾNG VIỆT 1. CSKDDL: Cơ sở kinh doanh du lịch 2. CTY CP ĐT-TM: Công ty cổ phần đầu tư - thương mại 3. DLST: Du lịch sinh thái 4. DNTNVN: Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 5. ĐVT: Đơn vị tính 6. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long 7. KDL: Khu du lịch 8. NXB: Nhà xuất bản 9. QHCT: Quy hoạch chi tiết 10. STT: Số thứ tự 11. SX-TM: Sản xuất - thương mại 12. TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh 13. TT. UBND: Thường trực. Ủy ban nhân dân
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Ngày nay trên thế giới du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của con người và là một trong những ngành kinh tế lớn nhất hành tinh, tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - văn hóa xã hội như tạo nguồn thu nhập, tạo việc làm, nâng cao trình độ dân trí,… Ở Việt Nam, tại Đại hội IX của Đảng đã xác định: “…Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hóa, lịch sử đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt được trình độ phát triển du lịch của khu vực…”. Ngành du lịch đã nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng và Nhà nước nên trong những năm qua đã đạt những thành tựu bước đầu khả quan. Trong điều kiện đất nước ngày càng phát triển, cuộc sống của mỗi người ngày càng tất bật thì nhu cầu đi du lịch ngày một lại cao. Mục đích là để thư giãn tinh thần và khám phá những điều mới lạ. Trong xu thế chung của du lịch cả nước, du lịch tỉnh Long An cũng đã góp phần tô điểm thêm cho bức tranh du lịch Việt Nam, bởi nơi đây là vùng đất được hình thành với sự ảnh hưởng của nền văn minh Óc Eo nổi tiếng, với những phong tục tập quán tiêu biểu cho nền văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng các dân tộc anh em, với truyền thống chống giặc ngoại xâm của nhân dân “Trung dũng kiên cường toàn dân đánh giặc”. Mặt khác, nhắc đến Long An là gợi nhớ trong ký ức và tâm hồn của người dân Việt Nam đến một miền đất non nước nổi tiếng với nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ lịch sử oai hùng với những tên tuổi còn ghi lại trong lịch sử dân tộc như: Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Hữu Huân, Võ Văn Tần, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thái Bình, Võ Thị Thắng,.. Tuy nhiên, truyền thống và con người Long An là nguồn lực quý báu của địa phương để phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa ngành theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch. Với những ưu đãi đó hứa hẹn nhiều điều kỳ thú, hấp dẫn du khách bốn phương đến tham quan cảnh đẹp sông nước Đồng Tháp Mười. Nhưng hiện nay nhìn chung ngành du lịch Long An chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình, công tác quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” với mong muốn có những đóng góp thiết thực vào việc phát triển du lịch của tỉnh nhà để Long An luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
  12. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Tiếp cận và lựa chọn phù hợp cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững. Đánh giá tiềm năng và hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch tỉnh trong thời gian qua. Đưa ra định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch cho phát triển du lịch theo hướng bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài Sưu tầm bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch và phát triển bền vững du lịch trên thế giới và Việt Nam. Phân tích, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch; các nguồn lực kinh tế - xã hội và quá trình khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An. Đề xuất phương hướng và giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững du lịch tỉnh Long An. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về nội dung Nội dung nghiên cứu chính của đề tài đi sâu vào tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch Long An. Đi vào khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An cho phát triển du lịch bền vững. 3.2. Về không gian Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào việc khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Long An. 4. Lịch sử nghiên cứu Du lịch là một đề tài được nghiên cứu rất nhiều nhưng đề tài “Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo huớng phát triển bền vững” thì có ít đề tài tiếp cận, mà nếu có thì tiếp cận chưa toàn diện, chưa sâu. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.1.1. Quan điểm tổng hợp
  13. Việc áp dụng quan điểm tổng hợp cho phép xem xét các yếu tố, sự kiện trong mối quan hệ tương tác, phát hiện ra quy luật phát triển, các điều kiện, các nhân tố tác động đến sự phát triển du lịch và xác định các tuyến điểm du lịch. Hệ thống lãnh thổ du lịch được xem như là hệ thống xã hội được tạo thành bởi nhiều thành tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người,… Có quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau một cách hoàn chỉnh. Do vậy, việc nghiên cứu, xác định, đánh giá các nguồn lực du lịch thường được nhìn nhận trong mối quan hệ không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Điểm tuyến du lịch được xem như là một hệ thống mở có mối quan hệ chặt chẽ với các tuyến điểm du lịch tại các lãnh thổ khác và các thành phần khác. 5.1.2. Quan điểm lãnh thổ Đây là quan điểm được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu du lịch. Theo quan điểm này, nghiên cứu một đối tượng cụ thể phải đặt trong mối tương quan với các đối tượng khác, với các yếu tố trong hệ thống cao hơn cũng như thấp hơn. Du lịch là một lãnh thổ gồm nhiều thành phần, tuy có đặc điểm và chức năng riêng nhưng luôn có mối quan hệ qua lại với các hệ thống cũng như phải vận động theo quy luật của toàn hệ thống. Do đó, đề tài luôn quán triệt quan điểm hệ thống lãnh thổ. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Quan điểm này được thể hiện ở chỗ: chú ý tới khía cạnh địa lí, lịch sử khi xác định các tuyến, điểm du lịch của cả nước nói chung và Long An nói riêng. Phân tích sự hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến phát triển lâu bền. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Khi khai thác bất cứ tài nguyên nào để phục vụ cho phát triển du lịch thì người ta phải vạch ra nhiều khía cạnh để vừa khai thác hiệu quả mà vẫn đảm bảo tài nguyên phát triển tốt. Chính vì thế quan điểm bền vững đặt vấn đề chúng ta sử dụng tài nguyên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao và có giá trị lâu dài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí, thống kê số liệu Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn thuộc đối tượng nghiên cứu.
  14. Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý. 5.2.3. Phương pháp phỏng vấn điều tra Đây là phương pháp thu thập dữ liệu thông qua việc trao đổi với người phụ trách vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể hiểu vấn đề một cách cụ thể thông qua các cuộc phỏng vấn. Trước khi phỏng vấn cần chú ý đến một vài vấn đề như: Cần soạn một vài câu hỏi trước khi phỏng vấn. Các câu hỏi cần ngắn gọn xúc tích, không đánh đố người được phỏng vấn. Nên lựa chọn các từ ngữ trong lĩnh vực cần hỏi tránh dùng từ ngữ địa phương. 5.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá Sau khi thu thập được các thông tin thì việc xử lý các thông tin như thế nào cho hiệu quả đặt ra cho chúng ta vấn đề lớn. Chính vì vậy phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có thể phân tích số liệu một cách chi tiết. Sau khi phân tích được số liệu đã thu thập chúng ta có thể tổng hợp lại vấn đề qua đó có thể đánh giá vấn đề một cách chính xác hơn. 5.2.5. Phương pháp bản đồ, viễn thám và Hệ thông tin địa lí (GIS) Do lãnh thổ nghiên cứu thường có quy mô lớn nên sử dụng bản đồ sẽ giúp chúng ta có một tầm nhìn bao quát. Những nghiên cứu cũng cần được thể hiện thông qua xây dựng bản đồ. 5.2.6. Phương pháp bản đồ có hai chức năng chính Phản ánh những đặc điểm không gian sự phân bố các nguồn tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch, dòng chảy du khách. Là cơ sở để phân tích và phát hiện qui luật hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch, dựa trên cơ sở đó để xác định phương hướng phát triển và tổ chức không gian du lịch trong tương lai. Hệ thống thông tin địa lí (GIS) là một phương pháp mới giúp cho người nghiên cứu có thể tổng hợp thông tin nghiên cứu bằng việc thể hiện các đối tượng trên thông qua các biểu đồ, bản đồ trong việc đánh giá vấn đề bằng việc số hóa các dữ liệu đã thu thập được. 5.2.7. Phương pháp toán học Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho viêc nghiên cứu hệ thống lãnh thổ du lịch trong điều kiện hiện nay. Nó làm việc với lượng thông tin rất lớn nhờ máy tính điện tử, rút ngắn thời gian xử lý tư liệu. Phương pháp mẫu thống kê chuyên dùng để nghiên cứu khả năng chọn lọc trong du lịch. Phương pháp phân tích tương quan nhằm xác định tổng hợp các nhân tố và ảnh hưởng của chúng đến việc hình thành hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi du lịch…
  15. 6. Cấu trúc của đề tài Cấu trúc luận văn bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận. Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An. Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững.
  16. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Khái niệm về du lịch Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Vì thế mà thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Nó bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn “Touriste” là người đi dạo chơi. Theo liên hiêp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (International Union Official Travel Organization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với đặc điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống... ” Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma - Italia (21/8 - 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”. Theo (I.I.Pirogionic, 1985) thì: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển về thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. 1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan nhân văn (văn hóa) có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
  17. 1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) 1.2.1.1 Khái niệm Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh chúng ta. TNDLTN là tổng thể tự nhiên các thành phần của nó có thể góp phần khôi phục và phát triển thể lực, trí tuệ con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ và được lôi cuốn vào phục vụ cho nhu cầu cũng như sản xuất dịch vụ du lịch. Trong chuyến du lịch, người ta thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp. Phong cảnh theo một nghĩa nào đó được hiểu là một khái niệm tổng hợp liên quan đến tài nguyên du lịch. Căn cứ vào mức độ biến đổi của phong cảnh do con người tạo nên, có thể chia nó làm 4 loại: - Phong cảnh nguyên sinh (thực tế rất ít gặp trên thế giới) - Phong cảnh tự nhiên, trong đó thiên nhiên bị thay đổi tương đối ít bởi con người. - Phong cảnh nhân tạo (văn hoá), trước hết nó là những yếu tố do con người tạo ra. - Phong cảnh suy biến (loại phong cảnh bị thoái hoá khi có những thay đổi không có lợi đối với môi trường tự nhiên). Các thành phần của tự nhiên với tư cách là TNDL có tác động mạnh nhất đến hoạt động du lịch là: địa hình, nguồn nước và thực - động vật. 1.2.1.2. Các loại tài nguyên du lịch tự nhiên Địa hình Là một thành phần quan trọng của tự nhiên là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người. Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên lãnh thổ phụ thuộc địa hình. Đối với hoạt động du lịch, điều quan trọng nhất là đặc điểm của hình thái địa hình sẽ tạo nền cho phong cảnh. Khí hậu Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên đối với du lịch. Trong các chỉ tiêu khí hậu, đáng chú ý là hai chỉ tiêu chính : nhiệt độ và độ ẩm. Ngoài ra còn một số yếu tố khác như: gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác. Nhân tố khí hậu góp phần tạo nên tính mùa trong hoạt động du lịch và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác tại các điểm du lịch. Tài nguyên nước
  18. Đối với hoạt động du lịch, nước cũng được xem như một dạng tài nguyên quan trọng. Nhiều loại hình du lịch gắn bó với đối tượng nước: Tài nguyên nước bao gồm nước chảy trên mặt và nước ngầm. Đối với du lịch nước trên mặt có ý nghĩa rất lớn. Tuy nhiên nguồn nước ngầm cũng có vai trò quan trọng không kém đó là nguồn nước khoáng có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh. Tài nguyên thực, động vật Thực và động vật có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên sinh động và đẹp hơn. Các khu bảo tồn với đối tượng là các loài thực động vật có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Đây cũng là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch như: sinh thái, tham quan, nghiên cứu khoa học,... 1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 1.2.2.1 Khái niệm Tài nguyên du lịch nhân văn là các đối tượng và hiện tượng do con người tạo ra, được sử dụng dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ các hoạt động du lịch. 1.2.2.2. Các loại tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn rất phong phú và đa dạng, nhưng quan trọng nhất là các di tích (lịch sử, văn hóa, kiến trúc, cách mạng), các lễ hội, các làng nghề, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các hoạt động kinh tế, văn hóa, thể thao,... Các di tích lịch sử, văn hóa Di tích lịch sử - văn hóa là những không gian vật chất cụ thể, khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử, do tập thể cá nhân con người hoạt động sáng tạo ra trong lịch sử để lại. Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được phân chia thành : - Di tích văn hóa khảo cổ. - Di tích lịch sử. - Di tích văn hóa nghệ thuật. - Danh lam thắng cảnh. Lễ hội Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp hết sức đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về sự kiện lịch sử trọng đại: Ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc là để giải quyết những lo âu, những khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được.
  19. Lễ hội tạo nên “Tấm thảm muôn màu”. Mọi sự ở đó đều đan quyện vào nhau, thiêng liêng và trần tục, nghi lễ và hồn hậu, truyền thống và phóng khoáng, trí tuệ và bản năng, cô đơn và đoàn kết,...Các lễ hội cũng tạo nên một môi trường mới, huyền diệu, giúp cho người tham dự có điều kiện tiếp xúc với bí ẩn của nguồn khởi mọi sinh vật sống. Lễ hội dân tộc trở thành dịp con người hành hương về với cội nguồn. Chính vì vậy lễ hội có ý nghĩa lớn trong hoạt động kinh doanh du lịch. Dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc Mỗi dân tộc có những điều kiện sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có địa bàn cư trú nhất định. Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch. Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có thể khai thác phục vụ du lịch là các tập tục lạ về cư trú, về kiến trúc cổ, các nét truyền thống trong quy hoạch cư trú và xây dựng, trang phục dân tộc. Hệ thống bảo tàng và các sự kiện Hệ thống bảo tàng và các sự kiện lịch sử của địa phương là những giá trị nhân văn của vùng. Các bảo tàng chứa đựng các giá trị tinh thần của dân tộc, nơi tồn tại những phẩm chất cao đẹp của nhân dân địa phương trong công cuộc khai hoang lập ấp và chống giặc ngoại xâm. Các sự kiện là một minh chứng về các truyền thống tồn tại hàng trăm năm gắn liền với công cuộc dựng nước và giữ nước, mà còn mang những giá trị nhân văn cho thế hệ sau noi gương. 1.3. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 1.3.1.1. Phương pháp đánh giá Xác định khả năng thuận lợi: Khả năng thuận lợi được đánh giá theo 4 mức độ sau: Rất thuận lợi. Thuận lợi. Tương đối thuận lợi. Không thuận lợi. Khả năng khai thác loại hình du lịch, qui mô hoạt động: hiện nay chỉ mang tính chất vùng và địa phương.
  20. 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá Tính hấp dẫn: là yếu tố có tính tổng hợp và thường được xác định bằng vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng của địa hình, sự thích hợp của khí hậu đối với sức khỏe của du khách, sự đặc sắc và độc đáo của các hiện tượng và di tích tự nhiên, qui mô về lãnh thổ của điểm tài nguyên du lịch. Tính hấp dẫn được chia thành 4 mức sau: Rất hấp dẫn Khá hấp dẫn Trung bình Kém Tính an toàn: Là một chỉ tiêu thu hút khách, đảm bảo về sự an toàn sinh thái và an toàn xã hội, được xác định bởi sự ổn định và cân bằng các hệ sinh thái, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tính an toàn được chia làm 4 mức độ: Rất an toàn Khá an toàn Trung bình Kém Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Có ý nghĩa đến hoạt động du lịch. Thiếu cơ sở vật chất – kỹ thuật và cơ sở hạ tầng thì tài nguyên có hấp dẫn, độc đáo đến đâu cũng vẫn chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, không thể khai thác cho hoạt động du lịch. Tính bền vững: Tính bền vững của môi trường thiên nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận tự nhiên trước áp lực của hoạt động du lịch và các hiện tượng thiên tai. Tính thời vụ: Tính thời vụ tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến khai thác, đầu tư qui hoạch, hoạt động du lịch. Tính liên kết: Mức độ liên kết các điểm du lịch thành tuyến thuận lợi. Sức chứa du khách: Sức chứa du khách là tổng sức chứa lượng khách tại một điểm tài nguyên du lịch cho một đoàn du khách đến trong một ngày hoạt động. Bảng 1.1: Sức thu hút du khách Chỉ tiêu Hệ số Điểm đánh giá Tính hấp dẫn 3 4, 3, 2, 1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng 2 4, 3, 2, 1 Tính an toàn 1 4, 3, 2, 1 Kết quả Loại A 18 - 24 75 - 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2