Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của Đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai
lượt xem 18
download
Mục đích của luận văn nhằm phân tích thực trạng vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong việc hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp của đoàn thanh niên thành phố Lào Cai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của Đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN BÙI TRUNG QUYẾT VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN TRONG HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Mã số: 831 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ THANH XUÂN HÀ NỘI, NĂM 2021
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Vai trò của Đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Dương Thị Thanh Xuân. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Trung Quyết
- LỜI CẢM ƠN Với những kiến thức tích lũy được trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Công Đoàn, để hoàn thành luận văn “Vai trò của Đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai”, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu Nhà trường, Quý Thầy/Cô, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của Anh/chị đoàn thanh niên của thành phố Lào Cai. Đến nay, tôi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp của mình, với sự trân trọng tôi xin chân thành cảm ơn đến: TS. Dương Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Công Đoàn, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành Luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy/Cô trong Khoa Xã hội học và Khoa Sau Đại học đã tận tình cung cấp tài liệu cần thiết và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành Luận văn này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc Quý Thầy/Cô được nhiều sức khỏe, đặc biệt là TS. Dương Thị Thanh Xuân được dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Kính chúc Quý nhà trường đạt được nhiều thành công trong công tác giáo dục.
- MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .......................................................... 5 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 6 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu ................................................ 6 6. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 7 7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 7 8. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 9. Khung lý thuyết ............................................................................................ 9 10. Kết cấu đề tài............................................................................................ 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN KHỞI NGHIỆP ........................ 11 1.1. Các khái niệm công cụ........................................................................... 11 1.1.1. Khái niệm “Vai trò” ............................................................................. 11 1.1.2. Khái niệm “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh” ........................ 12 1.1.3. Khái niệm “Đoàn viên” ........................................................................ 14 1.1.4. Khái niệm “Khởi nghiệp” ..................................................................... 16 1.1.5. Khái niệm “Hỗ trợ khởi nghiệp” ........................................................... 18 1.1.6. Khái niệm“Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp” .................................................................. 19 1.2. Quan điểm, mục tiêu và nội dung định hướng hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp ................................................................................................... 20
- 1.2.1. Quan điểm và mục tiêu của Đảng, Nhà nước ........................................ 20 1.2.2. Nội dung hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ............................................................................................ 22 1.3. Các lý thuyết lựa chọn ........................................................................... 26 1.3.1. Lý thuyết vai trò ................................................................................... 26 1.3.2. Lý thuyết hệ thống ................................................................................ 29 1.3.3. Lý thuyết xã hội hóa ............................................................................. 33 1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 35 1.4.1. Tình hình, đặc điểm tỉnh Lào Cai ......................................................... 35 1.4.2. Đặc điểm Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai và thanh niên thành phố Lào Cai hiện nay ...................................................... 35 Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 39 Chương 2. THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI ........................................................................ 40 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu........................................................................... 40 2.2. Nhận thức của đoàn viên về khởi nghiệp ............................................. 42 2.3. Phân tích vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp ................................ 45 2.3.1. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp .......................... 45 2.3.2. Tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp thông qua các hoạt động Đoàn ...................................................................................................... 47 2.3.3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên ........................................................................................................ 55 2.3.4. Tổng kết, đánh giá thực trạng trong hỗ trợ cho Đoàn viên khởi nghiệp ............................................................................................................ 57 2.4. Mức độ tham gia của đoàn viên trong hoạt động khởi nghiệp ............ 58 2.5. Đánh giá chung về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhtrong hỗ trợ cho đoànviên khởi nghiệptại thành phố Lào Cai ......... 61
- 2.5.1. Ưu điểm................................................................................................ 61 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ....................................................................... 61 Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 63 Chương 3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN KHỞI NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI .. 64 3.1. Một số yếu tố tác động đến vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sảnHồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp .......... 64 3.1.1. Sự quan tâm của Đảng ủy và chính quyền ............................................ 64 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở thành phố Lào Cai ..................................... 67 3.1.3. Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ Đoàn .............................. 73 3.1.4. Sự nhiệt tình của đoàn viên thành phố Lào Cai ..................................... 76 3.2. Giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợcho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai .... 82 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ Đoàn về vị trí và vai trò của hoạt động khởi nghiệp cho đoàn viên .............................................................................. 82 3.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn đủ tiêu chuẩn, thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên thành phố Lào Cai hiện nay ... 83 3.2.3. Đổi mới, tăng cường, đa dạng hóa các hoạt động hỗ trợ của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai .................................. 86 3.2.4. Tăng cường truyền tải các nội dung khởi nghiệp thông qua hoạt động tuyên truyền ................................................................................................... 89 3.2.5. Tăng cường công tác hướng dẫn hoạt động khởi nghiệp cho đoàn viên 91 3.2.6. Tăng cường công tác kiếm tra, giám sát hoạt động khởi nghiệp của đoàn viên ........................................................................................................ 92 Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 93 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 98
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CLB Câu lạc bộ DNKNST Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo DN Doanh nghiệp KH&CN Khoa học và Công nghệ KH/TWĐTN- Kế hoạch Trung Ương Đoàn thanh niên - Tổ ĐKTHTN chức Chiến dịch Thanh niên tình nguyện LHTN Liên hiệp Thanh niên NĐ-CP Nghị định – Chính phủ PTTH Phát thanh truyền hình QĐ-TTg Quyết định – Thủ tướng QH Quốc hội TNCS Thanh niên Cộng sản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TNTP Thiếu niên Tiền phong UBND Ủy ban nhân dân VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU SƠ ĐỒ Bảng 3.1: Cán bộ đoàn đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai ..................65 Bảng 3.2: Đoàn viên đánh giá về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai ..66 Bảng 3.3: Cán bộ đoàn đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp ở thành phố Lào Cai ........68 Bảng 3.4: Đoàn viên đánh giá về tác động của điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương đối với hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp ................69 Bảng 3.5: Cán bộ đoàn đánh giá vai trò của nhân dân đối với hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp của Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai ..........................................................71 Bảng 3.6: Đoàn viên đánh giá vai trò cùa nhân dân đối với hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp của Đoàn Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai ..........................................................72 Bảng 3.7: Cán bộ đoàn tự đánh giá về phẩm chất và năng lực.........................74 Bảng 3.8: Đoàn viên đánh giá về đội ngũ cán bộ đoàn ở thành phố Lào Cai ...75 Bảng 3.9: Lý do gia nhập Đoàn, tham gia các hoạt động của tổ chức Đoàn tự đánh giá của đoàn viên và đánh giá của cán bộ đoàn ......................77 Bảng 3.10: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp của Đoàn - đánh giá của cán bộ đoàn78 Bảng 3.11: Tinh thần, trách nhiệm và năng lực của đoàn viên trong tham gia sinh hoạt, hoạt động hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp- tự đánh giá của đoàn viên .......................................................................................80
- DANH MỤC BIỂU SƠ ĐỒ Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát về giới tính ................................................40 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mẫu khảo sát về trình độ học vấn ....................................41 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu mẫu khảo sát về độ tuổi ..................................................41 Biểu đồ 2.4: Nhận thức về khởi nghiệp của đoàn viên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai tổ chức ........................44 Biều đồ 2.5: Đánh giá của đoàn viên về hiệu quả của kế hoạch hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp thông qua các hoạt động Đoàn do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai tổ chức ................46 Biểu đồ 2.6: Đánh giá của đoàn viên về hiệu quả việc tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp thông qua các hoạt động Đoàn do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai tổ chức .....53 Biểu đồ 2.7: Đánh giá của đoàn viên về hiệu quả việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp cho Đoàn viên do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai tổ chức .....56 Biểu đồ 2.8: Đánh giá của đoàn viên về hiệu quả việc tổng kết, đánh giá thực trạng trong hỗ trợ cho Đoàn viên khởi nghiệp do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai tổ chức ........................57 Sơ đồ Sơ đồ 2.9: Việc tham gia hoạt động khởi nghiệp do Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố Lào Cai tổ chức của các đoàn viên ..........................58 Sơ đồ 2.10: Nguyên nhân tham gia tham gia phong trào Đoàn về chương trình khởi nghiệp ....................................................................................59
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên, là người bạn đồng hành của thanh niên. Trong những năm qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai đã không ngừng tập trung các giải pháp, thực hiện các chương trình hành động vì sự phát triển của thanh niên. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, những hoạt động này càng phải được quan tâm, đẩy mạnh, có như vậy tổ chức Đoàn mới đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của thanh niên, phù hợp với lợi ích chính đáng của thanh niên, để tổ chức Đoàn thật sự là người bạn của thanh niên. Hiện nay chủ trương phát triển mạnh mẽ chương trình khởi nghiệp quốc gia của Đảng, Nhà nước trong thời gian qua đã cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên. Đã có rất nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu có những sáng tạo trị giá nhiều tỷ đồng từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhằm tạo động lực mạnh mẽ hơn cho tuổi trẻ cả nước, phát huy vai trò xung kích của thanh niên, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, các cấp bộ Đảng và chính quyền nói chung và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nói riêng cần chú trọng và đưa ra các chính sách thích hợp khuyến khích, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Đối với Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp với Trung Quốc, làkhu vực có vị trí đặc biệt đối với chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng của đất nước.Trong những năm gần đây tỉnh Lào Cai đã quan tâm đến sản xuất ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, kinh tế cửa khẩu. Đồng thời, tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế, tận dụng lợi thế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Giá trị sản xuất công
- 2 nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh năm 2018 ước đạt 29.000 tỷ đồng, bằng 105,3% kế hoạch, tăng 16,5% so năm 2017. Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ổn định, giá trị sản xuất đạt 2.320 tỷ đồng, bằng 117% kế hoạch, tăng 12% so với cùng kỳ [1]. Tuy vậy, nền kinh tế của Lào Cai vẫn phải đối mặt vớinhiều khó khăn. Kết cấu hạ tầng lạc hậu, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp hiện đang hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn. Ở Lào Cai, hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp nhỏ lẻ được cấp phép thành lập, nhưng số lượng doanh nghiệp trụ vững được trong vòng mấy năm đầu lại rất ít. Đa phần các chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh là các bạn thanh niên trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm, chưa có vốn và chưa có đất để kinh doanh. Với ý tưởng ban đầu nhưng hướng kinh doanh lâu dài và các bước đi ban đầu chưa được đầu tư đúng mức, thiếu kinh nghiệm và thiếu đội ngũ hướng dẫn cụ thể, các doanh nghiệp nhỏ lẻ với vốn điều lệ thấp, thị trường hạn hẹp, khả năng cạnh tranh chưa cao đã sớm đi vào ngõ cụt khi vừa mới sinh ra. Từ những yêu cầu của thực tế trong quá trình phát triển kinh tế, gắn với quá trình ươm mầm từ ý tưởng kinh doanh đến khi khởi nghiệp thành công của thanh niên hiện nay trên địa bàn Lào Cai. Từ những yêu cầu của thực tế trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Lào Cai gắn với quá trình ươm mầm từ ý tưởng kinh doanh đến khi khởi nghiệp thành công của thanh niên hiện nay trên địa bàn Thành phố Lào Cai cũng như vai trò quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai, tôi nhận thấy việc tăng cường vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong việc hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là vấn đề cấp thiết, cần có sự đầu tư, chỉn chu trong quá trình thực hiện. Vì vậy qua kiến thức học được, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai”.
- 3 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu về khởi nghiệp là một đề tài mới tại Việt Nam hiện nay.Với sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Chính phủ đã lấy năm 2016 là năm“quốc gia khởi nghiệp” và phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” vào tháng 8/2016, đến năm 2017, Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua có nội dung về các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Khí thế, tinh thần khởi nghiệp của cả nước đang sôi sục, làn sóng khởi nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, nhiều bài tham luận, nhiều tài liệu nghiên cứu về khởi nghiệp được công bố. Trong đó chủ yếu là các bài báo, các báo cáo tham luận về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ quan chức năng hoặc các tổ chức kinh tế. Trong phạm vi luận văn của mình, tôi xin tập trung giới thiệu một số công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Báo cáo “Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, kinh nghiệm quốc tế - đề xuất giải pháp cho Việt Nam” do VCCI thực hiện năm 2017. Đây là bản báo cáo chi tiết về thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) của Việt Nam trong năm 2017 với những số liệu cụ thể về sự phát triển của các DNKNST. Tuy nhiên, báo cáo chưa đưa ra được nguyên nhân và giải pháp để hiện thực hóa việc hỗ trợ các DNKNST [38]. Bài tạp chí “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo" số 1/2017 đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam do Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia thực hiện. Bài viết có cách nhìn sâu sắc về DNKNST, tuy nhiên chưa đưa ra được những khó khăn thách thức, thực trạng của DNKNST hiện nay [7]. Bài tham luận “Huy động vốn cho các doanh nghiệp startup: thực trạng và giải pháp” hội thảo Khoa học Quốc gia về Khởi nghiệp (START-UP 2016) tại Đại học Nguyễn Tất Thành TP.HCM của tác giả Trần Thị Thanh Huyền, Khoa Tài chính - Kiểm toán, Đại học Nguyễn Tất Thành (Thành phố Hồ Chí Minh). Tham luận viết về một khía cạnh của chính sách hỗ trợ DNKNST là vấn đề huy động cho các DNKNST. Nhưng bài tham luận lại
- 4 chưa cụ thể hóa, chưa chia được các kênh huy động vốn và những khó khăn khi gọi vốn của các DNKNST [19]. Tổng quan “Xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp: vai trò của chính sách Chính phủ” do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thực hiện. Bài viết này cung cấp cho độc giả, đặc biệt là các nhà hoạch định chính sách những khái niệm toàn diện, các đặc điểm thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp và vai trò của chính sách chính phủ trong việc phát triển thành công các hệ sinh thái khởi nghiệp [8]. Luận văn thạc sĩ “Phát triển vườn ươm doanh nghiệp công nghệ trong các trường đại học ở Việt Nam” do tác giả Nguyễn Thị Nguyên (2014), Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện.Bài luận văn đã đánh giá thực trạng phát triển các vườn ươm doanh nghiệp công nghệ tại các trường đại học và đưa ra các biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, các vườn ươm chỉ là một bộ phận nhỏ trong chính sách hỗ trợ DNKNST [26]. Luận văn thạc sỹ “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Văn Đức (2017), Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Luận văn thực hiện dựa trên khảo sát 192 thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất và gửi phiếu điều tra bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn [9]. Thực hiện kiểm định thang đo bằng đánh giá Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá rút ra được 6 nhân tố độc lập gồm Năng lực khởi nghiệp, Thái độ khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn, Thị trường và Hỗ trợ khởi nghiệp. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận gồm Năng lực khởi nghiệp, Đam mê khởi nghiệp, Nguồn vốn và Hỗ trợ khởi nghiệp. Trong đó, nhân tố Năng lực khởi nghiệp có tác động mạnh nhất ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Chưa có bằng chứng và cơ sở khoa học để khẳng định rằng có hay không sự ảnh hưởng của nhân tố
- 5 thái độ khởi nghiệp và thị trường đến ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Tóm lại, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho doanh nghiệp và thanh niên cấp tỉnh thành. Những phân tích, đánh giá của các tác giả là những kinh nghiệm, tài liệu quý báu cho việc đổi mới và thực hiện tốt hơn chính sách hỗ trợ thanh niên hiện nay. Các công trình nghiên cứu, các báo cáo tham luận trong nước đã cho thấy những quan niệm cơ bản về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp. Những nghiên cứu, định hướng đó đã giúp tác giả luận văn có những cơ sở khoa học, lý luận cũng như thực tiễn khi triển khai nghiên cứu việc thực hiện chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên các bài nghiên cứu cũng như các công trình đã được công bố đều dưới dạng công trình định hướng nghiên cứu từ lý luận tới thực tiễn hoặc một vài khía cạnh liên quan đến tổ chức doanh nghiệp và đặc điểm thanh niên, chưa có một công trình nghiên cứu nào về vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai. Việc phân tích và đánh giá vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ đoàn viên khởi nghiệp hiện nay là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu, hoàn thiện nhằm phát huy tối đa vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai. Điều này cho phép tác giả có cơ sở khẳng định tính cấp thiết của vấn đề này trong đề tài luận văn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 3.1.Ý nghĩa khoa học Luận văn nghiên cứu các ứng dụng lý thuyết xã hội học, nhất là lý thuyết “ vai trò” vào việc làm rõ vấn đề xã hội về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đối với hỗ trợc ho đoàn viên khởi nghiệp hiện nay. Về mặt khoa học, luận văn
- 6 góp phần vào việc khẳng định một hướng nghiên cứu quan trọng trong xã hội học thanh niên ở thời điểm hiện tại. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua đánh giá của đoàn viên về hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên trong các hoạt động của Đoàn TNCSHồ Chí Minhđể làm rõ hiệu quả tuyên truyền, hỗ trợ, hình thức triển khai phong trào của tổ chức đoàn tại thành phố Lào Cai. Từ việc tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra những đề xuất đối với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp trong thành phố Lào Cai để cải thiện hoặc nâng cao chất lượng hoạt động phong trào nói chung và vai trò hỗ trợ khởi nghiệp cho đoàn viên thanh niên trong giai đoạn hiện nay. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích thực trạng vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong việc hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp. Trên cơ sở đó chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp của đoàn thanh niên thành phố Lào Cai. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích, luận văn nghiên cứu hướng vào nhiệm vụ cụ thể sau: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp - Đánh giá thực trạng vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hoạt động hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệptrên địa bàn thành phố Lào Cai - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp của đoàn thanh niên thành phố Lào Cai. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi
- 7 nghiệp. 5.2. Khách thể nghiên cứu + Cán bộ đoàn của Thành đoàn Lào Cai + Đoàn viên của 02 khối trên địa bàn thành phố Lào Cai là: - Khối Cơ sở (Xã, Phường ) - Khối Trường học 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thành phố Lào Cai - Về thời gian: Trong nhiệm kỳ 2017– 2022 (từ tháng 06/2017 – tháng 09/2020) - Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 04/2020 đến tháng 05/2020. 6. Câu hỏi nghiên cứu - Nhận thức của cán bộ,đoàn viên thanh niên thành phố Lào Cai về khởi nghiệp hiện nay? - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai có vai trò như thế nào trong hỗ trợ cho cho đoàn viên khởi nghiệp? - Có những nhân tố nào tác động đến vai trò của Đoàn Thanh niên thành phố Lào Cai trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp? 7. Giả thuyết nghiên cứu - Nhận thức của cán bộ, đoàn viên thanh niên thành phố Lào Cai về khởi nghiệp còn hạn chế. - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai đã chủ động trong việc lập kế hoạch, triển khai tổ chức, kiểm tra giám sát và kịp thời tổng kết để rút kinh nghiệm trong công tác định hướng về nghề nghiệp; vì vậy, đã góp phần nâng cao nhận thức được giá trị khởi nghiệp cho đoàn viên. - Có nhiều yếu tố đã tác động đến vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên hiện nay, trong đó phải kể đến: cơ chế chính sách, địa bàn sinh sống, cơ chế thị trường, vốn và năng lực cán bộ đoàn.
- 8 8. Phương pháp nghiên cứu 8.1. Phương pháp luận nghiên cứu Luận văn dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, vận dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời kết hợp các kỹ thuật thu thập thông tin và xử lý thông tin khác nhau. 8.2. Phương pháp thu thập thông tin 8.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu -Phân tích các tài liệu về khởi nghiệp trên các bài viết, các công trình nghiên cứu, các bài viết về hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp. Phân tích các vấn đề thể hiện trong Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong Nghị quyết Đại hội đoàn các cấp, Báo cáo chính trị tại Đại hội, Kế hoạch, chương trình công tác đoàn gần đây. - Phân tích số liệu về hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Lào Cai: Tỷ lệ hoạt động về khởi nghiệp cho thanh niên, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tại thành phố Lào Cai. 8.2.2. Phương pháp điều tra khảo sát Là phương pháp mà nhà nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập thông tin qua phiếu điều tra là bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn, đầy đủ những chi tiết các câu hỏi liên quan đến nội dung cần nghiên cứu. Cách tiến hành: Tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên và phát trực tiếp200 phiếu cho Cán bộ đoàn, đoàn viêntừng khối, trong đó khối Cơ sở(Xã, phường) là 100 phiếu, khối Trường học là 100 phiếu, phân bổ cụ thể như sau: Bảng phân bổ số lượng phiếu điều tra Khối Số phiếu Khối Cơ sở(Xã, phường) 100 Khối Trường học 100 Tổng 200
- 9 8.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm đem lại thông tin về nhận thức của các đoàn viên. Đối tượng phỏng vấn sâu gồm các cán bộ đoàn chủ chốt và các đoàn viên. Nội dung phỏng vấn sâu tập trung vào việc tìm hiểu nhận thức và đánh giá hiệu quả hoạt động,phong trào của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai (Phụ lục 2). Số lượng phỏng vấn sâu: 6 cuộc (Cán bộ đoàn 02 người; mỗi khối 02 đoàn viên x 2 khối = 04 đoàn viên). 9. Khung lý thuyết Yếu tố tác động đến vai trò của đoàn tncs Hồ Chí Minh thành phố lào cai trong hỗ trợ đoàn viên Xây dựng kế hoạch hỗ khởi nghiệp trợ cho đoàn viên khởi nghiệp thông qua các hoạt động Đoàn Điều kiện kinh tế-xã hội Tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp thông qua các hoạt động Đoàn: + Sự quan tâm của + Tìm kiếm, hỗ trợ phát Đảng ủy và chính Thực trạng triển ý tưởng quyền vai trò của + Tư vấn, hỗ trợ thông tin, + Điều kiện kinh tế - Đoàn thanh kiến thức, kỹ năng xã hội ở thành phố niên cộng sản + Huy động nguồn vốn hỗ Lào Cai HCM trong trợ đoàn viên + Năng lực và kinh hỗ trợ cho nghiệm của đội ngũ đoàn viên cán bộ Đoàn khởi nghiệp + Sự nhiệt tình của tại thành phố Kiểm tra, giám sát việc đoàn viên thành phố Lào Cai thực hiện hoạt động hỗ Lào Cai trợ khởi nghiệp cho đoàn viên
- 10 10. Kết cấu đề tài Ngoài phần Mở đầu, Danh mục sơ đồ bảng biểu, Danh mục từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò Đoàn thanh niên trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp Chương 2: Thực trạng vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệptại thành phố Lào Cai Chương 3: Các yếu tố tác động và giải pháp phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc hỗ trợ cho đoàn viên khởi nghiệp tại thành phố Lào Cai.
- 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ ĐOÀN THANH NIÊN TRONG HỖ TRỢ CHO ĐOÀN VIÊN KHỞI NGHIỆP 1.1. Các khái niệm công cụ 1.1.1. Khái niệm “Vai trò” Theo từ điển Xã hội, vai trò được hiểu là “một tập hợp những kỳ vọng ở trong xã hội ngắn với hành vi của những người mang địa vị…ở mức độ này mỗi vai trò riêng là một tổ hợp hay nhóm các kỳ vọng hành vi”. Khái niệm vai trò là khái niệm cơ bản của xã hội học đại cương vì khi nói tới vai trò người ta thường nói đến nhóm các khái niệm liên quan như "vị thế", "địa vị", "hành vi", "kỳ vọng"…[17]. Như vậy vai trò là tập hợp các mong đợi, các quyền và nghĩa vụ được gắn cho một địa vị cụ thể. Những mong đợi này xác định hành vi của con người được xem như là phù hợp đối với người chiếm giữ một địa vị. Một vai trò hay một địa vị được xem xét trên "mọi mối quan hệ nhất định". Vai trò do ý nghĩa mà nó được gán mang tính xã hội và trên phương diện nhất định nó cũng là một biểu trưng trong quá trình tương tác xã hội của con người, mỗi thành viên trong xã hội lại có sự ràng buộc, phụ thuộc vào nhau khi đóng một vai trò. Trong “Thuyết hành động” của T.parsons (Nhà xã hội học người Mỹ) xuất phát từ nhận định cho rằng trong mọi hoàn cảnh đều có những đòi hỏi mong đợi đối với những chủ thể hành động, bản thân chủ thể biết và tự hướng theo những đòi hỏi này. Sự liên kết đòi hỏi về hành động chuẩn mực này được ông gắn cho khái niệm là vai trò. Như vậy, theo ông “vai trò là những đòi hỏi đối với tính quy luật và bền vững của hành động xã hội, đó là khuôn mẫu định hướng chung được tạo ra giữa xã hội và các cá thể hoặc nói một cách khác những đòi hỏi của hệ thống của xã hội được chuyển tới hệ cá nhân thông qua vai trò. Mỗi vai trò đều chứa đựng một khuôn mẫu chuẩn mực chủ chốt với vị trí cụ thể trong một xã hội cụ thể” [32]. Ở đây khái niệm vai trò mang tính nguyên lý cơ bản và thích hợp cho việc minh hoạ tư duy và lập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của phụ nữ đối với việc đảm bảo an toàn thực phẩm gia đình ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay
40 p | 196 | 58
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc sử dụng mạng xã hội và kết quả học tập của sinh viên (Nghiên cứu trường hợp sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN)
111 p | 658 | 37
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thực trạng và giải pháp
123 p | 164 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hành vi tiêu dùng thực phẩm thịt lợn an toàn của cư dân đô thị (Nghiên cứu tại khu đô thị Đặng Xá và khu đô thị Ecopark)
102 p | 149 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh đến quan hệ xã hội của sinh viên Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
106 p | 134 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của thanh niên khu vực ngoại thành Hà Nội hiện nay
127 p | 77 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Biến đổi xã hội trong quá trình đô thị hóa vùng ven đô
137 p | 85 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự tham gia của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên tại khu du lịch Sa Pa, Lào Cai
110 p | 38 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội (Nghiên cứu trường hợp sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)
120 p | 47 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Sự thực hành nghi lễ tôn giáo của người công giáo nhập cư tại Hà Nội hiện nay
140 p | 52 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Hiện tượng xăm mình của giới trẻ Hà Nội hiện nay
110 p | 52 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Định hướng việc làm cho sinh viên ngành Xã hội học (nghiên cứu trường hợp tại Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn & Trường Đại học Công Đoàn
126 p | 63 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Mạng lưới xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm của sinh viên trường Đại học Công đoàn
104 p | 52 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay của người lao động ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
113 p | 102 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Văn hóa ứng xử trong công việc của cán bộ, công chức tại xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
142 p | 45 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Di động xã hội của công nhân trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp Thanh Trì, Hà Nội
131 p | 13 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi
142 p | 51 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhu cầu của người dân về việc hỗ trợ sau tái định cư
91 p | 37 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn