Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu là mô tả và phân tích thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình Hà Nộ hiện nay. Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản làm cản trở hay khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình Hà Nộ hiện nay. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC =======000======= NGUYỄN VĂN HÙNG NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC HỌC TẬP CHO CON CÁI CỦA CÁC GIA ĐÌNH HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY MÃ SỐ: 60 31 30 Hà Nội: 8 - 2008
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC =======000======= NGUYỄN VĂN HÙNG ĐỀ TÀI NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC HỌC TẬP CHO CON CÁI CỦA CÁC GIA ĐÌNH HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC KHOÁ HỌC 2004-2007 GVHD: PGS.TS. PHẠM VĂN QUYẾT Hà Nội: 8 - 2008
- MỤC LỤC NỘI DUNG Trang Lời cảm ơn PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Sơ lược tình hình nghiên cứu 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu 5 5. Phương pháp thu thập thông tin 6 6. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung lý thuyết 8 PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chương 1 Cơ sở lý luận của đề tài 1. Cơ sở lý luận 11 2. Tổng hợp lý thuyết trao đổi và tư duy lý luận 12 2.1. Lý thuyết nhu cầu và sự hình thành nhu cầu của gia đình 16 2.2. Lý thuyết nhu cầu của Maslow 17 2.3. Lý thuyết xung đột 19 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới và chiến lược phát 20 triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển dịch vụ kinh tế xã hội nói riêng 3.1. Các chủ trương của Đảng và nhà nước về đổi mới và chiến lược phát 18 triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển dịch vụ kinh tế xã hội nói riêng 3.2. Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển dịch 21 vụ kinh tế xã hội nói riêng sau đại hội VI của Đảng (12/1986) 4. Một số khái niệm chính 23
- Chương 2 Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay 1. Đặc điểm kinh tế xã hội của địa bàn khảo sát 29 2 Thông tin về mẫu khảo sát 33 3. Khả năng cung ứng của các cơ sở dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái 38 theo đánh giá của các hộ gia đình 3.1. Thực trạng tiếp cận thông tin của các hộ gia đình về cơ sở dịch vụ 38 3.2. Đánh giá của các hộ gia đình về loại hình dịch vụ 43 4. Thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của 54 gia đình Hà Nội hiện nay 5. Thực trạng năng lực sử dụng dịch vụ của các hộ gia đình 60 6. Các nhân tốt tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập. 6.1. Ảnh hưởng của độ tuổi đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập 64 cho con cái của gia đình Hà Nội. 6.2. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc 66 học tập cho con cái của gia đình Hà Nội 6.3. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến nhu cầu và việc sử dụng dịch vụ chăm 68 sóc học tập con cái 6.4. Ảnh hưởng của thu nhập đến nhu cầu và việc sử ụng dịch vụ chăm sóc 70 học tập của con cái. Chương 3 Kết luận và đề xuất 1. Kết luận 73 2. Đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo 77
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐỀ TÀI “NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC HỌC TẬP CHO CON CÁI CỦA CÁC GIA ĐÌNH HÀ NỘI HIỆN NAY” PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Theo kÕt qu¶ tæng ®iÒu tra D©n sè vµ nhµ ë 1/4/1999 cho thÊy, tÝnh ®Õn n¨m 1999, trong 16.661.366 hé th× cã 55% sè hé cã tõ 1- 4 ng-êi. Gia ®×nh chñ yÕu sèng hai thÕ hÖ gåm cha mÑ vµ con c¸i chiÕm tõ 70-75% tæng sè gia ®×nh. §iÒu ®ã còng cã nghÜa trong x· héi hiÖn ®¹i, ®«ng con nhiÒu ch¸u kh«ng cßn lµ biÓu t-îng cña gia ®×nh h¹nh phóc. Quy m« gia ®×nh lín hay nhá phô thuéc vµo nhiÒu nguyªn nh©n nh-, møc sinh cña c¸c cÆp vî chång vµ m« h×nh chung sèng gi÷a c¸c thÕ hÖ. Bªn c¹nh ®ã, trong nh÷ng n¨m gÇn ®©y, nhê thùc hiÖn thµnh c«ng ch-¬ng tr×nh d©n sè- kÕ ho¹ch ho¸ gia ®×nh, tèc ®é t¨ng d©n sè gi¶m nhanh ®· t¸c ®éng m¹nh vµ trùc tiÕp ®Õn quy m« gia ®×nh, ®Æc biÖt ë c¸c thµnh phè lín quy m« gia ®×nh ®ang cã xu h-íng gi¶m ®i nhanh chãng. Theo mét kÕt qu¶ nghiªn cøu gÇn ®©y cho thÊy c¸c gia ®×nh c«ng nh©n viªn chøc, phæ biÕn gia ®×nh cã tõ 3 - 5 ng-êi. 1 Gia ®×nh ViÖt Nam hiÖn nay cã khuynh h-íng lùa chän lo¹i h×nh gia ®×nh h¹t nh©n, n¬i mµ chØ cã hai thÕ hÖ chung sèng víi nhau: cha mÑ vµ con c¸i. Khi đó các bậc cha mẹ sẽ dành nhiều tâm trí, tình cảm niềm tin cho con cái, nhiều gia đình đã đầu tư mọi nguồn lực cho con cái học tập và coi đó là sự đầu tư lâu dài và bền vững nhất của mỗi gia đình. Ngày nay, bản thân gia đình cũng đang đối mặt với những mâu thuẫn nhất định, một mặt là công việc, thu nhập và làm ăn kinh tế một mặt là chăm sóc và giáo dục con cái. Đối với các gia đình thực tế mà nói việc nào cũng quan trọng, đối với các bậc làm cha làm mẹ thì việc nào cũng thiêng liêng và cao cả. 1 Lª Thi, Gia ®×nh ViÖt Nam trong b-íc chuyÓn tõ truyÒn thèng sang hiÖn ®¹i, Khoa häc vÒ Phô n÷ 4/2003 1
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết Sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước. Những thành tựu tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá - xã hội do công cuộc đổi mới và mở rộng giao lưu quốc tế đưa lại trong thời gian qua đã làm thay đổi một cách rõ rệt cuộc sống của mỗi gia đình Việt Nam. Nhu cầu về mọi mặt của các gia đình bước đầu đã tăng lên, ngày càng phong phú, đa dạng và phức tạp hơn trước, đặc biệt là khu vực đô thị. Đáp ứng các nhu cầu trên, hàng loạt dịch vụ gia đình ra đời đã làm cho bộ mặt xã hội thêm sinh động. Sự phát triển của các dịch vụ gia đình là một tất yếu khách quan khi nền kinh tế đã phát triển lên một trình độ nhất định. Đó là hệ quả của quá trình phân công lao động xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã diễn tiến tại Việt Nam. Các dịch vụ gia đình kể cả về số lượng và chất lượng đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề nan giải khi năng lực của gia đình không thể tự đáp ứng được tất cả các nhu cầu cần thiết cho đời sống sinh hoạt của mình, khi mà các thành viên gia đình cần dành nhiều thời gian, cường độ lao động vào các hoạt động khác như sản xuất kinh doanh, học tập, công tác, tìm kiếm thêm thu nhập cho mình... Vấn đề đặt ra là, các gia đình đã tiếp cận các loại dịch vụ nào và chất lượng của các dịch vụ đó ra sao? để đáp ứng yêu cầu phát triển của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước? Thực hiện đề tài: "Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay” là việc cần thiết nhằm giải đáp các vấn đề trên. Những nhận xét trên cơ sở đánh giá thực trạng nhu cầu dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội và các kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ có ích cho việc dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ này của các gia đình Hà Nội trong thời gian tới. 2. Sơ lược tình hình nghiên cứu. 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước. 2
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết Gia đình luôn là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong những năm gần đây, nhiều khía cạnh của vấn đề gia đình đã được tiếp cận và khai thác. Một trong những vấn đề đó là nhu cầu sử dụng của các hộ gia đình. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về việc tiếp cận các dịch vụ cho gia đình, các loại hình dịch vụ cho phụ nữ, trẻ em và người già được đặc biệt nhấn mạnh, cụ thể như: - Nghiên cứu về các dịch vụ gia đình ở Mỹ có chuyên khảo: “All our children: The American Family under Pressure” (1977) Trẻ em của chúng ta- sức ép đối với các gia đình Mỹ), trong đó đã đề cập tới vấn đề bảo vệ chăm sóc và tôn trọng quyền chính đáng của trẻ thơ, nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của chính phủ, mối quan hệ giữa bản chất của xã hội Mỹ với sự phát triển của trẻ; các nhu cầu tối thiểu của trẻ và bố mẹ chúng nhằm tạo một thế giới tốt đẹp hơn cho trẻ em. - Ở Đức có chuyên khảo “Sozialpolitische Massnahmen-Konkret fur jeden” (Berlin, 1978) Những biện pháp chính trị - xã hội cụ thể cho mọi người). Trong đó, đã mô tả và phân tích nhu cầu chăm nom người không có khả năng lao động do ốm đau, chăm nom người già, người tàn tật, bà mẹ và trẻ em trong xã hội Đức hiện nay. - Ở Hung-Ga-Ri có chuyên khảo : “Lối sống và gia đình. Sự hình thành những mối quan hệ con người trong gia đình” (Hungari, 1976); - Ở Anh có chuyên khảo: “Gia đình và đời sống cộng đồng của người già. Mạng lưới xã hội và trợ giúp xã hội trong ba vùng đô thị” (London, New York, 2001), trong đó nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người già, mạng lưới xã hội và trợ giúp xã hội cho tuổi già được đề cập, được phản ánh như là một đối tượng thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội. Tóm lại: Dịch vụ gia đình là một vấn đề xã hội mà nhiều nước quan tâm, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển. Bởi ở những nước đó sự phân công lao động diễn ra rất lớn, chuyên môn hoá cao, nhu cầu phục vụ 3
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết đời sống vật chất và tinh thần cho mỗi người và gia đình nói chung phong phú và đa dạng. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước. Ở Việt Nam nghiên cứu nhu cầu về các loại dịch vụ, dịch vụ gia đình nói chung và dịch vụ giáo dục nói riêng là một vấn đề còn khá mới mẻ, các nghiên cứu về vấn đề này còn chưa nhiều. Nhu cầu dịch vụ mới chỉ được nhấn mạnh chủ yếu trong lĩnh vực dân số/KHHGĐ, trong đó phần nhiều đề cập đến chất lượng dịch vụ như “Chất lượng dịch vụ và KHHGĐ và sử dụng các biện pháp tránh thai” (Hà Nội, 2000). Nhìn chung, các nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu việc chăm sóc sức khoẻ, một trong những nội dung của dịch vụ gia đình như “Vai trò của gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị niên” (Tạp chí khoa học Phụ nữ, số 2/2002), “Gia đình nông thôn và vấn đề chăm sóc sức khoẻ cộng đồng” (Trịnh Hoà Bình, Hà Nội, 1998), “Chăm sóc và khai thác những mặt tích cực của người già trong giáo dục gia đình” (Gia đình Việt Nam, các trách nhiệm, các nguồn lực trong đổi mới đất nước, 1995),“Một số dịch vụ với việc giảm nhẹ lao động trong công việc gia đình của phụ nữ nông thôn đồng bằng Bắc Bộ” (Vũ Thị Thảo, 1988). Nhìn chung, các nghiên cứu chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện về nhu cầu của gia đình, chưa có nghiên cứu sâu nào về nhu cầu về dịch vụ gia đình nói chung và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập nói riêng của gia đình Hà Nội trong thời kỳ đổi mới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. 3.1. Mục đích nghiên cứu. - Mô tả và phân tích thực trạng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình Hà Nộ hiện nay; - Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản làm cản trở hay khuyến khích nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình Hà Nộ hiện nay; 4
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết - Đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao năng lực tiếp cận dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình Hà Nội, góp phần tạo điều thuận lợi cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình nói riêng và chất lượng dân số nói chung. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xác định được hệ khái niệm liên quan đến quá trình hình thành nhu cầu, dịch vụ và nhu cầu sử dụng dịch vụ. - Khoanh vùng nhóm dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội. Hiện nay dịch vụ chăm sóc học tập rất rộng và nhu cầu của các hộ gia đình rất nhiều, việc khoanh vùng đối các dịch vụ sẽ giúp cho việc nghiên cứu các loại hình dịch vụ được tập trung hơn. - Nghiên cứu sẽ tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của gia đình và khả năng cung ứng dịch vụ đó của các cơ sở dịch vụ. - Nghiên cứu sẽ đề xuất ra các giải pháp cho sự phát triển các dịch vụ xã hội Hà Nội trong thời gian tới các giải pháp. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu. “Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội hiện nay” 4.2. Khách thể nghiên cứu. Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm việc trong các cơ quan nhà nước; Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm việc trong các cơ sở tư nhân; Chủ hộ hoặc đại diện hộ gia đình làm việc tự do; Người trực tiếp cung cấp các dịch vụ gia đình; Người quản lý các cơ sở hoạt động dịch vụ gia đình. 4.3. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài chọn 03 phường và thị trấn của Hà Nội làm địa bàn khảo sát gồm có: Phường Cống vị, (đặc trưng đại diện cho phường nằm ở Trung tâm thành phố, nơi có nhiều đặc điểm đáng chú ý về địa lý, chính trị, kinh tế, xã 5
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết hội); Phường Giáp Bát, (đặc trưng đại diện là phường nằm cửa ngõ phía Nam của TP, nơi có nhiều biến động về dân cư, nhà ở và mức sống do quá trình đô thị hoá); Thị trấn Đông Anh, (đặc trưng cho thị trấn ven đô đang trong quá trình đô thị hoá mạnh mẽ) 4.4. Mẫu nghiên cứu. Về cơ bản, mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân cụm địa lý - kinh tế - hành chính kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên tại cấp cơ sở. - Khảo sát qua bảng hỏi: Gồm 200 phiếu hỏi hộ gia đình, cơ cấu như sau: 60 phiếu hỏi đối với hộ gia đình làm việc trong cơ quan nhà nước; 45 phiếu hỏi gia đình làm việc cho các cơ sở tư nhân; 45 phiếu hỏi gia đình làm việc tự do và làm nông nghiệp (ven thị); 50 phiếu hỏi gia đình cung cấp dịch vụ gia đình. - Khảo sát qua phỏng vấn sâu: Gồm 20 người đại diện, cơ cấu như sau: 5 người trong hộ gia đình làm việc cho cơ quan nhà nước; 9 người trong hộ gia đình làm việc cho các cơ sở tư nhân; 03 hộ Chủ hộ làm việc tự do; 03 người cung cấp dịch vụ cho các gia đình; 03 người quản lý các cơ sở dung cấp dịch vụ. 5. Phương pháp thu thập thông tin. 5.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu. Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, chúng tôi xác định chọn 03 hướng tiếp cận chính sau đây: a). Từ góc độ triêt học và xã hội học đánh giá nhu cầu dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội. Tổng hợp các lý thuyết đổi mới và phát triển tư duy lý luận. Lý thuyết nhu cầu và sự hình thành nhu cầu của gia đình. Lý thuyết nhu cầu của Maslow. Lý thuyết xung đột. 6
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết Lý thuyết lựa chọn lợp lý. b). Từ góc độ kinh tế học để xem xét, đánh giá nhu cầu dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội. c). Từ góc độ lối sống xã hội để xem xét, đánh giá nhu cầu dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội. 5.2. Các phương pháp cụ thể. Nghiên cứu này kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu, các phương pháp điều tra xã hội học, kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng nhằm khai thác mối quan hệ nhân quả về nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội trong giai đoạn hiện nay. 5.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Trong đề tài luận văn này, được sự cho phép của tác giả và cơ quan thực hiện đề tài là Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em, với tư cách là người tham gia chính tôi đã sử dụng số liệu sẵn có của đề tài nghiên cứu kho học cấp Bộ “Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” do Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em thực hiện làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Do phạm vi, tính chất của đề tài luận văn chỉ sử dụng một phần số liệu rất nhỏ (một địa bàn trong tổng số bảy địa bàn được điều tra), để viết báo cáo. Do đó nghiên cứu này tác sử dụng hoàn toàn số liệu thứ cấp khi phân tích. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai đề tài lớn, đề tài đã sử dụng một số phương pháp sau: a. Phương pháp phân tích tài liệu Thu thập và phân tích các tài liệu bao gồm: - Niên giám thống kê. - Các nghiên cứu liên quan đến nhu cầu dịch vụ gia đình của các hộ gia đình nói chung và nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình Hà Nội nói riêng. 7
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết - Báo cáo hàng năm của xã và huyện về điều kiện tự nhiên - kinh tế, văn hoá xã hội. - Mục đích của phương pháp này là: Xác định được tổng quan của vấn đề nghiên cứu. b. Phỏng vấn sâu: Chủ yếu tìm hiểu nguyên nhân nảy sinh các nhu cầu dịch vụ gia đình, các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở đối với thực hiện đáp ứng nhu cầu dịch vụ gia đình. 5.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng ngoài việc sử dụng phiế u trưng cầu ý kiến nhằm đo lường thực trạng tiếp cận nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của các gia đình Hà Nội hiện nay, chúng tôi còn sử dụng các số liệu thống kê, các báo cáo của địa phương, kết quả nghiên cứu của các đề tài liên quan. 6. Giải thuyết nghiên cứu, các biến số và khung lý thuyết. 6.1. Giả thuyết nghiên cứu. Giả thuyết 1: Phát triển dịch vụ là nhu cầu tất yếu trong thời kỳ đổi mới, trong đó nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; xu hướng phát triển các dịch vụ này phụ thuộc vào yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như sự đổi mới về kinh tế văn hoá xã hội ở địa phương. Giả thuyết 2: Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội hiện nay phụ thuộc vào các đặc trưng nhân khẩu học xã hội của cá nhân như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, dân tộc và tôn giáo cũng như các đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của hộ gia đình, quy mô, cơ cấu, thu nhập, mô hình gia đình theo các thế hệ và nơi cư trú. Giả thuyết 3: Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội hiện nay phụ thuộc vào sự tiếp cận các nguồn 8
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết thông tin quảng cáo của các hộ gia đình cũng như của nhóm và cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng. 6.2. Các biến số. Biến số phụ thuộc Nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập của con cái trong gia đình Biến số độc lập - Các đặc trưng nhân khẩu học xã hội của cá nhân, loại hình, quy mô, thu nhập gia đình. - Năng lực đáp ứng nhu cầu dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của gia đình Hà Nội hiện nay. Biến số can thiệp - Chủ trương đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của trước yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá. 9
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết 6.3. Khung lý thuyết. SƠ ĐỒ KHUNG LÝ THUYẾT ĐIỀU KIỆN KINH TẾ Xà HỘI §Æc ®iÓm nh©n khÈu Gia ®×nh N¨ng lùc ®¸p øng häc - Lo¹i h×nh, qui m« gia DVch¨m sãc häc tËp - Giíi tÝnh, tuæi, tr×nh ®é ®×nh - Lo¹i h×nh dÞch vô häc vÊn, - M« h×nh gia ®×nh theo - ChÊt l-îng dÞch vô - NghÒ nghiÖp c¸c thÕ hÖ - T×nh tr¹ng h«n nh©n - Thu nhËp gia ®×nh - T«n gi¸o, d©n téc Nhu cÇu sö dông dÞch vô ch¨m sãc häc tËp cho con c¸i cña gia ®×nh hµ néi hiÖn nay Loại hình dịch Trình độ chuyên Thái độ phục vụ Chất lượng dịch vụ môn vụ 10
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Do trọng tâm của đề tài nhằm vào lĩnh vực dịch vụ, cho nên cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu được lựa chọn sẽ tập trung vào các quan điểm lý luận và phương pháp luận nghiên cứu giữa nhu cầu của gia đình với các hoạt động xã hội. Dịch vụ như đã được xác định ở phần định nghĩa khái niệm, thuộc phạm trù quan hệ và hoạt động trao đổi (bao gồm cả phân phối). Trao đổi là một khâu quan trọng trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh tế: sản xuất - trao đổi - tiêu dùng và hoạt động nói chung: sản xuất - giao tiếp - quản lý. Lý thuyết về trao đổi có tính độc lập tương đối. Khi lựa chọn lý thuyết trao đổi nói chung, lý thuyết dịch vụ nói riêng thì vấn đề nan giải là phải đối diện với tình trạng có nhiều lý thuyết khác nhau, tạo thành các song đề lý thuyết. Trong đó, sự đối lập giữa chủ thuyết mác xít và phi mác xít, là trung tâm chú ý của cuộc đấu tranh tư tưởng. Nếu tiếp tục thế ứng xử như trước thời kỳ Đổi mới, chỉ biết có một quan điểm lý luận Mác - Lênin được coi là duy nhất đúng đắn, bất chấp sự hợp lý của các quan điểm lý thuyết khác thì như thế là cố chấp. Thời kỳ Đổi mới hiện nay đang khắc phục tình trạng cố chấp này để đi tới một hệ quan điểm hiện đại, hợp lý hơn. Đổi mới tư duy nói chung, tư duy lý luận nói riêng có nghĩa là phải thấy rõ hạt nhân hợp lý của các quan điểm đối lập và tìm cách bổ sung hạt nhân hợp lý đó vào cơ sở lý luận và phương pháp luận đã lựa chọn để hoàn thiện. Do vậy, khi nghiên cứu dịch vụ gia đình trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, chúng tôi xác định cần cần phải có cách nhìn tổng quan, tiếp cận vấn đề dựa trên một số cơ sở lý luận sau đây. 11
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết 2. Tổng hợp các lý thuyết trong đổi và phát triển tư duy lý luận. Những người theo chủ nghĩa hình thức thì cho rằng thị trường là lực lượng chính quyết định cả mức độ sản xuất và tiêu dùng trong xã hội. Ở trình độ phát triển, đó là thị trường tư bản chủ nghĩa, còn kém phát triển thì đó là sự hợp lý trong trao đổi, phân phối mà cơ sở của tính hợp lý này là ở lợi ích cá nhân. Nhưng xu thế tất yếu đều tính toán hợp lý và hướng tới chuẩn phương Tây, hợp lý từ bản chủ nghĩa. Lý thuyết lựa chọn hợp lý (của J.S. Coleman chẳng hạn) đề ra nguyên tắc “chi phí - lợi ích” để làm rõ sự tính toán hợp lý trong trao đổi, phân phối. Lý tưởng là lợi ích tối đa. Trong thực tế, để tăng lợi ích người ta có thể giữ nguyên chi phí, cố gắng tăng hiệu quả, có thể giảm chi phí để tăng hiệu quả, cũng có thể tăng chi phí nhưng phải tăng hiệu quả gấp bội lần thì mới đạt lợi ích lớn hơn. Những người theo chủ nghĩa bản thể 2 thì cho rằng thị trường và đặc biệt là thị trường tư bản chủ nghĩa không phải là loại hình trao đổi duy nhất. Trong thực tế, nhất là ở các xã hội ngoài phương Tây có nhiều loại hình trao đổi tiền thị trường tiền tư bản chủ nghĩa. Theo tổng kết của K. Polangi thì có 3 loại hình cơ bản đó là: (1) Tương hỗ, (2) Phân phối lại và (3) Thị trường. Tương hỗ: là phương thức trao đổi cổ xưa và đơn giản nhất. Trong đó có tương hỗ gián tiếp (trong đó 2 bên liên quan không chờ đợi một sự đáp ứng ngay), tương hỗ cân xứng (trong đó những người tham gia chờ đợi sự đáp ứng có cùng giá trị được xác định rõ ràng), tương hỗ tiêu cực (theo đó ít nhất một bên tìm cách lấy không một thứ gì đó mà không bị trừng phạt). Phân phối lại: đòi hỏi phải có hình thức tổ chức xã hội tập trung thực hiện quá trình thu gom đóng góp của các thành viên trong tổ chức và từ ngoài tổ chức để rồi phân phối lại cho các thành viên. Loại hình này có thể thực hiện trong phạm vi gia đình, và đến các phạm vi xã hội rộng lớn hơn 2 Xem, ch¼ng h¹n, E. A . Shultz vµ R. H.Lavenda. Nh©n häc - mét quan ®iÓm vÒ t×nh tr¹ng nh©n sinh. Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ néi, 2001. 12
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết như làng, thành phố, nhà nước…Như đã biết, loại hình chủ yếu của xã hội Việt Nam thời bao cấp trước đổi mới là nhà nước nắm giữ độc quyền phân phối lại hầu như tất cả các loại sản phẩm xã hội. Trao đổi qua thị trường: thực chất là quá trình mua - bán hàng hoá (thương mại), tiền tệ (tín dụng), mua - bán dịch vụ theo cơ chế cung - cầu hàng hoá và dịch vụ. Thị trường tư bản chủ nghĩa là thị trường phát triển. Như vậy, không nên tuyệt đối hoá các lý thuyết về trao đổi và phân phối theo nguyên tắc loại trừ nhau, mà nên dung hoà. Tuy nhiên để tránh tình trạng vô nguyên tắc, chiết trung trong lý luận thì có thể lựa chọn nguyên tắc chọn một trong hai làm cột trụ, bổ sung thêm yếu tố hợp lý của mặt đối lập. Đó là tiếp cận toàn thể biện chứng có phân biệt cái quan trọng và cái không quan trọng. Trên cơ sở cách tiếp cận tổng hợp biện chứng này chúng ta có thể tóm tắt lịch sử dịch vụ kinh tế và xã hội Việt Nam cho đến thời kỳ đổi mới ngày nay thành 2 thời kỳ (2 khuôn mẫu) quan trọng, đó là: 1. Khuôn mẫu truyền thống: có đặc điểm chủ yếu là coi trọng dịch vụ phi thị trường; 2. Khuôn mẫu đổi mới: có đặc trưng chủ yếu là coi trọng dịch vụ thị trường. Trong khuôn mẫu truyền thống có sự khác biệt giữa Nhà nước và xã hội dân sự khi đối diện và giải quyết song đề (nan đề) thị trường - phi thị trường. Nhà nước thực hành chủ trương trọng nông - ức thương, nghĩa là coi trọng cống nạp hiện vật trực tiếp, không mua - bán. Trong khi đó xã hội dân sự bị phân hoá thành xã hội nông dân trao đổi hiện vật, phi thị trường và xã hội phi nông nghiệp, hoạt động công - thương, theo cơ chế thị trường. Hộ gia đình nông dân, thậm chí người nông dân cũng bị phân đôi, khi mà họ làm thêm nghề phụ (tiểu thủ công nghiệp) hoặc buôn bán, dịch vụ nông nhàn. Nghĩa là, nông nghiệp vẫn phi thị trường, nhưng phi nông nghiệp thì tham gia thị trường. 13
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết Khuôn mẫu bao cấp do Nhà nước ta thực hiện trong mấy chục năm trước thời kỳ đổi mới có đặc điểm giống khuôn mẫu truyền thống ở chỗ coi trọng dịch vụ phi thị trường; nhưng có đặc điểm khác hẳn ở chỗ nhà nước ngăn cấm thị trường tự do, thủ tiêu thị trường tư bản chủ nghĩa, chỉ theo phép có một loại hình trao đổi, phân phối duy nhất đó là bao cấp XHCN do Nhà nước độc quyền quản lý. Tuy nhiên, bất chấp Nhà nước cứng rắn trong chủ trương và thực hành cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thị trường tự do vẫn len lỏi hoạt động dưới hình thức kinh tế ngầm (bất hợp pháp) và có nơi, có lúc thị trường tự do dưới hình thức kinh tế ngầm này đã lũng đoạn nền kinh tế quốc dân. Khuôn mẫu dịch vụ bao cấp là sự lựa chọn không thành công và có thể coi là sự lệch lạc trong tiến trình đến hiện đại từ truyền thống trọng nông, ức thương của lịch sử dịch vụ kinh tế và xã hội Việt Nam. Vấn đề phi thị trường và thị trường trong lý luận và phương pháp nghiên cứu dịch vu kinh tế - xã hội không thể giải quyết hạn chế trong phạm vi dịch vụ (tức là lĩnh vực trao đổi, phân phối). Cần phải đặt trong một hệ thống biện chứng rộng lớn hơn, một mặt đó là dịch vụ trong tương quan với sản xuất và mặt khác, dịch vụ trong tương quan với tiêu dùng. Tiêu dùng và phương thức tiêu dùng cũng tác động tới dịch vụ nói chung, dịch vụ gia đình nói riêng có ít nhất 3 cách tiếp cận lý thuyết khác nhau về bản chất tiêu dùng: (1) Mô hình tiêu dùng là do nhu cầu cơ bản của con người và xã hội loài người quy định. Đó là dinh dưỡng, sinh sản, tiện nghi vật chất, an toàn di chuyển, phát triển và sức khoẻ; (2) Sự khác biệt giữa các mô hình tiêu dùng không phải do nhu cầu con người mà là do điều kiện sinh thái quyết định; (3) Khuôn mẫu, bản sắc văn hoá định hình tập quán tiêu dùng. Các cách tiếp cận thiên vị, hoặc là đề cao vai trò của sản xuất (quyết định trao đổi và tiêu dùng), hoặc là đề cao vai trò của trao đổi (quyết định trao đổi và tiêu dùng), hoặc là đề cao vai trò của tiêu dùng (quyết định sản 14
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết xuất và trao đổi) đều có hạt nhân hợp lý; song nếu tuyệt đối hoá, sẽ sai lầm. Bởi lẽ trong toàn thể biện chứng, mỗi nhân tố sản xuất, trao đổi, tiêu dùng đều có tính độc lập tương đối, nhưng mặt khác, lại bị phụ thuộc vào các nhân tố còn lại. Dịch vụ thuộc lĩnh vực trao đổi, tuy có tính độc lập tương đối, có tác động tới sản xuất và tiêu dùng; nhưng mặt khác cũng bị sản xuất và tiêu dùng tác đông trở lại. Từ điển Xã hội học 3 cho biết 3 ý nghĩa chính của cụm từ “Nhu cầu". Thứ nhất: Đó là những đòi hỏi cơ bản cần thiết cho việc duy trì sự sống con người. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau: Maslow (1954) cho rằng có nhiều thang bậc nhu cầu khác nhau, kể từ nhu cầu sinh lý như ăn uống, an toàn, chỗ ở cho đến nhu cầu tâm lý như sở hữu, tán thành, tình yêu và cao nhất là nhu cầu tự thực hiện. Chỉ có nhu cầu sinh lý mới thực sự là nhu cầu sinh tồn và theo Maslow thì cần phải thoả mãn các nhu cầu sinh lý trước khi muốn thoả mãn nhu cầu cao cấp hơn. Một số nhà Xã hội học cho rằng sự tồn tại các nhu cầu nhân sinh chứng tỏ những điều kiện chức năng tiên quyết của sự sống còn là phổ biến đối với mọi xã hội. Các quan điểm này đều dựa trên mô hình hệ thống (xem lý thuyết hệ thống) về con người và xã hội. Thứ hai: Những ham muốn, ý định cá nhân (tức là nhu cầu cá nhân), thu nhận được qua quan hệ và hoạt động xã hội, chẳng hạn như động cơ thành tích. Thứ ba: Có sự phân biệt giữa nhu cầu cơ bản và nhu cầu cảm nhận. Trong kinh tế học, từ “ham muốn" được sử dụng theo cả 2 nghĩa là nhu cầu sinh lý và nhu cầu cảm nhận về mặt xã hội và cả theo nghĩa hàng hoá kích thích những nhu cầu đó.” 3 Xem, ch¼ng h¹n, Collins Dictionary of Sociology. David Jary & Julia Jary. Harper Collins Publisher, 1991, p 419-420. 15
- Luận văn thạc sỹ Xã hội học Giáo viên hướng dẫn. PGS.TS. Phạm Văn Quyết Như vậy, “Nhu cầu” là những đòi hỏi của con người và của xã hội loài người nhằm đáp ứng, thoả mãn những gì cần thiết cho sự sinh tồn, biến đổi và phát triển cá nhân cũng như tập thể và toàn xã hội. 2.1. Lý thuyết nhu cầu và sự hình thành nhu cầu của gia đình. Trên cơ sở nguồn gốc sự hình thành và phát triển của gia đình cho chúng ta thấy trong bất kỳ xã hội nào, sự tồn tại và phát triển của gia đình người Việt có vị trí rất quan trọng trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Vị trí đó được thể hiện trong chức năng của gia đình. Hiện nay gia đình có nhiều chức năng cơ bản, như chức năng kinh tế; chức năng tái sản xuất sức lao động, chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm và chức năng giáo dục v.v....Mỗi một giai đoạn phát triển của gia đình các chức năng này cũng thể hiện được tầm quan trọng khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay chức năng giáo dục luôn có một vị trí quan trọng đối với các gia đình. Điều này xuất phát từ hai lý do: Thứ nhất: Áp lực công việc ngày càng nhiều, các gia đình dành nhiều thời gian để lao động kiếm tiền tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống. Nền kinh tế thị mang lại cho con người nhiều cơ hộ lựa chọn nghề nghiệp, có nhiều điều kiện để tiếp cận công nghệ thông tin và lựa chọn các công việc có thu nhập cao. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường cũng mang lại những tác động tiêu cực nhất là với trẻ em vị thành niên như: lối sống buông thả, nghiện hút, ma tuý, cờ bạc, rượu chè v.v.. Xác định được những khó khăn đó, để tạo ra mối quan hệ hài hoà giữa thời gian dành cho công việc và thời gian dành để giáo dục con cái, cha mẹ phải nhờ đến sự giúp đỡ của các cơ sở dịch vụ. Đó là lý do giải thích vì sao hiện nay nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc học tập cho con cái của các gia đình đã tăng cao. Như vậy chức năng giáo dục của gia đình trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này đã được mở rộng hơn, giáo dục không còn tồn tại trong phạm vi gia đình mà cả phạm vi ngoài nhà trường, các tổ chức cá nhân và xã hội. 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 196 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 677 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 176 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 149 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 138 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 39 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 53 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn