Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp
lượt xem 12
download
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận về khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo; thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ ươm tạo ở các cơ sở ươm tạo của Việt Nam hiện nay; phân tích yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng các dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THU TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƯƠM TẠO CỦA THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC Hà Nội-2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN THU TRANG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƯƠM TẠO CỦA THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC Mã số: 60 31 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa Hà Nội-2020
- MỤC LỤC MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... 4 DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... 6 PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7 2. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................. 9 3. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 23 4. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 24 5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu........................................................ 24 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ....................................................... 24 7. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 25 8. Khung phân tích .................................................................................................... 27 9. Bố cục luận văn ..................................................................................................... 28 NỘI DUNG CHÍNH ...................................................................................................... 29 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............................. 29 VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƢƠM TẠO CỦA ............................................. 29 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP .................................................................................... 29 1.1. Một số khái niệm liên quan ................................................................................... 29 1.2. Lý thuyết áp dụng .................................................................................................. 43 1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 45 1.4. Các giai đoạn khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam ............................................ 46 Tiểu kết chƣơng 1. ......................................................................................................... 49 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƢƠM TẠO CỦA ..................... 50 THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 50 2.1. Tiềm năng khởi nghiệp của thị trƣờng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ............................................................................................................. 50 2.2. Thực trạng sử dụng các dịch vụ ƣơm tạo của thanh niên khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay .......................................................................................................................... 55 g. Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu ................................................................... 63 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................................... 64 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ ƢƠM TẠO CỦA THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP ................................................ 65 3.1. Môi trƣờng chính sách ............................................................................................ 65 3.2. Ảnh hƣởng từ truyền thông ................................................................................... 70 1
- 3.3. Chi phí sử dụng dịch vụ......................................................................................... 73 3.4. Hiệu quả mong đợi ................................................................................................ 75 3.5. Mức độ dễ sử dụng ................................................................................................ 78 3.6. Khả năng đáp ứng của cơ sở ƣơm tạo ................................................................... 80 3.7. Mức độ về sự tín nhiệm ......................................................................................... 81 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................................... 84 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 86 4.1. Kết luận ................................................................................................................. 86 4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 89 Tài liệu Tiếng Việt ......................................................................................................... 89 Tài liệu Tiếng Anh ......................................................................................................... 91 2
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Người hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa đã giúp tôi trong suốt thời gian dài học tập và nghiên cứu. Tôi trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Chính sách và Quản lý và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi tận tình về chuyên môn và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Dự án BIPP – Dự án Hợp tác song phương giữa Chính phủ Vương quốc Bỉ và Chính phủ Việt Nam về “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiêp” đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia và các cơ sở ươm tạo để có thể hoàn thành luận văn. Lời cảm ơn tôi xin dành cho cơ sở đào tạo là Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – nơi tôi gắn bó trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở bậc sau đại học. Do hạn chế về năng lực bản thân, Luận văn này không tránh khỏi còn khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 03 năm 2020 Học viên Nguyễn Thu Trang 3
- MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và Công nghệ Bộ LĐ-TB&XH Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội ĐMST Đổi mới sáng tạo KNST Khởi nghiệp sáng tạo KSDN Khởi sự doanh nghiệp DNKN (Startup) Doanh nghiệp khởi nghiệp CSƢTDN Cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp CSƢT Cơ sở ƣơm tạo DNCN Doanh nghiệp công nghệ CGCN Chuyển giao công nghệ DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa DN Doanh nghiệp 4
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Thang điểm hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2017 trên thang điểm từ 1 đến 5 ............................................................................................. 51 Hình 2.2. Lĩnh vực ƣơm tạo của startup đang sử dụng dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo ... 53 Hình 2.3. Cơ cấu thành phần nhân lực của Startup ....................................................... 55 Hình 2.4. Giá trị trung bình tần suất sử dụng các loại dịch vụ (N = 215) ..................... 56 Hình 2.5. Đánh giá thực trạng sử dụng dịch vụ hành chính/văn phòng ........................ 57 Hình 2.6. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ tài chính và tiếp cận với các nguồn tài chính............. 60 Hình 2.7. Mức độ sử dụng thƣờng xuyên các dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu và khả năng đáp ứng của cơ sở ƣơm tạo ............................................................................ 63 Hình 3.1. Tỷ lệ phần trăm hiểu biết của startup về Luật Chuyển giao công nghệ và Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (N = 215) .......................................................... 70 Hình 3.2. Kênh tiếp cận thông tin chính của startup (tỷ lệ %) ...................................... 72 Hình 3.3. Cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp startup ở 2 cơ sở ................................... 77 Hình 3.4. Địa điểm của UP và BKHUP......................................................................... 79 Hình 3.5. Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở ƣơm tạo ............................................. 80 5
- DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ sử dụng của startup với các dịch vụ tổ chức hạ tầng ....................... 58 Bảng 2.2. Giá trị trung bình (mean) mức độ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của cơ sở ƣơm tạo................................................................................................................. 59 Bảng 2.3. Giá trị trung bình mức độ sử dụng thƣờng xuyên dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lƣới liên kết .................................................................................... 61 Bảng 2.4. Tỷ lệ startup sử dụng thƣờng xuyên các dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức của cơ sở ƣơm tạo ............................................................................................. 62 Bảng 3.1. Mức phí trong 1 tháng/startup có thể trả cho các dịch vụ của cơ sở ƣơm tạo74 Bảng 3.2. Mức giá chỗ ngồi hiện nay của UP và BKHUP năm 2019 ........................... 74 Bảng 3.3. Khả năng số tiền gọi vốn đầu tƣ cho doanh nghiệp startup .......................... 76 Bảng 3.4. Thời gian hoạt động của một số cơ sở ƣơm tạo ............................................ 78 Bảng 3.5. Đánh giá khả năng đáp ứng của cơ sở ƣơm tạo đối với nhu cầu của các startup ............................................................................................................................ 80 Bảng 3.6. Giá trị trung bình về mức độ hài lòng và khả năng quay lại sử dụng dịch vụ của startup ...................................................................................................................... 81 Bảng 3.7. Mức độ hài lòng của startup theo các tiêu chí ............................................... 82 Bảng 3.8. Mối liên hệ giữa quyết định sử dụng dịch vụ và các yếu tố ảnh hƣởng của startup............................................................................................................................. 83 Bảng 3.9. Các hệ số hồi quy trong mô hình quyết định sử dụng dịch vụ ...................... 84 6
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, trình độ khoa học là yếu tố then chốt để phát triển kinh tế. Nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN), các nƣớc trên thế giới đều tìm cách tăng cƣờng năng lực quốc gia trong lĩnh vực này thông qua các chính sách hỗ trợ đầu tƣ dành cho các cá nhân và tổ chức KH&CN. Doanh nghiệp khởi nghiệp luôn có mối quan hệ rất chặt chẽ với phát triển kinh tế của một quốc gia. Bởi vì doanh nghiệp là một trong những thành phần kinh tế chủ lực đóng góp to lớn vào tăng trƣởng kinh tế, giảm đói nghèo và giải quyết vấn đề việc làm. Mặc dù, doanh nghiệp khởi nghiệp và vai trò doanh nhân luôn đƣợc đề cao, song Việt Nam hiện đang là nƣớc có tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp rất thấp so với các nƣớc trong khu vực. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều mô hình cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ nhƣ: mô hình đơn sở hữu, đa sở hữu; công lập, tƣ nhân; phát triển cơ sở ƣơm tạo thông qua hỗ trợ của mạng lƣới các doanh nghiệp; hợp tác quốc tế; mô hình cơ sở ƣơm tạo tại trƣờng đại học,… Sự phát triển và thành công của mô hình cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ tại các nƣớc trên thế giới nhƣ Trung Quốc, Thụy Điển, Mỹ,… và ngay tại quốc gia trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… đã chứng minh vai trò tích cực của mô hình cơ sở ƣơm tạo. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những tiến bộ đáng kể về hoạch định các chính sách nhằm phát triển hoạt động khoa học và công nghệ, để thông qua đó, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, có một khoảng cách không nhỏ giữa hoạt động R&D và sản xuất khiến hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của Việt Nam không cao. Hiện nay, ở Việt Nam, công nghệ tiên tiến chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Khối doanh nghiệp trong nƣớc có trình độ công nghệ lạc hậu khá cao. Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉ dành khoảng 0,4% doanh thu hàng năm cho công tác đổi mới công nghệ trong khi tại Hàn Quốc là 10%. Theo thống kê của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, có đến hơn 80% máy móc sử dụng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc sản xuất cách đây 30 năm [Ban Kinh tế Trung ƣơng, 2016]. Việc sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu nhƣ hiện nay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ 7
- gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, nhất là trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay . Điều này đòi hỏi phải tiến hành một bƣớc tiếp theo là khâu “ƣơm tạo”, để giúp các doanh nghiệp công nghệ mới lớn mạnh, đạt tới quy mô thƣơng mại. Và vai trò của các cơ sở cung cấp dịch vụ ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ, hay còn gọi là “Cơ sở ƣơm tạo” hoặc “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp” (Business Incubator - BI) đóng một vai trò hết sức quan trọng. Hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp là một lĩnh vực còn khá mới lạ với Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, thực tế, ở Việt Nam, khái niệm này mới chỉ đƣợc nhắc đến trong một vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, lực lƣợng lao động của Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học có tỷ lệ thất nghiệp tƣơng đối lớn. Trong báo cáo Giám sát doanh nhân toàn cầu 2013, tỉ lệ ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam có ý định khởi trong vòng 3 năm tới cũng ở mức rất thấp (24,1%), thấp hơn mức trung bình là 44,7% so với các nƣớc phát triển [GEM, 2014]. Theo số liệu từ Bản tin khảo sát thị trƣờng lao động quý 2/2018, đƣợc Bộ LĐ- TB&XH và Tổng cục Thống kê tính đến tháng 6/2018, số lƣợng ngƣời có trình độ đại học thất nghiệp 126 900 ngƣời, giảm 15 400 ngƣời so năm 2017 [Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê, 2018] . Điều này cho thấy tình trạng thất nghiệp ở sinh viên có tín hiệu giảm tuy nhiên tỷ lệ sinh viên thất nghiệp còn rất lớn. Do vậy, việc đƣa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và “tƣ duy làm chủ” trong sinh viên nói riêng và các tầng lớp dân cƣ nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết nhằm giảm bớt áp lực về vấn đề việc làm cho xã hội. Năm 2016 đƣợc coi là năm “quốc gia khởi nghiệp” với rất nhiều ý tƣởng đến từ thế hệ thanh niên. Tuy nhiên, trƣớc làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ đó cũng có rất nhiều trƣờng hợp bạn trẻ đã khởi nghiệp thất bại và từ bỏ. Vậy câu hỏi đặt ra là trong quá trình khởi nghiệp các startup gặp khó khăn gì và tại sao họ lại lựa chọn sử dụng dịch vụ tại cơ sở cung cấp dịch vụ về ƣơm tạo doanh nghiệp (hay còn gọi là là cơ sở ươm tạo) này? Chính vì vậy, việc đánh giá “Các yếu tố tác động đến hoạt động sử dụng dịch vụ ươm tạo của thanh niên khởi nghiệp” sẽ góp phần quan trọng trong việc đƣa ra một “bức tranh toàn cảnh” về khởi nghiệp dƣới góc nhìn của thanh niên đang trong quá trình khởi nghiệp và sử dụng dịch vụ tại các cơ sở ƣơm tạo ở Việt Nam từ đó tạo cơ sở để có thể đƣa ra các giải pháp góp phần cải thiện môi trƣờng cho hoạt động khởi nghiệp của thanh niên hiện nay. 8
- 2. Tổng quan nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp và cơ sở ƣơm tạo là một lĩnh vực mới tại Việt Nam hiện nay. Với sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp khởi nghiệp và sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, năm 2016 đƣợc Chính phủ lấy là năm “quốc gia khởi nghiệp” và phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Lĩnh vực khởi nghiệp đƣợc nhiều tác giả quan tâm và nhiều bài báo, nghiên cứu đƣợc công bố. Trong pham vi luận văn, tổng quan kết quả nghiên cứu tập trung làm rõ một số nội dung: (1) Nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp; (2) Nghiên cứu về các yếu tố tác động lựa chọn dịch vụ; (3) Nghiên cứu về ƣơm tạo doanh nghiệp; (4) Khung pháp lý của Việt Nam về hỗ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. 2.1. Những nghiên cứu về thanh niên khởi nghiệp 2.1.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (2006) về “Stimulating youth entrepreneurship : barriers and incentives to enterprise start-ups by young people” đã phân tích rào cản và những ƣu đãi đối với doanh nghiệp trẻ do thanh niên khởi nghiệp thông quá việc phân tích thái độ xã hội và văn hóa đối với doanh nhân trẻ, vấn đề giáo dục tin thần kinh thƣơng, tiếp cận nguồn tài chính để khởi nghiệp, khung hành chính và các quy định, các dịch vụ hỗ trợ từ cơ sở ƣơm tạo. ILO cũng phân tích các động cơ khởi nghiệp của thanh niên là các điều kiện sống và thái độ cá nhân, sự quan tâm và thế mạnh của bản thân. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đƣa ra định hƣớng thiết kế cấu trúc chính sách phát triển doanh nghiệp trẻ, các khuyến nghị từ các doanh nhân trẻ đã khởi nghiệp thành công. Nghiên cứu Driessen và Zwart (2006) trong nghiên cứu “The Entrepreneur Scan Measuring Characteristics and Traits of Entrepreneurs” nhận định về sự tác động của các yếu tố tính cách cá nhân lên khả năng khởi nghiệp. Mô hình đã đƣợc các tác giả phát triển lên thành mô hình E-Scan sau đó để đo lƣờng các tính cách này tác động đến khả năng KNKD của cá nhân và đƣợc khảo sát trên mạng internet toàn cầu. 10 yếu tố tính cách cá nhân tác động đến khả năng khởi nghiệp trong mô hình: Nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự chủ, nhu cầu quyền lực, định hƣớng xã hội, sự tụ tin, sự nhẫn nại, chấp nhận rủi ro, khả năng am hiểu thị trƣờng, khả năng sáng tạo, khả năng thích ứng. 9
- Lee (2006) trong nghiên cứu “Influences on students attitudes toward entrepreneurship: A multi-country study” cho rằng tinh thần khởi nghiệp đƣợc chú trọng ở nhiều quốc gia và đƣợc xem là cách thức để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và tạo việc làm. Sobel & King (2008) trong bài viết “Does school choice increase the rate of youth entrepreneurship?” nhận định khởi nghiệp là chìa khóa quan trọng để tăng trƣởng kinh tế, chính vì vậy việc thúc đẩy giới trẻ khởi nghiệp là một trong những ƣu tiên hàng đầu của các nhà chính sách. Các hƣớng tiếp cận chính đến ý định khởi nghiệp gồm (1) chƣơng trình giáo dục, (2) môi trƣờng tác động và (3) bản thân ngƣời học (động cơ, tính cách, tƣ duy, thái độ, giới tính). Trong nghiên cứu của Gallup (2013) về “How Employee Engagement Drives Growth” cho thấy tiếp cận nguồn vốn và hỗ trợ đào tạo là 2 vấn đề sống còn tới hoạt động khởi nghiệp của thanh niên ở các nƣớc Châu Phi. Kết quả khảo sát 1000 thanh niên từ 15 tuổi trở lên chỉ ra, số thanh niên có cơ hội tiếp cận nguồn vốn và đào tạo có ý tƣởng và kế hoạch khởi nghiệp nhiều hơn số thanh niên không đƣợc tiếp cận cơ hội về đào tạo và nguồn vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên tiếp cận đƣợc nguồn vốn và đào tạo ở Châu Phi chỉ đạt hơ 23%. Nghiên cứu đƣa ra giải pháp để tạo điều kiên cho thanh niên đƣợc tiếp cận nguồn vốn và đào tạo trƣớc khi khởi nghiệp. Rae & Woodier-Harris (2013) trong bài báo“How does enterprise and entrepreneurship education influence postgraduate students’ career intentions in the New Era economy?” cho rằng muốn doanh nghiệp có một nền tảng kiến thức tốt và quản lý doanh nghiệp thành công thì cần phải xây dựng chƣơng trình học khởi nghiệp rộng rãi cho sinh viên, cung cấp cho họ kiến thức cần thiết để khởi nghiệp thành công và định hƣớng con đƣờng sự nghiệp đúng đắn. Huber & cs. (2014) trong nghiên cứu “The effect of early entrepreneurship education: Evidence from a field experimentp” phân tích hiệu quả của việc giáo dục khởi nghiệp sớm cho các trẻ em tiểu học ở Hà Lan và chứng minh rằng việc đầu tƣ sớm giáo dục khởi nghiệp cho trẻ em 11 hoặc 12 tuổi mang đến hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. Ở mỗi quốc gia khác nhau đều có những nét đặc trƣng riêng về văn hóa, kinh tế, chính trị, vì thế nghiên cứu giáo dục khởi nghiệp dựa trên những nét đặc trƣng này sẽ góp phần đóng góp quan trọng cho lý thuyết và thực tin giáo dục đại học nói chung. 10
- Với chủ đề huấn luyện khởi nghiệp thực tế, Taatila & Down (2012) về “Measuring entrepreneurial orientation of university students” đã kết luận sinh viên ở những chƣơng trình đào tạo khác nhau có xu hƣớng khởi nghiệp khác nhau; sinh viên có trải nghiệm về doanh nghiệp có xu hƣớng khởi nghiệp cao hơn sinh viên chƣa có trải nghiệm về doanh nghiệp; sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tích cực sẽ có xu hƣớng khởi nghiệp cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề tiêu cực. Kết quả này mâu thuẫn với kết quả nghiên cứu của Kuckertz & Wagner (2010) về “The influence of sustainability orientation on entrepreneurial intentions - Investigating the role of business experience” vì nhóm tác giả này chứng minh ngƣời chƣa có va chạm thực tế về doanh nghiệp có xu hƣớng kiên định về khởi nghiệp cao hơn ngƣời đã có va chạm thực tế về doanh nghiệp. Từ các kết quả nghiên cứu trƣớc, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào chƣơng trình giáo dục. Đối chiếu với bối cảnh Việt Nam, luận văn nhận thấy ở Việt Nam chƣa có chƣơng trình đào tạo bài bản chính thức nào về khởi nghiệp. Các chƣơng trình về khởi nghiệp hiện nay mới chỉ dửng lại ở các talkshow, tập huấn hay tọa đàm. 2.1.2. Các nghiên cứu trong nước Tác giả Lê Quân (2007), với “Nghiên cứu quá trình quyết định khởi nghiệp của doanh nhân trẻ Việt Nam”, đã tiến hành trên mẫu điều tra gồm 159 doanh nhân thành lập doanh nghiệp ở độ tuổi dƣới 30 trong giai đoạn 2000 - 2006. Thanh niên sẽ đi đến quyết định khởi nghiệp khi hội tụ đủ ba nhóm yếu tố là phẩm chất cá nhân, khả năng tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vai trò của gia đình, bạn bè, nhà trƣờng rất quan trọng với quá trình hình thành và phát triển tƣ duy doanh nhân trẻ. Luận án tiến sĩ của Ngô Quỳnh An (2012) về “Tăng cƣờng khả năng tự tạo việc làm cho thanh niên Việt Nam” đã chỉ ra rằng: khu vực tự tạo việc làm chủ yếu thu hút những lao động thanh niên chƣa qua đào tạo, trong lĩnh vực nông nghiệp và dƣới hình thức kinh tế hộ gia đình, chỉ có một số rất ít có thể khởi sự doanh nghiệp. Mặc dù, Chính phủ có các chƣơng trình hỗ trợ tuy nhiên chƣa đầy đủ, chƣa đến đƣợc với thanh niên do phạm vi hạn chế, chƣa có tính bền vững, chƣa hƣớng đến mục tiêu khuyến khích sự chủ động khởi nghiệp của thanh niên. Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ƣơng (2015) về “Đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp bằng khoa học công nghệ và đổi mới 11
- sáng tạo trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, tái cơ cấu nền kinh tế” đã có đánh giá về tình hình triển khai, những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân. Báo cáo đã khái quát các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Báo cáo nhân định, hiện nay vấn đề khởi nghiệp trong thanh niên thiếu vắng khung pháp lý và chính sách đối với việc thành lập và phát triển vốn đầu tƣ mạo hiểm ở Việt Nam,… Các doanh nghiệp khởi nghiệp hiện nay hình thành không đồng đều, tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh với quy mô nhỏ và vừa. Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên (2015) trong bài viết về “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp: Trƣờng hợp sinh viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ”, đƣợc khảo sát trên 233 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai thuộc khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh tại Đại học Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu xác định đƣợc thứ tự ảnh hƣởng theo mức độ quan trọng giảm dần của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên bao gồm: (1) Thái độ và tự hiệu quả, (2) giáo dục và thời cơ khởi nghiệp, (3) nguồn vốn, (4) quy chuẩn chủ quan, (5) nhận thức kiểm soát hành vi. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thu Thủy (2015) về “Các nhân tố tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học”, đã khẳng định sự tác động của các nhân tố môi trƣờng tới tiềm năng khởi sự kinh doanh, đồng thời tác giả cho rằng các trải nghiệm cá nhân trong đó có các trải nghiệm đƣợc tiếp cận trong quá trình học đại học có tác động tới tiềm năng khởi sự kinh doanh của sinh viên; các hoạt động định hƣớng khởi sự kinh doanh trong và ngoài chƣơng trình đào tạo của trƣờng đại học đều tác động tích cực tới hai khía cạnh là tự tin và mong muốn khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Việt Nam. Nghiên cứu chỉ xem xét ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng cảm xúc kết hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân tới tiềm năng khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu của Đỗ Thị Hoa Liên (2016) về “Các nhân tố ảnh hƣởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh trƣờng Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh)” nhận định có 5 nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng KNKD của sinh viên, đó là (1) Giáo dục và đào tạo tại trƣờng đại học, (2) Kinh nghiệm và trải nghiệm của bản thân, (3) Gia đình và bạn bè, (4) Tính cách cá nhân, (5) Nguồn vốn. 12
- Nhƣ vậy, thanh niên tham gia khởi nghiệp đang thu hút nhiều sự chú ý của các nhà quản lý và hoạch định chính sách cũng nhƣ các nhà nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm về lĩnh vực này trong đó nghiên cứu về vai trò của thanh niên khởi nghiệp lại rất ít. Điều này hạn chế các sáng kiến chính sách nhằm nâng cao khả năng tham gia khởi nghiệp của các doanh nghiệp trẻ. 2.2. Những nghiên cứu về các yếu tố tác động lựa chọn dịch vụ 2.2.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài Xét trong lĩnh vực KSDN, mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) là một trong những mô hình đƣợc sử dụng phổ biến nhất để giải thích ý định KSDN của một cá nhân. Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) trong nghiên cứu “The theory of planned behavior” cho rằng ý định thực hiện một hành vi chịu tác động của 3 yếu tố: thái độ của cá nhân, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Thái độ của cá nhân đối với một hành vi là việc cá nhân đó cảm thấy nhƣ thế nào khi thực hiện hành vi, thái độ này có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Quy chuẩn chủ quan lại liên quan đến việc ngƣời khác (gia đình, bạn bè,…) cảm thấy nhƣ thế nào khi cá nhân thực hiện hành vi đó. Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến cảm nhận về sự dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi, thể hiện cảm nhận của cá nhân là bản thân có khả năng và đủ nguồn lực để thực hiện hành vi hay không. Trong một đánh giá phân tích tổng hợp của 185 nghiên cứu thực nghiệm, Armitage và Conner (2001) về “Efficacy of the theory of planned behaviour: A metaanalytic review” đã kết luận rằng lý thuyết hành vi kế hoạch có hiệu quả trong việc tiên lƣợng cả ý định và hành vi. Tuy nhiên, những nghiên cứu về ý định KSDN dựa trên lý thuyết hành vi kế hoạch cho thấy thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi thƣờng chỉ giải thích đƣợc từ 30% đến 50% sự khác biệt trong ý định. Khả năng giải thích này còn tùy thuộc vào ngữ cảnh và tình huống. Trong nghiên cứu của Amos and Alex (2014) về “Theory of Planned Behaviour, Contextual Elements, Demographic Factors and Entrepreneurial Intentions of Students in Kenya” nhận định nền tảng giáo dục, nhu cầu thành đạt và nguồn vốn đƣợc nhận thấy có ảnh hƣởng đáng kể đến ý định KSDN. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn xem xét ảnh hƣởng của đặc điểm giới tính trong mối quan hệ với thái độ, quy chuẩn chủ 13
- quan, nhận thức kiểm soát hành vi và nguồn vốn đối với ý định KSDN trong khi có kiểm soát các biến số khác trong mô hình (dân tộc, kết quả học tập, kinh nghiệm kinh doanh và hình mẫu doanh nhân). Giới tính dƣờng nhƣ không có vai trò điều tiết lên mối quan hệ giữa giáo dục và ý định KSDN, tƣơng tự cho nhu cầu thành đạt. Điều này có thể lý giải là dù cho đó là giới tính Nam hay Nữ thì ảnh hƣởng của giáo dục lên ý định KSDN thay đổi không đáng kể. Nghiên cứu của Yeng Keat Ooi & Abdullahi Nasiru (2015) về “A Entrepreneurship Education as a Catalyst of Business Start-Ups: A Study on Malaysian Community College Students” đã đánh giá ảnh hƣởng của giáo dục về kinh doanh tới sinh viên đại học cộng đồng Malaysia. Một mẫu nghiên cứu gồm 235 sinh viên năm cuối đã đƣợc rút ra từ bốn trƣờng nằm ở khu vực phía bắc Malaysia. Kết quả nghiên cứu cho thấy vai trò quan trọng của các trƣờng đại học, cao đẳng cộng đồng trong việc thúc đẩy và nuôi dƣỡng tinh thần KNKD của sinh viên tốt nghiệp. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu của học giả quốc tế cho rằng yếu tố môi trƣờng liên quan đến khởi nghiệp của thanh niên. Nghiên cứu của Pruett (2009) về “Explaining entrepreneurial intentions of university students: a cross-cultural study” đã chứng minh “văn hóa/quốc gia”, “yếu tố xã hội”,“tấm gƣơng điển hình trong khởi nghiệp”, “sự ủng hộ của gia đình”, “thiên hƣớng khởi nghiệp” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Chand & Ghorbani (2011) trong nghiên cứu về “National culture, networks and ethnic entrepreneurship: A comparison of the Indian and Chinese immigrants in the US” đã cho rằng sự khác nhau về văn hóa quốc gia dẫn đến việc thành lập và quản lý doanh nghiệp theo những cách khác nhau (cách quản lý tài chính, cách kiểm soát, huấn luyện nhân viên…). Văn hóa quốc gia cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập và sử dụng vốn xã hội. Vì vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau thì ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ khác nhau. Sesen (2013) trong bài viết “Personality or environment? A comprehensive study on the entrepreneurial intentions of university students” đã phân tích sâu hơn mô hình Schwarz ở khía cạnh các yếu tố môi trƣờng bao gồm “thông tin kinh doanh”, “mối quan hệ xã hội” và “môi trƣờng khởi nghiệp ở trƣờng đại học”. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngoại trừ các yếu tố nhƣ “khả năng tiếp cận vốn”, “môi trƣờng khởi nghiệp ở trƣờng đại học”, các yếu tố còn lại nhƣ “ thông tin kinh doanh”, “mối quan 14
- hệ xã hội”, “môi trƣờng khởi nghiệp ở trƣờng đại học” tác động tích cực đến “ý định khởi nghiệp”. Nghiên cứu của Pablo-Lerchundi (2015) về “Influences of parental occupation on occupational choices and professional values” đã nhận định sự ảnh hƣởng của nghề nghiệp cha mẹ lên sự chọn lựa nghề nghiệp của con cái đã đƣa ra kết luận: cha mẹ tự kinh doanh là tấm gƣơng điển hình về khởi nghiệp và thúc đẩy ý định khởi nghiệp, cha mẹ làm việc cho các khu vực công không phải là tấm gƣơng khởi nghiệp cho con và cản trở ý định khởi nghiệp. Chƣa thấy các nghiên cứu tiếp theo kiểm định điều này. 2.2.2. Các nghiên cứu công bố trong nước Lê Cát Vi (2013) trong luận văn “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV của khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Huế”, tác giả đã xác nhận 9 nhân tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn dịch vụ truyền hình MyTV nhƣ sau: (1) Chất lƣợng dịch vụ, (2) Cảm nhận sự hữu ích, (3) Cảm nhận sự dễ sử dụng, (4) Cảm nhận về chi phí, (5) Ðặc điểm và thông tin dịch vụ, (6) Dịch vụ chăm sóc khách hàng, (7) Nhận thức và sự thúc đẩy của những ngƣời xung quanh, (8) Hoạt động thu hút khách hàng, (9) Chƣơng trình quảng cáo và khuyến mãi. Ðinh Thị Hồng Thúy (2008) trong luận văn “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động của sinh viên TP.HCM” đã chỉ ra rằng chỉ có bốn nhân tố là có khả năng dự đoán tốt cho sự thay đổi của biến phụ thuộc: Ðánh giá chung về dịch vụ, đó là Sự hấp dẫn, Chất lƣợng kỹ thuật, Chi phí, Ðộ tin cậy, nghĩa là các yếu tố, thuộc tính đo lƣờng cho các nhân tố này chính là các tiêu chí để sinh viên làm căn cứ đánh giá, từ đó đƣa ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cho mình.. Nghiên cứu về ý định KNKD đã đƣợc thực hiện nhiều ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng phát triển. Ở Việt Nam, cũng đã có một số nghiên cứu về tiềm năng khởi nghiệp của thanh niên và sinh viên, tuy nhiên, hiện chƣa có nghiên cứu nào về thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thanh niên sử dụng dịch vụ ƣơm tạo trong quá trình khởi nghiệp. 2.3. Nghiên cứu về ươm tạo doanh nghiệp 15
- 2.3.1. Các nghiên cứu công bố ở nước ngoài Theo Raymond W. Smilor (1987) trong “Commercializing Technology Through New Business Incubators” cho rằng việc ƣơm mầm doanh nghiệp là việc tăng cƣờng các nguồn lực để phát triển các công ty mới. Các vƣờn ƣơm công nghệ mới còn đƣợc biết đến là các trung tâm sáng tạo, đã đƣợc phát triển, đổi mới kể từ cuối những năm 1970 và tạo ra những công ty mới, đặc biệt là các công ty công nghệ cao, các doanh nghiệp sản xuất. Theo Sarfraz A Mian (1997) trong nghiên cứu “Assensing and managing the university technology business incubator: An intergrative framework” đã đƣa ra các quan niệm và phƣơng pháp để đánh giá và quản lý kinh doanh vƣờn ƣơm công nghệ trong các trƣờng đại học nhƣ một công cụ cho việc tạo ra các quỹ đầu tƣ mới. Theo đó, các vƣờn ƣơm công nghệ trong trƣờng đại học đƣợc cho rằng đã góp phần tạo ra môi trƣờng nuôi dƣỡng các công ty công nghệ mới. Để giải quyết vấn đề này, tác giả đã đề xuất một khung đánh giá mới nhằm tính toán, đo lƣờng tính hiệu quả của các vƣờn ƣơm công nghệ trong trƣờng đại học. Hệ thống này đã đƣợc nhiều tổ chức xác nhận và đƣợc áp dụng trên qui mô rộng hơn để đánh giá các mô hình đã có trong nƣớc Mỹ. Hệ thống này đƣợc xây dựng dựa trên ba khía cạnh hoạt động chính: (1) các chƣơng trình tăng trƣởng phát triển bền vững; (2) sự tồn tại và phát triển của các công ty tổ chức dịch vụ; (3) sự đóng góp vào việc bảo trợ các sứ mệnh của nhà trƣờng. Hơn nữa, hệ thống còn đánh giá cả phạm vi và hiệu quả của các chính sách quản lý cơ sở, của các nhà cung cấp dịch vụ. Cũng trong báo cáo này đã cung cấp các ý tƣởng một cách rõ ràng cho những ngƣời đánh giá hiệu suất hoạt động của các vƣờn ƣơm công nghệ trong trƣờng đại học. 2.3.2. Các nghiên cứu công bố trong nước Tác giả Lê Du Phong (2006) với cuốn sách “Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực KH&CN” đã tập trung vào việc phát triển công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Đây chính là loại hình doanh nghiệp chiếm số lƣợng lớn trong tỷ trọng kinh tế của cả nƣớc. Ngoài ra, cuốn sách tập trung vào những giải pháp về mặt công nghệ giúp cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ xây dựng doanh nghiệp của mình dựa vào sức mạnh của công nghệ. Theo Nguyễn Thị Phƣơng, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008) với đề tài “Nhận diện những khó khăn trong quá trình hoạt động của vƣờn ƣơm 16
- doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc” đã tập trung đi sâu vào nhận diện những khó khăn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp công nghệ cao tại Hòa Lạc. Bên cạnh đó, đề tài tập trung nêu ra các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp này phát triển mạnh mẽ hơn trên con đƣờng hội nhập kinh tế quốc tế. Trong cuốn sách của Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Anh Tuấn chủ biên (2009) về “Hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp trong các trƣờng đại học Việt Nam” đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp và mô hình cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp trong các trƣờng đại học; thực trạng hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp và mô hình cơ sở ƣơm tạo doanh nghiệp trong các trƣờng đại học ở Việt Nam; phát triển các hoạt động ƣơm tạo doanh nghiệp và hoàn thiện mô hìn trung tâm ƣơm tạo doanh nghiệp trong các trƣờng đại học ở Việt Nam. Nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng việc hình thành và phát triển một doanh nghiệp trong cơ sở ƣơm tạo phải trải qua quy trình ƣơm tạo doanh nghiệp gồm 5 bƣớc: Phát hiện ý tƣởng; sàng lọc ý tƣởng; tạo môi trƣờng hỗ trợ quá trình phát triển ý tƣởng thành doanh nghiệp; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp ƣơm tạo trƣởng thành và cho doanh nghiệp hoạt động độc lập, tách khỏi cơ sở ƣơm tạo. Trong cuốn sách của Đào Thanh Trƣờng và Nguyễn Thị Thúy Hiền chủ biên (2018) về “Lộ trình ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025”, nhóm tác giả đã phân tích hoạt động ƣơm tạo dựa trên việc nghiên cứu các dịch vụ mà cơ sở ƣơm tạo cung cấp bao gồm: dịch vụ hành chính/văn phòng; Dịch vụ cơ sở hạ tầng; Dịch vụ kết nối cộng đồng và xây dựng mạng lƣới; Dịch vụ hỗ trợ giáo dục và tiếp cận tri thức và Dịch vụ hỗ trợ xây dựng thƣơng hiệu. Nhóm nghiên cứu phân tích các chính sách hỗ trợ và hành lang pháp lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Nghiên cứu cũng khẳng định hiện nay Việt Nam còn thiếu nhiều quy định, hƣớng dẫn thi hành cụ thể đối với hoạt động ƣơm tạo công nghệ. Nghiên cứu cũng đề xuất lộ trình ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ với lộ trình phân chia chính sách thành 2 nhóm gồm các chính sách “trọng yếu” và nhóm chính sách điều chỉnh từ thực trạng và hành lag pháp lý. Hiện nay, các chƣơng trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do cơ sở ƣơm tạo tổ chức hay ở cấp vĩ mô đang thu hút sự quan tâm không nhỏ. Tuy nhiên, các hoạt động này đang diễn ra nhƣ thế nào lại chƣa có nhiều nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, viêc nghiên cứu nhu cầu sử dụng dịch vụ tại cơ sở ƣơm tạo và yếu tố tác động đến quyết định lựa 17
- chọn sử dụng dịch vụ của thanh niên khởi nghiệp là việc làm cần thiết, phù hợp với yêu cầu, điều kiện và xu thế phát triển của đất nƣớc, có ý nghĩa cả về măt lý luận và thực tiễn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc của thanh niên trong quá trình khởi nghiệp. 2.4. Khung pháp lý của Việt Nam về hỗ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2.4.1. Khung pháp lý hỗ trợ cá nhân khởi nghiệp Nhận thấy vai trò quan trọng của khởi nghiệp sáng tạo trong xu hƣớng phát triển mới, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng nhƣ hỗ trợ các cá nhân khởi nghiệp nhƣ: 1. Những chính sách trợ giúp DN nhỏ và vừa đƣợc đề cập trong nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; 2. Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, Quyết định số 844/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2020 đã đƣa ra nhiệm vụ nhằm “tạo dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp ĐMST”. 3. Nghị định số 38/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về đầu tƣ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp (startup) 4. Quyết định 939/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; 5. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế (có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2015. Theo những nghị định này thì đối với các trƣờng hợp: ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tƣ xây dựng - kinh doanh cơ sở ƣơm tạo công nghệ cao, ƣơm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,…sẽ đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. 6. Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tƣ thì đã ban hành danh mục 27 ngành, nghề đặc biệt ƣu đãi đầu tƣ và 30 ngành, nghề ƣu đãi đầu tƣ. Trong đó, có ngành nghề đƣợc đặc biệt ƣu đãi là “Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 196 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 658 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 164 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 149 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 38 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn