intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

33
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội (cụ thể nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN DƢƠNG TÙNG BÁCH ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG, HÀ NỘI (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI CÔNG TY TNHH TOTO VIỆT NAM VÀ CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM) LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC MÃ SỐ: 8 31 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ CAO THẮNG HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và Công ty TNHH Canon Việt Nam) là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Cao Thắng. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Dƣơng Tùng Bách
  3. LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo Khoa Xã hội học - trường Đại học Công Đoàn, đặc biệt là TS. Lê Cao Thắng – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường đã truyền đạt, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ để em được tham gia học tập và hoàn thiện luận văn theo đúng tiến độ đã đặt ra. Em xin cảm ơn Ban quản lý KCN Bắc Thăng Long, người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp TNHH TOTO Việt Nam và người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp TNHH Canon Việt Nam đã tạo mọi điều kiện để em tham gia khảo sát, thu thập số liệu, phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc bằng bảng hỏi… và cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho CNLĐ tại công ty. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 2 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 6 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 7 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .......................................... 10 7. Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu ............................................... 11 9. Kết cấu của luận văn ...................................................................................... 12 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG ................................................ 13 1.1. Lý thuyết vận dụng - Lý thuyết nhu cầu................................................. 13 1.2. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 15 1.2.1. Khái niệm đời sống .................................................................................. 15 1.2.2. Khái niệm văn hóa ................................................................................... 16 1.2.3. Khái niệm đời sống văn hóa..................................................................... 17 1.2.4. Khái niệm đời sống văn hóa tinh thần ..................................................... 18 1.2.5. Khái niệm công nhân ............................................................................... 18 1.2.6. Khái niệm khu công nghiệp ..................................................................... 19 1.2.7. Khái niệm nhu cầu ................................................................................... 20 1.3. Khái quát chung về khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội ........... 21 Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................. 25
  5. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG HÀ NỘI (Tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam) .... 26 2.1. Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động ......... 26 2.2.1. Sử dụng mạng xã hội................................................................................ 26 2.2.2. Xem tivi, đọc báo, nghe đài ..................................................................... 30 2.2.3. Tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ............................................ 32 2.2.4. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao ................................................. 37 2.2. Đánh giá của công nhân lao động về nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động ........................................................................... 40 2.2.1. Ưu điểm .................................................................................................... 45 2.2.2. Đánh giá về những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động ....................................................... 49 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 52 Chƣơng 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP BẮC THĂNG LONG .............................................................. 53 3.1. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội ............................... 53 3.1.1. Người lao động......................................................................................... 53 3.1.2. Người sử dụng lao động ........................................................................... 64 3.1.3. Các phong trào của quản lý khu công nghiệp .......................................... 84 3.2. Giải pháp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long Hà Nội ..................................... 94 3.2.1. Tăng cường đầu tư các hoạt động văn hóa phục vụ CNLĐ..................... 95 3.2.2. Xây dựng đội ngũ công nhân lao động chất lượng cao ........................... 95 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 98 KẾT LUẬN......................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................... 103 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa của từ CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CNLĐ Công nhân lao động GDP Tổng sản phẩm nội địa/Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) KCN Khu công nghiệp KCN, KCX Khu công nghiệp, Khu chế xuất LĐLĐ Liên đoàn lao động MXH Mạng xã hội NLĐ Người lao động SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động ..................... 28 Bảng 2.2. Thời gian xem tivi, đọc báo, nghe đài của công nhân lao động ........ 31 Bảng 2.3. Đánh giá của công nhân về hoạt động của Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần ............................................................... 48 Bảng 3.1. Chức danh của công nhân lao động ................................................... 55 Bảng 3.2. Trình độ văn hóa của của công nhân lao động .................................. 55 Bảng 3.3. Tình trạng hôn nhân của công nhân lao động ................................... 56 Bảng 3.4. Thu nhập công nhân lao động............................................................ 57 Bảng 3.5. Thu nhập của gia đình ....................................................................... 58 Bảng 3.6. Thời gian làm việc ............................................................................. 58 Bảng 3.7. Chất lượng cuộc sống của công nhân lao động Khu công nghiệp Bắc Thăng Long ............................................................................... 59 Bảng 3.8. Tương quan giữa yếu tố nhân khẩu học với mức độ tham gia các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần của công nhân tại khu công nghiệp/công ty .................................................................................. 60 Bảng 3.9. Tương quan giữa thái độ tham gia với mức độ tham gia các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần của công nhân tại khu công nghiệp/công ty ................................................................................. 62 Bảng 3.10. Tương quan trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp với hoạt động sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động .................................................................................................. 65 Bảng 3.11. Tương quan trách nhiệm của Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp với tham gia các hoạt động xem phim, đọc báo, nghe nhạc của công nhân lao động .................................................................... 67 Bảng 3.12. Tương quan trách nhiệm của Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp với tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ của công nhân lao động ................................................................................... 69
  8. Bảng 3.13. Tương quan trách nhiệm của Người sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp với tham gia hoạt động thể dục thể thao của công nhân lao động .................................................................................................. 71 Bảng 3.14. Tương quan hoạt động của Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần với hoạt động truy cập mạng xã hội của công nhân lao động ............................................................................................ 74 Bảng 3.15. Tương quan hoạt động của Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần với hoạt động xem phim/đọc báo/nghe nhạc của công nhân lao động .......................................................................... 76 Bảng 3.16. Tương quan hoạt động của Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần với hoạt động văn hóa – văn nghệ của công nhân lao động .................................................................................................. 79 Bảng 3.17. Tương quan hoạt động của Công đoàn trong chăm lo đời sống văn hóa tinh thần với hoạt động thể dục – thể thao của công nhân lao động .................................................................................................. 82 Bảng 3.18. Tương quan trách nhiệm Quản lý Khu công nghiệp với tham gia các hoạt động sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động ......... 85 Bảng 3.19. Tương quan trách nhiệm của Quản lý Khu công nghiệp với tham gia các hoạt động xem phim, đọc báo, nghe nhạc của công nhân lao động ............................................................................................ 87 Bảng 3.20. Tương quan trách nhiệm Quản lý Khu công nghiệp với tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ của công nhân lao động ........... 89 Bảng 3.21. Tương quan trách nhiệm Quản lý Khu công nghiệp với tham gia các hoạt động thể dục – thể thao của công nhân lao động ............... 92
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1. Mức độ sử dụng mạng xã hội của công nhân lao động ................. 26 Biểu đồ 2.2. Thực trạng xem tivi, đọc báo, nghe đài của công nhân lao động . 30 Biểu đồ 2.3. Tổ chức thực hiện các hỗ trợ công nhân lao động tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ ....................................................... 33 Biểu đồ 2.4. Thực trạng tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của công nhân lao động ................................................................................ 34 Biểu đồ 2.5. Thực tiễn tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ của công nhân lao động ................................................................................ 36 Biểu đồ 2.6. Thực tiễn tham gia các hoạt động thể dục thể thao của công nhân lao động ......................................................................................... 37 Biểu đồ 2.7. Trả phí khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao của công nhân lao động ................................................................................ 39 Biểu đồ 2.8. Đánh giá của công nhân lao động về các công trình hiện có tại công ty/khu công nghiệp ............................................................... 40 Biểu đồ 2.9. Đánh giá của công nhân lao động về các hoạt động hiện có của công ty/khu công nghiệp ............................................................... 43 Biểu đồ 2.10. Đánh giá của công nhân lao động về các hoạt động có của công ty/khu công nghiệp ........................................................................ 44 Biểu đồ 2.11. Đánh giá của công nhân lao động về hiệu quả của các hoạt động trong công ty/khu công nghiệp ..................................................... 45 Biểu đồ 2.12. Đánh giá của công nhân về trách nhiệm phải chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động.................................... 47 Biểu đồ 2.13. Đánh giá của công nhân lao động về những tồn tại, hạn chế của các chính sách trong công ty/khu công nghiệp ............................. 50 Biểu đồ 3.1. Giới tính của công nhân lao động.................................................. 53 Biểu đồ 3.2. Tuổi của công nhân lao động......................................................... 54 Biểu đồ 3.3. Tôn giáo của công nhân lao động.................................................. 54 Biểu đồ 3.4. Số con trong gia đình ..................................................................... 56
  10. Biểu đồ 3.5. Sự ủng hộ của người sử dụng lao động trong việc trao đổi/hỏi ý kiến công nhân lao động về các hoạt động/quy chế/nội quy công ty… ................................................................................................ 64
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, bao gồm những người lao động (NLĐ) chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp. Ngày nay, khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 theo một hàm số mũ thì việc “phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành các tổ hợp công nghệ quy mô lớn và hiệu quả cao” [28] . Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, cần tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn cả chất lượng. Bởi công nhân là nhân tố quan trọng trong tiến trình đối mới của đất nước, là lực lượng nòng cốt đóng góp vào sự thành - bại của doanh nghiệp. Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, “Hiện tại, thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất nước (trên 95% diện tích đất công nghiệp), số dự án, số vốn đăng ký đầu tư, số lao động chiếm khoảng 10% toàn bộ các KCN trên toàn quốc. Mỗi héc - ta đất trong KCN bình quân đã tạo việc làm mới cho trên 100 lao động và nộp ngân sách trên 1,5 tỷ đồng. Các KCN đã tạo ra khoảng 50% giá trị sản lượng công nghiệp, 45% kim ngạch xuất khẩu và trên 20% GDP của Thành phố, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ” [21]. Nhưng thực tế cho thấy, số đông công nhân hiện nay lại chưa được hưởng tương xứng với thành quả của đổi mới và đang còn chịu nhiều thiệt thòi. Nhiều công nhân vẫn đang sống trong các khu nhà trọ nhỏ hẹp, nhếch nhác, ăn uống kham khổ qua ngày, đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều thiếu thốn, khả năng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu giải trí, văn hóa tinh thần là rất thấp, mặc dù ở ngay gần các trung tâm đô thị lớn.
  12. 2 Trong bối cảnh chung đó, khi nhu cầu giải trí của CNLĐ tại các doanh nghiệp ở KCN, KCX trên địa bàn Hà Nội, ngày càng cao mà điều kiện của các KCN, KCX không thể đáp ứng của công nhân, khiến cho CNLĐ dễ tạo những kiểu giải trí lệch chuẩn, tệ nạn xã hội, thiếu lành mạnh, làm tổn hại đến sự ổn định xã hội, và đặc biệt là làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của CNLĐ Việt Nam trên trường quốc tế. CNLĐ tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam, Công ty TNHH Canon Việt Nam – hai công ty có vốn đầu tư nước ngoài lớn tại Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Do đó, để doanh nghiệp, KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội phát triển nhanh hơn, bền vững hơn thì ngoài “bề nổi” là vốn, thị trường, tư liệu sản xuất, chi phí và giá cả, doanh nghiệp cần quan tâm đến “chiều sâu” là yếu tố con người, nhất là đáp ứng yêu cầu về tinh thần của CNLĐ. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội” (Nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và Công ty TNHH Canon Việt Nam) làm đề tài luận văn của mình. Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ trong KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội, tác giả đưa ra một số đề xuất, giải pháp định hướng nhằm đáp ứng được nhu cầu của CNLĐ, góp phần nâng cao chất lượng làm việc, cũng như chất lượng cuộc sống của người CNLĐ hiện nay. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Một số nghiên cứu khoa học tiêu biểu về đời sống tinh thần cho CNLĐ đươc các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, như: • Đề tài nghiên cứu khoa học Trương Thanh Cần (2007), “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Hà Nội. Đề tài đã đề cập đến thực trạng đời sống văn hoá tinh thần của CNLĐ trên một số khía cạnh tác động như: đến nhận thức, ý thức tham gia các hoạt động văn
  13. 3 hoá ở KCN, KCX và khu nhà trọ; các thiết chế phục vụ hoạt động văn hoá, văn nghệ của công nhân các KCN, KCX Đây là hướng tiếp cận rất gần với đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhóm tác giả đề tài chưa đề cập đến tác động của việc thoả mãn nhu cầu giải trí tới nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của CNLĐ tại các KCN, KCX. Do đó, luận văn của tác giả có thể nghiên cứu bù lấp kết quả đó bằng việc làm rõ nhu cầu giải trí của CNLĐ [8]. Phạm Đức Nguyên (chủ nhiệm đề tài) (2007), “Khảo sát nhu cầu không gian vui chơi giải trí của nhân viên văn phòng ở Hà Nội”, Đại học Xây dựng, Hà Nội. Nhóm tác giả đã đề cập tới nhu cầu giả trí của một đối tượng CNLĐ. Cụ thể, nhân viên văn phòng, với môi trường làm việc cụ thể, trong văn phòng tại Hà nội, đông đúc dân cư, nhiều hạn chế về đảm bảo giao thông... để nghiên cứu về không gian giải trí của họ nhằm nêu những giải pháp phù hợp tạo không gian giải trí phù hợp với điều kiện làm việc của họ. Đề tài đã khẳng định, hầu hết các nhân viên văn phòng làm việc tại Hà Nội đều có nhu cầu giải trí trong ngày. Nhu cầu giải trí của họ được đáp ứng tuỳ thuộc vào môi trường làm việc của cơ quan, tình trạng làm việc ở cơ quan của họ. Với đề tài này đã gợi ra những tương đồng trong nghiên cứu của luận văn: đó là khách thể nghiên cứu là những người làm việc mang tính chất công nghiệp. Tuy nhiên điều khác là, không gian giải trí là tại nơi làm việc. Vấn đề kế thừa, phát triển là tìm hiểu động cơ giải trí của họ và những hiệu quả mang lại khi nhu cầu giải trí được đáp ứng; tìm hiểu nhu cầu giải trí tại nơi công cộng của CNLĐ [30]. Lê Thị Lan Hương (chủ nhiệm đề tài) (2016), “Thực trạng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các khu công nghiệp hiện nay”, Đề tài cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hà Nội. Tác giả khái quát thực trạng về đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN. Hệ thống hoá và bổ sung, phát triển lư luận về văn hóa, nhu cầu, đời sống văn hóa, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN. Phát hiện những vấn đề đặt ra đối với nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của công nhân các KCN hiện nay. Đề xuất giải pháp và những
  14. 4 kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân KCN trong thời gian tới [25]. Lê Thanh Hà (chủ nhiệm đề tài) (2009), “Giải pháp đảm bảo việc làm, cải thiện điều kiện lao động của công nhân các khu công nghiệp ở Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Hà Nội. Đề tài chỉ đưa ra được về đời sống, thu nhập của công nhân KCN, chưa đề cập đến đời sống tinh thần của công nhân, tuy nhiên, đề tài cũng có đề cập đến vấn đề dự báo xu hướng phát triển KCN và công nhân các KCN đến năm 2020, nên bài báo cáo có sự kết nối dự báo về nhu cầu giải trí của CNLĐ trong thời gian tới [26]. • Tạp chí, bài viết nghiên cứu khoa học Công đoàn Công ty TNHH Tiếp Vận SITC - Đình Vũ (2018), “Đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động tại doanh nghiệp - động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh”, LĐLĐ thành phố Hải Phòng, Hải Phòng. Bài viết đã xác định công tác chăm lo cho đoàn viên và NLĐ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp công đoàn, trong đó có việc quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ để tạo thêm động lực sản xuất và sự gắn bó với doanh nghiệp, xây dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển. CNLĐ đã tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao do LĐLĐ quận, thành phố tổ chức, phát động như: Tổ chức các cuộc thi, hội diễn, hoạt động thể dục thể thao; tổ chức hội thi cắm tỉa hoa, nấu ăn nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và thành phố [10]. Tăng Quốc Lập (2018), “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội. Tác giả đã nên lên thực trạng về đời sống của CNLĐ ở các KCN Đồng Nai. Đời sống vật chất khó khăn và cường độ lao động cao khiến mức hưởng thụ văn hóa của CNLĐ luôn ở mức thấp. Mọi sinh hoạt tinh thần của CNLĐ đa phần diễn ra trong các khu nhà trọ và mang tính tự phát (NLĐ phần lớn phụ thuộc hoàn toàn vào các hình thức giải trí được cung cấp sẵn, rẻ
  15. 5 tiền hoặc miễn phí, như giải trí bằng ti-vi, nghe đài; đọc báo, sử dụng in-tơ- nét), công tác quản lý nhà nước về giá điện, nước vẫn còn nhiều bất cập; cơ sở vật chất không bảo đảm an ninh trật tự. Nguyên nhân của tình hình trên là do nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất - kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận, chưa thật sự quan tâm vào đầu tư hệ thống thiết chế và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, cải thiện sức khỏe dành cho CNLĐ [27]. Hoàng Thị Huê - Lê Thanh Tùng (2020), “Tác động của văn hóa tổ chức tới động lực người lao động”, Tạp chí Công thương, Hà Nội. Nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa văn hoá tổ chức và vấn đề tạo động lực cho NLĐ. Trong mối quan hệ này, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần xây dựng văn hoá tổ chức để có thể tạo được động lực làm việc cho NLĐ. Xây dựng tinh thần đoàn kết trong doanh nghiệp, xây dựng bầu không khí văn hóa cởi mở, tin cậy lẫn nhau, xây dựng một nét văn hóa tổ chức mà ở đó có thể hiện được khả năng chấp nhận rủi ro của mọi NLĐ trong tổ chức, xây dựng văn hóa tổ chức trên những giá trị truyền thống của dân tộc, xây dựng văn hóa tổ chức hướng tới con người, tôn trọng con người [22]. Nguyễn Thụy Diễn Hương, Tạ Thị Thanh Thủy (2013), “Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân nhập cư tại Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, Trà Vinh. Tác giả đã chỉ ra thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của công nhân nhập cư tạo khu vực khảo sát đang gặp rất nhiều khó khăn. Đa số họ có trình độ nhận thức chưa cao, lương thấp, thiếu cơ hội học hành, hạn chế kỹ năng giao tiếp, bị thiệt thòi trong việc đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí và giải tỏa căng thẳng. Doanh nghiệp chỉ tập trung vào những nội dung liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh và còn khả thời ơ với các nội dung gắn với việc cải thiện việc làm, sức khỏe và các hoạt động vui chơi giải trí cho công nhân [24]. Như vậy, các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên đều có giá trị khoa học cao và là tài liệu nghiên cứu quý báu cho tác giả trong quá trình
  16. 6 hoàn thiện Luận văn. Tiếp nối các công trình nghiên cứu nêu trên, tác giả tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội (cụ thể nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam), từ đó chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao đáp ứng được đời sống tinh thần của CNLĐ, góp phần nâng cao chất lượng công việc, cũng như chất lượng cuộc sống của CNLĐ hiện nay. 3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long, Hà Nội (cụ thể nghiên cứu trường hợp tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam). 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ. - Đưa ra một số giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao đáp ứng được đời sống tinh thần của CNLĐ, góp phần nâng cao chất lượng công việc, cũng như chất lượng cuộc sống của CNLĐ hiện nay. 4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long Hà Nội (nghiên cứu trường hợp tại tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam). 4.2. Khách thể nghiên cứu CNLĐ, người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và chủ doanh nghiệp đang làm việc tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam.
  17. 7 4.3. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội. + Phạm vi về thời gian: 2018- 2021 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin làm nền tảng phương pháp luận chung, đồng thời sử dụng các nguyên lý cơ bản của xã hội học Mác – xít làm cơ sở nhận thức luận. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở một số quan điểm: toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm tiền đề phương pháp luận trong nghiên cứu. 5.2. Phương pháp phân tích tài liệu Mục đích của phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu nội dung, phương pháp, ý nghĩa của các tài liệu, công trình khoa học đi trước. Từ đó tổng quan tình hình nghiên cứu sẽ giúp cho đề tài nhận biết được những đóng góp và hạn chế của các nghiên cứu đã có cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Từ đó, giúp cho đề tài xác định được mục tiêu, câu hỏi, giả thuyết, nội dung, phương pháp và vận dụng lý thuyết nghiên cứu thích hợp. 5.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi Để đảm bảo độ tin cậy của các thông tin thu được cỡ mẫu lựa chọn phải đủ lớn. Khi đó phân phối của trung bình mẫu sẽ gần với phân phối chuẩn. Trên cơ sở danh sách tổng thể số lượng công nhân do Ban quản lý KCN Hà Nội cung cấp, KCN Bắc Thăng Long Hà Nội có khoảng 59.000 CNLĐ nên để đảm bảo độ tin cậy của thông tin thu được cách chọn mẫu được áp dụng là chọn mẫu theo phân tầng. Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân tầng với công thức tổng quát được áp dụng cho nghiên cứu là:
  18. 8 Nt2 x pq n = N ɛ2 + t2 x pq Trong luận văn tác giả chọn mẫu với các yêu cầu sau : - êu cầu độ tin cậy là 95.0% (hệ số tin cậy t = 95%) [tra trong Bảng giá trị của hệ số tin cậy t được tính sẵn theo hàm t , của Lia pu nốp thì giá trị t=1.96. - Phạm vi sai số chọn mẫu không vượt 7% (ɛ = 0.07) Với giả định tỷ lệ công nhân đánh giá đời sống văn hóa tinh thần của họ được đáp ứng là 50% và không được đáp ứng và là 50%. Do p+q=1, do đó tích p.q sẽ lớn nhất khi p=q=0,5 => p.q =0,25 => thay vào công thức trên để xác định cỡ mẫu điều tra (n). Nt2 x pq 59000 x 1.962 x 0.25 n = = 195 người N ɛ2 + t2 x pq 59 000 x 0.072 + 1.962 x 0.25 = Như vậy, luận văn sẽ lấy cỡ mẫu tối thiểu cần có là 195 người để khảo sát. Trong quá trình khảo sát, tác giả đã lấy mẫu số là 196 đơn vị mẫu để đảm bảo độ tin cậy, tương ứng với 196 CNLĐ được chia đều cho 02 công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội. + Cách lấy mẫu Đề tài lấy mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản, tác giả trực tiếp đến Công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội để khảo sát và gửi qua google driver, facebook, zalo cá nhân để thu thập thông tin. + Mô tả cơ cấu mẫu Đề tài đã thực hiện điều tra 196 CNLĐ được chia đều cho 02 công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội, mỗi công ty 98 đơn vị mẫu.
  19. 9 Cụ thể: Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu Tiêu chí Nội dung Tần suất Tỷ lệ % Giới tính Nam 61 31.5 Nữ 133 68.5 Tuổi Từ 18 – dưới 30 tuổi 180 92.7 Từ 30 – dưới 40 tuổi 12 6.5 Từ 40 – dưới 50 tuổi 2 0.8 Chức Nhân viên văn phòng 120 61.9 danh Lao động sản xuất trực tiếp 15 7.7 Lao động phục vụ 10 5.2 Khác (ghi rõ) 49 25.3 Trình độ Dưới THPT 4 2.1 học vấn THPT 14 7.2 Trung cấp/cao đẳng 20 10.3 Đại học 150 77.3 Trên Đại học 6 3.1 Tình Chưa kết hôn 161 83.0 trạng hôn Đã kết hôn 31 16.0 nhân Khác (ghi rõ) 2 1.0 Thu Dưới 5 triệu đồng 52 26.8 nhập Từ 5 – dưới 10 triệu 92 47.4 người trả Từ 10 – dưới 15 triệu 38 19.6 lời Từ 15 triệu trở lên 12 6.2 (Nguồn: Kết quả điều tra từ tháng 2 – 4 năm 2021) 5.4. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin Nguồn số liệu sử dụng dựa trên bộ câu hỏi thiết kế sẵn để thu thập thông tin và phỏng vấn CNLĐ và lãnh đạo quản lý tại công ty TNHH TOTO Việt
  20. 10 Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội (bằng cách hỏi trực tiếp bằng phiếu trưng cầu ý kiến, qua email, google driver, facebook, zalo…) và được xử lý dựa trên phần mềm SPSS 20.0. 5.5. Phương pháp quan sát Đề tài sử dụng phương pháp quan sát để quan sát những người trả lời trực tiếp với mục đích thu thập thông tin về đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội. 5.6. Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu để phỏng vấn 07 người, trong đó có 02 CNLĐ, 01 cán bộ công đoàn tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và 03 CNLĐ, 01 cán bộ công đoàn tại công ty TNHH Canon Việt Nam với mục đích tìm hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tinh thần của CNLĐ tại công ty TNHH TOTO Việt Nam và công ty TNHH Canon Việt Nam thuộc KCN Bắc Thăng Long Hà Nội. 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Thông qua việc vận dụng lý thuyết nhu cầu và lý thuyết biến đổi xã hội, đề tài nghiên cứu trên cơ sở đánh giá thực trạng đời sống tinh thần của CNLĐ tại KCN Bắc Thăng Long và các yếu tố tác động đến thực trạng đời sống tinh thần của CNLĐ, trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp góp phần làm phong phú khoa học đối với hai lý thuyết trên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Từ nghiên cứu thực trạng đời sống tinh thần của công nhân KCN Bắc Thăng Long và các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đưa ra một số giải pháp, nhằm góp phần nâng cao chất lượng làm việc, cũng như chất lượng cuộc sống của người CNLĐ hiện nay tại các doanh nghiệp; KCN Thăng Long, Hà Nội. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận văn là một nguồn tài liệu tham khảo cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2