Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
lượt xem 177
download
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ nêu lên cơ sở lý luận về nông nghiệp công nghệ cao; các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ; định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ đến năm 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Cần Thơ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Anh Đào NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Dương Anh Đào NGHIỆN CỨU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Địa lý học (Trừ ĐLTN) Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO NGỌC CẢNH Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là do chính tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Dương Anh Đào
- LỜI CÁM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tác giả luận văn xin gửi lời cám ơn Tiến sĩ Đào Ngọc Cảnh (Trường Đại học Cần Thơ) đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Sau Đại Học, Khoa Địa lý Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tác giả xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê Thành phố Cần Thơ, Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thành Phố Cần Thơ, Sở Tài Nguyên Môi Trường Thành Phố Cần Thơ, Sở Lao Động Thương Binh - Xã Hội, Sở Khoa Học - Công Nghệ Thành Phố Cần Thơ, Sở Xây Dựng Thành Phố Cần Thơ; Ban Quản Lý Khu Nông Nghiệp Công Nghệ Cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước;… đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích để tác giả nghiên cứu phục vụ cho đề tài. Cuối cùng tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 09 năm 2012 Tác giả luận văn Dương Anh Đào
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ, biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ..........7 1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp ...................7 1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao .............9 1.2.1. Quan niệm ..................................................................................................9 1.2.2. Đặc điểm...................................................................................................12 1.2.3. Vai trò .......................................................................................................13 1.3. Tiêu chí đánh giá nền nông nghiệp công nghệ cao.........................................14 1.3.1. Nhóm tiêu chí về khoa học và công nghệ ................................................14 1.3.2. Nhóm các tiêu chí về kinh tế, xã hội và môi trường ................................15 1.3.3. Nhóm tiêu chí về sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao .........................16 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao .................................................................................................................16 1.4.1. Nhân tố khoa học và công nghệ ...............................................................16 1.4.2. Nguồn lao động ........................................................................................18 1.4.3. Thị trường .................................................................................................19 1.4.4. Đô thị hóa .................................................................................................19 1.4.5. Chính sách ................................................................................................20 1.5. Hình thức tổ chức sản xuất của nông nghiệp công nghệ cao..........................20 1.5.1. Hình thức canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ......................21
- 1.5.2. Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao ..............................................24 1.5.3. Khu nông nghiệp công nghệ cao ..............................................................25 1.5.4. Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao..............................28 1.6. Tình hình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam....................................................................................................29 1.6.1. Trên thế giới .............................................................................................29 1.6.2. Ở Việt Nam ..............................................................................................33 Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................................................................................................................38 2.1. Khái quát về Thành phố Cần Thơ ...................................................................38 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành ........................................................................38 2.1.2. Vị trí địa lý ...............................................................................................39 2.1.3. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................41 2.1.4. Đặc điểm kinh tế - xã hội .........................................................................41 2.2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ ..................................................................45 2.2.1. Các nhân tố kinh tế - xã hội ......................................................................46 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên .................................................................................55 2.3. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ ...59 2.3.1. Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp ở Thành phố Cần Thơ ...........59 2.3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ ..............................................................................................................61 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 .............87 3.1. Cơ sở khoa học để xây dựng định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ ..................................................................87 3.2. Định hướng phát triển và các chỉ tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp tại Thành phố Cần Thơ ...............................................................................................88
- 3.3. Mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Thành phố Cần Thơ .................................................................................................................90 3.4. Giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ đến năm 2020................................................................................................................93 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA 01 CN Công nghiệp 02 CNSH Công nghệ sinh học 03 CNTT Công nghệ thông tin 04 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 05 HTX Hợp tác xã 06 KH Khoa học 07 KHCN Khoa học và công nghệ 08 KT - XH Kinh tế - xã hội 09 NC Nghiên cứu 10 NN Nông nghiệp 11 NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao 12 SP Sản phẩm 13 SX Sản xuất 14 SXCN Sản xuất công nghiệp 15 SXNN Sản xuất nông nghiệp 16 TPCT Thành phố Cần Thơ
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Vị thế nông sản Hà Lan trên thị trường thế giới năm 2007 ......................30 Bảng 1.2: Sản lượng các nông sản chính của Hoa Kỳ năm 2006 .............................32 Bảng 2.1: Cơ cấu dân số TPCT giai đoạn 2004 – 2011 ............................................42 Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất NN ở TPCT giai đoạn 2006 - 2011.....................46 Bảng 2.3: Tình hình SX và nhu cầu thực phẩm ở TPCT năm 2011 .........................48 Bảng 2.4: Giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 (Theo giá 1994) ....59 Bảng 2.5: Cơ cấu giá trị SX khu vực 1 ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ...................60 Bảng 2.6: Cơ cấu giá trị SX các ngành của khu vực 1 ở TPCT từ 2004 – 2011 ......61 Bảng 2.7: Kế hoạch hoạt động của Chương trình NNCNC đến năm 2020 ..............75 Bảng 2.8: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình NNCNC ở TPCT đến năm 2020 77 Bảng 2.9: Phân kỳ nguồn kinh phí cho Chương trình NNCNC ở TPCT..................79
- DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Sơ đồ tóm tắt khái niệm NNCNC ............................................................12 Hình 1.2: Cấu trúc tiêu biểu của một khu NNCNC ở Trung Quốc .........................27 Hình 2.2: Tổng số lao động xã hội ở TPCT giai đoạn 2004 - 2011 ........................43 Hình 2.3: Cơ cấu lao động TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .......................................43 Hình 2.4: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của TPCT giai đoạn 2004 – 2011 .....44 Hình 2.5: Tổng giá trị SX ở TPCT giai đoạn 2004 – 2011......................................45 Hình 2.6: Cấu trúc và thành phần tham gia Chương trình NNCNC tại TPCT ........62 Hình 2.7: Mối quan hệ giữa Chương trình NNCNC và các Chương trình xây dựng và phát triển khác của TPCT ...................................................................64 Hình 2.8: Cấu trúc tổng quát và thành phần tham gia khu NNCNC ở TPCT .........69 Hình 2.9: Cấu trúc mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT và mối quan hệ với các dự án ........................................................................................................71 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý và điều hành Chương trình NNCNC ở TPCT .....95
- DANH MỤC BẢN ĐỒ Trang Bản đồ 2.1: Bản đồ hành chính TPCT năm 2011 ..................................................... 40 Bản đồ 2.2: Vị trí mạng lưới khu, trạm NNCNC ở TPCT ........................................ 73 Bản đồ 3.1: Bản đồ định hướng không gian đô thị TPCT đến năm 2025............... 100
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây, nền NN nước ta tăng trưởng đáng kể, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu đời sống nhân dân và cho xuất khẩu. Tuy nhiên, chất lượng nông sản hàng hoá còn thấp, nông sản xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô và giá thấp. Do vậy, cùng với xu hướng phát triển của nền NN thế giới, nền NN nước ta cần phải ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm tạo ra nông sản có năng suất và chất lượng cao để có thể hòa nhập, làm chủ thị trường trong nước và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Sự ra đời của Chương trình NNCNC sẽ tạo ra môi trường thích hợp cho những sáng tạo KHCN, đào tạo nhân lực chất lượng cao, tạo thuận lợi cho chuyển hóa tri thức thành sức mạnh SX, phát triển thị trường, tạo việc làm và đem lại lợi ích cho đất nước. TPCT nằm ở trung tâm ĐBSCL, có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành động lực phát triển kinh tế của khu vực. Quá trình đô thị hoá và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Cần Thơ nên nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng trong khi đất SXNN có xu hướng ngày càng bị thu hẹp. Vì thế, việc NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào SXNN của thành phố là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đưa ngành NN của thành phố SX theo một hướng mới dựa trên những lợi thế sẵn có – Đó là phát triển nền NN theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Vì những lý do trên, học viên nhận thấy việc “Nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Thành phố Cần Thơ” là cần thiết nhằm đưa ngành NN của TPCT phát triển theo hướng hiện đại, trở thành đầu tàu phát triển NN của khu vực. Đó cũng chính là lý do học viên chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong NN ở TPCT nhằm tìm ra những định hướng giải pháp góp phần đưa nền NN của TPCT phát triển hiện đại theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- 2 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện luận văn tác giả cần đã thực hiện những nhiệm vụ sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về NNCNC cũng như tìm hiểu tình hình phát triển NNCNC của một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc NC phát triển NNCNC tại TPCT. Tiến hành phân tích, so sánh, đánh giá,… các nhân tố cơ bản và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT trong thời gian vừa qua. Đề xuất định hướng, giải pháp cho việc phát triển NNCNC tại TPCT. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng NC các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng ứng dụng công nghệ cao trong SXNN tại TPCT. 3.2. Phạm vi Không gian: Đề tài chỉ tập trung NC trong phạm vi lãnh thổ TPCT. Thời gian: Đề tài NC chủ yếu trong khoảng thời gian từ 2004 – 2011 (khi Cần Thơ trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương đến nay), các định hướng và giải pháp được xây dựng đến từ năm 2012 – 2020. 4. Lịch sử nghiên cứu đề tài Việc NC và ứng dụng KHCN vào phát triển NN đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình NC. Về mặt lý luận phải kể đến: - Cơ sở vi sinh vật và ứng dụng của Lê Gia Huy. - Tăng cường cho phát triển NN của Ngân Hàng Thế Giới. - NN và môi trường của Lê Văn Khoa. - Bối cảnh đô thị hóa với phát triển NN sinh thái đô thị của Vũ Xuân Đề. - CNSH và ứng dụng vào trong phát triển NN nông thôn của Nguyễn Như Hiền và Nguyễn Như Ất,… Về mặt thực tiễn phải kể đến các công trình NC như:
- 3 - Cơ sở khoa học và điều kiện thực tiễn để xây dựng khu NN ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Phú Thọ của Nguyễn Văn Thiệp và Lê Quốc Doanh. - CNSH cho nông dân của Lê Thanh Bình, Lê Thanh Tài và Nguyễn Thị Xuân. - Ứng dụng KHCN trong SX NN của Vũ Thế Lâm. - SX rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành NN tốt của Phạm Thị Thùy. - Ứng dụng công nghệ trong SX cây NN của Chu Thị Thơm, - Thành phố Hồ Chí Minh phát triển NN ứng dụng công nghệ cao của Dương Hoa Xô. - Ứng dụng tiến bộ KHCN trong SX hoa ở Lâm Đồng của Lê Tất Khương. - Lâm Đồng: ứng dụng công nghệ cao vào NN của Huỳnh Thanh Phong,… 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm 5.1.1. Quan điểm hệ thống Do các đối tượng NC của Địa lý nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng là các hệ thống có cấu trúc rất phức tạp, phạm vi NC là khá rộng lớn và liên quan tới nhiều vấn đề khác nhau; nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ tương tác lẫn nhau một cách rất chặt chẽ. Do đó, khi NC đối tượng Địa lý thì phải đặt chúng trong mối quan hệ tương tác với các hiện tượng và quá trình khác nhau; hay nói cách khác là người NC cần phải đặt đối tượng cần NC trong một hệ thống nhất định. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Quan điểm này được vận dụng khi NC các đối tượng Địa lý nhằm phát hiện ra động lực của các hệ thống Địa lý bởi các tác động nội tại và các mối liên hệ tạo ra. Quan điểm này được vận dụng sau khi phân tích tác động của từng thành tố để đi đến vùng lãnh thổ nhằm phát họa nên một tổng thể trên lãnh thổ NC với các mối quan hệ tác động lẫn nhau. 5.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Do các đối tượng Địa lý và các quá trình KT - XH không ngừng vận động trong không gian và biến thiên theo thời gian. Vì vậy, khi NC các đối tượng Địa lý
- 4 và các quá trình KT - XH người nghiên cứu phải đặt chúng trong một bối cảnh lịch sử nhất định; nhằm phát hiện ra những quy luật vận động và phát triển trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai của chúng để đề ra các định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển trong tương lai của đối tượng nghiên cứu. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là một khái niệm tương đối mới, ra đời trên cơ sở kinh nghiệm phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới, phản ánh xu thế phát triển của thời đại và định hướng tương lai loài người. Việc NC Địa lý KT - XH, phát triển bền vững có thể được xem vừa là quan điểm, đồng thời vừa là mục tiêu NC của vấn đề. Quán triệt quan điểm này đòi hỏi sự phát triển bền vững cả về ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Đối với Địa lý KT - XH nói chung và Địa lý ngành NN nói riêng thì trong bất kỳ một phương án quy hoạch, một định hướng phát triển nào cũng đều phải tính toán mối quan hệ tác động qua lại giữa con người với tự nhiên sao cho sự phát triển KT - XH mà không làm suy thoái hoặc hủy diệt đến môi trường sinh thái và khai thác lãnh thổ đạt hiệu quả cao nhất về các mặt. 5.2. Phương pháp 5.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu là một phương pháp truyền thống được sự dụng trong các NC nói chung và Địa lý KT - XH nói riêng. Các nguồn tài liệu thu thập được là tương đối đa dạng, phong phú bao gồm các tài liệu đã được xuất bản, tài liệu lưu trữ của các cơ quan có liên quan, hay các tài liệu trên Internet trong những năm gần đây,… Thông qua phương pháp này, nguồn tài liệu đã được xử lý sao cho phù hợp với thực tế khác quan và mục tiêu nghiên cứu của vấn đề. Tiếp theo là tổng hợp, đối chiếu để từng bước biến chúng thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận KH của công trình NC. Với đề tài này, việc thu thập và tổng hợp tài liệu là một công việc hết sức cần thiết. Cùng với những tài liệu thu thập được và kiến thức mà học viên đã tích lũy
- 5 được sẽ bổ sung cho nhau tạo nên những dữ liệu, thông tin quan trọng, cần thiết cho bài NC. 5.2.2. Phương pháp thực địa Thựa địa là một phương pháp truyền thống và đặc trưng khi NC các vấn đề về Địa lý KT - XH. Sự dụng phương pháp này giúp ta tránh được những kết luận, quyết định chủ quan, vội vàng, thiếu cơ sở thực tiễn. 5.2.3. Phương pháp bản đồ Phương pháp bản đồ là một phương pháp rất đặc trưng cho các NC về Địa lý nói chung và ngành NN nói riêng. Bởi vì, bản đồ được xem như là một “ngôn ngữ” tổng hợp, ngắn ngọn, xúc tích, trực quan của các đối tượng Địa lý; mọi NC đều mở đầu và kết thúc bằng bản đồ. Phương pháp này còn cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện phân bố trong không gian của các đối tượng NC. Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hóa; biểu đạt kết quả NC về cấu trúc, đặc điểm, phân bố về không gian của các đối tượng cần quy hoạch. 5.2.4. Phương pháp toán học Phương pháp này đem lại hiệu quả rõ rệt cho việc NC các đối tượng Địa lý KT - XH và Địa lý NN nói riêng, giúp người NC xử lý số liệu một cách nhanh chóng, với một lượng thông tin rất lớn thông qua máy tính điện tử. Phương pháp toán học sử dụng nhiều phép tính khác nhau, cùng với phép so sánh, bảng số liệu, biểu đồ, …, giúp người NC phân tích và đánh giá được hiệu quả hoạt động của đối tượng NC mà cụ thể là đánh giá kết quả của việc ứng dụng công nghệ cao trông NN; đồng thời có thể dự báo được kết quả một cách có hệ thống. 5.2.5. Phương pháp thống kê, phân tích và so sánh Sự dụng phương pháp này nhằm mục đích thống kê và xử lý số liệu có liên quan đến đề tài, bổ sung thêm cho đề tài những thông tin từ việc cập nhật và phân tích các số liệu thống kê. Thông qua việc phân tích, xử lý các số liệu thống kê, cùng một số tài liệu có liên quan để từ đó có những biện pháp, đánh giá tổng hợp, so sánh và thực hiện các yêu cầu đặt ra.
- 6 Phương pháp này còn nhằm định hướng, thống kê các đối tượng; phân tích và so sánh mối tương quan giữa các yếu tố; đánh giá về số lượng và chất lượng của các yếu tố để có được nhận định đúng đắn, mang tính khách quan. Việc phân tích, thống kê từ số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn phải được tiến hành một cách có hệ thống, đi từ định lượng đến định tính và cần kết hợp các phương pháp khác. Kết quả của phương pháp này là cơ sở KH cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng mang tính chiến lược và giải pháp cho sự phát triển của ngành có cơ sở KH, thực tiễn và hiệu quả cao. 5.2.6. Phương pháp sử dụng hệ thống thông tin địa lý Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hệ thống thông tin đa dạng dùng để lưu trữ, xử lý, phân tích, tổng hợp, điều hành và quản lý dữ liệu không gian; đồng thời cho phép lấy và trình bày thông tin dưới dạng dễ tiếp nhận, trao đổi và sử dụng. Việc sử dụng GIS vào trong đề tài NC là để xử lý các bản đồ hiện có nhằm tạo ra những bản đồ mới phù hợp với nội dung của vần đề NC.
- 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Nông nghiệp công nghệ cao trong lịch sử phát triển nông nghiệp NN là ngành SX vật chất sớm nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại. Quá trình phát triển nền NN thế giới phụ thuộc vào sự tiến bộ của KHCN. Từ khi mới hình thành khoảng một vạn năm trước Công Nguyên, hoạt động sống và SX của con người phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Con người chủ yếu sống bằng nghề săn bắt hái lượm; sau đó, con người đã sống định cư, biết thuần hóa cây trồng vật nuôi nhằm ổn định và cải thiện hơn cuộc sống để khắc phục những hạn chế của điều kiện tự nhiên không còn thuận lợi. Lao động NN chủ yếu là lao động chân tay. Về sau, SXNN ngày càng phát triển hơn do con người đã chế tạo các công cụ SX thô sơ, tiện lợi hơn như cày, cuốc, liềm,… được làm bằng sắt và bằng đồng. Lao động chân tay được thay thế dần bằng sức kéo của gia súc, sức nước và sức gió. Đây là giai đoạn kéo dài nhất trong lịch sử phát triển NN từ một vạn năm trước Công Nguyên đến thế kỷ XVIII sau Công Nguyên; giai đoạn này còn được gọi là nền văn minh NN, NN phát triển mạnh ở vùng hạ lưu của các sông lớn như sông Nile, sông Ấn – Hằng, sông Hoàng Hà, sông Hồng,… Từ khi phát hiện ra máy hơi nước ở Anh vào cuối thế kỷ XVIII – mở đầu cho cuộc cách mạng CN, ngành NN thế giới đã thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng này bằng cách đưa máy móc vào SX như máy cày, máy tuốt, máy cắt, máy bơm nước,… và đưa phân thuốc hóa học xuống đồng ruộng nhằm gia tăng năng suất lao động. Sức lao động của con người được thay thế bằng quá trình cơ giới hóa và hóa học hóa nên nền NN trong giai đoạn này gọi là nền NN hóa học (NN công nghiệp hóa) và kéo dài đến giữa thế kỷ XX. Cuộc cách mạng kỹ thuật đã nâng cao hiệu quả SXNN, giúp con người mở rộng được diện tích canh tác, chinh phục thiên nhiên, vượt qua giới hạn của nền văn minh NN. Tiếp theo sau nền NN hóa học là sự ra đời của các nền NN sinh học (hữu cơ), NN sinh thái học, NN xanh,…; nguyên lý hoạt động của các nền NN này là dựa chủ
- 8 yếu vào quy luật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của sinh vật nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm chất hóa học đến môi trường và nông sản do nền NN hóa học gây ra. Nhưng sự phát triển của các nền NN này chỉ phù hợp với quy mô SX nhỏ nên không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực thực phẩm của nhân loại khi dân số ngày một tăng nhanh và làm cho những tiến bộ của KHCN không có chổ đứng. Để khắc phục những hạn chế đó, các nhà KH trên thế giới đã NC và ứng dụng KHCN hiện đại vào trong SX nhằm gia tăng năng suất, chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế NN. Mở đầu cho việc phát triển của NN trong thời gian này là việc tìm ra các quy luật di truyền đã cho phép lai tạo ra các giống cây trồng vật nuôi có năng suất cao chưa từng thấy trong lịch sử phát triển NN. Cũng từ đây, các ngành KHCN hiện đại ngày càng được ứng dụng nhiều hơn trong SXNN như CNSH, CNTT, vật liệu mới, tự động hóa, thị trường, … Từ những năm 70 của thế kỷ XX, CNSH phát triển cho phép con người đi vào tìm hiểu cấu trúc và làm biến đổi gen của cây trồng vật nuôi, nhằm tăng năng suất, tăng khả năng kháng bệnh và thích ứng nhanh với những biến đổi bất thường của điều kiện ngoại cảnh. Đồng thời với việc ứng dụng CNSH vào SXNN là sự ứng dụng của CNTT, tự động hóa, vật liệu mới,… đã nâng cao khả năng tư duy của con người, tăng khả năng quản lý SX lên gấp nhiều lần, cho phép rút ngắn thời gian từ NC đến triển khai ứng dụng KHCN vào SX. Do những thành tựu tiềm ẩn to lớn mà KHCN có thể đem lại trong tương lai; như nhiều người đã gọi cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI là bước khởi đầu cho một nền NN mới – Đó là NNCNC. Việc ứng dụng các công nghệ cao vào SX đã làm cho ngành NN thế giới diễn biến theo những hướng sau: - Ngành NN thế giới sẽ phát triển theo hướng thâm canh sâu và chuyên môn hóa cao. - Mở rộng diện tích đất canh tác. Song, việc tăng diện tích đất SX mới là không dễ; vì đất mới thường nằm ở những nơi khô cằn, kém màu mở,… nên đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều về vốn, hạ tầng SX, KHCN,… Mặt khác, quá trình CN hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh đã làm diện tích đất canh tác ngày càng giảm.
- 9 - Tổ chức SXNN theo hướng CN tập trung, đi vào SX lớn hiện đại, mang tính thị trường hàng hóa cao. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện sinh thái NN từng vùng; đồng thời SP tạo ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Như vậy, nền NNCNC đã tạo nên một bước ngoặc mới trong lịch sử phát triển NN thế giới. Nó có tác động rất sâu và rộng trong nền KT – XH thế giới nói chung và đời sống của bộ phận dân cư hoạt động NN nói riêng. NNCNC được xem là một bộ phận quan trọng của nền văn minh hậu CN. 1.2. Quan niệm, đặc điểm và vai trò của nền nông nghiệp công nghệ cao 1.2.1. Quan niệm Có nhiều quan niệm khác nhau về NNCNC của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. 1.2.1.1. Ở Tây Âu Các quốc gia Tây Âu cho rằng: NNCNC là nền NN tiên tiến trong nền KT- XH hiện đại hóa, cơ giới hóa cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu CNSH, sinh thái và môi trường; hướng nhu cầu của xã hội và sự phát triển NN theo hướng bền vững, an toàn như NN xanh, NN hữu cơ, NN sinh thái học,…; đảm bảo tạo ra đủ số lượng và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội và nền SX đó không làm thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên [5]. Quan niệm này, NNCNC không loại trừ việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nhưng sử dụng chúng một cách hợp lý hơn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời ứng dụng thành tựu KHCN vào trong SX như CNSH, tự động hóa, CNTT, … nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cây trồng vật nuôi, và tạo ra một nền NN theo hướng phát triển bền vững. 1.2.1.2. Ở Trung Quốc Các nhà KH Trung Quốc cho rằng: Việc ứng dụng CN mới như CNSH, CNTT, công nghệ vũ trụ, tự động hóa, vật liệu mới, năng lượng mới, laser,… vào
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch Nha Trang (Khánh Hòa) theo hướng bền vững
130 p | 752 | 109
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Du lịch sinh thái thành phố Cần Thơ – Thực trạng và giải pháp
160 p | 297 | 68
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp
103 p | 226 | 44
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Ninh Thuận
114 p | 198 | 42
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau
109 p | 127 | 35
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triên nông thôn trên quan điểm phát triển bền vững ở tỉnh Bạc Liêu
175 p | 169 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Thực trạng và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2020
161 p | 150 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Đánh giá các khu kinh tế cửa khẩu phía Nam dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội - Nghiên cứu trường hợp tỉnh An Giang
136 p | 122 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tiềm năng, thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch tỉnh Long An theo hướng phát triển bền vững
117 p | 180 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng bảo tồn tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Bình Dương phục vụ du lịch
152 p | 176 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
139 p | 135 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tác động của quá trình đô thị hóa thành phố Hồ Chí Minh đến huyện Cần Giuộc, Cần Đước tỉnh Long An dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội
195 p | 187 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Phân tích kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai từ góc độ địa lí kinh tế - xã hội
115 p | 115 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Vĩnh Long trong thời kì hội nhập
102 p | 118 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang)
126 p | 149 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Tổ chức lãnh thổ khu công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
154 p | 142 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh An Giang - Thực trạng và định hướng
169 p | 123 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Địa lý học: Định hướng sử dụng lao động ở các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Long thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa
151 p | 141 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn