Luận văn Thạc sỹ: Phân tích dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè
lượt xem 10
download
Đề tài đánh giá tính khả thi, tìm ra hình thức đầu tư thích hợp của dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, qua đó sẽ đưa ra những kiến nghị thích hợp đến chính quyền thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung phân tích tài chính dự án trên quan điểm chủ đầu tư, tổng đầu tư, phân tích rủi ro, đồng thời phân tích hiệu quả trên quan điểm kinh tế và phân phối ngoại tác cho các đối tượng trong xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ: Phân tích dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè
- -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phải phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. TP.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Học viên Huỳnh Kim Thanh Phong
- -ii- LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy cô Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright - Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt khóa học vừa qua. Tôi chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Thành đã khuyên bảo và định hướng cho tôi thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Cao Hào Thi đã tận tình hướng dẫn và phản biện giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi cũng trân trọng cảm ơn Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Công ty quản lý cầu phà TP.HCM, và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa đã nhiệt tình cung cấp số liệu mới nhất, cấp phép dự buổi báo cáo giữa kỳ Dự án Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, những thông tin thiết yếu và những lời nhận xét, góp ý quý giá trong quá trình tôi thực hiện luận văn. Sau cùng, tôi cũng thân gửi lời cảm ơn đến các bạn học viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright luôn đồng hành với tôi trong suốt khóa học và đã góp ý, nhận xét cho tôi nhiều vấn đề liên quan trong luận văn. Chân thành cảm ơn. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Huỳnh Kim Thanh Phong
- -iii- TÓM TẮT Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè được Nhà nước chủ trương xây dựng từ năm 2000, và được C.ty GS E&C ký với UBND TP.HCM bản ghi nhớ ngày 6/12/2007, nhưng 2/2009 đã rút lui. Đầu năm 2011, UBND đã giao BETON 6 nghiên cứu phương án đầu tư. Qua hơn 10 năm mà Dự án vẫn chưa được xây dựng, dưới vị trí là người trong ngành xây dựng, tác giả nghiên cứu đề tài với mục tiêu đánh giá tính khả thi Dự án nhằm kiến nghị chính sách đến chính quyền TP.HCM. Đề tài nghiên cứu dựa vào phân tích tài chính trên quan điểm tổng đầu tư (TĐT), chủ đầu tư (CĐT), đồng thời phân tích tính hiệu quả kinh tế và xã hội. Trong mô hình cơ sở, Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư danh nghĩa là 18.201,41 tỉ VNĐ, trong đó ngân sách chi 17,41% cho đền bù giải tỏa; BETON 6 đầu tư 9,39% cho QLDA và chi phí khác; 73,20% còn lại dự kiến vay vốn ODA từ tổ chức JICA. Dự án không khả thi tài chính khi NPVfTĐT, NPVfCĐT lần lượt là -15.233,20 và -2.699,31 tỉ VNĐ. Hơn nữa, phân tích Monte Carlo chỉ rõ Dự án hoàn toàn không khả thi khi các biến quan trọng thay đổi theo hướng có lợi. Do đó, đề tài thiết kế 3 kịch bản để phân tích, so với mô hình cơ sở, Kịch bản 1 có phần vốn đối ứng từ nguồn ODA của Nhà nước, kịch bản 2 thực hiện theo hình thức BTO với nguồn vốn ODA của Nhà nước, Kịch bản 3 theo hình thức BOT kết hợp BT. Kết quả phân tích xác định chỉ có Kịch bản 2 với hình thức BTO là hiệu quả khi NPVfCĐT dương với xác suất 92,18% khi các biến quan trọng thay đổi theo hướng bất lợi. Mặt khác, Dự án khả thi kinh tế ở mô hình cơ sở vì NPVe = 9.164,07 tỉ VNĐ và EIRR = 10,49%, với tiết kiệm chi phí vận hành và thời gian là hai yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế. Dự án cũng tạo ra ngoại tác 21.349,63 tỉ VNĐ, phân phối 25.462,44 tỉ VNĐ cho người tham gia lưu thông, BETON 6 thiệt 30,22 tỉ VNĐ và người dân diện đền bù giải tỏa thiệt 4.082,59 tỉ VNĐ. Qua đó, đề tài có kiến nghị đến chính quyền TP.HCM: Sớm triển khai Dự án theo hình thức BTO không hỗ trợ thuế và áp dụng mức phí giao thông 10.000 VNĐ/PCU/lượt; điều chỉnh giá đền bù giải tỏa bằng trung bình của Nhà nước và thị trường; thu xếp ngân sách cho việc đền bù giải tỏa, kiến nghị Nhà nước hỗ trợ huy động vốn vay ODA cho phần vốn đối ứng của Dự án; điều chỉnh giờ lưu thông xe tải nội ô TP.HCM trên các tuyến đường hướng đến Dự án. Tuy nhiên, đề tài còn một số hạn chế: chưa tính được lợi ích kinh tế của đối tượng chỉ lưu thông trên Tuyến đường hiện hữu; chưa định được vị trí, quy mô khu đất được giao và lợi ích của CĐT từ lô đất; lạm phát VNĐ, USD từ năm 2017- 2046 chưa chính xác mà chỉ ở giả định; chưa đánh giá được suất đầu tư Dự án vì chưa tìm được thông tin dự án tương tự ở nước ngoài.
- -iv- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... ii TÓM TẮT............................................................................................................................iii MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ........................................................................................ ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ............................................................................... x Chƣơng 1 GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài..................................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 3 1.4. Phạm vi của đề tài ...................................................................................................... 4 1.5. Bố cục luận văn ......................................................................................................... 4 Chƣơng 2 TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ..................................................... 6 2.1. Chu trình phát triển của một dự án ............................................................................. 6 2.1.1. Chuẩn bị đầu tư.......................................................................................................... 6 2.1.2. Đầu tư xây dựng ........................................................................................................ 6 2.1.3. Vận hành dự án .......................................................................................................... 6 2.2. Các quan điểm phân tích dự án .................................................................................. 7 2.3. Các nội dung phân tích dự án ..................................................................................... 8 2.3.1. Phân tích tài chính...................................................................................................... 8 2.3.2. Phân tích kinh tế ........................................................................................................ 8 2.3.3. Phân tích rủi ro .......................................................................................................... 8 2.3.4. Phân tích xã hội ......................................................................................................... 8 2.4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính ................................................... 9 2.5. Các phương pháp sử dụng trong phân tích kinh tế và xã hội ..................................... 11 Chƣơng 3 MÔ TẢ DỰ ÁN ................................................................................................ 14 3.1. Giới thiệu Dự án ...................................................................................................... 14 3.1.1. Vị trí xây dựng và quy mô Dự án ............................................................................. 14 3.1.2. Mục đích của Dự án ................................................................................................. 15 3.2. Các bên liên quan đến Dự án.................................................................................... 17
- -v- 3.2.1. Công ty Cổ phần BETON 6 (BETON 6) .................................................................. 17 3.2.2. Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (BKC) ............................................ 18 3.3. Các số liệu liên quan đến các nội dung phân tích Dự án ........................................... 18 3.3.1. Phí giao thông và dự báo lưu lượng xe của Dự án .................................................... 18 3.3.1.1. Phí giao thông .......................................................................................................... 18 3.3.1.2. Lượng xe lưu thông dự báo trên Dự án..................................................................... 19 3.3.2. Chi phí vốn CĐT ..................................................................................................... 19 3.3.3. Chi phí vốn Dự án (WACC) ..................................................................................... 19 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ........................................................ 20 4.1. Lập biểu đồ dòng tiền tệ........................................................................................... 20 4.1.1. Đơn vị tiền tệ và lạm phát ........................................................................................ 20 4.1.1.1. Lạm phát USD ......................................................................................................... 20 4.1.1.2. Lạm phát VNĐ ........................................................................................................ 20 4.1.1.3. Tỉ giá hối đoái VNĐ/USD........................................................................................ 21 4.1.2. Các cơ sở xác định chi phí đầu tư Dự án .................................................................. 21 4.1.2.1. Chi phí đầu tư Dự án................................................................................................ 21 4.1.2.2. Chi phí vận hành Dự án hàng năm ........................................................................... 22 4.1.2.3. Thuế và ưu đãi ......................................................................................................... 23 4.1.3. Cơ cấu vốn đầu tư Dự án.......................................................................................... 23 4.1.4. Kế hoạch vay vốn và trả lãi ...................................................................................... 23 4.1.5. Khấu hao tài sản....................................................................................................... 24 4.1.5.1. Giá trị tài sản để tính khấu hao ................................................................................. 24 4.1.5.2. Phương pháp khấu hao ............................................................................................. 25 4.1.6. Xác định doanh thu .................................................................................................. 25 4.1.7. Vốn lưu động ........................................................................................................... 25 4.1.8. Ngân lưu và các kết quả ........................................................................................... 26 4.2. Kết quả phân tích tài chính ....................................................................................... 29 4.2.1. Theo quan điểm tổng đầu tư ..................................................................................... 29 4.2.2. Theo quan điểm CĐT ............................................................................................... 29 4.3. Kết luận ................................................................................................................... 29 Chƣơng 5 PHÂN TÍCH RỦI RO ...................................................................................... 31 5.1. Phân tích độ nhạy .................................................................................................... 31 5.1.1. Phân tích độ nhạy một chiều .................................................................................... 31 5.1.2. Phân tích độ nhạy hai chiều ...................................................................................... 36
- -vi- 5.2. Phân tích kịch bản.................................................................................................... 38 5.2.1. Xác định các kịch bản .............................................................................................. 38 5.2.2. Kết quả kịch bản ...................................................................................................... 39 5.3. Phân tích mô phỏng Monte Carlo ............................................................................. 40 5.3.1. Xác định biến đầu vào và phân phối xác suất ........................................................... 40 5.3.2. Kết quả phân tích ..................................................................................................... 41 Chƣơng 6 PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................................. 44 6.1. Phân tích kinh tế ...................................................................................................... 44 6.1.1. Phân tích ngoại tác ................................................................................................... 44 6.1.2. Phân tích mô hình cơ sở ........................................................................................... 45 6.1.3. Xác định hệ số chuyển đổi kinh tế (CF).................................................................... 47 6.1.4. Ngân lưu và các kết quả ........................................................................................... 48 6.1.5. Phân tích độ nhạy kinh tế ......................................................................................... 49 6.2. Phân tích phân phối.................................................................................................. 50 Chƣơng 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 52 7.1. Kết luận ................................................................................................................... 52 7.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 53 7.3. Những hạn chế và hướng phát triển của đề tài .......................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 56 PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 60 Phụ lục 1. Lượng xe lưu thông dự báo ở Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè ...........60 Phụ lục 1.1. Lưu lượng xe dự báo với giá vé 10.000 VNĐ/PCU/lượt (xe/ngày) ................60 Phụ lục 1.2. Lưu lượng xe dự báo với giá vé 15.000 VNĐ/PCU/lượt (xe/ngày) ................61 Phụ lục 1.3. Lưu lượng xe dự báo với giá vé 20.000 VNĐ/PCU/lượt (xe/ngày) ................62 Phụ lục 2. Chi phí đầu tư Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè (tỉ VNĐ) .........63 Phụ lục 3. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư theo giá thực và giá danh nghĩa (tỉ VNĐ) ........................................................................................................64 Phụ lục 4. Các thông số chính mô hình cơ sở của Dự án................................................65 Phụ lục 5. Lịch khấu hao (tỉ VNĐ) ................................................................................66 Phụ lục 6. Bảng chỉ số lạm phát VNĐ, USD và tỉ giá VNĐ/USD .................................. 67 Phụ lục 7. Lịch trả nợ USD (triệu USD) ........................................................................68 Phụ lục 8. Lịch trả nợ quy đổi ra VNĐ (tỉ VNĐ) ........................................................... 69 Phụ lục 9. Xác định chi phí vốn Dự án WACC.............................................................. 70
- -vii- Phụ lục 10. Doanh thu tài chính không kể VAT .............................................................. 71 Phụ lục 11. Bảng tính thay đổi khoản phải trả (ΔAP) và thay đổi tiền mặt (ΔCB) của Dự án (tỉ VNĐ) ...................................................................................... 72 Phụ lục 12. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tài chính Dự án (tỉ VNĐ) .................. 73 Phụ lục 13. Báo cáo ngân lưu tài chính Dự án (tỉ VNĐ) .................................................. 74 Phụ lục 14. Xác định hệ số chuyển đổi kinh tế (CF) ........................................................ 75 Phụ lục 14.1. Chi phí xây dựng (tỉ VNĐ) ...........................................................................75 Phụ lục 14.2. Chi phí đền bù giải tỏa (giá năm 2008) ......................................................... 76 Phụ lục 15. Lợi ích kinh tế của Dự án .............................................................................77 Phụ lục 15.1. Lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện .............................................77 Phụ lục 15.1.1. Chi phí vận hành xe theo tốc độ chạy, giá năm 2004 (VNĐ/xe/km) ..............77 Phụ lục 15.1.2. Chi phí vận hành phương tiện, giá năm 2004 (VNĐ/xe/km) ......................... 78 Phụ lục 15.1.3. Bảng tính chi phí vận hành xe theo tốc độ năm 2012 (VNĐ/xe/km) ..............79 Phụ lục 15.2. Lợi ích tiết kiệm thời gian ............................................................................80 Phụ lục 15.2.1. Giá trị thời gian, giá năm 2008 .....................................................................80 Phụ lục 15.2.2. Bảng tính giá trị thời gian năm 2012 (VNĐ/giờ/xe) ......................................80 Phụ lục 16. Báo cáo ngân lưu kinh tế Dự án (tỉ VNĐ) ..................................................... 81 Phụ lục 17. Phân phối xác suất các biến trong mô hình cơ sở ..........................................82 Phụ lục 18. Phân phối xác suất các biến trong Kịch bản 2 ...............................................84 Phụ lục 19. Hình thức đầu tư Dự án của BETON 6 ......................................................... 85 Phụ lục 20. Địa điểm xây dựng Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè ................. 86 Phụ lục 20.1. Điểm đầu Dự án tại Vòng xoay Lăng Cha Cả ...............................................86 Phụ lục 20.2. Điểm dọc Dự án trên Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ........................................87 Phụ lục 20.3. Điểm cuối Dự án tại khu vực Cầu Thị Nghè 2 ..............................................88
- -viii- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT AP: Accounts Payable (Khoản phải trả) BETON 6: Công ty Cổ phần BETON 6 BKC: Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa BOT: Built - Operationg - Tranfer (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) BT: Built - Tranfer (Xây dựng - Chuyển giao) BTO: Built - Tranfer - Operationg (Xây dựng - Chuyển giao - Vận hành) CB: Cash Balance (Cân đối tiền mặt) CĐT: Chủ đầu tư CP: Cổ phần DA: Dự án DSCR: Debt Service Coverage Ratio (Hệ số an toàn trả nợ) EIRR: Economic Internal Rate of Return (Suất sinh lợi kinh tế nội tại) EOCK: Economic Opportunity Cost of capital (Chi phí vốn kinh tế) GS E&C: Tổng công ty xây dựng GS Engineering and Construction GTVT: Giao thông vận tải IRR: Internal Rate of Return (Suất sinh lợi nội tại) JICA: The Japan International Cooperation Agency (Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) NPV: Net Present Value (Giá trị hiện tại ròng) NPVe: Economic Net Present Value (Giá trị hiện tại kinh tế ròng) NPVee: Ngân lưu kinh tế ròng chiết khấu theo EOCK NPVfe: Ngân lưu tài chính ròng chiết khấu theo EOCK NPVfCĐT: Giá trị hiện tại tài chính ròng quan điểm chủ đầu tư NPVfTĐT: Giá trị hiện tại tài chính ròng quan điểm tổng đầu tư NPVfNS: Giá trị hiện tại tài chính ròng quan điểm ngân sách PCU: Passenger Car Unit (Đơn vị xe con quy đổi) PPP: Public - Private - Partnerships (Hợp tác công tư) QLDA: Quản lý dự án TSCĐ: Tài sản cố định TĐT: Tổng đầu tư THS: Thạc sĩ TNDN: Thu nhập doanh nghiệp TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh UBND: Ủy ban nhân dân WACC: Weighted - Average Cost of Ccapital (Chi phí vốn bình quân trọng số) ΔAP: Thay đổi khoản phải trả ΔCB: Thay đổi tiền mặt
- -ix- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Bảng hệ số quy đổi từ xe các loại ra xe con (PCU)................................................ 18 Bảng 4.1. Tỉ lệ lạm phát USD ............................................................................................... 20 Bảng 4.2. Tỉ lệ lạm phát VNĐ .............................................................................................. 21 Bảng 4.3. Bảng phân bổ vốn đầu tư xây dựng Dự án ............................................................ 22 Bảng 4.4. Chi phí vận hành Dự án hàng năm (tỉ VNĐ) ......................................................... 22 Bảng 4.5. Bảng tính tỉ lệ CB, AP của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM... 25 Bảng 4.6. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm TĐT .................................................. 29 Bảng 4.7. Kết quả phân tích tài chính theo quan điểm chủ đầu tư.......................................... 29 Bảng 5.1. Bảng tính thay đổi lạm phát USD và VNĐ............................................................ 32 Bảng 5.2. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo biến lạm phát VNĐ .............................. 32 Bảng 5.3. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo biến lạm phát USD................................ 32 Bảng 5.4. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo biến lượng xe dự báo thay đổi ............... 33 Bảng 5.5. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo biến phí giao thông ............................... 34 Bảng 5.6. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo lãi suất nợ vay ....................................... 35 Bảng 5.7. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo chi phí đầu tư Dự án.............................. 36 Bảng 5.8. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo mức phí giao thông và lạm phát USD.... 37 Bảng 5.9. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo lượng xe dự báo và lạm phát USD......... 37 Bảng 5.10. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo tình huống kết hợp thay đổi lượng xe dự báo .................................................................................................................. 38 Bảng 5.11. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfCĐT theo từng kịch bản ứng với 3 tình huống ..... 39 Bảng 5.12. Kết quả phân tích độ nhạy NPVfNS theo từng kịch bản ứng với 3 tình huống ....... 39 Bảng 5.13. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo mô hình cơ sở của NPVfCĐT ............... 42 Bảng 5.14. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo mô hình cơ sở của NPVfTĐT ............... 42 Bảng 5.15. Kết quả phân tích mô phỏng Monte Carlo Kịch bản 2 của NPVfCĐT .................... 43 Bảng 6.1. Thông số của Dự án và Tuyến đường hiện hữu ..................................................... 45 Bảng 6.2. Bảng tính thời gian tiết kiệm từ vòng xoay Lăng Cha Cả đến cầu Sài Gòn ............ 46 Bảng 6.3. Bảng tính chi phí đầu tư giá kinh tế (tỉ VNĐ)........................................................ 48 Bảng 6.4. Phân tích độ nhạy NPVe, EIRR theo lưu lượng xe ................................................ 49 Bảng 6.5. Tổng ngoại tác của Dự án (tỉ VNĐ) ...................................................................... 50 Bảng 6.6. Phân phối ngoại tác (tỉ VNĐ) ............................................................................... 50
- -x- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ 4 tuyến đường trên cao nội ô TP.HCM .......................................................... 2 Hình 2.1. Khung phân tích kinh tế Dự án .............................................................................. 12 Hình 3.1. Sơ đồ duỗi thẳng các nút giao Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè ................... 15 Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện thời gian vận chuyển ở Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè và 2 tuyến đường hiện hữu ........................................................................................ 16 Hình 4.1. Ngân lưu tài chính ròng Dự án quan điểm TĐT ..................................................... 27 Hình 4.2. Ngân lưu nợ vay của Dự án ................................................................................... 27 Hình 4.3. Ngân lưu ròng quan điểm chủ đầu tư..................................................................... 28 Hình 4.4. Tỉ lệ an toàn trả nợ (DSCR) của Dự án .................................................................. 28 Hình 6.1. Ngân lưu kinh tế Dự án ......................................................................................... 48
- -1- Chƣơng 1 GIỚI THIỆU Chương 1 giới thiệu lý do ra đời dự án và mục đích hình thành đề tài. Cụ thể, nêu lên vấn đề, mục tiêu cần nghiên cứu, từ đó đưa ra câu hỏi nghiên cứu của đề tài. Đồng thời xác định rõ phạm vi nghiên cứu và bố cục của đề tài. 1.1. Đặt vấn đề Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khu vực phía Nam. Một đô thị lớn nhưng hệ thống giao thông đường bộ có diện tích rất nhỏ so với diện tích đất đô thị1, trong khi dân số và phương tiện giao thông tăng rất nhanh. Đó là một trong những nguyên nhân làm tình trạng kẹt xe tại TP.HCM ngày càng trầm trọng, gây khó khăn cho giao thông. Hơn nữa, theo Quyết định số 123/1998/QĐ-TTg về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung của TP.HCM đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, cùng Công văn số 3512/UB-ĐT ngày 12/9/2000 của UBND TP.HCM về nghiên cứu xây dựng hệ thống đường trên cao với mục đích nối kết giao thông trục Bắc - Nam; nối kết giao thông từ Sân Bay Tân Sơn Nhất với trung tâm thành phố và khu đô thị mới Thủ Thiêm; nối thông các trục đường chính; và giảm áp lực giao thông nội ô TP.HCM. Hệ thống đường trên cao nội ô TP.HCM có 4 tuyến, bao gồm: Tuyến số 1 có lộ trình từ nút giao đường Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè rồi tiếp đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh; Tuyến số 2 bắt đầu từ nút giao với Tuyến số 1 tại đường Tô Hiến Thành nối dài theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Thới - Lạc Long Quân - đường số 3 - đường Vành đai 2; Tuyến số 3 có điểm đầu tại nút giao với Tuyến số 2 tại đường Tô Hiến Thành rồi theo đường Lê Hồng Phong nối dài - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ nối dài - Lê Văn Lương - Nguyễn Văn Linh; Tuyến số 4 có lộ trình từ nút giao Bình Phước theo Quốc lộ 13 vượt sông Sài Gòn sang đường Vườn Lài - Nguyễn Xí - Đinh Bộ Lĩnh - Điện Biên Phủ rồi kết nối vào Tuyến số 1. Sơ đồ hệ thống 4 tuyến đường trên cao TP.HCM được thể hiện trong Hình 1.1. 1 Công ty xây dựng Chungsuk Engineering và Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2006, tr.19), “Chương 18”, Báo cáo đầu tư xây dựng công trình cuối kỳ: Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè, GS E&C
- -2- Hình 1.1. Sơ đồ 4 tuyến đường trên cao nội ô TP.HCM Nguồn: Sở giao thông vận tải TP.HCM (2011) Trong các tuyến trên, Tuyến số 1 (từ đây được gọi là Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè hay Dự án) là quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò trục đường xương sống kết nối các tuyến còn lại với nhau. Ngày 6/12/2007, công ty GS E&C đã ký kết với chính quyền TP.HCM bản ghi nhớ việc nghiên cứu đầu tư xây dựng Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè theo hình thức BOT2. Nhưng sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, đến tháng 2/2009, Công ty GS E&C đã 2 Tùng Nguyên (2010), “TPHCM: 10 năm “lận đận” của những tuyến đường trên cao”, Dân Trí, truy cập ngày 15/09/2011 tại địa chỉ: http://dantri.com.vn/c36/s20-387810/10-nam-lan-dan-cua-nhung-tuyen-duong-tren-cao.htm
- -3- xin rút lui. 3 Đầu năm 2011, chính quyền TP.HCM giao Công ty Cổ phần BETON 6 (từ đây được gọi là BETON 6) nghiên cứu tính khả thi của Dự án. Đến tháng 12/2012 BETON 6 đã trình Tập hồ sơ đề xuất Dự án cho Sở giao thông vận tải TP.HCM. Trong khi tình trạng kẹt xe tại TP.HCM ngày càng trầm trọng4, điển hình là các phương tiện vận tải chỉ được phép lưu thông vào nội ô TP.HCM từ 0 đến 6 giờ hàng ngày trên một số tuyến đường5, nhưng qua hơn 10 năm nghiên cứu mà Dự án vẫn chưa được triển khai xây dựng, nên tác giả tiến hành thực hiện đề tài “Phân tích lợi ích và chi phí Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Dù Báo cáo nghiên cứu khả thi của GS E&C và Hồ sơ đề xuất dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè có nêu lên các thông số sơ cấp để tính toán, nhưng vẫn chưa đưa ra được hình thức đầu tư thích hợp, nên đề tài được nghiên cứu với mục tiêu đánh giá tính khả thi, tìm ra hình thức đầu tư thích hợp của Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Qua đó, sẽ đưa ra những kiến nghị thích hợp đến chính quyền TP.HCM. Trong đó, tập trung vào phân tích tài chính Dự án trên quan điểm chủ đầu tư (CĐT), tổng đầu tư (TĐT), phân tích rủi ro, đồng thời phân tích tính hiệu quả trên quan điểm kinh tế và phân phối ngoại tác cho các đối tượng trong xã hội. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài tập trung trả lời 3 câu hỏi chính sau: 1. BETON 6 nên đầu tư xây dựng Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè hay không? 2. Chính quyền TP.HCM có nên cho phép xây dựng Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè hay không? 3. Chính quyền TP.HCM cần có những quyết sách gì cho Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè? 3 Tùng Nguyên (2010), “TPHCM: 10 năm “lận đận” của những tuyến đường trên cao”, Dân Trí. 4 Khoa - Hùng - Lý (2009), “Kẹt xe ngày càng trầm trọng ở TP. HCM”, Sài Gòn giải phóng online, truy cập ngày 05/03/2012 tại địa chỉ: http://www.sggp.org.vn/xahoi/2009/10/206085/ 5 Hà Nguyễn (2011), “Xin nới lỏng giờ xe tải chạy vào TP.HCM”, Zing news, truy cập ngày 05/03/2012 tại địa chỉ: http://www.zing.vn/news/xa-hoi/xin-noi-long-gio-xe-tai-chay-vao-trung-tam-tphcm/a132801.html
- -4- 1.4. Phạm vi của đề tài Theo Hồ sơ đề xuất Dự án được BETON 6 trình lên Sở GTVT tháng 12/2011 thì Dự án được kiến nghị đầu tư theo hình thức PPP theo phương án BOT kết hợp BT đổi đất lấy hạ tầng với vốn vay được Nhà nước bảo lãnh6. Nhưng theo phân tích được trình bày trong Phụ lục 19, đề tài sẽ được phân tích với mô hình cơ sở là Dự án được đầu tư theo hình thức BOT với vốn vay được Nhà nước bảo lãnh. Trong báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, C.ty GS E&C so sánh thời gian vận chuyển trong trường hợp lưu thông trên Dự án và trên hai tuyến đường hiện hữu từ vòng xoay Lăng Cha Cả đến cầu Sài Gòn. Ngoài hai tuyến đường hiện hữu, Dự án sẽ còn làm giảm lưu lượng xe lưu thông của nhiều tuyến đường nội ô TP.HCM, tuy nhiên đề tài chỉ giới hạn phân tích lợi ích tài chính, kinh tế với lưu lượng xe lưu thông dự báo trên Dự án, và thông số tuyến đường (từ đây được gọi là Tuyến đường hiện hữu) đưa vào mô hình cơ sở được lấy trung bình từ thông số của hai tuyến đường hiện hữu. Đề tài được thực hiện ở mức độ nghiên cứu tiền khả thi, tập trung phân tích tài chính quan điểm CĐT, TĐT và phân tích kinh tế, xã hội. Cụ thể phân tích các vấn đề phân tích số liệu đầu vào; phân tích tài chính có xét đến lạm phát; phân tích rủi ro có xem xét phân phối xác suất của các biến đầu vào; phân tích kinh tế, xã hội và ngoại tác. 1.5. Bố cục luận văn Bố cục luận văn gồm 7 chương. Chương 1 nêu lên lý do hình thành đề tài, mục tiêu giải quyết vấn đề thông qua các câu hỏi và phạm vi của đề tài. Chương 2 nói tổng quan về chu trình phát triển Dự án, phương pháp và nội dung phân tích Dự án trên các quan điểm CĐT, TĐT và toàn xã hội. Chương 3 sẽ giới thiệu vị trí, quy mô, các bên liên quan đến Dự án và mô tả các thông số cơ sở cho việc thực hiện đề tài. Chương 4 tập trung phân tích tài chính Dự án trên quan điểm CĐT, TĐT và đưa ra kết luận tài chính cho Dự án. Chương 5 sẽ xác định các biến nhạy cảm với kết quả tài chính Dự án để phân tích độ nhạy, kịch bản làm cơ sở cho kết luận. Chương 6 phân tích về kinh tế - xã hội thông qua những phân tích về ngoại tác, lợi ích và mất 6 Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (2011, tr.105-108), “Chương 3”, Tập hồ sơ đề xuất dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc – Thị Nghè, BETON 6
- -5- mát của những đối tượng trong xã hội do Dự án tạo ra. Chương 7 sẽ tổng hợp các kết quả để đưa ra kết luận và kiến nghị chính sách về Dự án đến chính quyền TP.HCM.
- -6- Chƣơng 2 TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN Chương 2 đề cập các giai đoạn triển khai một dự án, từ chuẩn bị đầu tư qua đầu tư xây dựng đến vận hành dự án. Đồng thời, cũng đề ra các phương pháp sử dụng trong việc phân tích dự án trên các quan điểm khác nhau thông qua phân tích tài chính, kinh tế, rủi ro và xã hội. 2.1. Chu trình phát triển của một dự án Một dự án xây dựng tại Việt Nam phải trải qua các bước, chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng và vận hành dự án. 2.1.1. Chuẩn bị đầu tƣ Ở giai đoạn này, Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị nghè cần được chuẩn bị tốt các công tác, phân tích sự cần thiết phải đầu tư và quy mô xây dựng công trình; khảo sát, điều tra chọn địa điểm xây dựng công trình; thăm dò, tìm hiểu thị trường trong nước và ngoài nước nhằm nắm bắt các kỹ thuật cần thiết cho đường trên cao; tìm được nguồn cung ứng vật tư, thiết bị cần thiết cho xây dựng và vận hành; khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư; lập dự án đầu tư; và trình đến cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án. 2.1.2. Đầu tƣ xây dựng Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc thực hiện quá trình đầu tư với việc vật chất hóa vốn đầu tư thành tài sản cố định cho nền kinh tế. Do đó, việc tiến hành đầu tư, triển khai xây dựng phải đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. 2.1.3. Vận hành dự án Sau khi hoàn thành việc xây dựng Dự án, CĐT sẽ vận hành dự án thông qua khai thác, sử dụng toàn bộ công năng của công trình, hoàn thiện tổ chức và phương pháp quản lý nhằm thu phí hiệu quả, đồng thời phải duy tu, bảo dưỡng hàng năm nhằm duy trì tốt chất lượng của dự án đảm bảo an toàn cho người tham gia lưu thông và mỹ quan Dự án. Chi phí vận hành, duy tu, bảo dưỡng hàng năm của Dự án trong đề tài được gọi chung là “Chi phí vận hành Dự án hàng năm”.
- -7- 2.2. Các quan điểm phân tích dự án Để đưa ra kết luận và kiến nghị hợp lý cho việc đầu tư Dự án, nội dung luận văn sẽ tập trung phân tích các quan điểm TĐT, CĐT, kinh tế và xã hội.7 Theo quan điểm TĐT (quan điểm ngân hàng) Quan điểm này còn được biết như quan điểm của ngân hàng, vì các ngân hàng coi dự án là một hoạt động có khả năng tạo ra những lợi ích tài chính và sử dụng những nguồn tài chính rõ ràng. Các ngân hàng xem các dòng tài chính rót vào dự án, với cả lợi ích và chi phí được xác định theo giá tài chính của chúng. Qua phân tích những dòng tài chính tiềm năng này, các ngân hàng sẽ xác định được tính khả thi về mặt tài chính, nhu cầu cần vay vốn cũng như khả năng trả nợ vay của dự án. Theo quan điểm CĐT (quan điểm cổ đông) CĐT xem xét mức thu nhập ròng tăng thêm của dự án so với những gì họ có thể kiếm được trong trường hợp không có Dự án. Vì vậy, CĐT xem những gì mà họ bị mất đi khi thực hiện dự án là chi phí. Ngoài ra, CĐT cộng vốn vay ngân hàng như khoản thu tiền mặt, và trừ tiền lãi vay và nợ gốc như khoản chi tiền mặt. Theo quan điểm kinh tế Theo quan điểm này, các hoạt động hy sinh để thực hiện dự án phải được xem là chi phí, các ngoại tác tích cực do dự án đem lại cho xã hội được xem là lợi ích. Bên cạnh đó, việc thẩm định kinh tế của một dự án được điều chỉnh theo thuế và trợ giá, không tính vốn vay vì chúng chỉ thể hiện luồng vốn chứ không phải là tài nguyên thực sự. Theo quan điểm xã hội Trọng tâm của quan điểm xã hội là phân phối thu nhập cho các thành phần kinh tế trong xã hội. Các nhà phân tích tính toán lợi ích tài chính ròng mà dự án mang lại cho các nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ dự án sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của họ. Phân tích phân phối thu nhập được xây dựng trên cơ sở các phân tích kinh tế và tài chính với điều kiện chúng được thực hiện theo quan điểm của tất cả các bên liên quan đến dự án. 7 Jenkins Glenn P. & Harberger Arnold C.Harberger (1995, tr.11-13), “Chương 3”, Thẩm định đầu tư phát triển.
- -8- 2.3. Các nội dung phân tích dự án Trong khuôn khổ đề tài, nội dung sẽ được tập trung vào phân tích các vấn đề phân tích tài chính, phân tích kinh tế, phân tích rủi ro và phân tích xã hội. 2.3.1. Phân tích tài chính Dự án Đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè muốn triển khai xây dựng được, trước hết phải vững mạnh về mặt tài chính trên quan điểm của tổng đầu tư (TĐT) và chủ đầu tư (CĐT). Tài chính trên quan điểm TĐT được phân tích dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu tài chính của Dự án rồi chiết khấu ngân lưu này về hiện tại bằng suất chiết khấu bình quân trọng số. Tài chính trên quan điểm CĐT được phân tích dựa trên ngân lưu tài chính Dự án cộng ngân lưu nợ vay và vốn ngân sách rồi chiết khấu về hiện tại bằng suất chiết khấu CĐT. 2.3.2. Phân tích kinh tế Phân tích kinh tế là việc xác định giá trị thực của Dự án, hiệu quả kinh tế - xã hội mà Dự án mang lại cho nền kinh tế. Hiệu quả kinh tế - xã hội của Dự án được đo lường bằng cách so sánh chi phí vận hành phương tiện và thời gian lưu thông của các loại phương tiện trên Tuyến đường hiện hữu và trên Dự án tính từ vòng xoay Lăng Cha Cả đến cầu Sài Gòn. Việc phân tích kinh tế dựa trên nguyên tắc ước lượng ngân lưu kinh tế của Dự án rồi chiết khấu về hiện tại với suất chiết khấu là chi phí vốn của nền kinh tế. 2.3.3. Phân tích rủi ro Khi tiến hành phân tích Dự án, cần phải xem xét khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Trong quá trình phân tích, các kết quả của Dự án được đưa ra sau khi phân tích luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định. Vì vậy, đề tài sẽ tiến hành phân tích rủi ro để xem xét sự thay đổi kết quả Dự án khi các yếu tố liên quan đến Dự án thay đổi theo hướng bất lợi. Phân tích rủi ro được tiến hành theo trình tự từ phân tích độ nhạy, qua phân tích kịch bản, rồi đến phân tích mô phỏng. 2.3.4. Phân tích xã hội Phân tích xã hội liên quan đến việc xác định, lượng hóa những tác động kinh tế phát sinh hay ngoại tác của Dự án. Những tác động này bao gồm ảnh hưởng của Dự án đối với phúc lợi của
- -9- những nhóm liên quan trong xã hội vì hiếm khi một dự án có thể mang lại lợi ích cho mọi người dân trong xã hội một cách đồng đều. Dù phân tích hiệu quả xã hội có thế ít chính xác hơn phân tích tài chính hoặc kinh tế của một dự án, nhưng để có ý nghĩa, phần đánh giá xã hội thường gắn liền với cùng những yếu tố đã được sử dụng trong phân tích tài chính và kinh tế. Giá trị ròng của ngoại tác NPVext được xác định bởi chênh lệch NPVe và NPVf cùng chiết khấu theo suất chiết khấu kinh tế EOCK. NPVext = NPVee - NPVfe (2.1) Trong đó: NPVee : Ngân lưu kinh tế ròng Dự án chiết khấu theo EOCK; NPVfe : Ngân tài chính ròng Dự án chiết khấu theo EOCK. 2.4. Các phƣơng pháp sử dụng trong phân tích tài chính Phân tích tài chính thường dùng các phương pháp Phƣơng pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) Một dự án có được xây dựng hay không tùy thuộc vào lợi ích đem lại của dự án có lớn hơn chi phí hay không, nhưng lợi ích thu được và chi phí bỏ ra của dự án thường không cùng thời điểm trong suốt vòng đời dự án. Do đó, dòng lợi ích và chi phí cần phải đưa về cùng một thời điểm để so sánh thông qua kỹ thuật chiết khấu, kết quả chiết khấu dòng lợi ích và chi phí về hiện tại chính là giá trị hiện tại ròng của NPV. Xác định NPV trên quan điểm TĐT, CĐT, ngân sách và toàn nền kinh tế với các suất chiết khấu thích hợp thể hiện được chi phí cơ hội của vốn. Suất chiết khấu tương ứng lần lượt là chi phí vốn bình quân trọng số (WACC), chi phí vốn CĐT, chi phí vốn ngân sách và chi phí vốn nền kinh tế. Giá trị hiện tại ròng NPV được tính theo công thức sau: Ct NPV Bt n (2.2) (1 r ) t t 0 Trong đó: Bt: Lợi ích dự án tại thời điểm t; Ct: Chi phí dự án tại thời điểm t;
- -10- r: Suất chiết khấu (CĐT, WACC, ngân sách, kinh tế). WACC được tính theo công thức sau: ( ) ( ) ( ) (2.3) Trong đó: rBT6: Chi phí vốn của BETON 6; rD : Chi phí vốn nợ vay; E: Vốn đầu tư Dự án của BETON 6; D: Vốn vay đầu tư Dự án; V: Tổng vốn đầu tư; tc : Thuế TNDN. Tiêu chuẩn đánh giá: Nếu NPV ≥ 0, quyết định đầu tư; Nếu NPV < 0, quyết định không đầu tư. Phƣơng pháp suất sinh lợi nội tại (IRR) Chỉ số IRR là thông số thể hiện khả năng sinh lời của dự án, IRR là suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng NPV của đầu tư bằng 0. IRR là nghiệm của phương trình sau: NPV n B C t t 0 (2.4) (1 IRR) t t 0 Trong đó: Bt: Lợi ích dự án tại thời điểm t; Ct: Chi phí dự án tại thời điểm t; IRR: Suất sinh lợi nội tại. Tiêu chuẩn đánh giá: Dự án khả thi khi IRR ≥ rBT6 (quan điểm CĐT), IRR ≥ WACC (quan điểm TĐT), IRR ≥ EOCK (quan điểm kinh tế). Trong đó, rBT6 là suất sinh lời tối thiểu mà nhà đầu tư trông đợi, WACC là chi phí vốn bình quân trọng số và EOCK là chi phí vốn kinh tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh tế: Phân tích ảnh hưởng của sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế đến quyết định của nhà đầu tư
88 p | 486 | 163
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TPHCM
95 p | 390 | 155
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của Tổng công ty Vận tải Hà Nội
158 p | 635 | 136
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong công việc của nhân viên khối văn phòng tại thành phố Trà Vinh
126 p | 349 | 132
-
Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá vàng và tác động tới các doanh nghiệp kinh doanh vàng tại Việt Nam
120 p | 386 | 114
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phân tích mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam
188 p | 281 | 110
-
Luận văn Thạc sỹ Kinh doanh và quản lý: Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã Sơn Tây
102 p | 327 | 98
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Phân tích những nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán tại Việt Nam
0 p | 266 | 74
-
Luận văn Thạc sỹ Luật học: Chế định người đại diện của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam
113 p | 235 | 68
-
Luận văn thạc sỹ thương mại: Sử dụng phương pháp phân tích cơ sở, phân tích kỹ thuật để dự báo giá vàng trên thế giới nhằm xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong kinh doanh vàng tại Việt Nam
112 p | 216 | 61
-
Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh: Quản trị nợ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Bắc Ninh
121 p | 217 | 60
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
91 p | 181 | 36
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Cơ chế hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam sau cổ phần hóa
108 p | 183 | 33
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Việt Nam
189 p | 152 | 32
-
Luận văn thạc sỹ kinh tế: Giải pháp phát triển Franchising hệ thống tại Việt Nam
114 p | 121 | 29
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học máy tính: Phương pháp phân tích trang văn bản dựa trên Tab-stop
68 p | 160 | 25
-
Luận văn Thạc sỹ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu phương pháp phân tích bằng bên trong tài liệu ảnh
74 p | 141 | 24
-
Luận văn Thạc sỹ Kế toán: Phân tích năng lực tài chính tại Công ty TNHH dịch vụ và thương mại nội thất Mai Vân
137 p | 105 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn