Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN
lượt xem 12
download
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại nhct-cn', luận văn - báo cáo, tài chính - kế toán - ngân hàng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN
- Luận văn Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT-CN6
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự c ầ n thi ế t c ủ a vi ệ c nghiên c ứ u đ ề tài . Thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng đổi mới và lớn mạnh, trong thời gian qua ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc. Cơ cấu ngân hàng ngày càng đa dạng gồm Ngaân haøng Thöông Maïi Quoác Doanh tröïc thuoäc NHNN, Caùc heä thoáng NH Thöông Maïi Coå phaàn, Ngaân haøng Lieân Doanh, Vaên phoøng ñaïi dieän, Chi nhaùnh cuûa Ngaân haøng nöôùc ngoaøi, Ngaân haøng Chính Saùch Xaõ Hoäi, Hôïp taùc xaõ tín duïng, Coâng ty taøi chính…. Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cung cấp cho nền kinh tế ngày càng hiện đại, góp phần tích cực trong việc hỗ trợ các đơn vị kinh tế trong nước phát triển. Trong các loại hình dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tín dụng giữ vai trò chủ đạo tại các tổ chức tín dụng, thu nhập từ dịch vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đặc biệt tại các ngân hàng trong nước. Cùng với sự mở rộng thêm các dịch vụ mới trong thời gian qua của các ngân hàng, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Qua đó góp phần khẳng định tính đa dạng về phương tiện thanh toán thay tiền mặt và không ngừng hoàn thiện công nghệ ngân hàng hiện đại hướng về các nhu cầu tiện ích đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân. Sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trước những thời cơ và thách thức của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam có chức năng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ cho các cá nhân, đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong các loại hình dịch vụ, hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu cho Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 ( chiếm đến 98 % thu nhập ). Cùng với xu thế thế hội nhập quốc tế, ngành ngân hàng Việt Nam trong đó có Ngân hàng Công thương Việt Nam cần tăng cường hợp tác để phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng tiên tiến khai thác thị Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 2 trường phục vụ đời sống con người , đây cũng là chủ trương của lãnh đạo Ngân hàng Công Thương Việt Nam từng bước mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng, giảm dần tỷ trọng thu từ dịch vụ tín dụng trong cơ cấu nguồn thu của ngân hàng. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại NHCT- CN6, qua đó tìm ra các giải pháp nhằm mở rộng họat động kinh doanh dịch vụ cho ngân hàng. 3 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đối tượng nghiên cứu : của luận văn là thực trạng hoạt động dịch vụ ( trừ dịch vụ tín dụng ) của Ngân hàng Công thương VN – Chi nhánh 6 và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng. Luận văn sẽ tập trung vào vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng hoạt động và định hướng phát triển các dịch vụ ngân hàng, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng. Sử dụng và phát huy tối đa các nguồn lực hiện có (vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng, công nghệ …) để mở rộng tiện ích ngân hàng hỗ trợ cho các hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế được diễn ra thuận lợi góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. - Phạm vi nghiên cứu : đề tài được đặt trong bối cảnh các ngân hàng trong nước đang chuẩn bị các nguồn lực về vốn, nhân lực, công nghệ mới để mở rộng thêm nhiều dịch vụ, tiện ích ngân hàng mới, qua đó nâng cao khả năng cạnh của ngân hàng Việt Nam, chuẩn bị những bước tích cực để tham gia hội nhập vào tổ chức thương mại thế giới. Để minh họa cho vấn đề nghiên cứu luận văn liên hệ trực tiếp đến thực trạng hoạt động dịch vụ ( trừ dịch vụ tín dụng ) của NHCT– CN6. 4. Phương pháp nghiên cứu : -Phương pháp phân tích, tổng hợp : Các bộ phận dịch vụ của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6 sẽ được phân tích thành các bộ phận riêng biệt, vận dụng phương pháp đánh giá tổng hợp kết hợp với hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm yếu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng, để đánh giá khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời điểm hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai. - Phương pháp so sánh đối chiếu : đối chiếu giữa lý luận và thực tiển để tìm ra và giải quyết những khó khăn thách thức trong việc mở rộng các loại hình dịch vụ mới Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 3 và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng , so sánh khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6 và các ngân hàng khác trên cùng địa bàn để tìm ra sự khác biệt. Qua đó giúp ta đánh giá được năng lực hiện tại của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh 6- TPHCM. -Ngoài ra luận văn còn vận dụng phương pháp thống kê , thu thập và phân tích số liệu để làm rõ những nội dung liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài : Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng cung cấp dịch vụ tại Ngân hàng Công thương chi nhánh 6, qua đó có thể giúp Ban lãnh đạo ngân hàng có cái nhìn tổng thể về thị trường dịch vụ ngân hàng, khả năng cạnh tranh và đường hướng phát triển trong tương lai. Ngoài ra luận văn còn đề ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng phục vụ khách hàng giúp ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. 6. Những điểm nổi bật của luận văn : - Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận về các loại hình dịch vụ ngân hàng và định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến khai thác thị trường phục vụ đời sống con người . - Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Chi nhánh 6 nói riêng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần hỗ trợ Nhà nước để điều tiết nền kinh tế vĩ mô góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 7. Kết cấu của luận văn. -Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau : Chương 1 : Cơ sở lý luận về các dịch vụ ngân hàng Chương 2 : Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh 6 – TPHCM hiện nay. Chương 3: Các giải pháp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ tại Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh 6 TPHCM từ nay đến 2010. Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 4 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 1.1. Khái niệm về dịch vụ ngân hàng. - Dịch vụ ngân hàng là các lọai sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng của mình ( cá nhân và tổ chức ). - Dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các nghiệp vụ đầu tư. Ngòai ra, khi cung cấp dịch vụ cho các khách hàng ngân hàng sẽ nhận được các khỏan phí dịch vụ, hoa hồng … - Kinh doanh dịch vụ ngân hàng, không những làm cho các ngân hàng thương mại trở thành ngân hàng đa năng mà còn qua họat động dịch vụ sẽ tạo ra một phần thu nhập khá lớn với chi phí thấp. Trong thực tế, ngân hàng nào hướng vào mở rộng họat động kinh doanh dịch vụ thì kết quả họat động kinh doanh sẽ tốt hơn, tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Tuy nhiên chỉ những ngân hàng lớn, hiện đại , mạng lưới rộng, quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trong và ngòai nước ... mới có khả năng và điều kiện để phát triển các lọai hình dịch vụ ngân hàng. - Các dịch vụ của ngân hàng thương mại không thể tách rời, độc lập nhau mà chúng có mối quan hệ hỗ tương với nhau trong quá trình kinh doanh của ngân hàng. 1.2. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. 1.2.1. Dịch vụ huy động vốn. Vốn huy động là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu (bao gồm của pháp nhân và thể nhân) mà ngân hàng đang tạm thời quản lý và sử dụng .Đây là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của bất kì một NHTM nào , tính chất quan trọng của vốn huy động được thể hiện ở chỗ nó không chỉ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng mà vì nó là tiền nhàn rỗi của xã hội được huy động và tập trung để sử dụng có hiệu quả cho các yêu cầu của nền kinh tế-xã hội. Vốn huy động của ngân hàng bao gồm: - Nhóm 1: Vốn huy động họat kì, bao gồm tiền gửi không kì hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân, tiền gửi không kì hạn của các tổ chức tín dụng khác. Chủ tài khỏan đuợc quyền lập thư chuyển tiền, phát hành Sét rút tiền từ tài khỏan một cách tự do, không phải báo trước . Các đơn vị, cá nhân gửi tiền vào tài khỏan này không nhằm mục đích hưởng lãi mà nhằm phục vụ nhu cầu giao dịch thanh tóan cho chính mình. Vì vậy Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 5 đối với lọai vốn này lãi suất không phải là công cụ chính để thu hút nguồn vốn này, mà công cụ chính là dịch vụ mà ngân hàng cung cấp kèm theo có đơn giản, thuận lợi an tòan và nhanh chóng kịp thời hay không. Thông thường khách hàng sẽ lựa chọn ngân hàng để mở tài khỏan là những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới rộng khắp, có hệ thống dịch vụ ngân hàng hiện đại. - Nhóm 2: Vốn huy động định kì, gồm tiền gửi định kì ,tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức, tiền phát hành kì phiếu,trái phiếu…đặc điểm của lọai nguồn vốn này là khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn (tuy nhiên trong điều kiện bình thường, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trước hạn). Đối với vốn huy động định kì, người gửi tiền có mục đích xác định là hưởng lãi.Vì vậy họ sẽ chọn ngân hàng có lãi suất cao hơn, chứ không đòi hỏi hệ thống dịch vụ hiện đại như đối với nguồn vốn họat kì. Với lý do đó, các ngân hàng thường sử dụng công cụ lãi suất để tập trung nguồn vốn này. Cạnh tranh lãi suất để thu hút nguồn vốn này là cuộc cạnh tranh hợp lý và gay gắt. - Việc huy động và sử dụng nguồn vốn huy động phải tuân thủ 3 nguyên tắc cơ bản là hòan trả, bí mật và trả lãi. + Hòan trả: là nguyên tắc cao nhất,theo đó các NHTM phải có trách nhiệm hòan trả cho khách hàng khi có yêu cầu hoặc khi đáo hạn. Để hòan trả cho khách hàng, các ngân hàng cần có biện pháp sử dụng vốn an tòan, có hiệu quả.Trong trường hợp do kinh doanh thua lỗ, ngân hàng bị phá sản thì việc hòan trả tiền được áp dụng bằng cơ chế bảo hiểm tiền gửi.Theo cơ chế này,tất cả các ngân hàng có nhận tiền gửi của khách hàng đều bắt buộc phải mua bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức bảo hiểm tiền gửi của chính phủ với tỉ lệ phí bảo hiểm từ 0,02% đến 0,2%/năm (ở Viêt Nam tỉ lệ này là 0,15%/năm,ở Mỹ là 3cent cho 100USD) + Bí mật: Đây là nguyên tắc quan trọng đồng thời cũng là đòi hỏi khách quan của khách hàng, theo nguyên tắc này các ngân hàng phải có trách nhiệm giữ bí mật tài khỏan của khách hàng (gồm số dư, số ghi nợ, số ghi có ) trừ trường hợp đặc biệt, có yêu cầu riêng của cơ quan điều tra. Giữ bí mật về tài khỏan và sự họat động trên tài khỏan của khách hàng trở thành một trong những tiêu chuẩn của hệ thống ngân hàng hiện đại. + Trả lãi : Ngân hàng có trách nhiệm không những hòan trả vốn gốc mà còn phải có trách nhiệm trả lãi cho khách hàng, bất kể ngân hàng họat động có lãi hay không, Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 6 nguyên tắc này đảm bảo cho người gửi tiền vừa bảo tồn được giá trị (vốn) vừa có thu nhập đích đáng. 1.2.2. Các dịch vụ thanh toán, thu chi hộ cho khách hàng. Ở Việt Nam hiện đang áp dụng các thể thức thanh tóan sau đây : -Séc . -Ủy nhiệm chi –hoặc lệnh chi . -Ủy nhiệm thu – hoặc nhờ thu. -Thư tín dụng . 1.2.2.1. Thanh toán bằng Séc . - Khái niệm về Séc . Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khỏan được lập trên mẫu do ngân hàng nhà nước qui định , yêu cầu đơn vị thanh tóan trích một số tiền từ tài khỏan tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc trả cho người cầm séc . Như vậy, Séc là một chi phiếu , lập trên mẫu in sẵn cho chủ tài khỏan phát hành giao trực tiếp cho người bán để thanh tóan tiền vật tư, hàng hóa, chi phí, dịch vụ .v.v. Các lọai séc sử dụng trong thanh tóan . - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng séc được chia làm hai lọai : + Séc ký danh : là séc ghi rõ họ tên , địa chỉ của cá nhân hoặc pháp nhân thụ hưởng séc . Lọai séc này được chuyển nhượng theo luật bằng phương pháp ký hậu chuyển nhượng . Việc chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên , địa chỉ cá nhân, hoặc tên, địa chỉ pháp nhân được chuyển nhượng vào mặt sau của tờ séc . + Séc vô danh : là lọai séc không ghi tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc . Trên tờ séc sẽ ghi :”yêu cầu trả lại cho người cầm séc”. Lọai séc này được chuyển nhượng tự do tức là bằng cách trao tay . Lọai này tạm thời chưa sử dụng ở Việt Nam . - Căn cứ tính chất sử dụng : séc được chia làm hai lọai : + Séc chuyển khỏan : đây là lọai séc chỉ được dùng để thanh tóan theo lối chuyển khỏan bằng cách ghi có vào các tài khỏan liên quan. Séc chuyển khỏan được gạch hai đường song song chéo góc phía trên bên trái tờ séc , hoặc được đóng dấu có chữ “CHUYỂN KHỎAN” ở mặt trước tờ séc . Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 7 + Séc tiền mặt : đây là lọai séc mà người thụ hưởng được quyền rút tiền mặt tại đơn vị thanh tóan . 1.2.2.2. Thanh tóan bằng ủy nhiệm chi – hoặc lệnh chi. Ủy nhiệm chi là lệnh chi do chủ tài khỏan lập trên mẫu in sẵn để yêu cầu ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khỏan , trích một số tiền nhất định từ tài khỏan của mình để trả cho người thụ hưởng về tiền hàng hóa dịch vụ … hoặc chuyển vào một tài khỏan khác của chính mình . Với cách sử dụng thuận tiện, đơn giản, ủy nhiệm chi được dùng để thanh tóan các khỏan hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền một cách rộng rãi và phổ biến trong cả nước không phân biệt trong cùng hệ thống hay khác hệ thống ngân hàng. 1.2.2.3. Thanh tóan bằng ủy nhiệm thu hoặc nhờ thu. Ủy nhiệm thu là một thể thức thanh tóan được tiến hành trên cơ sở giấy ủy nhiệm thu và các chứng từ hóa đơn do người bán lập và chuyển đến ngân hàng để yêu cầu thu hộ tiền từ người mua về hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng phù hợp với những điều kiện thanh tóan đã ghi trong hợp đồng kinh tế . Ủy nhiệm thu được áp dụng phổ biến trong mọi trừơng hợp với điều kiện hai bên mua và bán phải thống nhất với nhau và phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về việc áp dụng thể thức ủy nhiệm thu để ngân hàng làm căn cứ tổ chức thực hiện thanh tóan . 1.2.2.4. Thanh tóan bằng thư tín dụng . - Khái niệm : Thư tín dụng là một tờ lệnh của ngân hàng phục vụ bên mua ( theo đề nghị của người mua ) đối với ngân hàng phục vụ bên bán để tiến hành trả tiền cho người bán theo các chứng từ của người bán xuất trình về hàng hóa đã giao , dịch vụ đã được cung ứng cho bên mua , phù hợp với các khỏan đã ghi trong thư tín dụng . - Một số qui định cụ thể : + Thư tín dụng được dùng để thah tóan giữa các bên mua và bán khác địa phương trong hệ thống ngân hàng trong trường hợp bên bán đòi hỏi bên mua phải đảm bảo vốn để chi trả ngay sau khi giao hàng hóa , dịch vụ . + Mỗi thư tín dụng chỉ được dùng để thanh tóan với một người bán duy nhất ( tức là với một người thụ hưởng). +Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụng là 10 triệu đồng . Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 8 +Thời hạn hiệu lực của một thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày ngân hàng bên mua nhận mở thư tín dụng 1.2.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối. 1.2.3.1. Nghiệp vụ giao ngay - Đây là nghiệp vụ mua bán ngọai tệ giao ngay với tỷ giá được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. - Thông thường, trong nghiệp vụ giao ngay, thời gian cần thiết để các bên mua bán hòan tất việc chuyển tiền và thanh tóan chậm nhất là sau hai ngày làm việc. Trong nghiệp vụ giao ngay , cần phân biệt: - Ngày thỏa thuận (ngày hợp đồng).Đây là thời điểm mà hai bên mua bán ngọai tệ thỏa thuận những điều khỏan của hợp đồng mua bán ngọai tệ giao ngay .Thời gian này là sau hai ngày làm việc. Nếu bên nào chậm trễ trong việc chuyển tiền , thanh tóan đều sẽ bị phạt chậm trả theo qui định. 1.2.3.2. Nghiệp vụ giao kì hạn. Giao kỳ hạn là một giao dịch mua bán ngọai tệ mà mọi điều kiện của nó được xác định tại thời điểm kí hợp đồng, nhưng sẽ được thực hiện sau một thời hạn nhất định trong tương lai (từ 1 đến 12 tháng). Nghiệp vụ giao kỳ hạn vừa cho phép đáp ứng nhu cầu ngọai tệ trong tương lai một cách chắc chắn vừa là một trong những biện pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro về hối đóai. 1.2.3.3. Nghiệp vụ giao hóan đổi. (Swap) Hóan đổi là nghiệp vụ giao dịch kinh doanh ngọai hối chuyển đổi giữa hai chủ thể bằng cách phối hợp việc mua bán hai đồng tiền với điều kiện giao ngay với một giao dịch đối khỏan đồng thời cũng với hai đồng tiền đó theo một kỳ hạn nhất định .Một cách đơn giản , Swap được hiểu như là một sự phối hợp giữa mua bán giao ngay với mua bán có kỳ hạn là cam kết song phương giữa hai ngân hàng với việc mua bán ngọai tệ trả ngay và sẽ hòan lại vốn theo một kỳ hạn được xác định. Swap có lợi cho cả các bên tham gia là đều thỏa mãn các nhu cầu về ngọai tệ để kinh doanh mà không phải đi vay trên thị trường tiền tệ ,đồng thời , do tính chất hóan đổi (mua- bán ,bán – mua) nên rủi ro trong nghiệp vụ này sẽ bị triệt tiêu. 1.2.3.4. Nghiệp vụ quyền chọn . Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 9 Nghiệp vụ quyền chọn là nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ của ngân hàng , trong đó ngân hàng sẽ ký hợp đồng quyền chọn với khách hàng của mình về việc mua hoặc bán ngọai tệ theo một số lượng , tỷ giá và thời hạn nhất định, nhưng dành quyền chọn cho khách hàng. Nghĩa là dành cho khách hàng quyền quyết định (quyền chọn) là có thực hiện hay không thực hiện hợp đồng mua bán ngọai tệ đã ký (hợp đồng quyền chọn ). Quyền chọn được chia làm hai lọai : + Quyền chọn mua : khách hàng sẽ ký hợp đồng mua ngọai tệ với ngân hàng của mình , nếu đến khi đến hạn thực hiện hợp đồng , tỷ giá thực tế trên thị trường có lợi ( tăng cao so với tỷ giá hợp đồng ) thì khách hàng sẽ mua ngọai tệ theo hợp đồng, nếu tỷ giá thực tế trên thị trường không có lợi cho mình (giảm nhiều so với tỷ giá hợp đồng) thì khách hàng sẽ không thực hiện hợp đồng đã ký để mua ngọai tệ giao ngay sẽ có lợi hơn . Tuy nhiên, khách hàng sẽ mất tiền đặt cọc của hợp đồng quyền chọn mua (phí quyền chọn ). + Quyền chọn bán : khách hàng sẽ ký một hợp đồng quyền chọn bán ngọai tệ với ngân hàng của mình , khi đến hạn thực hiện hợp đồng , nếu tỷ giá thực tế nhỏ hơn thì khách hàng sẽ thực hiện bán ngọai tệ theo hợp đồng, nếu ngược lại tỷ giá thực tế cao hơn thì khách hàng sẽ bỏ hợp đồng quyền chọn để bán ngọai tệ theo tỷ giá thị trường sẽ có lợi hơn. 1.2.3.5. Nghiệp vụ kinh doanh ngọai tệ giao sau. Kinh doanh ngọai tệ giao sau là việc giao dịch của các hợp đồng mua bán ngọai tệ giao sau, sau đây gọi tắt là hợp đồng giao sau . Hợp đồng giao sau được Thị Trường Tiền Tệ Quốc Tế đưa ra lần đầu tiên năm 1972 ở Chicago nhằm cung cấp cho những nhà đầu cơ một phương tiện kinh doanh và cho những người ngại rủi ro một công cụ phòng tránh rủi ro hối đóai. Hợp đồng giao sau là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngọai tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngọai tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai được xác định bởi sở giao dịch. Tuy nhiên , khác với hợp đồng có kỳ hạn , hợp đồng giao sau chỉ sẵn sàng cung cấp đối với một vài lọai ngọai tệ mà thôi . Chẳng hạn, thị trường Chicago chỉ cung cấp hợp đồng giao sau với sáu lọai ngọai tệ mạnh đó là GBP , CAD, EUR , JPY , CHF , và AUD. Thị trường giao sau thực chất chính là thị trường có kỳ Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 10 hạn được tiêu chuẩn hóa về lọai ngọai tệ giao dịch, số lượng ngọai tệ giao dịch và ngày chuyển giao ngọai tệ . 1.2.4. Dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu 1.2.4.1. Khái niệm. Thanh tóan xuất nhập khẩu là quá trình thực hiện các khỏan thu và các khỏan chi đối ngọai giữa các nước với nhau để hòan tất các khỏan về xuất nhập hàng hóa , dịch vụ , đầu tư vốn , vay nợ ,viện trợ .v.v… dưới các hình thức khác nhau bằng bù trừ hoặc chuyển ngân. Nói cách khác, thanh tóan xuất nhập khẩu là việc chi trả tiền lẫn nhau giữa các quốc gia nhằm hòan thành các quan hệ về kinh tế, thương mại , hợp tác khoa học kỹ thuật , xã hội , ngọai giao .v.v… Thanh tóan xuất nhập khẩu có thể được thực hiện giữa các chính phủ, giữa các cơ quan nhà nước, giữa các tổ chức, cá nhân hoặc giữa họ với nhau, nhưng tất cả đều được thực hiện qua trung gian thanh tóan không thể thiếu, đó là “Ngân hàng”.Như vậy Ngân hàng nói chung (Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng trung ương các nước, các Ngân hàng lớn được tham gia các giao dịch quốc tế ) là những tổ chức giữ vai trò chủ yếu để thúc đẩy quá trình thanh tóan quốc tế phát triển nhanh chóng thuận lợi, an tòan và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. 1.2.4.2. Phương tiện thanh tóan . Trong thanh tóan xuất nhập khẩu người ta sử dụng nhiều lọai phương tiện khác nhau theo thỏa thuận giữa các bên tham gia .Các phương tiện thanh tóan này gồm : * Hối phiếu. * Chi phiếu – Séc. * Giấy chuyển ngân. * Thẻ tín dụng. * Thư bảo đảm – Hay giấy bảo đảm của NH. 1.2.4.3. Phương thức thanh tóan . Trong thanh tóan quốc tế các phương thức như : tín dụng chứng từ , ủy thác thu , chuyển tiền và thanh tóan bù trừ . * Phương thức thanh tóan tín dụng chứng từ . Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 11 Đây là một phương thức thanh tóan sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay . Đặc biệt trong quan hệ ngọai thương tín dụng chứng từ được sử dụng để trả tiền hàng hóa và dịch vụ giữa các nhà sản xuất nhập khẩu . Theo phương thức này, Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (Ngân hàng nước nhập khẩu ) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ lập và chuyển đến Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (Ngân hàng hàng nước xuất khẩu ) một văn bản cam kết trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng nước xuất khẩu, nếu người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã qui định trong văn bản đó, về việc xuất hàng cho người nhập khẩu (lọai văn bản đó gọi là thư tín dụng - L/C ). Nhận được thư tín dụng ngân hàng nước xuất khẩu sẽ xác nhận và chuyển đến cho người xuất khẩu, để người xuất khẩu giao hàng hóa cho người nhập khẩu. Sau đó người xuất khẩu xuất trình các chứng từ hóa đơn, vận đơn và hối phiếu … (gọi tắt là bộ chứng từ ) để chứng minh việc xuất hàng đã được theo qui định của L/C qua ngân hàng nước xuất khẩu để chuyển đến ngân hàng nước nhập khẩu . ngân hàng (có thể là ngân hàng nước xuất hoặc nhập hoặc một ngân hàng bất kỳ) sẽ tiến hành thanh tóan cho người xuất khẩu theo đúng qui định của L/C. * Phương thức thanh tóan ủy thác thu. Ủy thác thu còn gọi là nhờ thu cũng là một phương thức sử dụng khá rộng rãi. Trong phương thức này người xuất khẩu (người bán ) chủ động đòi tiền người nhập khẩu ( người mua ) bằng cách gửi đến ngân hàng phục vụ giấy đòi tiền và các chứng từ liên quan sau khi đã chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho người nhập khẩu. Ngân hàng này tiếp tục chuyển bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, căn cứ vào đó ngân hàng phục vụ người nhập khẩu sẽ chuyển chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi đã thu được tiền ( hoặc đã chứng nhận hối phiếu ) của người nhập khẩu, ngay sau đó chuyển tiền (họăc hối phiếu đã chấp nhận) cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng phục vụ người xuất khẩu sau khi đã thu một khỏan lệ phí nhất định. Trong nhờ thu kèm chứng từ cần phân biệt hai điều kiện ( hay lọai thanh tóan ) qui định cho người nhập khẩu ( người mua) sẽ nhận được chứng từ hàng hóa với điều kiện thanh tóan kèm theo . - Điều kiện D/P: Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 12 Điều kiện D/P còn gọi là điều kiện “ chứng từ đối thanh tóan” nghĩa là người nhập khẩu phải tiến hành trả tiền ( trả ngay ) rồi mới nhận được chứng từ hàng hóa. Hối phiếu dùng trong trường hợp này là hối phiếu trả ngay . -Điều kiện D/A: Điều kiện D/A còn gọi là “điều kiện chứng từ đối chấp nhận” . Nghĩa là người nhập khẩu chấp nhận trả tiền vào hối phiếu có kỳ hạn là được ngân hàng trao cho chứng từ hàng hóa . Điều kiện D/P còn gọi là “trả ngay” còn điều kiện D/A là “ trả theo chấp thuận”. * Phương thức chuyển tiền : Trong phương thức này, người chuyển tiền ( người nhập khẩu, người mua…) chủ động yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ( ngân hàng chuyển ) chuyển một số tiền nhất định để trả cho người nào đó ở nước ngòai . Phương thức này được dùng phổ biến trong các trường hợp chi trả khác như tiền bồi thường thiệt hại , tiền thừa , các khỏan dịch vụ … * Phương thức ghi số: Đây là phương thức thanh tóan mang tính chất bù trừ giữa hai bên xuất nhập khẩu. Theo phương thức này hai bên xuất nhập khẩu sẽ mở tài khỏan cho nhau để ghi những khỏan tiền phải chi trả nhau . Phương thức này thường chỉ áp dụng giữa những nhà xuất nhập khẩu quen biết tin cậy và quan hệ thường xuyên với nhau. Các phương thức nói trên dùng phổ biến trong dao dịch thương mại quốc tế, trong thanh tóan phi mậu dịch , người ta sử dụng phổ biến phương thức thanh tóan bằng séc hoặc các phương tiện hiện đại khác (tiền điện tử , thẻ tín dụng). 1.2.5. Nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng. 1.2.5.1. Khái niệm bảo lãnh ngân hàng. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của Ngân hàng bảo lãnh được lập trên một văn bản để cam kết với bên có quyền ( gọi là bên thụ hưởng bảo lãnh). Nếu khi đến hạn bên có nghĩa vụ ( bên được bảo lãnh ) không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các cam kết đã nêu trong hợp đồng, thì mình với tư cách là ngân hàng bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. 1.2.5.2. Các lọai bảo lãnh ngân hàng: Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 13 -Bảo lãnh dự thầu ; -Bảo lãnh thực hiện hợp đồng ; -Bảo lãnh thanh tóan ; -Bảo lãnh bảo hành ; -Bảo lãnh hòan thanh tóan / Bảo lãnh tiền ứng trước ; -Bảo lãnh vay vốn ; -Các lọai bảo lãnh khác . 1.2.5.3. Các hình thức phát hành bảo lãnh : -Phát hành bảo lãnh bằng thư / điện. -Phát hành bảo lãnh đối ứng. -Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng khác. -Xác nhận bảo lãnh. -Thông báo thư bảo lãnh. 1.2.5.3. Điều kiện bảo lãnh : - Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự , năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật ; - Có mục đích bảo lãnh hợp pháp . 1.2.5.4. Các hình thức đảm bảo bảo lãnh : -Ký quỹ bằng tiền ; -Cầm cố sổ tiết kiệm , kỳ phiếu ,trái phiếu ; -Cầm cố / thế chấp tài sản ; -Bảo lãnh của bên thứ ba; -Các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật. 1.2.5.5. Phí dịch vụ : là số tiền mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng bảo lãnh theo hợp đồng bảo lãnh. -Biểu phí có nhiều mức phù hợp ; -Có chính sách ưu đãi đối với khách hàng có quan hệ lâu dài, uy tín . -Có 2 loại phí có ký quỹ và không có ký quỹ. 1.2.6.Kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử - Thẻ Ngân hàng là một phương tiện thanh tóan tiên tiến , hiện đại do ngân hàng phát hành thẻ phát hành và cấp cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết , để khách Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 14 hàng sử dụng thẻ trong việc thanh tóan tiền hàng hóa , dịch vụ , hoặc rút tiền mặt tại các máy trả tiền tự động (ATM). - Ở các nước có nền kinh tế phát triển với một nền công nghệ Ngân hàng hiện đại, thì thẻ thanh tóan được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến. Ở Việt Nam, do yêu cầu đẩy nhanh công tác thanh tóan, mở rộng phạm vi thanh tóan cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội trong giai đọan hiện nay; mặt khác do sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc từng bước trang bị hệ thống thông tin hiện đại tiên tiến … đã cho phép áp dụng các công cụ thanh tóan mới hiện đại để bổ sung cho những công cụ thanh tóan trong nền kinh tế. Trong sự đòi hỏi đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định số 371/QĐ-NH1 ngày 19-10-1999 ban Quy chế phát hành sử dụng và thanh tóan thẻ Ngân hàng . Các lọai thẻ Ngân hàng : - Căn cứ vùng phạm vi sử dụng .Thẻ Ngân hàng chia làm hai lọai : + Thẻ nội địa : đây là lọai thẻ Ngân hàng được phát hành tại Việt Nam , được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam . + Thẻ quốc tế : là lọai thẻ do ngân hàng phát hành thẻ tại Việt Nam được sử dụng ngòai phạm vi lãnh thổ Việt Nam hoặc được phát hành ở nước ngòai sử dụng tại Việt Nam. - Căn cứ vào tính chất sử dụng . Thẻ ngân hàng chia làm hai lọai : + Thẻ thanh tóan (còn gọi là thẻ ký quỹ thanh tóan ): Lọai thẻ này áp dụng rỗng rãi cho mọi đối tượng khách hàng ở trong và ngòai nước. Với điều kiện là khách hàng phải mở tài khỏan tại ngân hàng phát hành thẻ và phải lưu ký tiền trên tài khỏan này một số dư nhất định theo quy định ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ được sử dụng thẻ này để thanh tóan tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khỏan tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ . + Thẻ tín dụng ( Credit card): Thẻ tín dụng là lọai thẻ áp dụng cho những khách hàng có đủ điều kiện được ngân hàng phát hành thẻ tin tưởng và cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, chủ thẻ không phải ký quỹ trên tài khỏan tiền gửi, nhưng được phép sử dụng thẻ để trả tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc rút tiền trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được ngân hàng phát hành thẻ chấp thuận theo hợp đồng. Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 15 Chủ thẻ sau khi sử dụng thẻ phải thanh tóan nợ gốc và lãi cho ngân hàng phát hành thẻ trong thời hạn quy định. 1.2.7.Tư vấn về tài chính và đầu tư - Dịch vụ tư vấn về tài chính là việc Ngân hàng tham gia tư vấn cho các khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân) trong công tác quản lý tài chính, tổ chức tài chính để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia đầu tư vào nền kinh tế. Ngòai ra, các ngân hàng còn tư vấn tài chính hỗ trợ các Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu … - Dịch vụ đầu tư : Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình và nguồn vốn ổn định khác đầu tư dưới các hình thức như : Hùn vốn, mua cổ phần của các Công ty, mua trái phiếu Chính phủ, chính quyền địa phương … Tất cả các hành động đầu tư đều nhằm mục đích mang lại thu nhập, mặt khác nhờ họat động đầu tư mà các rủi ro trong kinh doanh ngân hàng được phân tán. 1.2.8. Một số lọai hình dịch vụ khác Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng (kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán- môi giới; bảo lãnh phát hành; quản lý tiền mặt; quản lý danh mục đầu tư; lưu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng; kinh doanh vàng…) coi đây là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nhằm đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng. Từ đó, hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng nhu cầu của xã hội về dịch vụ tài chính để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả các tài sản tiết kiệm trên cơ sở mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng và cơ hội kinh doanh. 1.3. Sự cần thiết khách quan phải mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng và kinh nghiệm một số nước trên thế giới. 1.3.1. Sự cần thiết khách quan phải mở rộng, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng là cần thiết vì các dịch vụ ngân hàng góp phần mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, cho các khách hàng và cả bản thân ngân hàng. Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 16 - Đối với nền kinh tế: Thông qua dịch vụ ngân hàng, làm tăng quá trình chu chuyển vốn tiền tệ trong nền kinh tế, khai thác và sử dụng các nguồn vốn trong nền kinh tế có hiệu quả. Các nguồn vốn nhà rỗi trong xã hội sẽ được tập trung lại để đáp ứng cho nhu cầu họat động kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, các họat động tiêu dùng và phát triển kinh tế. Nhờ vào những tiện ích của các lọai hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp giúp các họat động trong xã hội được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều khỏan chi phí. Chẳng hạn theo Ngân hàng Nhà nước, chi phí cho in ấn, vận chuyển, kiểm đếm, bảo quản tiền mặt là rất lớn. Việc thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế góp phần giảm chi phí cho xã hội. Mặt khác, mỗi một doanh nghiệp, cá nhân đều giữ một lượng tiền mặt nhất định để chờ sử dụng. Nếu khách hàng gửi vào ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản thì số tiền này sẽ giảm. Ngân hàng sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn để đầu tư cho nền kinh tế. - Đối với các khách hàng là Doanh nghiệp : tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, các dịch vụ ngân hàng tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thuận lợi, nhịp nhàng, giúp cho đồng vốn luân chuyển nhanh, đẩy nhanh tốc độ sản xuất lưu thông hàng hóa. Trên cơ sở đó nâng cao hiệu quả họat động của khách hàng. - Đối với các khách hàng dân cư : việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại giúp người dân làm quen với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến phục vụ cho những nhu cầu đa dạng của con người và làm cho người dân không còn cảm thấy xa lạ với những khái niệm ngân hàng tự động. Điều này đặc biệt cần thiết đối với nước ta nơi mà thanh tóan bằng tiền mặt được xem là rất phổ biến. - Đối với các ngân hàng thương mại: việc mở rộng các lọai hình dịch vụ theo hướng đa dạng, nhiều tiện ích sẽ tạo điều kiện thu hút thêm nhiều khách hàng, qua đó đem lại cho cho ngân hàng ngân hàng những khỏan thu nhập lớn về phí dịch vụ, đồng thời tận dụng được nguồn vốn trong thanh tóan của khách hàng đang lưu ký trên tài khỏan thanh tóan, ký quỹ. Hiện nay, các ngân hàng đang hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt cho doanh nghiệp và cá nhân thông qua hệ thống Internet banking, Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 17 home banking, phone banking, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua hình thức ủy nhiệm thu-chi, séc, nhờ thu...; dịch vụ thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Qua đó, yêu cầu các ngân hàng phải nâng cao qui trình phục vụ để tăng khả năng họat động đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân các ngân hàng thương mại góp phần làm vững mạnh nền tài chính nước nhà. 1.3.2. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới Các lọai hình dịch vụ ngân hàng trên thế giới được phát triển cùng với sự phát triển của nền tảng công nghệ ngân hàng, trong đó Mỹ, các quốc gia Châu Âu, Úc là những nước đi đầu, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan. Ngòai các dịch vụ truyền thống, ngày nay các lọai dịch vụ được mở rộng và đa dạng. Đáng kể nhất là sự ra đời của các lọai thẻ ( ATM, Visa, Master Card …) và các hình thức giao dịch điện tử như ( Internet banking, Mobile banking, home banking….). - Ngoài chức năng rút tiền mặt thẻ ATM còn là phương tiện thanh tóan hiện đại và hiệu quả được sử dụng thanh tóan các dịch vụ thông thường như thanh toán cước phí điện, nước, điện thọai, cước dịch vụ viễn thông, truy vấn thông tin tài khoản, chuyển khoản thanh tóan ... - Dịch vụ giao dịch điện tử nhằm mục đích giúp cho cuộc sống của vốn bận rộn của khách hàng dễ dàng hơn. Dịch vụ Internet Banking cho phép khách hàng có thể sử dụng nhiều loại dịch vụ ngân hàng với mức độ an toàn được quốc tế công nhận vào bất cứ thời điểm nào (24 giờ trong ngày/7 ngày trong tuần), từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Với dịch vụ Internet Banking, khách hàng có thể thực hiện được hàng loạt các dịch vụ như: kiểm tra số dư tài khoản, chuyển khoản thanh tóan, yêu cầu báo cáo tài khoản và yêu cầu sổ séc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, các loại hình giao dịch được qua Internet Banking sẽ ngày càng được mở rộng hơn. Trên thế giới, Thụy sĩ là một trong những nước có nền tảng dịch vụ và công nghệ ngân hàng lâu đời và phát triển mạnh. Các ngân hàng ở đây rất ít nhân viên giao dịch do nước này không dùng tiền mặt, mọi giao dịch của người dân đều qua tài khoản, thanh toán qua Internet, mobile... ở bất cứ đâu cũng làm được. Nếu có đến ngân hàng, họ chỉ sử dụng các phương tiện tự động, không cần nhân viên giao dịch. Vì vậy mở rộng các lọai hình dịch vụ ngân hàng chỉ phát triển trọn vẹn khi nền kinh tế sử dụng thanh tóan chuyển khoản phát triển, tiền mặt được quản lý tốt. Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 18 Một kinh nghiệm khác của Mỹ về mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng cải thiện cuộc sống con người là hỗ trợ cho tài chính siêu nhỏ. Đây là tâm điểm của các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ trong hơn 25 năm qua. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hàng năm cung cấp trên 100 triệu đô-la cho các dự án tạo ra các dịch vụ tài chính siêu nhỏ có quy mô lớn, hiệu quả và lâu dài để phục vụ người nghèo ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Hoa Kỳ bổ sung đầu tư trực tiếp cho phát triển dịch vụ tài chính siêu nhỏ thông qua hỗ trợ đối với các tổ chức tài chính quốc tế (IFIs) như Ngân hàng Thế giới, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và các ngân hàng phát triển khu vực. Một số tổ chức tài chính quốc tế trong đó có Ngân hàng Phát triển Liên châu Mỹ, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Tài thiết và Phát triển châu Âu đã có kinh nghiệm lâu dài trong việc hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Kết quả đầu tư của USAID trong thời gian qua đầy ấn tượng (xem bảng đầu tư cho doanh nghiệp siêu nhỏ). ĐẦU TƯ CỦA USAID CHO DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ 1999 2000 2001 2002 Khách hàng vay tiền 1.997.839 2.175.198 2.904.152 2.723.146 Tổng tín dụng $655.906.588 $883.273.258 $934.253.554 $1.269.622.200 Khách hàng gửi tiết 3.069.604 3.155.100 3.514.200 3.196.300 kiệm Tổng tiết kiệm $349.663.487 $533.500.000 $424.800.000 873.400.000 Khách hàng dùng 401.530 254.809 835.458 668.808 BDS* Khách hàng là phụ 69% 70% 73% 69% nữ (MF) Khách hàng là phụ 61% 75% 47% 48% nữ (BDS) Khách hàng rất nghèo 67% 67% 69% 59% (MF) Khách hàng rất 29% 18% 30% 53% nghèo (BDS) *BDS - Dịch vụ Phát triển Kinh doanh MF - Tài chính siêu nhỏ Luận văn thạc sĩ kinh tế
- 19 Nguồn : Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 2/2004 Ở một số nước, hỗ trợ cho dịch vụ tài chính siêu nhỏ trong thời gian qua đã làm biến đổi tình hình tài chính quốc gia bằng việc tập hợp được hàng trăm ngàn khách hàng và khuyến khích cải tiến làm thay đổi cách thức kinh doanh của những ngân hàng lớn. Khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính siêu nhỏ hiện nay chiếm đa số trong số khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính nói chung ở các nước Kyrgyzstan, Uganda và Bolivia. Ví dụ, ở Bolivia, chương trình tài chính siêu nhỏ của USAID đã giúp mở rộng quy mô các dịch vụ tài chính nếu xét về số lượng người vay tiền và gửi tiết kiệm cũng như toàn bộ hoạt động của các thị trường tài chính trong nước. Theo thông tin của USAID dựa trên số liệu của các ngân hàng trung ương, tài sản đô-la của các tổ chức tài chính siêu nhỏ (MFIs) - là những nhóm cho vay chủ yếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và các gia đình có thu nhập thấp - đang hoạt động ở Bolivia tăng gần 300% trong thời gian từ 1992 đến 2001, một tỷ lệ tăng trưởng gấp hơn tám lần các ngân hàng thương mại. Đến năm 2001, số lượng người đi vay của các tổ chức tài chính siêu nhỏ đã tăng hơn hai lần số người đi vay của các ngân hàng thương mại và 797.000 người Bolivia có tài khoản tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng siêu nhỏ nếu so với 658.000 người gửi tiết kiệm ở các ngân hàng thương mại. USAID cung cấp phần lớn tiền cho dịch vụ tài chính siêu nhỏ thông qua các "văn phòng" tại địa phương ở các nước đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi. Hiện nay có khoảng 50 văn phòng của USAID hỗ trợ các chương trình tài chính siêu nhỏ và phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ. Tiền được chia đều cho bốn khu vực hoạt động của USAID - châu Phi, Mỹ Latinh và Caribê, châu Á và Cận Đông, và châu Âu. 1.4. Ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng ở nước ta. 1.4.1. Thuận lợi. - Hội nhập quốc tế là động lực để các Ngân hàng thúc đẩy cải cách, buộc các Ngân hàng trong nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, đồng thời phải tăng cường năng lực cạnh tranh trên cơ sở nâng cao trình độ quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hội Luận văn thạc sĩ kinh tế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – phòng giao dịch Lê Quang Định
41 p | 439 | 113
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động xuất khẩu và một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần may Lê Trực
88 p | 392 | 101
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
36 p | 319 | 98
-
Luận văn: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY MAY CHIẾN THẮNG.
44 p | 293 | 69
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động kinh doanh và một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Châu
61 p | 257 | 68
-
Luận văn" Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng "
105 p | 180 | 54
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động, sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh nước sạch Hà nội
35 p | 224 | 52
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động môi giới ở công ty Chung Khoan Bảo Việt
51 p | 228 | 51
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHNo&PTNT chi nhánh Thăng Long
63 p | 177 | 44
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực Dệt- may
89 p | 129 | 22
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và nghiên cứu một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Xí nghiệp kính Long Giang
57 p | 150 | 20
-
LUẬN VĂN: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng
95 p | 107 | 19
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ ở Việt Nam.
18 p | 148 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động Phương hướng và giải pháp góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở Tổng công ty cà phê Việt nam
39 p | 154 | 18
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động đầu tư và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty Cao su Sao vàng trong những năm tiếp theo
106 p | 110 | 18
-
LUẬN VĂN:Thực trạng hoạt động trong lĩnh vực đầu tư của Công ty Vinaconex
43 p | 124 | 14
-
Luận văn: Thực trạng hoạt động và một số biện pháp thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu ở Công ty XNK Hà Tây
62 p | 86 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn